Việt Văn Mới
Việt Văn Mới








LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ ĐƯỢC

VẺ ĐẸP CỦA TIẾNG HÀ NỘI ?





T iếng Hà Nội ra đời tự khi nào không ai dám khẳng định, chỉ biết rằng tiếng Hà Nội là tiếng nói đặc trưng của đất Thăng Long - Hà Nội, vùng đất nằm trong lưu vực Sông Hồng, cái nôi của dân tộc từ khi có sử. Tiếng Hà Nội đã tạo nên một sắc thái riêng của người Hà Nội, không lẫn với bất cứ địa phương nào trên đất Việt Nam, là tiếng nói gắn liền với văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trong nền văn hóa đó, tiếng Hà Nội trở thành thứ tiếng tiêu biểu, thành “chuẩn mực: trong giao tiếp bởi sự dẽ nghe, dễ hiểu, thanh lịch và trong sáng. Dù là người tứ xứ về đây, nhưng chỉ sau vài thập niên, vài thế hệ, tiếng nói gốc của học sẽ dần bị phôi pha, mà hòa quyện vào tiếng nói đặc trưng này. Tiếng Hà Nội hòa quyện với văn hóa Thăng Long - Hà Nội đã thăng hoa lên mà tạo thành một nét tinh tế, hào hoa, thanh lịch riêng của đất kinh kì.

Có một thời, dân gian vẫn gọi đất kinh kì Thăng Long, Đông Đô là Tràng An. Người Tràng An thanh lịch từ lời ăn tiếng nói đến cung cách quan hệ, giao tiếp, ứng xử xã hội, đến việc làm ra những sản phẩm tinh xảo, sang trọng, có độ tin cậy cao, đến sự tinh tế trong thưởng lãm nghệ thuật, thưởng lãm ẩm thực.

Điều làm nên sự tinh tế trong cách sống, trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội chính là nếp sống thuần hậu, khiêm nhường, thanh lịch của người Thăng Long - Hà Nội mà xưa kia Phạm Đình Hổ từng ca ngợi trong Vũ Trung tuỳ bút, tập tùy bút nổi tiếng bằng chữ Hán của mình, được viết vào khoảng cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, ghi lại nhiều sự việc lớn nhỏ xảy ra trong xã hội Việt Nam cuối Lê đầu Nguyễn.

Ta khi nhỏ, đương về thịnh thời đời Cảnh Hưng1, phong tục hãy còn chuộng về trung hậu, mọi người hàng ngày giao tiếp với nhau vẫn có ý dễ dàng, giữ thói khiêm nhượng ; ai làm điều gì xằng bậy chỉ sợ người ta biết mà chê cười. Đến những kẻ hoạn quan quý thích và những kẻ con em vô lại, cũng chưa dám công nhiên làm càn ; có kẻ nào không theo lễ pháp mà làm càn thì những bậc phụ lão nhà lương gia ngầm đem những chuyện ấy răn con cháu. Chốn hương đảng họp hành và lúc thân thích yến ẩm, thì chỉ những người cao tuổi, đầu đã hoa râm trở lên, mới được dự ; còn trai trẻ trở xuống, giá có mời đến dự cũng đều nhút nhát lùi lại cáo từ. Có việc gì bàn luận thì chỉ bậc tôn trưởng cao tuổi quyết định, còn những hàng dưới thì chắp tay nghe theo. Khi làng xóm vào đám xuân thu tế tự, hoặc có gọi con hát đến hát thờ thần, thì cỗ bàn và tiền thường không xa xỉ lắm. Người nào làm hơi quá, thì ai ai cũng cười mà bác rằng không phải thành lệ của tiền nhân. Khi nào có bè bạn thân thích qua chơi, không phải bậc khách quý hay không phải khi đại lễ, thì không giết gà vịt. Chè tàu giá rất rẻ, nhưng người nghiện chè cũng ít ; chỉ có nhà quyền môn thế tộc mới có thể uống chè tàu. Khi nào có khách, thết rượu, chỉ dùng cái chén nhỏ bằng đầu ngón tay cái, uống vài chén rồi thôi ngay, nếu mời uống quá thì ai cũng chê là say đắm. Ta thường nghe các bậc tiền bối bàn chuyện từ đời Long Đức, Vĩnh Hựu trở về trước, cho là đời ấy phong tục còn hồn hậu hơn nhiều, tiếc rằng ta không được trông thấy”2.

