K
hác với lần trước đến Hà Nội bằng máy bay –đi dường bộ thú vị nhiều, từ Hoà Bình men theo đướng 6 tới Xuân Mai, Hà Đông thẳng tới thủ đô.
Xe qua Chương Đức, nơi tôi đã đến bằng xe đạp khi là học sinh, cảnh vật chẳng thay đổi bao nhiêu -trừ đổi tên thôn, xã- tên gọi
bây giờ Chuơng Mỹ. Cũng là nguyên quán Châu, bạn thân từng chung sớt đồng bạc lẻ, ly cà phê xê chừng một đồng rưỡi thời ông Diệm trị vì-
chúng tôi in tác phẩm ronéo chui không giấy phép kiểm duyệt. Sau năm 1975, Châu lắp một đài phát thanh chui bị đưa vào
trại cải tạo dài ngày, hình như chỉ sau 30 tháng tư vài ba tháng. Cộ vợ trẻ , quen sống đồng lương chồng cung cấp, không thể nuôi con
thiếu chồng , mặc dầu căn nhà hai tầng có vườn cây ăn trái bán giá rẻ cho chủ cán bộ. Ít lâu sau, người vợ ngồi sau xe
scooter ôm eo chặt cứng viên quản lý trị sự báo, xưa kia Châu là chủ bút. Một tay cầm lái, tay kia quàng ra phía sau
cầm tay vợ sếp cũ đặt lên trước bụng vỗ về - cười típ mắt. Nhờ Lê Mỹ Hân , tôi đọc và biết có một trại cải tạo sĩ quan Cộng hoà, nằm ở địa danh huyện Phù Yên, ranh giới hai tỉnh Sơn La-Yên Bái.
Và nông trại bố mẹ tôi ở xã Thượng Bằng La-một khi muốn qua Phù Yên , chỉ cần theo đường mòn vượt dốc Pú Khau Phạ -
ngọn núi cao hiểm trở , qua được là tới huyện Phù Yên. Có một lần, vợ một người bạn tôi cho biết : anh ấy đã qua đời ở Phù Yên, Sơn La. “N. ơi, có lần vợ mày hỏi Phù Yên ở đâu anh?- em tìm chẳng thấy trong bản đồ hành chính? Cứ yên nghỉ đi nhé N., hãy đợi, tao mong sẽ có một ngày đến tìm thăm mộ mày! Càng gần tới thị xã Hà Đông ,tôi càng nôn nóng như chờ đợi một cái gì đó! Ô kìa ! sao lại có bến đỗ xe khách Nghĩa Lộ-
chợt nhớ quê hương Nghĩa Lộ -Yên Bái cuả tôi ; và ở Quảng Ngãi cũng có một phường Nghĩa Lộ. Nhớ một lần , tôi mang mấy bó sách
văn học đến ký gửi ở một nhà sách trung tâm, một nữ nhân viên gốc Quảng, cầm Cô gái Nghĩa Lộ lên, hỏi:
chú viết chuyện cô gái Nghĩa Lộ ở tỉnh Quảng Ngãi của cháu , phải không? Xe ca đến Ngã Tư Sở, tôi chẳng thể nhận ra nữa, phố phường sầm uất, nhà cửa chen chúc mọc lên cao nghều nghệu , nghếch mắt
nhìn mỏi cổ chưa nhận diện được tầng chót- xe cộ nườm nượp chẳng có chỗ chen chân cho người sang đường. Nhìn bảng Phố Lê Duẩn, tôi nhận ra ngay Ga Hàng Cỏ, và Cửa Nam đây rồi , rẽ trái phố Nguyễn Khuyến, xe ca đậu xịch thả khách
trưóc khách sạn Volga. Đường nhỏ hẹp, phố chật, nhà đông, tầng lầu san sát, khách Nga nườm nượp đăng ký tại phòng tiếp tân -
bảo vệ đứng nghiêm quan sát không nhúc nhích, cứ tưởng ma-nơ-kanh dựng trước nhà may.
