Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

‘Bồ Đề Đạt Ma / Bodhidhama’
tranh của Võ Công Liêm









ÁNH SÁNG VÔ TẬN PHẬT








T heo kinh điển nhà Phật gọi là ‘Vô tận Phật / the Buddha of Infinite Light’ hay vô tận của ‘Vô lượng Pháp / Abhidharma of Infinite’ là đỉnh cao trí tuệ, là hào quang, thứ ánh sáng vi diệu tỏa muôn phương. Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhist) cho đó là những gì trội hẳn, là những gì hiện diện nơi Phật. Amitabha: Phạn ngữ (Sanskrit) gọi là cõi sáng vô tận (Infinite Light) hay còn gọi là ánh sáng vô biên (Boundless Light). Thân tâm ngài tinh anh và soi rọi được tôn thờ dưới ba mươi hai ký hiệu khác nhau với tám mươi dấu hiệu tỏ rõ cho một hiện hữu tồn lưu nhân thế, hiện thân giữa vũ trụ loài người. Ngọn đuốc soi đường với một thứ ánh sáng không thể tưởng được, chiếu rọi vào nơi vô cực tính của mười phương, một thứ ánh sáng vi diệu: ánh sáng của ngài là đức độ, hiện thực hóa và trí tuệ -His lights are the virtues, realization and wisdom. Một năng lực chưa từng có, một thân tâm bừng sáng cho những gì của cực đại, của khôn ngoan, của hân hoan tuyệt đối. Bởi; ở chính ngài là cuộc đời trải rộng là vô hạn lượng cho một kết tinh của ánh sáng vô tận Phật –he is also known as the Buddha of Infinite Light.

