CUỘC TRAO ĐỔI LÝ THÚ VỚI
BÀ RITA LEVI-MONTALCINI
S anh tại Turin, Piémont, ngày 22-Avril-1909, bà Rita Levi-Montalcini, người nhận giải Nobel cao niên nhất hiện còn sống. Bà đã đi qua những thăng trầm trong thân phận của một phụ nữ Ý gốc Do thái, những biến cố lịch sử của thế giới và nhất là chủ nghĩa diệt Do thái của phát-xít. Nhưng bất cứ trong hoàn cảnh nào, bà luôn luôn hướng về lý tưởng với lời nguyền: Tất cả cho Sự Nghiệp Y Học và Tình Nhân Loại. Để tìm hiểu những uẩn khúc trong đời của người phụ nữ ngoan cường này, chúng tôi xin sơ lược tường thuật và ghi chú những điểm vô cùng lý thú trong cuộc trao đổi giữa bà Montalcini với nhà báo trẻ tưổi Pháp, nhân dịp bà đúng 100 tuổi.
- Xin bà cho biết bà muốn lễ ăn mừng 100 tuổi của bà sẽ được cử hành như thế nào?
- Ah! Thật sư tôi cũng không nghĩ là tôi sống đến chừng ấy tuổi! Hơn thế nữa, tôi cũng không thích thú gì những lễ tiệc ăn mừng. Điều mà làm cho tôi vui, và thích thú là những gì mà hằng ngày như tôi vẫn làm.
- Thưa bà, xin bà cho biết hằng ngày bà làm những gì?
- Tôi giúp đỡ những phụ nữ trẻ Phi châu, có được học bổng hầu tiếp tục học hành để mai sau họ đi làm việc giúp đất nước họ tiến lên. Tôi vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, tiếp tục theo đuổi những suy nghĩ của riêng tôi.
- Thưa bà, bà vẫn chưa nghỉ hưu?
- Không bao giờ! Hưu trí hũy hoại não bộ của con người. Có nhiều người về hưu xa lánh đời rồi não bộ họ hao mòn, họ trở nên bệnh hoạn, bất thường.
- Thưa bà, thế thì não bộ của bà hiện tại thì sao?
- Cũng giống như ở tuổi 20, tôi không thấy điều gì khác biệt cả, trong ham muốn cũng như trong khả năng làm việc. Ngày mai, tôi vẫn đến tham dự hội nghị về Y tế.
- Thưa bà, bà không nghĩ là có một giới hạn nào đó do di truyền chăng?
- Không. Não bộ của tôi đã 100 năm rồi, mà vẫn chưa già. Thân thể, thì đành, không thể tránh khỏi thoái hóa, thịt chùng da nhăn, nhưng não bộ tôi thì không.
- Thưa bà, tại sao bà lại được như vậy?
- Ai cũng vậy, nhờ thụ hưởng được sự uyển chuyển của tế bào thần kinh (plasticité neuronale). Khi một số tế bào tế bào thần kinh vừa chết thì liền được những tế bào thần kinh còn lại thay thế chẳng những tiếp tục chức năng của những tế bào thần kinh vừa chết mà còn kích thích chức năng đó.
- Vậy, thưa bà, bà có thể giúp bộ não của tôi được như của bà không?
- Vâng, lúc nào ta cũng phải nuôi tham vọng, động não thường xuyên, bắt nó làm việc như nó không bao giờ thóai hóa.
- Thưa bà, nhờ vậy ta sẽ sống lâu hơn?
- Sẽ sống hạnh phúc hơn lúc ta còn sống….Bí quyết là ở chỗ lúc nào chúng ta cũng phải biết tò mò học hỏi, phải biết dấn thân, và theo đuổi đam mê.
- Thưa bà, sư đam mê đó, của bà là đam mê nghiên cứu khoa học?
- Vâng, tôi vẫn đam mê nghiên cứu tìm tòi học hỏi..
