Việt Văn Mới
Việt Văn Mới










LILI MARLEEN - BÀI HÁT LỊCH SỬ







Underneath the lantern
By the barrack gate,
Darling, I remember
The way you used to wait,
'Twas there that you whispered tenderly,
That you loved me, you'd always be,
My Lili of the lamplight, my own Lili Marlene. ..................


                 Phỏng dịch


Dưới ngọn đèn lồng lờ mờ
Trước vọng gác cổng trại
Em yêu ơi, anh hồi tưởng
Lối quen em vẫn chờ đợi anh
Nơi đây em đã thầm thì âu yếm
Rằng em yêu anh, mãi mãi yêu anh
Lily ngọn đèn sáng của anh, Lily của riêng anh...................



• BẠN ĐANG NGHE LILI MARLEEN

   N hững câu hát đó đã được hầu hết những người lính của cả 2 phía - Quân đội Đồng Minh và Quân đội Đức Quốc Xã thời Đệ Nhị Thế Chiến, hâm mộ. Họ đã nghe, họ đã hát một mình, hát với những chiến hữu bạn bè, hát khi vui, hát lúc buồn, hát ở bất kỳ chỗ nào mà họ có thể hát được... hát một ngày không biết bao nhiêu lần. " Lili Marleen " bản nhạc bán chính thức của quân đội trên tất cả các mặt trận và là một bản nhạc luôn luôn được xếp hàng đầu trong những danh sách các bản nhạc được phổ biến trong đại chúng trên thế giới ngay từ ngày chấm dứt chiến tranh đến nay : bài hát của lịch sử và bài hát muôn đời đi vào lịch sử .


I- MỘT CHÚT LỊCH SỬ VỀ BÀI HÁT :


   Bài hát khời nguồn từ năm 1915 trong Đệ Nhất Thế Chiến, thời gian mà Hans Leip ( sinh năm 1893 và mất năm 1983 ), một người lính Đức, bị đổi đi mặt trận Nga. Ông này đã sáng tác một bài thơ với chủ đề về tình yêu và sự ly biệt. Bài thơ được ông đặt tên là " Lili Marleen " , tên ghép của hai tục danh : Lili là tên người yêu của ông và Marleen là tên người yêu của một trong số các bạn thân ông. Bài thơ được ông cho xuất bản trong một tuyển tập thơ vào năm 1937.
  Năm 1938, Norbert Schultze ( sinh năm 1911 và mất năm 2002 ) khám phá ra bài thơ Lili Marleen của Hans Leip và phổ nhạc. Vào thời kỳ này , Norbert Schultze đã là một nhà soạn nhạc có tăm tiếng qua những nhạc kịch, những âm điệu du dương và những nhạc phim nhưng khi bản nhạc " Lili Marleen " được ông cho xuất hiện lại không thành công. Đặc biệt với nhân vật đại diện cơ quan tuyên truyền của đảng Đức Quốc Xã, Joseph Goebbels, ông ta lại không thích bản nhạc, ngay chính nữ ca sĩ Lale Andersen vào lúc đầu không muốn nhận hát và nhà xuất bản cũng không muốn phát hành.
  Vào năm 1928, nữ ca sĩ Lale Andersen nhận lời hát " Lili Marleen " ,nhưng không một tác động thuận lợi nào của những người ưa chuộng âm nhạc sau khi được nghe, người ta bảo rằng bài hát này gần như không " linh hồn " , không hứng thú .
Kết quả thương mại : chỉ 700 điã hát được tiêu thụ.