Nói về văn hoá giao tiếp của mình người Hà Nội chỉ gói gọn trong hai chữ thanh lịch:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Chỉ bằng một câu nói ví von ngắn gọn, nhã nhặn, nhún nhường vậy thôi cũng đã cho ta thấy cái lịch lãm, tế nhị, tự tin của người Hà Nội. Những con người sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng.

Đây cũng đồng thời là nơi tập hợp các danh nhân văn hoá, các tao nhân mặc khách ở mọi thời đại và mọi thế hệ. Chính những yếu tố đó làm nên văn hoá Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - mảnh đất ngàn năm văn hiến, thì thử hỏi làm sao người Hà Nội không thanh lịch cho được. Sự thanh lịch ấy thể hiện trước hết ở lời nói:

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

Cái thanh, cái đẹp của tiếng nói Hà Nội là ở chỗ chuẩn xác, phát âm đúng, mẫu mực cho cả nước. Kẻ Chợ là nơi hội tụ người tứ xứ, do đó cũng là nơi chung đúc tiếng nói của bốn phương, rồi qua sàng lọc tự nhiên đã lắng đọng những gì tinh tuý nhất, tiêu biểu nhất, hợp lý nhất.

Cái thanh lịch của người Hà Nội còn thể hiện trong giao tiếp xã hội. Người Hà Nội với vốn từ giàu có, lại biết sử dụng đúng nơi đúng chỗ, hợp cảnh, hợp tình, tạo nên một phong cách riêng không pha trộn vừa hào hoa, nhã nhặn, vừa lịch lãm nhún nhường.

Từ ngàn xưa, người Thăng Long - Hà Nội đã có nếp sống “có lịch có lề”. Đó chính là truyền thống văn minh - văn hiến ngàn năm trong thế ứng xử của người Hà Nội.

Thế nhưng những năm gần đây, cùng với sự đổi mới, mở cửa rồi mở rộng, tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, Hà Nội đã biến đổi nhiều. Cuộc sống xô bồ vội vã, lo miếng cơm manh áo của người dân đã khiến cho cốt nền văn hóa của cư dân Thủ đô ngàn năm tuổi đã bị xuống cấp tới mức trầm trọng. Một trong những nỗi đau lòng là tiếng nói Hà Nội lịch lãm, du dương và là chuẩn mực của tiếng Việt dường như không còn nữa, “văn hóa nói tục, chửi thề” dường như đã gặp thời lên ngôi.

Có người đã phải thốt lên: “Sự tinh tế đã cắp nón ra đi!”. Nguyên nhân thì có nhiều, song nguyên nhân dành được sự đồng thuận từ quan điểm của nhiều người nhất, đó chính là do sự xuống cấp của văn hóa nhân văn. Chỉ quan tâm nâng cấp văn hóa vật chất mà không chăm lo bồi đắp gía trị văn hóa nhân văn thì sẽ dẫn đến cảnh tượng: Sống giữa những công trình hiện đại hoành tráng là những con người thiếu hụt văn hóa sống.

Nó cũng chẳng khác gì cái thời mà Phạm Đình Hổ đã miêu tả:

Sông bến có lúc suy di, ví như cuộc đời có lúc biến đổi ; phong tục cũng thế.(…) Từ đời chúa Trịnh Thịnh Vương (Trịnh Sâm) lên nối ngôi, chúa mắc chứng tẩm tật, chính sự càng ngày càng nát, những người họ hàng ngoại thích và những con em du đãng đều đua nhau ngoa ngoét, dối trá để ganh nhau ; những đồ đạc làm hợp khuôn phép thì biến đổi cho lệch lạc đi ; xống áo dùng đã có phép tắc, thì biến cải, thêm bớt đi ; tất cả lễ độ về giao tiếp, thù tạc, ăn uống, cư xử, đều bị bóp méo, mỗi ngày một khác, đua nhau chuộng lạ ; nếu có người không chịu thay đổi, thì lại hùa nhau chê cười, thậm chí muốn hãm hại và xô đổ đi. Tập tục càng ngày càng kiêu bạc”