Chúng ta vừa lướt qua hiện tại và một ít hoài niệm về tuổi thơ của bà Rita Montalcini. Chúng ta học hỏi ở bà về sự khiêm cung của một nhà khoa học! Bà từ chối lễ thượng thọ bách niên. Với bà, sống là dấn thân, dấn thân với nhân quần xã hội, dấn thân trong sự nghiệp tìm tòi học hỏi, trong đam mê cao cả. Đó cũng là phương sách bảo trì tinh thần và não bộ của chúng ta khỏi bị thoái hóa, lạc hậu. Sống là sống có định hướng, luôn luôn tiến về phía trườc, luôn luôn động não, vận dụng tối đa khả năng tri thức. Bà có một nhận định lý thú về hưu trí. Với tư cách một nhà khoa học chuyên biệt về hệ thần kinh, bà cho rằng hưu trí hũy hoại não bộ con người. Thật vậy, cuộc sống về hưu thường được quan niệm lui về ở ẩn, thoát vòng cương tỏa”, sống“trong thú yên hà”. Hưu trí thường đồng nghĩa với sống ẩn dật, tự cô lập với trào lưu mới của xã hội, không cần động não, mất ý chí phấn đấu, não bộ suy thoái. Người về hưu trở nên tụt hậu, không bình thường, bệnh hoạn. May thay, nhân loại hôm nay, cũng giống như bà, nếu có phải về hưu, họ vẫn tiếp tục cố gắng nương theo những trào lưu của xã hội. Nhờ sự tiến bộ của thông tin và đối thoại (communication)- của computer, của điện thoại di động, báo chí, mạng, blogs, Twitter…hôm nay, người già về hưu vẫn có nhiều cơ hội tiếp tục dấn thân phấn đấu, tiếp tục cống hiến, tiếp tục động não…
- Thưa bà, bà đã khám phá ra được sự phát triển và hồi phục của tế bào của hệ thần kinh.
- Vâng, đúng là như vậy, từ năm 1942, tôi đã khám phá được“Yếu Tố Dinh Dưỡng của Hệ Thần Kinh”, tôi mệnh danh là: “ Nerve Growth Factors-NGF” và nửa thế kỷ trôi qua, không ai quan tâm đến sự khám phá đó. Mãi đến năm 1985, tôi mới nhận được giải Nobel về công trình nghiên cứu này.
- Thưa bà, bà có thể cho biết nhờ đâu mà một người con gái Ý, ở tuổi 20 như bà lúc ấy mà đã là một nhà bác học chuyên về hệ thần kinh?
- Được vậy, là nhờ ngay từ tuổi ấu thơ tôi đã tâm nguyện cống hiến mình cho học hỏi. Trong lúc Cha tôi thì muốn tôi sẽ có một hôn phối tốt đẹp, sẽ là một người vợ tốt và là một bà mẹ hiền. Có lần tôi đã thẳng thắng thưa với cha tôi rằng tôi chỉ muốn theo đưổi học hành.
- Như vậy, chắc là bà đã làm trái ý với ông cụ, thân sinh bà?
- Vâng, vì thế mà tôi không cảm thấy hạnh phúc trong tuổi thơ. Tôi cảm thấy mình lúc ấy giống như một con vịt xấu xí, dại dột, không làm được sự tích gì cả. Những người anh của tôi thì sáng sủa thông minh, tôi cảm thấy mình thấp kém tệ hại.
- Tôi nghĩ là bà đã vận dụng những điều đó như một sức thúc đẩy bà.
- Vâng, nhưng việc bác sĩ Albert Scheiweitzer đến phi châu để chăm sóc điều trị những người bịnh cùi mới thực sự là một gương mẫu lôi cuốn tôi. Tôi ao ước được giúp đỡ những người đang đau đớn-đó mới là mộng lớn của đời tôi.
- Thưa bà, bà đã thể hiện được giấc mộng lớn đó rồi, qua sư nghiên cứu khoa học của bà.
- Vâng, bây giờ tôi đang giúp đỡ các cô gái Phi châu được học hành thêm, chúng tôi đang chống trả, điều trị các bệnh tật, những công việc này sẽ được tiến bô tốt đẹp hơn khi mà người ta có thể ngăn cản được sư áp bức phụ nữ trong xã hội Hồi giáo.