  Một hiện tượng lạ kỳ gần như không thể có thực đã xảy ra ở thành phố Kfrefeld - Đức quốc, trong năm 1940 : Nơi đại đội 2 tiểu đoàn 3 quân đội Đức đóng tại đây, bài hát " Lili Marleen " lại là bản nhạc của những người lính của đại đội này trong quán cà phê mà họ thường lui tới; Trong đại đội 2 có một vị thượng sĩ tên là Karl Heintz Reintger làm việc cho đài phát thanh Berlin. Ông thượng sĩ này bị đổi đến đây với nhiệm vụ là phụ tá vị chỉ huy trạm tiếp phát chương trình quân đội của đài phát thanh Belgrade . Rồi Đại đội 2 bị chuyển tới một mặt trận ác liệt ở Phi Châu . Để hồi tưởng lại cái quá khứ êm đềm đã trôi qua ở Kfrefeld, Karl Heintz Reintger mỗi buổi sáng qua chương trình phát thanh, ông đã cho truyền đi bản nhạc Lili Marleen hát bởi nữ ca sĩ Lale Andreson như lời chào hỏi buổi sáng cuả ông đến các chiến hữu cũ vào ngày 18 tháng 8 năm 1941 , bài hát đã bị mọi người không thém đếm xỉa đến, như một sự bừng tỉnh, bản nhạc đã thành công ngay trong quân đoàn Phi Châu (Afrika-Korps) của Thống chế Romel, Romel rất thích bài hát này và chính ông ta đã ra lệnh cho đài Belgrade để " Lili Marleen " hội nhập thường trực vào chương trình phát thanh, những người lính của quân đoàn Phi Châu luôn luôn yêu cầu được nghe lại để rồi cứ thế "Lili Marleen" đã được truyền trên làn sóng của đài Belgrade mỗi buổi tối vào đúng 21 giờ 57 phút .

  Một phóng viên chiến trường người Anh đã viết vào lúc đó rằng ngay những người lính của lực lượng Đồng Minh, họ cũng thế , cũng đều điều chỉnh tầng số các radio của họ trên băng tầng Belgrade để được nghe , " Lili Marleen ". Bài hát đã được quốc tế hóa ngay tức thời, đồng minh và kẻ địch đều nghe, đều yêu thích bài hát đó, bài hát đã kêu gọi họ, nhắn nhủ họ, làm họ nhớ tưỏng đến quê nhà xa xôi ,nhớ tưỏng đến gia đình, nhớ tưỏng đến một người tình nào đó của một thời quá vãng ...


II - SỰ QUẢNG BÁ CỦA HIỆN TƯỢNG " LILI MARLEEN "


   " Lili Marleen " đã thành công không thể chối cãi được nữa và đã trở nên một bài hát ưa chuông của mọi người lính đồng minh bất chấp quốc tịch, mầu da, lục địa...để trở thành một " vấn đề " cho Bộ Chỉ Huy Quân Đội Đồng Minh, bởi lẽ khó thể tưởng tượng và chấp nhận được rằng những người lính đồng minh lại cất lời hát một bản nhạc được kẻ thù ưa chuộng và...bản nhạc này đã bị cấm không được hát, không được phổ biến trong hàng ngũ quân đội Đồng Minh mặc dù giới hữu trách thời đó cũng biết rằng không có biện pháp nào có thể ngăn chận được sự phổ biến ngấm ngầm.

   Nhưng không được lâu, trước sự quảng bá vô cùng rộng lớn trong quần chúng qua lời nhạc bằng tiếng Đức, nữ ca sĩ Anh, cô Anne Sheldon đã cho ghi âm một nhạc bản bằng tiếng Anh để rồi sau đó nữ ca sĩ Vera Lynn hát trên làn sóng đài BBC và " Lili Marleen " đã được Quân Đoàn thứ 8 của quân đội Anh Quốc đón nhận ngay, cùng lúc đó, sự xuất hiện của Marlène Dietrich với " Lili Marleen ".

   Bài hát được hát trong các quân y viện, trên khắp các mặt trận, "Lili Marleen" đã trở thành " Bài Hát của Đệ Nhị Thế Chiến " : một thành công không tiền khoáng hậu và không còn gì có thể ngăn cản được nữa...Mà cản ngăn để làm cái gì chứ ? Điều này cũng chẳng còn hệ trọng gì , dù cho đó là một bài hát "bán chính thức" của quân đội Đức Quốc Xã hay giản dị chỉ một điệu huýt gió nhẹ nhàng... nhưng với " Lili Marleen " không ai có thể chối cãi được đó là một bản mélodie vô cùng truyền cảm.