2. Ngôn ngữ là văn hóa và văn hóa là ngôn ngữ


Đó là phát biểu của Sophia Danger Kunen, nhà nghiên cứu nhân học ở Trường đại học Lousiana, Mĩ. Theo bà, nói “ngôn ngữ là văn hóa và văn hóa là ngôn ngữ” là có ngụ ý rằng có một mối quan hệ tương đồng phức hợp giữa ngôn ngữ và văn hóa. Franz Boas (1858-1942), nhà nhân học Đức và là nhà tiên phong của nhân học hiện đại, từng được mệnh danh là “cha đẻ của ngành nhân học Mĩ”, lập luận rằng một người không thể thực sự hiểu được một nền văn hóa khác nếu như không tiếp cận trực tiếp với ngôn ngữ của nó bởi mối lien kết mang tính gợi ý giữa văn hóa và ngôn ngữ. Ngôn ngữ quyện chặt với văn hóa như vậy chắc hẳn vì ngôn ngữ và văn hóa đã tiến triển cùng nhau, ảnh hưởng lẫn nhau trong cả quá trình, đồng thời nhào nặn lần cuối nên thứ được gọi là con người. Theo A.L.Kroeber (1876-1960), một trong những người có ảnh hưởng nhất trong ngành nhân học Mĩ ở nửa đầu thế kỉ 20, “văn hóa được khởi đầu khi lời nói xuất hiện; rồi kể từ đó, cả hai đều được làm giàu thêm để góp phần phát triển cho phía bên kia hơn”.

Ngôn ngữ là một công cụ để làm mọi thứ trên thế giới, để tái tạo ngày càng nhiều hơn sự biến đổi hiện thực. Từ góc nhìn của Lev Semyonovich Vygotsky (1896-1934), nhà tâm lí học xôviêt và là người sang lập môn tâm lí học văn hóa-lịch sử, thì ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất bởi vì nó mang cả đặc tính tín hiệu học lẫn đặc tính giao tiếp. Nếu văn hóa là một sản phẩm của sự tác động qua lại giữa con người với nhau, thì các hiển thị văn hóa chính là những hành vi giao tiếp đảm nhận và xây dựng nên các cộng đồng ngôn ngữ riêng biệt. “Toàn bộ những thông điệp mà chúng ta trao đổi với nhau khi nói một thứu tiếng đã qui ước sẽ tạo dựng nên một cộng đồng ngôn ngữ, có nghĩa là cả xã hội sẽ hiểu theo quan điểm của điều nói ra (Rossi-Landi, 1973)4

Ferruccio Rossi-Landi (1921-85), nhà triết học, nhà kí hiệu học Italia, người đã so sánh sản phẩm ngôn ngữ với sản phẩm kinh tế dựa trên cơ sở của thứ ông gọi là phương pháp đồng đẳng (homological method), từng nói: “Trẻ em học ngôn ngữ với tư cách là thành viên của một cộng đồng ngôn ngữ, cộng đồng này sẽ đưa ra những “qui tắc dành riêng cho việc sử dụng thứ tiếng ấy (…). Khi trẻ em học một thứ tiếng, chúng cũng phải học luôn cả văn hóa của nó, đồng thời phát triển luôn khả năng nhận thức của mình”.

Không phải chỉ có văn hóa được truyền tải qua ngôn ngữ, mà cả ngôn ngữ cũng được truyền tải qua văn hóa. Michael Silverstein (sinh năm 1945), giáo sư nhân học, ngôn ngữ học và tâm lí học ở Trường đại học Chicago, Mĩ, một nhà lí luận kí hiệu học và nhân học ngôn ngữ nổi tiếng, đề xuất rằng sức mạnh truyền tải của các công trình văn hóa không chỉ được thể hiện ở việc trình bày mọi khía cạnh của hiện thực, mà còn ở cả việc gắn kết ngữ cảnh nfy với ngữ cảnh khác. Khái niệm ý nghĩa đề dẫn (indexical meaning) của kí hiệu đặt giả định rằng “giao tiếp không chỉ là việc sử dụng các biểu tượng để “thay thế” cho các tín điều, cảm nghĩ, đặc tính, sự kiện, mà còn là một cách thức để chỉ đến, giả định hoặc đưa đến những tín điều, cảm nghĩ, đặc tính, sự kiện thuộc ngữ cảnh hiện tại.5