Toà nhà ba tầng lầu thiết kế theo phong cách Á đông gồm 24 phòng đầy đủ tiện nghi, tiêu chuẩn quốc tế hai sao, nằm sát Khu
Văn Miếu, Bảo tàng Mỹ thuật, nhà ga tàu hỏa, tiện việc giao dịch trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, thương mại, ngân hàng,
ngoại giao, công sở, các nơi cần tham quan du lịch. Mới đọc tờ rơi; tôi chưa dễ tin ngay, bởi tờ rơi vẫn là hình thức quảng
cáo, mà quảng cáo thì cần phải so sánh thực tế đã mới có quyết định sau cùng . Cùng đến một lượt với Kiều Liên Sơn, anh xe ôm chừng bốn mươi đứng trước cửa khách sạn chờ. Nhìn Kiều với sắc mặt lợt lạt,
tóc rụng nhiều - có lẽ ung thử phổi thời kỳ cuối - chạy hết thuốc tây đến thuốc nam; cuối cùng chưa thuốc nào trị tiệt nọc
căn bệnh gần đất xa trời này. Sinh, bệnh, lão , tử - thì Kiều đang đến ba nấc thang cuối cùng. Có lẽ chẳng bao
giờ Kiều quên được căn nhà nhỏ gác xép khu Nghĩa Tân bị rỡ bỏ, quận giao nền nhà cho một công thần khác nặng ký hơn-
trong khi Kiều đang đau ốm - nên càng sốc nặng . Nó nhắc chuyện mười hai năm trước khi ra Hà Nội họp với cùng các
nhà văn từ Pháp sang, nó cho ngủ trọ trên gác xép, sáng ra tôi quen đứng phắt dậy đụng mái u đầu. Bây giờ căn gác
thân thương chỉ còn được nhìn thấy trong đôi ba tấm ảnh, và đôi ba dòng chữ ghi vội
trong một tập bút ký: Anh xe ôm tên Khánh chở tôi chạy sau theo xe Kiều chở vợ tôi . Nó dẫn giải mỗi khi qua phố nào - đây Văn Miếu dấy chị Khê ạ-
đường đang đi phố Nguyễn Thái Học, xưa kia quen gọi Hàng Đẫy , rẽ tay trái đường đôi Hoàng Diệu, thẳng tới Quảng trường Ba
Đình, rẽ đưòng Cổ Ngư sẽ được ngắm Hồ Tây ban đêm, còn đây chùa Trấn Võ, kia Trấn Quốc, kia nữa đê Yên Phụ ;đi quanh vòng đai
lại ra thẳng Hồ Gươm. -Đến Hồ Gươm , Nhà Thủy Tạ rồi bà Khê ơi, tôi mời ông bà vào nhà hàng Thủy Tạ ăn kem nhé! Kiều mời. Trước 1954, quán này , xưa Nhà Thông tin thường triển lãm tranh ảnh thời sự, nơi dán Tuyên ngôn gửi
thanh niên quốc gia Việt Nam , thống tướng De Lattre De Tassigny kêu gọi thanh niên Việt nhập ngũ, cầm súng ra
trận sát cánh cùng quân đội Liên hiệp Pháp giữ vững bờ cõi. Chuyện thanh niên việt thay máu lính tây -mấy chục năm sau
lại được tổng thống Nixon- Hợp chủng quốc xài lại, mở hội nghị hoà đàm, đẩy binh sĩ Cộng hoà thay máu G.I ngoài
mặt trận xem ra giống hệt cách xài bình cũ thay rượu mới . Với tôi, khoảng thời gian ấy, Hà Nội là nơi dung thân buổi đầu làm văn, viết báo đầu đời- nơi tôi đã gặp lại người cô ruột- bà
Đỗ Thị Thảo đã nuôi cháu ăn học- nơi ghi lại mối tình học trò tha thiết với Nàng Oanh- nơi tôi có nhiều bạn thân -thằng
Khải cưu mang tôi- cho một ngàn đồng mua vé tàu thủy vào Sài Gòn- thằng Kiều Liên Sơn chở tôi đi khắp Hà Nội - thằng Khánh,
con nhà tư sản dân tộc bộc tuệch, bộc tọac cùng tôi lên rèn luyện thân thể ở Septo - thằng Hiển
cho ngủ trọ đêm không nhà, giặt lén quần áo khi chưa có tiền trả thợ giặt là - còn bạn học nữ Nguyễn Thị Hoàng đẹp như đầm
,cho tôi biết thế nào vẻ đẹp mẫu mực người nữ- và Lê Bá Hùng- Hàm Long đạp xe rủ đi tập đánh bốc lò Vĩnh Tiên- thằng Duật