III - MARLENE DIETRICH


    Viết về " Lili Marleene " mà không đề cập đến một nữ tài tử lừng danh, thể hiện vai trò " Lili Marleene " trong suốt thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến , Marlène Dietrich, là một thiếu sót không thể tha thứ.

   Maria Magdalene Dietrich hay Marlène Dietrich sinh ngày 27 tháng 12 năm 1901 tại Schöneberg - Berlin - Đức, là người con thứ hai của Trung úy Louis Erich Otto Dietrich và bà Wilhelmina Elisabeth Josephine Felsing. Năm 1922, Dietrich khởi đầu bằng những vai trò nho nhỏ trên sân khấu kịch nghệ, đặc biệt trong " Grosses Schauspielhauss" và những vai không quan trọng trong phim ảnh. Vai đầu tiên đáng kể là " Lucy " trong Tragödie der Liebe -" Thảm trạng của cuộc tình " - của Joe May.
   Năm 1928, Dietrich khởi nghiệp ca hát, bản nhạc đầu tiên được thu âm là bài "Es liegt in der Luft".
   Năm 1929 vai quan trọng đầu tiên mà Dietrich thủ diễn trong phim Die Frau, nach der Man sich sehnt - Người đàn bà mà người ta thèm muốn . Qua vai trò thủ diễn,    Marlène Dietrich đã được Joseph Von Sternberg giới thiệu với hãng phim Paramount. Hãng Paramount muốn " trả lời " với một hãng phim đối thủ - Metro Golwin Mayer khi hãng này đã tạo ra huyền thoại Greta Garbo và văn phòng Paramount tại Berlin đã tuyển mộ ngay Marlène Dietrich. Tài nghệ của Dietrich đã bộc lộ ngay qua phim Der Blaue Engel - Thiên Thần Xanh . Sau sự thành công của phim Der Blaue Engel, Marlène Dietrich rời Berlin để qua Hoa Kỳ làm việc kể từ năm 1930..
   Vào năm 1935, Aldolf Hitler yêu cầu người nữ tài tử nổi danh này trở về để phục vụ tổ quốc, nhưng Marlène Dietrich là một trong những người chống đối kịch liệt chế độ Nazi (Quốc Xã) đã từ chối. Dietrich lấy quốc tịch Mỹ năm 1939 .

    Kể từ năm 1942, Marlène Dietrich đã trực tiếp cống hiến tất cả công sức và tài nghệ của mình trong các buổi trình diễn văn nghệ quyên góp tài lực hoặc giải trí và động viên tinh thần của quân đội Đồng Minh . Trong suốt chiến dịch Phi Châu và Ý Đại Lợi, Marlène Dietrich đã không những chỉ hiện diện trong các màn trình diễn tại hậu cứ mà còn nỗ lực tham gia ngay tại những nơi dầu sôi lửa bỏng để săn sóc các thương binh hoặc những công việc ăn uống lương thực.  Trong các chiến dịch giải phóng Pháp và Đức, Dietrich luôn thường có mặt bên cạnh Tướng Patton tại chiến trường ,Marlène Dietrich thể hiện vai trò của " Lili Marleen ". Trong suốt 3 năm dài, Marlène Dietrich đã quyến rũ được thính giả tại nhiều nưóc khác nhau : Ý Đại Lợi, Anh quốc, Sicile, các quốc gia Bắc Phi, Alaska, Groenland, Ái Nhĩ Lan, Hung Gia Lợi, Ba Lan.... và thành công trong công việc đảo lộn vị trí bài hát " Lili Marleen " rất phổ biến trong hàng ngũ quân đội Đức Quốc Xã để trở nên một "mascotte " - vật hộ thân - của những người lính Đồng Minh đang chiến đấu giải phóng Âu Châu.