Theo nguyên lí ngôn ngữ học so sánh, các khái niệm và phạm trù văn hóa khác nhau vốn có trong các ngôn ngữ khác nhau phản ánh sự phân loại nhận thức về thế giới đã trải nghiệm theo cái cách mà những người nói các ngôn ngữ khác nhau đã nghĩ và hành động khác nhau vì sự phân loại ấy, tức cái cách mà chúng ta nghĩ về thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến thứ ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng để nói về điều đó. Như Edward Sapir (1884-1939), nhà nhân học ngôn ngữ Mĩ sinh ở Đức, người đứng đàu môn ngôn ngữ học cấu trúc Mĩ, đã nói: “Thế giới hiện thực” đã được dựng lên rộng lớn một cách vô thức dựa trên những thói quen ngôn ngữ của cả nhóm người. Không hề có hai thứ ngôn ngữ được xem là đồng nhất khi thể hiện cùng một hiện thực xã hội. Những thế giới mà ở đó có các xã hội khác nhau đang sinh sống là những thế giới khác nhau, chứ không phải chỉ là cùng kiểu thế giới với những nhãn mác khác nhau được gắn vào đó.” Giả thuyết Sapir-Whorf nhấn mạnh mối quan hệ không thể gỡ bỏ được giữa phạm trù ngữ pháp của thứu ngôn ngữ mà một người nào đó nói với việc người đó phải làm sao đây để có thể hiểu được cả thế giới ấy lẫn mọi hành vi trong thế giới đó.6

Ngôn ngữ tồn tại trong ngữ cảnh của các thực hành văn hóa, và đến lượt mình, văn hóa lại phụ thuộc vào các thực hành ngôn ngữ cần thiết để có đủ thẩm quyền gia nhập vào một cộng đồng. Vì thế, “nói” có nghĩa là đảm nhận một văn hóa. Ngôn ngữ và văn hóa là những thực thể tương đồng như vậy đấy. Các sản phẩm văn hóa là những thực thể đại diện và thực thể làm sang tỏ cái thế giới cần phải được giao tiếp để có thể sống được. “Điều khiển các phương tiện ngôn ngữ thường là chuyển thành việc điều khiển mói quan hệ của chúng ta với cái thế giới chỉ chấp nhận những hình thức và qui tắc ngôn ngữ để việc sử dụng chúng sẽ buộc chúng ta phải chấp nhận và tái tạo lại những cách thức tồn tại riêng trong thế giới ấy”.

Song văn hóa đang nói tới ở đây là văn hóa được hiểu theo diện hẹp, nghĩa là chỉ xét trong thế tương quan với ngôn ngữ mà thôi. Còn hiểu theo diện rộng thì văn hóa chính là tổng hòa của hệ thống các giá trị xã hội, bao gồm ngôn ngữ, văn tự, tập tục, tư tưởng, tiềm lực quốc gia… Văn hóa là của chung, nó là một loạt những khái niệm, quan niệm giá trị và chuan tắc hành vi chung, nó khiến cho năng lực hành vi của cá nhân trở thành tiêu chuẩn chung được cả tập thể tiếp nhận. Văn hóa khắc học bản sắc và phương thức toofnt tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Vì thế mà có thể nói rằng văn hóa làm nền cho mọi thứ. Nếu nói riêng về ngôn ngữ, thì ngôn ngữ nào văn hóa ấy, văn hóa nào ngôn ngữ ấy. Văn hóa đóng vai trò như một chiếc phin lọc, Chiếc “phin văn hóa” càng được làm bằng chất liệu (văn hóa) tốt bao nhiêu thì chất lượng “lọc” ngôn ngữ của nó càng tốt bấy nhiêu, sức đào thải vô hình của nó đối với ngôn ngữ càng tinh xác bấy nhiêu. Ngoài chức năng “lọc”, văn hóa còn có sức lan tỏa vô hình, là môi trường dung dưỡng những giá trị thuộc về ngôn ngữ đã được chắt lọc.

