Việt Văn Mới
Việt Văn Mới



(1864-1957)

ĐẠI DANH HỌA "TAM BIỆT CHI TÀI"

 

M ột thời gian dài Tề Bạch Thạch tắm mình trong cuộc sống của nhân dân lao động nên đề tài trong tranh ông là cuộc sống đời thường của người lao động. Chuyên tâm nghiên cứu, miệt mài khổ luyện, cuối cùng Tề Bạch Thạch đã nắm bắt được bí quyết của tranh quốc họa.

Từ đó, tranh ông là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, mang đậm dấu ấn của một phong cách tài hoa.

Ông nổi tiếng là một danh họa Trung Quốc với các tác phẩm màu nước linh động đầy sức sống. Những bức tranh của ông là những bức họa về sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, động vật. Ông vẽ tranh về những con tôm đạt đến độ siêu phàm nhờ việc nuôi tôm và dành nhiều thời gian để quan sát chúng. Hay là việc ông vẽ những chú ong rất phóng khoáng, bay bổng nhằm diễn ý.

Năm 57 tuổi Tề Bạch Thạch đã vẽ tôm hết sức thành công. Tuy nhiên, ông cho rằng những con tôm ấy chỉ mới giống về bề ngoài còn “đặc điểm tinh thần” của chúng thì vẫn chưa được thể hiện đầy đủ. Thế là, Tề Bạch Thạch mua tôm sống về nuôi. Ông quan sát rất kỹ và phát hiện ra rằng khi tôm bơi trong nước, hai mắt nó đưa ngang ra, lại nữa, thân tôm sống thường trong suốt. Vì vậy, Tề Bạch Thạch đã dùng mực có độ đậm nhạt khác nhau để vẽ thân tôm. 23 năm sau, khi Tề Bạch Thạch 80 tuổi, tôm trong tranh ông đạt đến đỉnh điểm tuyệt vời của nghệ thuật hội họa. Tề Bạch Thạch sáng tạo ra những tác phẩm tinh tế, kết hợp giữa hội họa truyền thống Trung Hoa và các yếu tố đương đại. Tranh của ông phần nhiều có chủ đề về cuộc sống đời thường, con người lao động và đặc biệt là thiên nhiên, muông thú...

Những bức tranh của ông thường được ông viết chữ, làm thơ, khắc dấu triện trên tranh của mình. Tất cả đều được làm rất tỉ mỉ. Vì thế, ông được mệnh danh là bậc đại danh họa "Tam biệt chi tài. Năm 1949, Ông được phong làm giáo sư danh dự của Học viện nghệ thuật Bắc Kinh.

Năm 1955, Hội đồng hòa bình thế giới công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới. Đối tượng trong tranh vẽ của ông rất phong phú, từ thú vật, cảnh vật, đồ vật, đồ chơi, rau quả, vân vân. Quan điểm hội họa của Tề Bạch Thạch là "hội họa nằm giữa thực và ảo".

Những năm cuối đời, đa số các tác phẩm của ông là về chuột, tôm, và chim.Ông cũng rất giỏi khắc triện và tự gọi mình là "phú ông của ba trăm triện đá" (tam bách thạch ấn phú ông).Năm 1953 ông được bầu làm chủ tịch Hiệp hội Hội họa Trung Quốc. Năm 1956 ông được vinh dự nhận “Giải thưởng Hòa bình quốc tế”. Tề Bạch Thạch mất năm 1957.