   Sau khi Đức đã ký kết bản đầu hàng vô điều kiện tại Reims, tháng 6 năm 1944, Marlène Dietrich rời Âu Châu điêu tàn để trở lại Hoa Kỳ.
   Năm 1947, Dietrich đã được chính quyền Hoa Kỳ tặng thưởng " Medail of Freedom" và chính quyền Pháp " Légion d'Honneur" vào năm 1951.
   Năm 1975, Marlène Dietrich bị gãy chân và mang thương tật vĩnh viễn. Lần xuất hiện cuối cùng trong vai trò diễn viên màn ảnh của Dietrich là vào năm 1979 trong Schöner Gigolo-amer Gigolo - "Đúng là một tên đĩ đực" . Kể từ năm 1980, Marlène Dietrich không còn xuất hiện trước công chúng nữa cho đến ngày 6 tháng 5 năm 1992, Marlene Dietrich từ trần tại số 12 avenue Montaigne - Paris - Pháp.
   Marlène Dietrich được an táng tại Berlin-Friedenau vào ngày 16 tháng 5 bên cạnh mộ của mẹ bà.
Năm 1993, hơn 300.000 vật dụng, đồ đạc của bà khi còn sinh thời được chuyển giao cho Land de Berlin và Filmmuseum Berlin-deutsche Kinematek .
   Người ta phải đợi đến năm 2002 để thành phố Berlin, thành phố nơi bà chào đời và cũng là nơi bà đã cách biệt rất lâu, " tha lỗi " cho sự "phản bội " của bà và phong tặng bà tước vị " Công Dân Danh Dự " của thành phố Berlin .
   Ngày 12 tháng 6 năm 2003 tại Paris, thủ đô Pháp, trong quận 16, không xa nơi Marlène Dietrich cư ngụ lúc còn sinh thời, một quảng trường đã được khánh thành với cái tên Place Marlène Dietrich.
   Tại Bá Linh - Berlin - người ta cũng có thể trông thấy một quảng trường Marlène Dietrich-Platz trong khu vực mới của Podtsdamer Platz gần Viện Phim Ảnh.


    Cho đến ngày nay, bài hát " Lili Marleen " vẫn là một thành công lớn vế âm nhạc của thế kỷ XX và không thể ngần ngại để nói rằng : của muôn thuở.    Dù rằng bài hát là một công cụ tuyên truyền, hay một hiện tượng xã hội hoặc giản dị chỉ là một bài hát cho tình yêu, nhưng dù sao chăng nữa cái huyền thoại " Lili Marleen " đã là phi thời gian. Được phiên dịch sang 48 ngôn ngữ khác nhau, với bao nhiêu lần được bắt chước lại, được xử dụng chính thức như một bản nhạc diễn hành của một trung đoàn quân đội nước Canada, đứng đầu trong các bài hát tại Hoa Kỳ vào năm 1968, Đức năm 1981 và Nhật Bản năm 1986, và lại thêm một lần nữa phổ biến trong các đơn vị chiến đấu trong chiến tranh Algérie, VietNam ( quân đội Hoa Kỳ, Canada, Úc ) và gần đây nhất tại Kosovo - Âu Châu, " Lili Marleen " vẫn ghi khắc trong tâm khảm của người được nghe qua dù chỉ một lần.
   Vì nguyên cớ nào mà " Lili Marleen " lại đạt dược sự hâm mộ lớn lao như vậy ? Phải chăng bởi tính chất vượt thời gian, vượt không gian qua lời lẽ của bài hát hoặc vì " Lili Marleen " không những chỉ duy nhất là chuyện một người lính và người yêu của anh ta mà " Lili Marleen " là một bài hát đã khơi dạy toàn bộ tình cảm thật sâu đậm trong mỗi con người chúng ta : sự biệt ly của hai kẻ yêu nhau, nỗi hoài hương, niềm đơn côi, sự sợ sệt trước cái chết... : Lili Marleen.
   Và huyền thoại " Lili Marleen " vẫn còn tiếp tục qua những màn trình diễn trong các cabarets, các sân khấu kịch nghệ, các phim ảnh tỷ dụ phim lừng danh quốc tế của Fassbinder ( do Hanna Schygulla thủ diễn năm 1980-81 ).