Không phải chỉ có văn hóa được truyền tải qua ngôn ngữ, mà cả ngôn ngữ cũng được truyền tải qua văn hóa. Ngôn ngữ tồn tại trong ngữ cảnh của các thực hành văn hóa, và đến lượt mình, văn hóa lại phụ thuộc vào các thực hành ngôn ngữ cần thiết để có đủ thẩm quyền gia nhập vào một cộng đồng. Vì thế, “nói” có nghĩa là đảm nhận một văn hóa.

Song văn hóa đang nói tới ở đây là văn hóa được hiểu theo diện hẹp, nghĩa là chỉ xét trong thế tương quan với ngôn ngữ mà thôi. Còn hiểu theo diện rộng thì văn hóa chính là tổng hòa của hệ thống các giá trị xã hội, bao gồm ngôn ngữ, văn tự, tập tục, tư tưởng, tiềm lực quốc gia… Văn hóa là của chung, nó là một loạt những khái niệm, quan niệm giá trị và chuan tắc hành vi chung, nó khiến cho năng lực hành vi của cá nhân trở thành tiêu chuẩn chung được cả tập thể tiếp nhận. Văn hóa khắc họa bản sắc và phương thức tồn tại của một cộng đồng, khiến cộng đồng ấy có một đặc thù riêng. Vì thế mà có thể nói rằng văn hóa làm nền cho mọi thứ. Nếu nói riêng về ngôn ngữ, thì ngôn ngữ nào văn hóa ấy, văn hóa nào ngôn ngữ ấy. Văn hóa đóng vai trò như một chiếc phin lọc, Chiếc “phin văn hóa” càng được làm bằng chất liệu (văn hóa) tốt bao nhiêu thì chất lượng “lọc” ngôn ngữ của nó càng tốt bấy nhiêu, sức đào thải vô hình của nó đối với ngôn ngữ càng tinh xác bấy nhiêu. Ngoài chức năng “lọc”, văn hóa còn có sức lan tỏa vô hình, là môi trường dung dưỡng những giá trị thuộc về ngôn ngữ đã được chắt lọc.

Theo học giả Đào Duy Anh, “người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ những tư tưởng học thuật của loài người, nhân thế mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là trong phạm vi của văn hóa nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt”6

3. Đưa ra những lời phân tích trên đây là chỉ nhằm đi đến một kết luận rằng: Muốn giữ được vẻ đẹp của tiếng Hà Nội, thì cần sử dụng một công cụ hữu hiệu nhất, đó là phải luôn giữ cho văn hóa được lành mạnh, được tốt đẹp. Mà muốn làm được điều này, cần phải có một bàn tay điều khiển, làm trọng tài, cầm cương nẩy mực.

Dĩ nhiên, bàn tay cầm cương nẩy mực này cần phải biết cách làm sao để hài hòa được thứ văn hóa sống theo nhịp chậm rãi êm ả xưa kia với thứ văn hóa sống theo nhịp nhanh nhanh gấp gáp hiện giờ, phải biết cách làm sao để giữ được sự “trung dung”, không nghiêng về bên này mà cũng không ngả về bên kia, miễn là làm tôn lên được vẻ đẹp.

Nếu không quan tâm và không có chính sách cụ thể để bảo vệ sự chuẩn mực của tiếng Hà Nội nói riêng và tiếng Việt nói chung từ phía những người quản lí, điều hành đô thị, thì đó sẽ chính là nguyên nhân cơ bản tạo ra tình trạng tiếng Hà Nội kém màu sắc văn hóa như hiện nay.


Hà Nội 10.2010

Nhân kỉ niệm Hà Nội nghìn năm Thăng long

1. Tức thời Lê Cảnh Hưng.
2. Vũ trung tùy bút, Chương XXI, Phạm Đình Hổ; http://vi.wikisource.org/wiki/ Vũ_trung_tùy_bút/ Chương_XXI)
3. Sđn.
4. Dẫn theo Sophia Danger Kunen trong “Langguage is Culture and Culture is Langguage”. http://awonderfuldayforanthropology.wordpress.com/2009/06/23/language-is-culture-and-culture-is-language.
5. Như trên.
6. Như trên.