Lời dạy của Người sắc bén vững chắc là giáo pháp. Giải thoát là trí toàn năng của Phật, một cõi thanh tịnh đại hải và vi diệu –deep peace and wisdom.Trí tuệ của Phật là tình yêu và lòng từ bi cho tất cả những gì đau đớn, bi thảm. Trong lòng đất trinh nguyên của ngài là nguồn sáng vô tận, nó bao gồm của hai loại người đi tìm thứ ánh sáng cho chính họ và giải thoát (enlightenment) cho chính họ (shravaka and pratyeka-buddha) và người kia đi tìm giải thoát cho chúng sinh là Bồ tát (Bodhisattva) là hai đối tượng của Phật; nghĩa là họ nhận ra được cõi sáng là con đường giải thoát tự tại, nó không còn là cảnh giới của tục lụy; Bồ tát là sở hữu chủ, chiếm cứ gấp năm lần nhận biết phi thường : (1) cầm giữ được khả năng vi-diệu-tính-không để đưa chúng sanh đến bờ giác. (2) Bồ tát có một khả năng nhớ phi thường từ quá khứ đến hiện tại qua lời cầu nguyện. (3) một thi thể thánh thiện (celestial bodies), một đôi mắt tinh tú sáng ngời có thể nhìn xuyên qua vũ trụ mười phương trong tụ điểm hiện hữu tồn sinh mà chỉ có những đấng bồ tát thực hiện được.(4) Bồ tát là một thính thị siêu nhiên có thể nghe và hiểu những gì Phật dạy qua lời kinh tiếng kệ hay qua lời nguyện. (5) Bồ tát nhận biết về tất cả tâm trạng của chúng sinh : hạnh phúc, đau khổ là một phục vụ như tỏ bày. Trong tất cả biến dịch của bồ tát là vi diệu tánh không cung cấp niềm vui an lạc và lợi ích khác cho hằng hà sa số sinh linh trong vũ trụ loài người. Bởi; đây là những gì mà chúng sanh đã nghi ngờ về việc tái sinh trong đất-phật hoặc thiếu tin tưởng trong năng lực của Phật, của thứ ánh sáng vô tận đó và là lời nguyện của ngài–This is; because they have had doubts about taking rebirth in the pure land or lacked full faith in the power of the Buddha of Infinite Light and his wows. Chúng ta chưa đạt được; bởi chúng ta chưa gặp phải hoặc chưa nhận thấy thế nào là chân-như, thế nào là như-lai-phật, chưa bắt gặp chánh-pháp. Thực ra thuyết pháp không có thuyết nào để thuyết nên gọi là pháp (trong Kim Cang) Còn nói ‘pure land’ cái đó là ‘Chân như tuyệt đối’ hay còn gọi là Đất Phật hay Phật độ (buddha-land) là cõi không; còn nói ‘Niết Bàn’ hay ‘Cực lạc’ là dự phóng cho tương lai hay kiếp sau mà phải hiểu một cách thâm hậu của ‘Tâm-sai-biệt’ và ‘Tâm-vô-sai-biệt’ tức là ‘niện’ với ‘vô-niện’ là nằm giữa hữu thức (consciousness) và vô thức (unconsciousness). Như vậy ta nhận ra được cái gì là sai biệt và cái gì không sai biệt. Cụ thể; giáo lý nhà Phật là một tổng hợp của vô lượng tính đi từ cõi vô minh đến cảnh giới của giác ngộ (enlightenment) để nhận ra trong vũ trụ loài người là do từ Nghiệp / Karma. Nghiệp thì có thiện nghiệp ác nghiệp. Cái sự này được một số đông tu học phật cho là phương tiện để đạt tới mục đích của Phật-thừa. Nói một cách minh chính thiện hay ác đều do vô-minh mà ra cả, chả phải lấy thiện mà tu tập hay lấy ác mà phá trừ. Cả hai thứ: Ác thì nó chứa ích kỷ. Thiện cũng chỉ là hình thức khác của ‘ngã chấp’ tức nghĩ cho chính mình; nó nằm trong dạng ‘ngã mạn /subtitle de l’égotisme’ mà ra chớ chẳng phải là gì. Tu học là một việc, hành là một việc. Cái khó của Phật giáo là nhận thức; đó là yếu tố làm nên phật sự. Từ chỗ đó suy ra lời nói của Cổ Đàm sau khi thuyết pháp xong. Ngài nói: ‘Ta đã ròng rã bốn mươi chín năm thuyết pháp nhưng chưa từng nói một lời’ (trong Lăng Già) là một hàm ý tối hậu, gián tiếp nhắc nhở chúng sanh vào cái ‘nghiệp’. Ngay trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) của Tiểu Thừa có lời day: ‘cần phải thoát khỏi sự trói buộc của thiện-nghiệp và ác-nghiệp mới đi tới giải thoát, bằng không nó nằm trong trầm luân của tội lỗi, bởi cả hai duy trì một thứ vô thức của ngã mạn’. Mà phải thoát khỏi cảnh mộng huyễn, bào ảnh của sinh tử luân hồi mới đáo bỉ ngạn. Đáo bỉ ngạn ở đây là cõi sáng, một thứ ánh sáng tuyệt đối ở nơi chốn nguyên trinh của phật-độ, bởi; chỉ có một thứ ánh sáng duy nhất ‘vô tận Phật’ mới giải trừ, cái đó còn gọi là Phật-tánh tức là đạt tới trạng thái hết mê. Nghĩa là chuyển sang ngộ, nói rộng ra mê là vô-minh, tâm não bị lu mờ trước đám mây che sáng. ‘Chi tông chỉ’ là gì? chỉ vào trăng để thấy vô tận Phật ;đó là chân lý nhà Phật ngoài ra chẳng còn gì để nói mà chỉ còn lại tâm , tâm sáng không còn thiện / ác vây quanh, có chăng đó là cái nghiệp, một qui luật tự nhiên của nhân quả hay còn gọi là luật-nhân-quả -Karma, the Natural Law of Causality- Nghiệp là ngữ cảnh của Phật giáo coi nó như qui luật, luật đó khống chế trên tất cả mọi thứ. Trong mọi hành động thuộc tâm trí và tâm sinh lý khởi đầu bằng tâm ý để rồi trở nên sự cố, cái đó là do thiếu thận trọng đưa tới hậu quả trầm trọng; là do từ hiện thực của cá thể mà ra. Với đạo Phật ngăn ngừa hay hướng dẫn tới những chi tiết lớn lao về hậu quả chính xác đã xẩy ra và sẽ theo sau những hành động hay cử chỉ một cách rõ ràng nhưng ‘mắt đời’ không nhận ra, bởi; nghiệp quả là một hội chứng siêu hình, có thể xẫy ra hôm nay hay ngày mai điều đó khó đo lường và định liệu.