   Dưới đây là vài phiên bản Lili Marleene :


                   BẢN TIẾNG ANH

1

Underneath the lantern
By the barrack gate,
Darling, I remember
The way you used to wait,
'Twas there that you whispered tenderly,
That you loved me, you'd always be,
My Lili of the lamplight, my own Lili Marlene.

2

Time would come for roll call,
Time for us to part,
Darling, I'd caress you
And press you to my heart,
And there 'neath that far off lantern light,
I'd hold you tight, we'd kiss "good-night,"
My Lili of the lamplight, my own Lili Marlene.

3

Orders came for sailing
Somewhere over there,
All confined to barracks
Was more than I could bear;
I knew you were waiting in the street,
I heard your feet, but could not meet,
My Lili of the lamplight, my own Lili Marlene.

4

Resting in a billet
Just behind the line,
Even tho' we're parted
Your lips are close to mine;
You wait where that lantern softly gleams,
Your sweet face seems to haunt my dreams,
My Lili of the lamplight, my own Lili Marlene


                   BẢN TIẾNG ĐỨC


1. Vor der Kaserne
Vor dem großen Tor
Stand eine Laterne
Und steht sie noch davor
So woll'n wir uns da wieder seh'n
Bei der Laterne wollen wir steh'n
|: Wie einst Lili Marleen. :|

2. Unsere beide Schatten
Sah'n wie einer aus
Daß wir so lieb uns hatten
Das sah man gleich daraus
Und alle Leute soll'n es seh'n
Wenn wir bei der Laterne steh'n
|: Wie einst Lili Marleen. :|

3. Schon rief der Posten,
Sie blasen Zapfenstreich
Das kann drei Tage kosten
Kam'rad, ich komm sogleich
Da sagten wir auf Wiedersehen
Wie gerne wollt ich mit dir geh'n
|: Mit dir Lili Marleen. :|

4. Deine Schritte kennt sie,
Deinen zieren Gang
Alle Abend brennt sie,
Doch mich vergaß sie lang
Und sollte mir ein Leids gescheh'n
Wer wird bei der Laterne stehen
|: Mit dir Lili Marleen? :|

5. Aus dem stillen Raume,
Aus der Erde Grund
Hebt mich wie im Traume
Dein verliebter Mund
Wenn sich die späten Nebel drehn
Werd' ich bei der Laterne steh'n
|: Wie einst Lili Marleen. :|





                   BẢN TIẾNG PHÁP


Devant la caserne
Quand le jour s'enfuit,
La vieille lanterne
Soudain s'allume et luit.
C'est dans ce coin là que le soir
On s'attendait remplis d'espoir
|: Tous deux, Lily Marlène. :|

Et dans la nuit sombre
Nos corps enlacés
Ne faisaient qu'une ombre
Lorsque je t'embrassais.
Nous échangions ingénûment
Joue contre joue bien des serments
|: Tous deux, Lily Marlène. :|

Le temps passe vite
Lorsque l'on est deux!
Hélas on se quitte
Voici le couvre-feu...
Te souviens-tu de nos regrets
Lorsqu'il fallait nous séparer?
|: Dis-moi, Lily Marlène? :|

La vieille lanterne
S'allume toujours
Devant la caserne
Lorsque finit le jour
Mais tout me paraît étrange
Aurais-je donc beaucoup changé?
|: Dis-moi, Lily Marlène. :|

Cette tendre histoire
De nos chers vingt ans
Chante en ma mémoire
Malgré les jours, les ans.
Il me semble entendre ton pas
Et je te serre entre mes bras
|: Lily...Lily Marlène :|


IV - NHỮNG PHIM THỦ DIỄN BỞI MARLENE DIETRICH :