- Thưa bà, như vậy tôn giáo có làm ngưng trệ sư phát triển khả năng tri giác, khả năng hiểu biết của phụ nữ?
- Vâng, tôn giáo vạch rõ đường gạch giữa đàn ông và đàn bà, hai giới cách biệt nhau trong phát triển tri giác.
- Thưa bà liệu có khác biệt giữa não bộ của đàn ông và não bộ của đàn bà không?
- Chỉ có trong phần những chức năng của não bộ có liên quan đến cảm xúc và hệ thống tuyến nội tiết. Nhưng về chức năng tri giác thì không, không có khác biệt nào cả.
- Thưa bà, thật vậy?
- Từ xưa nhân loại chối bỏ sư thông minh của phụ nữ. Họ vứt nó vào bóng tối. May thay, bây giờ thì có nhiều phụ nữ hơn nam giới trong lãnh vực nghiên cứu khoa học. Họ là những kẻ kế thừa của tinh thần Hypatia.
- Thưa bà, bà muốn nói nữ hiền triết Alexandrine Hypatia ở thế kỷ thứ IV.?
…
- Thế giới hôm nay thật sư tốt đẹp hơn nhiều.
- Thưa bà, bà có nghĩ còn ai muốn giết hại bà nữa không?
- Dưới chế độ facisme, Mussolini muốn bắt chước theo Hitler giết hại người Dothái. Trong thời gian này tôi phải ẩn trốn. Nhưng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu-tôi dựng một phòng thí nghiệm ngay trong phòng ngủ của tôi-chính trong thời khỏan này mà tôi khám phá ra APOPTOSIS, nghĩa là quá trình cái chết (la mort programmée) của tế bào thần kinh.
- Thưa bà tại sao những người Do thái chiếm một tỉ lệ cao trong hàng ngũ các nhà khoa học, trí thức?
- Chính vì hoàn cảnh bị cấm đoán, đã thúc đẩy người Dothái chuyên tâm về tri thức. Người ta có thể cấm đoán con người mọi việc, nhưng không ai có thể cấm đoán con người suy nghĩ. On peut tout prohiber mais non ce que tu penses. Vì thế cho nên có nhiều người Do thái được giải Nobel.
- Thưa bà- bà giải thích thế nào về sự điên rồ của những tên Nazi-Đức quốc xã?
- Sự thật Hitler, Mussolini chỉ nói lên sư điên rồ của họ-nó thuộc não bộ cảm xúc. Não bộ cảm xúc có nhiều tác động mạnh trên hệ vỏ não, phần tư tưởng. Thủ đoạn của họ là vận dụng cảm xúc, họ không vận dụng được gì với trí tuệ (ils manupulèrent les émotions, non la raison.)
…
- Thưa bà, bà chưa hề kết hôn, và cũng không có con?
- Không. Tôi đi vào khu rừng hoang-hệ thần kinh. Tôi vẫn còn say mê vẻ đẹp của nó và tôi nguyện cống hiến cho nó tất cả thời gian của tôi, tất cả sư sống của tôi.
- Thưa bà có thể ngày nào đó người ta có thể chữa trị được bịnh lẫn-(Alzheimer), bịnh Run giật (Parkinson), bịnh già nua?...
- Chữa trị lành hẳn? Chúng ta chỉ hy vọng có thể trì hoãn, giảm thiểu những triệu chứng của những bịnh này
- Thưa bà, giấc mộng lớn nhất của bà hôm nay là gi?
- Tôi ước mơ ngày nào đó nhân loại có thể vận dụng tối đa khả năng tri thức của sọ não của mình.
- Thưa bà, bà có thể cho biết lúc nào bà sẽ thoát khỏi được mặc cảm mình là con vịt xấu xí?
- Tôi vẫn còn mặc cảm ấy vì tôi vẫn ý thức được giới hạn tri thức của tôi
- Thưa bà, cho biết điều gì là điều tốt đẹp nhất bà đã làm trong đời bà?
- Giúp đỡ người khác
- Thưa bà nếu hôm nay bà trẻ lại như hồi 20 tưổi, thì bà sẽ làm những việc gì?