Nói chung; khuôn mẫu hay cách thức có thể xác thực được minh bạch là do tư tưởng mà có. Đúng ra đó là sự thể trở lại của cuộc đời –the events of life’s cycle. Nó nằm trong qui trình của vay trả chớ chẳng đâu xa. Tất cả nguyên nhân và hậu quả do từ cảm thức hủy diệt ở nơi ta là thói quen thường có trong ý niệm tâm lý và tư tưởng của mỗi con người. Cái đó là ngọn nguồn trong những gì Phật giáo cho là bám lấy ở nơi chốn của tự tại hay tự ngã / self là ý niệm phân biệt giữa chủ thể và khách thể. Cho nên chi trong cái nghiệp là cái tự mình tạo ra thì cũng tự mình hủy diệt; mà đời thường gọi là ‘nghiệp dĩ’ là do từ chữ ‘số mệnh’ mà có; đúng ra nghiệp hay mệnh thuộc về Tâm Pháp. Phật giáo Tây Tạng nhìn tâm-pháp thuộc về Nhân tức do tâm thức tạo ra. Thí du: Người có tính tham là có ở bản chất ham muốn, tích lũy ở tiềm thức (alaida) muốn tiêu trừ để đến gần ánh sáng trước mắt phải có tâm pháp nghĩa là phải có ‘tương vi nhân’ tức biết thương người như thương mình thời không còn thấy tham vọng là gì cả. Bởi; mỗi người của chúng ta đều có một thức a-lại-da riêng để nắm lấy sinh mệnh của mình. Nói chung nó nằm trong tâm-thức. Thức theo Phạn ngữ (Sanskrit) là hàm chứa, tất cả mọi hiện tượng đều có hạt giống (chủng tư) ẩn núp trong thức. Thức ở đây là chỗ chứa của A-lại-đa-thức (Alaya Vijnana) có khi gọi Tạng thức: nơi chứa hạt giống của tất cả các pháp. Cho nên chi; luận ra được nơi nào có ánh sáng vô tận Phật và nơi nào không có ánh sáng là do từ tâm thức của mỗi con người tạo ra trong và ngoài đó.

Với tư duy của triết gia Phật giáo Tây Tạng Nagarjuna cho rằng: ‘Tất cả vọng niệm đến từ cái sự tham lam ích kỷ ở tự tại / All beings have come from grasping at ‘self’’. Cái sự đó; là chiều hướng của trí tuệ là ôm đầm vào để trở nên dính liền nhau đưa tới đối tượng tư tưởng và nhận thức; đó là nguồn cơn của những gì đến trong ta cũng coi đó là đối ngẫu hiện hữu tồn lưu nhân thế. Tham vọng, ham muốn là ở tại ta, là lối về của ý, là nhận thức có từ lý trí là một nhập cuộc trung thực. Chủ thể trí tuệ bao gồm tất cả những gì thuộc hiện tượng luận cái sự đó mọc lên từ tâm thức của chúng ta. Đấy là ý thức ‘đáo bỉ ngạn / paramita’ một cách rõ ràng minh bạch và được coi là chân lý tối thượng của nhà Phật. Quan trọng của đạo Phật là nhận thức; tức loại bỏ mọi vọng niệm, mọi vô-trước: là không dính vào; thời mới thấy nghĩa lý cuộc đời đang sống, bằng không chỉ ‘ve vãn’ với bóng tối thời bóng tối vây quanh như ngục tù. Trong cái nhìn của đạo Phật; tự tại / self nó bao gồm ‘cái tôi /me’ và ‘cái của tôi /mine’, nhưng; điều đó cũng là cái sự bao quanh trong tất cả mọi hiện tượng, nẫy mầm trong hữu thức của chúng ta. Tuy nhiên; để phù hợp tới nhận thức cao siêu của Phật giáo thời đừng nói cái tự tại của mình, đạt được thời coi đó là vững chắc cho một hiện hữu tồn lưu và không có gì thay đổi để đi vào thế giới của ánh sáng, một thứ ánh sáng vô cùng tận và vô biên., bởi; chúng ta thật sự bị thu hút vào trong cái nghiệp –because; we are in the grip of karma; ảo ảnh suy tư và thái độ của chúng ta là kết quả đưa tới đau đớn và khổ lụy, tất cả điều đó đến quá thực cho chúng ta –our delusory thinking and behaviour result in pain and suffering that are all too real to us. Nói chung cái vòng luẩn quẩn bi lụy đó tiếp tục lập đi, lập lại ở chính nó như tiếp tục, như mệnh lệnh, đó là luật nhân quả của cuộc đời. Cảm thức ưu phiền, khổ lụy là ngọn nguồn của buộc phải ở chính mình để cho việc luân hồi tái sinh. Trong khi đó trạng thái lạc quan của trí tuệ là phương tiện để giải thoát. Thế nhưng chúng ta cần tu luyện thân tâm để có một tâm hồn an lành và cho tới cái chết được thanh thản và mong ước kiếp sau nghiệp và mệnh được vẹn toàn như ý.