. 1922 Tragédie de l'amour (Tragödie der Liebe) của Joe May
. 1922 So sind die Männer của Georg Jacoby
. 1923 Der Mensch am Wege của Wilhelm Dieterle
. 1923 Der Sprung ins Leben của Johannes Guter
. 1925 Manon Lescaut của Arthur Robison
. 1926 Une moderne Dubarry (Eine Dubarry von heute) của Alexander Korda
. 1926 Tête haute, Charly! (Kopf Koch, Charly !) của Willi Wolf
. 1926 Madame ne veut pas d'enfant (Madame wünscht keine Kinder) của Alexander Korda
. 1926 Le Baron imaginaire (Der Juxbaron) của Willi Wolf
. 1927 Sein grösster Bluff của Harry Piel
. 1927 Café electric của Gustav Ucicky
. 1928 Prinzessin Olala của Robert Land
. 1928 Je baise votre main, madame (Ich küsse ihre Hand, Madame) của Robert Land
. 1929 Gefahren der Brautzeit của Fred Sauer ....Evelyne
. 1929 Le navire des hommes perdus ( Das Schiff der verlorenen Menschen) của Maurice Tourneur
. 1929 L'énigme / La Femme que l'on desire (Die Frau, nach der Man sich sehnt) của Curtis Bernhardt
. 1930 L' Ange bleu (Der Blaue Engel) của Josef von Sternberg
. 1930 Morocco của Josef von Sternberg
. 1931 Agent X 27 (Dishonored / X 27) của Josef von Sternberg
. 1932 La Vénus blonde (Blonde Venus) của Josef von Sternberg
. 1932 Shanghai Express của Josef von Sternberg
. 1934 L'Impératrice rouge (The Scarlet empress) của Josef von Sternberg
. 1935 La Femme et le Pantin (The Devil is a woman) của Josef von Sternberg
. 1936 Cantique d'amour (Song of Songs) của Rouben Mamoulian
. 1936 Desir (Desire) của Frank Borzage
. 1936 Le Jardin d'Allah của Richard Boleslawski
. 1936 I Loved a Soldier của Henry Hathaway.... (film không được trình chiếu)
. 1937 Ange (Angel) của Ernst Lubitsch
. 1937 Le Chevalier sans armure (Knight Without Armour) của Jacques Feyder
. 1939 Destry Rides Again của George Marshall
. 1940 La Maison des sept péchés (Seven Sinners) của Tay Garnett
. 1941 L' Entraineuse fatale (Manpower) của Raoul Walsh
. 1941 La Belle Ensorceleuse (The Flame of New Orleans) của René Clair
. 1942 The Lady Is Willing của Mitchell Leisen a
. 1942 Pittsburgh của Lewis Seiler
. 1942 Les Ecumeurs (The Spoilers) của Ray Enright
. 1944 Kismet de William Dieterle .... Jamilla
. 1946 Martin Roumagnac de Georges Lacombe avec Jean Gabin .... Blanche Ferrand
. 1947 Les Anneaux d'or (Golden Earrings) của Mitchell Leisen
. 1948 La Scandaleuse de Berlin (A Foreign Affair) của Billy Wilder
. 1950 Le Grand Alibi (Stage Fright) của Alfred Hitchcock
. 1951 Le Voyage fantastique (No highway in the sky) của Henry Koster
. 1952 L' Ange des maudits (Rancho Notorious) của Fritz Lang
. 1956 Montecarlo.... Maria de Crevecoeur
. 1956 Le Tour du monde en 80 jours (Around the world in eighty days) của Michael Anderson
. 1957 Témoin à charge (Witness for the prosecution) của Billy Wilder
. 1958 La Soif du mal (Touch of Evil) của Orson Welles
. 1961 Jugement à Nuremberg (Judgement at Nuremberg) của Stanley Kramer
. 1979 Just a gigolo (Schöner gigolo, armer gigolo) của David Hemmings
. 1983 Marlene ( film biographique ) của Maximilian Schell.

France - 6.11.2004.




Trang Trước
Trang Tiếp Theo