- Tôi vẫn: Giúp đỡ người khác- giúp đỡ chính mình
“Giúp đỡ người khác-giúp đỡ chính mình”, đó là phương châm đã hướng dẫn Rita Montalcini đi suốt cuộc hành trình của đời bà như sao Bắc đẩu hướng dẫn những nhà hàng hải khỏi bị lạc hướng trên những hải trình. Bà có một một thời tuổi trẻ khắc khổ. Nhưng mọi khắc khổ của bà là do bà tự chuốc lấy. Hình ảnh con vịt xấu xí là một phóng ngoại tâm linh của bà khi bà biết được sự hữu hạn của trí tuệ. Bà luôn luôn phấn đấu với hy vọng sẽ nâng cao tầm vóc của trí tuệ nhân loại. Do đó, Bà đã cống hiến gần như trọn vẹn đời mình cho nghiên cứu hệ thần kinh và não bộ. Những khám phá của bà vượt cả tầm vóc, vượt cả sự hiểu biết của thời đại. Những khám phá của bà về “Yếu Tố Dinh Dưỡng của Hệ Thần Kinh”-“Nerve Growth Factors-NGF”-phải đợi đến nửa thế kỷ 1942-1986-gần 50 năm sau, mới có người hiểu được bà. Năm 1986 bà mới nhận được giải Nobel về công trình nghiên cứu này. Chúng ta phải biết bà đau xót biết là dường nào trong suốt nửa thế kỷ chờ đợi, mãi đến tuổi bạc đầu, mới chinh phục được sự hiểu biết của nhân loại! Trong lịch sử thế giới chưa từng có sư phấn đấu nào vì khoa học mà ngoan cường như thế! Hơn thế nữa bà là một nhà nhân ái- Philantropiste-Bà đã tranh đấu cho nhân quyền, giải phóng phụ nữ ra khỏi những áp bức của tôn giáo, của xã hội, của những lễ nghi phiền toái, của những xã hội Hồi giáo, xã hội phong kiến, coi trọng nam giới, phi nhân bản, nô lệ hoá phụ nữ, kềm giử phụ nữ trên giường, nhốt phụ nữ trong xó bếp, bằng những phương châm lạc hậu, Tam Tòng-Tứ Đức. Khi được hỏi về cuộc sống tình cảm đơn chiếc, độc thân, không chồng, không con, không kẻ hậu tự, bà trả lời bà cống hiến trọn vẹn thời gian và đời sống của bà cho nghiên cứu y học, chẳng khác nào cho người yêu lý tưởng của bà:
“…Je suis entrée dans le jungle du système nerveux. Je suis demeurée fascinée de sa beauté et j’ai décidé de lui dédié tout mon temps, toute ma vie…”
Đề cập đến phát-xít với chủ trương tận diệt Do thái, bà không hề nói với lòng hận thù, không hề có ý muốn trả thù rữa hận, bà nói về phát-xít với giọng bình thường khách quan mặc dù bà là người Do thái. Nói về sự tàn bạo, đọc tài chuyên chính, không những bọn phát-xít, mà bà còn có gợi ý nói về những chế độ độc tài chuyện chính khác cuối mùa lạc hậu, còn rơi rớt lại trên hành tinh này, bà khuyến cáo “bọn chúng có thể cấm đoán được mọi thứ, nhưng bọn chúng không thể cấm đoán những gì ta suy nghĩ - On peut tout prohiber, mais non ce que tu penses”.
Với những công trình nghiên cứu y học giúp đời, với lòng bác ái vô biên, với triết lý vị tha của bà: giúp đỡ người khác-tức giúp đỡ chính mình, với những tố cáo sâu sắc về những chế độ độc tài chuyên chính, những kỳ thị sai lầm về phái tính của các tôn giáo, của các xã hội, bà Rita Montalcini quả là một nhà văn hóa, một biểu tương nhân văn sáng ngời- Bà thật sự xứng đáng được vinh danh là đỉnh cao của trí tuệ và lương tâm nhân loại hôm nay./. (*)