Cuối cùng; chu kỳ ảo ảnh của cuộc đời là : đi tới cái chết và sau cái chết được biết tới như một samsara trong kinh điển của Phạn ngữ (Sanskrit) giải thích: trong bánh xe luân hồi của cuộc đời (wheel of life) có ba bực thấp nhất và ba bực cao nhất: Thấp nhứt: (1) Vùng điạ ngục /hell realms. (2) Vùng đói rách, ma trơi qủy ám /hungry ghost. (3) Vùng súc sanh / animal realm. Cao nhất: (1) Vùng gần thượng đế / realm of the demigods (2) Vùng của Trời /realm of the gods. (3) Vùng người / human realm. Tất cả kinh qua thời kỳ tu tập và kinh nghiệm sống. Trong luận thuyết của giáo phái Tây Tạng có bốn thời kỳ chính miêu tả những gì quan tâm đến gọi là bardo (chữ của Phật giáo Tây Tạng): là thông điệp của cuộc đời, là thời kỳ chuyễn hóa giữa sự chết và tái sinh qua ba thời kỳ: ‘đời’, ‘chết’ và ‘lẽ tự nhiên’. Đấy là dấu hiệu cho ta nhận thức nghĩa lý cuộc đời là vòng quay mà con người phải đón nhận như luật sinh tồn và là chu kỳ của luật nhân quả. Hầu như mọi tôn giáo trên thế gìới luôn hướng đến ‘tương lai’ cho một kiếp sau với hứa hẹn tuyệt đỉnh; đó là hoài vọng để được tôn thờ, đặc biệt Phật giáo Tây Tạng coi bardo là một trải nghiệm (glimpses of the Bardo) của cuộc đời trước khi chết họ tin vào phần hồn hơn phần xác. Theo quan điểm thuộc về văn chương Phật giáo Tây tạng cho rằng những người nhập định (meditators) phải quên đi thể xác của mình cho những ngày ở thời gian nhập hồn vào thế giới vô hình, những người nhập định biết đây là sự trở về từ cõi chết (delogs (TaTg) / return from death) là sự trở về trong thi thể thánh thiện của họ và ghi nhận rằng đó là một hành trình kỳ diệu và tưởng chừng như phép lạ đã được tái sinh (reborn), hoạt cảnh đó tợ hồ như tiếng chuông rung lan trải tận đáy điạ ngục cực kỳ diệu vợi.

Đất Phật / Pure land là nơi không diễn tả hết, không một lời để nói, bởi; nơi đây là hoan lạc và một cảnh giới thanh bình, ở đó chỉ có phật, biểu lộ một sự trong sáng xuyên qua tất cả những gì gọi là từ bi hỷ xả không cần đến những gì là quyền qúy cao sang, những thứ đó không hiện diện ở nơi phật tổ / pure land và được nhận đây là nơi giải thoát toàn diện tức đạt tới cảnh trí của Niết bàn (Nirvana) là của đại ngộ. Ngộ Không là nơi không còn thiện và ác nghĩa là không có Nghiệp và Mệnh, không còn hai thứ lưỡng phân quấn quýt. Ở đó chỉ còn lại năng lực danh xưng của Phật –The Power of the Buddha’s Name . Danh xưng đó là cánh cửa sổ xuyên qua những gì chúng ta có thể nhìn thấy Ánh sáng Vô tận của Phật và một chân hạnh phúc trong đất phật. Phật giáo Đại thừa (Mahayana Buddhism) dạy chúng ta thực hiện những gì trong kinh điển bao gồm: những thể, âm thanh trí tuệ để đi tới giải thoát. Nhưng; muốn đạt được mục đích chúng ta cần đi vào, xuyên qua những gì mà ta bắt gặp ở đại môn; bất cứ là gì mà ở đó chỉ có hình ảnh phật với một âm thanh đầy phẩm lượng. Đại môn có tên là Amitabha, đứng nơi đó chỉ có phật độ giúp cho chúng ta đến gần phật với một năng lực của ngài đưa tới chúng ta. Danh xưng Amitabha là hiện diện phật, trí tuệ, lòng xót thương và trí năng. Ngài ở trong chúng ta và với chúng ta –he is in us and with us. Vậy chúng ta tập trung tư tưởng vào và nhất quán với danh xưng của phật là chính chúng ta hiến dâng những gì thành quả đã đạt được là chính chúng ta tự giải thoát cho chính chúng ta. Bất luận là gì chúng ta thấy, nghe và cảm nhận là những gì đến gần với Phật.