LỜI BÌNH: Trung Quốc nước lớn, đông dân nên cuộc đua tài trong hội họa rất ngoạn mục từ thời Ngô Đạo Tử tới thời Tề Bạch Thạch Suốt hàng nghìn năm, tranh Trung Quốc vẫn mang đậm nét truyền thống, thậm chí dân gian, để thấy ý nghĩa biểu tượng được gởi gấm trong đó. Thí dụ như tranh có các chủ đề như: hoa điểu, rồng, ngựa, vượn, cá, tùng hạc, sơn thuỷ, v.v... Đối với loại tranh này, cái chủ đề với ý nghĩa biểu tượng thì quan trọng hơn phong cách hay kỹ thuật thể hiện (thuật ngữ chuyên môn gọi là kỹ pháp.) Tác giả có thể dùng công bút (tức là lối vẽ tỉ mỉ, bất cứ vật gì cũng có đường viền thậm chí cọng cỏ hay chiếc lá, rồi tô màu lên); hoặc dùng ý bút (tức là lối vẽ phóng khoáng, Tác giả cũng có thể dùng màu sắc rực rỡ tươi thắm, hoặc màu sắc nhàn nhạt lạnh lẽo, thậm chí vẽ toàn mực đen (thuật ngữ gọi là mặc hoạ.  Mục đích chủ yếu là nhằm chuyển tải một ý nghĩa biểu tượng nào đó Có hai điểm nổi bật của loại tranh này. Thứ nhất, trong cuộc sống người ta thường gán cho một sự vật nào đó một ý nghĩa biểu tượng. Thí dụ: trúc là quân tử, mai là giai nhân, cây tùng và chim hạc ngụ ý trường thọ Hoạ sĩ chỉ việc thể hiện nó bằng kỹ pháp riêng của mình. Đặc điểm thứ hai là thông qua ngôn ngữ (nhất là từ ngữ đồng âm hay cận âmvì chứ Hán là ngôn ngữ tượng hình) người ta sẽ liên tưởng hình vẽ này đến một sự vật nào đó với ý nghĩa biểu tượng nhất định trong tâm thức chung của mọi người. bức tranh vẽ con cá. Chữ Hán ngư  (cá) đồng âm [yú] (âm Bắc Kinh) với chữ dư  (dư thừa, dư dật). Qua ý nghĩa biểu tượng này là niềm ao ước một cuộc sống dư dật, khá giả. Nếu vẽ 9 con cá, thì ước nguyện này càng mạnh mẽ. Chữ Hán cửu  (số 9) đồng âm [jiǔ] với chữ cửu (lâu dài, trường cửu). Cửu ngư  (9 con cá) phát âm [jiǔ yú] giống như cửu dư  (dư dật lâu dài), ngụ ý một ước mong được sống khá giả mãi. Khổng Tử từng nói rằng: «Kẻ trí vui chơi nơi sông nước, kẻ nhân vui chơi nơi núi non. Kẻ trí hiếu động, kẻ nhân trầm tĩnh. Kẻ trí vui vẻ, kẻ nhân trường thọ.» Người nhân ái và trí tuệ xưa nay hiếm. Trong cõi trần ai, ngay bản thân kẻ nhân và trí cũng không biết tìm đâu ra bạn tri âm tri kỷ. Không biết tìm đâu, nên mượn tranh sơn thuỷ để ký thác tâm tình, gởi gấm nỗi niềm

Theo Lâm Ngữ Đường :Hai đặc điểm của hội họa Trung Hoa là “bút ý”(nét vẽ có nhịp điệu, có chế ngự) và “tả ý”(họa sĩ tả cái quan niệm của mình bằng vài nét vẽ) với kỹ thuật “Ý tồn bút tiên, họa tân ý tại” (Trước khi đặt bút đã có ý rồi, vẽ xong thì ở đó). Các họa sĩ Trung Hoa coi hội họa là “trò chơi của văn nhân. Khi có cảm hứng và thần xuống cổ tay thì không có gì là không thể được”. Họ không mô tả thực tại, mà “mô tả ấn tượng của họ về thực tại”. Ngô Đạo Tử ( Wu Daozi 689-758) đã Trung Quốc hoá các hình tượng nghệ thuật rút ra từ kinh Phật Ấn Độ. Ngô Đạo Tử là người khai sáng tranh sơn thủy thuần tuý Trung Quốc, được coi là đỉnh cao nghệ thuật hội họa Trung Hoa thời Trung Cổ trên họa đàn thế giới.

Chuyên tâm nghiên cứu, miệt mài khổ luyện, cuối cùng Tề Bạch Thạch đã nắm bắt được bí quyết của tranh quốc họa. Từ đó, tranh ông là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, mang đậm dấu ấn của một phong cách tài hoa. Năm 57 tuổi Tề Bạch Thạch đã vẽ tôm hết sức thành công. Tuy nhiên, ông cho rằng những con tôm ấy chỉ mới giống về bề ngoài còn “đặc điểm tinh thần” của chúng thì vẫn chưa được thể hiện đầy đủ. Thế là, Tề Bạch Thạch mua tôm sống về nuôi. Ông quan sát rất kỹ và phát hiện ra rằng khi tôm bơi trong nước, hai mắt nó đưa ngang ra, lại nữa, thân tôm sống thường trong suốt. Vì vậy, Tề Bạch Thạch đã dùng mực có độ đậm nhạt khác nhau để vẽ thân tôm. 23 năm sau, khi Tề Bạch Thạch 80 tuổi, tôm trong tranh ông đạt đến đỉnh điểm tuyệt vời của nghệ thuật hội họa.




VVM.16.6.2023

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .