Việt Văn Mới
Việt Văn Mới








CA DAO HAY THƠ BÀNG BÁ LÂN ?



   

H ồi năm 1994 , Giáo sư Huyền Viêm (Sài Gòn) có gửi cho Nguyễn Khôi (KN) bài viết nghĩ về " một câu ca dao " . Vừa qua NK , nhân viết cuốn : " Bàng gia vọng tộc " , lại được gia đình Bàng thi sỹ gửi cho tập : " Thơ Bàng Bá Lân " , gồm các bài thơ chọn lọc trong các thi phẩm : " Tiếng Thông Reo , Xưa, Tiếng Sáo Diều , Vào Thu" , do nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê in 1957 tại Sài Gòn .
Trang 25 phần trích thơ : " Tiếng Thông Reo "có bài :

Trăng Quê

Trời cao , mây bạc , trăng tròn
đê than hiu quạnh , tre buồn nỉ non
diều ai gọi gió véo von
cành xoan đùa ánh trăng suông dịu dàng
Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc trăng vàng đổ đi?

Sau khi tốt nghiệp truòng trung hoc bảo hộ ( trường Bưởi -Lycée du Protectorat) đậu Diplôme d'Etudes Primaire Superieurs, về điền trang của gia đình ở Kép (Bắc Giang) tiếp tục học để thi Tú Tài , không có thì giờ rảnh , Bàng Bá Lân ở tuổi 22 bắt đầu ham thích chụp ảnh và làm thơ . Tháng 12-1934 Bàng Bá Lân xuất bản thi phẩm đầu tay: " Tiếng Thông Reo " do nhà xuất bản Thanh Hoa Tùng Thư ở Hà Nội in.
Ngay khi Tiếng Thông Reo ra đời , trên báo An Nam Nouveau ngày 11-4-1935 nhà thơ Chùa Hương Nguyễn Nhược Pháp (sinh 1914) đã nhận xét : " Tiếng Thông Reo đượm một mối sầu bâng khuâng kín đáo dịu dàng , một vẻ buồn lành mạnh và điềm đạm .
Nàng thơ của Bàng Bá Lân không phải - như ngưòi ta tưởng - ngưòi ông yêu dấu mà là Cánh đồng quê với Luỹ tre xanh.
Bàng Bá Lân có thể tự hào là một trong nhũng nhà thơ Việt Nam đầu tiên biết hưởng thú quê .
Hai câu kết của bài Trăng quê ở trên , lâu nay đã đuọc dân gian hoá thành ca dao :


Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc trăng vàng đổ đi?

Như ta đã biết : ca dao là thơ dân gian , có nội dung trữ tình (và trào phúng) , ta có thể hát , ngâm , đọc ... ở câu thơ này chữ ánh xem ra có vẻ phi lý , nhung nó lại làm cho hình tượng thơ đẹp hẳn lên - mà đẹp lại là tuyệt đỉnh của thơ.
Có ý kiến cho rằng thêm chứ ánh làm non hẳn bài thơ , nhưng còn giữ được chữ múc nghĩa là còn giữ được gần trọn thi vị hai câu thơ này .
Tất cả duyên dáng và thi vị là ở chữ múcđổ , nó giúp ta hình dung được nhũng động tác ( tát nước đêm) , gợi cho ta cái tiếng xich xòm . Bài thơ bốn câu trên là tả cảnh sáng trăng ở thôn quê để xuống dưới có thể hạ chữ múc trăng mà không đột ngột . Chữ lại tỏ ý trách móc: Trăng đẹp thế mà sao cô lại vô tình múc đổ đi ?
Ta hãy trở lại xem xét hai câu thơ độc đáo này


Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô lại múc ....?


đọc đến đây , theo tư duy thuận chiều là đã tát nước ở câu lục (6) , nên ta dễ nghĩ vế tiếp theo chữ múc thường hạ chữ nước - Thê nhung nhà thơ đã không viết xuôi như vậy mà là :


trăng vàng đổ đi ?

thì có sự Vênh hẳn khỏi sụ đoán trước thông thường, Bàng Bá Lân đã dùng trăng vàng đặt đắc địa vào chỗ vốn là của nước , làm cho sự ưóc đoán (của bạn đọc) bị Hẫng - và do đó lượng thông tin dành cho từ này thật là to lớn , chúng ta (bạn đọc) thì bị bất ngờ và cái kết hợp giả định đó (múc + trăng vàng) đã cho ta sự hứng khởi (hồn chũ có cánh) để thưởng thức một hình tượng thơ Đẹp của một sự mới mẻ múc trăng vàng - một cảm xúc đầy tính thẩm mỹ của thơ.
Bàng Bá Lân , Nguyễn Nhược Pháp đều đã đi vào thiên cổ , nhung thơ còn mãi với đời ... theo lẽ công bằng thì: " Cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar " 4 chũ múc ánh trăng vàng , vùa là của nhà thơ vùa là của dân gian , Đẹp - để cho ta bâng khuâng với hồn dân tộc , âu cũng là cái độc đấo của Thơ Việt nam là thế chăng?

  Góc thành Nam Hà Nội ngày 26-12-2006


.Cập nhật theo nguyên bản của tác giả đã chuyển từ HàNội .