Rút lại; tu Phật là tu để chấm dứt dòng luân hồi nghiệp quả, tu là thoát ra khỏi mọi vọng niệm, chấp trượt, vô trước , bởi; những thứ đó là bóng tối vô hình luôn đòi hỏi trong ta và dán cứng đời ta, không soi sáng mà ‘kẽm gai’ chận đường để lại cái vô-minh không ánh sáng. Giá trị tuyệt đối để tu là hướng tới chánh-pháp tức đó là cõi sáng vô tận Phật. Một nhà tu Phật bên xứ Thiên Trúc (Ấn Độ) đã nói: ‘Ni l’homme de vertu, ni l’homme de vice ne sont plus près de la Vérité… / Người đạo đức đầy đức tốt, người xấu xa đầy tật xấu. Không ai gần với Chân lý cả…Chân lý tuyệt đối là vượt ra khỏi hai đức tính đó, đừng vin vào đạo đức để nói đạo đức, đừng che cái xấu để nói cái tốt mà đòi hỏi nguyên nhân do đâu mà có tức là nó nằm trong ngã thức. Nếu nhận thức nghĩa lý thâm hậu của nó để phá trừ và đi tới cái tinh anh duy nhất tức thị không là không còn chi mà chỉ còn ở đó một thứ ánh sáng vô tận, vô biên Phật.

Nói rộng ra đó là cõi sáng tuyệt đối mà thôi. Trong kinh Pháp Cú (Dhammapada) của Phật giáo Tiểu Thừa có thể xem đây là giáo lý chính thống về phép tu-nghiệp hay còn gọi tu-thiện-nghiệp là phải thoát khỏi mọi vọng niệm, mọi trói buộc của Thiện và Ác mà nhắm hướng giải thoát. Còn nói theo Thiền phái tu tập thì coi đó là con đường ‘tiệm-pháp’ (voie graduclle) hay lý cho cùng là ‘đốn ngộ’ để đi tới ‘vô trước’; tức là con đường đi tới ‘thiên thừa’ qua phép tu bằng cách ‘luyện khí công’ hay là phương tiện thiện xảo là con đường và phương tiện để phá trừ, ngoài ra không có con đường nào hơn để giải thoát.

Chúng ta có tất cả kinh nghiệm về tu-chứng và nghiệp-quả là lúc trí tuệ chúng ta lấp đầy niềm an lạc, thời bất luận là gì ngay cả thấy, nghe và cảm nhận đều mang lại hạnh phúc; một thứ hạnh phúc thực sự, bởi; lúc đó trí tuệ chúng ta trong sáng không vướng đục, ngược lại trí tuệ chúng ta khuấy động hay phát khùng thời mọi thứ xưng quanh tợ như bóng tối, hết lối thoát. Vậy thì; nếu chúng ta xua đuổi lòng căm ghét, hận thù thời chúng ta tái sinh một tâm hồn trong trắng và cao thượng…Trong tất cả lời cầu nguyện hay tĩnh lự là đặc ta vào một tinh thần nhất quán, lấy tâm làm chính. Nhà Phật chỉ kêu gọi ở tâm-thức chớ không kêu gọi phải cầu mà đòi hỏi ở cung ngưỡng thực sự với một tấm lòng thương yêu nồng nàn là cửa ngõ của tâm hồn. Có nhiều người tu một cách tích cực nhưng vẫn chưa đạt ý (Phật) bởi; khả năng tu chứng đòi hỏi một sự hiến dâng trọn vẹn, nhưng; điều đó chưa hẳn phải –But; it is not a must.Tu hay nguyện là mong cầu đến với Ánh sáng Vô tận Phật; đó là chỉ tiêu tu-chứng-phật-pháp, không có phương pháp nào hơn ngoài ‘tâm phật / pure land’ là giác ngộ, là giải thoát thì mọi nghiệp chướng sẽ tiêu tan ./ .

(ca.ab.yyc . mùa lễ Vu Lan 9/2020)
SÁCH ĐỌC: Mahàyàna Buddhism and Hinayàna Buddhism by Paul Williams. Routledge London UK / New York USA 1994. .



Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Calgary Canada .