mắt trắng-môi thâm, lá mặt lá trái hại bạn bè xất bất xang bang - thằng Bách, con thầy Bùi Đắc xin bố cho bạn
chịu tiền ăn- vì nó mất liên lạc với mẹ ở Nghĩa Lộ tháng 11 vừa qua- thằng Chiểu xã Đường
Lâm- Sơn Tây ,cho biết thôn Mộc Phụ có một dòng họ Đỗ - gà luộc cúng chiều ba mươi cổ vẫn cất cao như đang tập gáy - vậy mày
có phải dân họ Đỗ -Mộc Phụ không? vv… Gọi thức uống thật lâu, ba ly kem cốc được bưng ra – Khánh xe ôm nhất định không chịu vào quán, đậu xe nơi góc phố Lê Thái Tổ
chờ -Kiều giải thích xe ôm ở đây là vậy. Lại nhắc đến Vũ Thị Thanh Thúy, Kiều nhớ cô nữ sinh thân hình mỏng tang, rất ư yểu điệu
thục nữ , hình
như có một thời là bạn gái Khải; còn Oanh, bạn gái Tường - nói tới đây nó bật cười - có đúng vậy không? Nói xong,nó
nháy mắt nhìn sang phía vợ tôi. Rủ Kiều, hay chúng ta cùng đến 16 Phố Hàn Thuyên thăm vợ chồng Khải cho chúng nó ngạc nhiên? Cả ba chúng tôi đồng ý , khi
tới Phố Hàm Long Kiều định rẽ , thì anh xe ôm ngăn lại, bác ơi rẽ xuống phía dưới mới là phố Hàn Thuyên – tôi thầm nghĩ,
xưa nay Dzư được tiếng thổ công - như lần đi đêm xuống nhà vợ chồng Tạ Vũ ở Hoàng Mai, đường đi ngoắt ngoéo , lòng vòng ,
nó cho xe quẹo trái, rẽ phải, nay giữa phố đường thông thoáng thế này bị lạc ; vậy sức khoẻ và thị lực mắt
Kiều có vấn đề thật rồi! -Phố Hàn Thuyên đây rồi, nhà số chẵn bên tay phải đấy- lời anh xe ôm. Có mấy cái chuông, chuông chủ nhà tầng dưới- chuông chủ nhà tầng một : KHẢI-THÁI –bấm chuông chỉ đợi ít phút đã gặp chị Thái
xuống mở cổng. Vợ chồng Khải đã có lần vào Sài Gòn thăm chúng tôi từ mấy năm trước, nên đã biết nhau. Chị mời đi lên cầu thang gỗ,
lên nhà sàn gỗ, dấu tích nhà xây dựng từ thời tây. Căn biệt thự hai tầng được chia hai, gia đình anh chị của Khải tầng trệt,
còn vợ chồng Khải tầng một và một căn phòng khác ở tầng trệt, Khải cho vợ chồng người Pháp thuê dài hạn. Chúng tôi ngồi trò chuyện,
thì Khải bốc điện thoại gọi Vinh- tới ngay đi thằng Tường ở Sài Gòn ra đang ngồi đây . Mày gọi giùm tao nhắc thằng Ân ở Định Công
bảo nó đến ngay! Cao Bá Ân đạo mạo trong bà ba lụa trắng, kiểu lang ta hay mặc- khuôn mặt chữ điền, dáng mập mạp, khỏe mạnh, da hồng hào, ăn nói nhỏ nhẹ
như 56 năm xưa khi còn là học trò. Thời đi học, ngồi bàn đầu với Khải, hai lục cá nguyệt là hai lần nhất -hạng 1 : Cao Bá Ân 2:
Nguyễn Đăng Khải, 3: Đặng Ngọc Oanh... ; còn tôi và Dương Đức Dzư ( Kiều Liên Sơn sau này) xếp loại trung bình .
Dzư ngạc nhiên -xưa nay thằng Tường vẫn nhất môn Pháp văn cơ mà!
Châu nằm trong trại cải tạo không dưới mười năm, được trả tự do, về lại Sài Gòn, ăn chực nằm nhờ trong chùa sát
cầu Trương Minh Giảng.
Bẩy tám năm sau, cả gia đình sang Hoa Kỳ theo chương trình nhân đạo, nhờ sự can thiệp không
mệt mỏi của bà Khúc Minh Thơ.
Nhớ Châu cách tình cờ, khi qua Chương Mỹ, và trước khi vợ chồng tôi đi xuyên việt-Châu báo tin đang đi du lịch châu Âu,
qua Paris, Copenhague, Amsterdam … vv, chỉ vài năm Châu sang Virginia đã in được một số tác phẩm
văn chuơng cuả một số nhà văn quen thuộc.
Nguyễn Thụy Long với tác phẩm -Ma Trơi; Vương Đức Lệ- Mấy vần thơ còn sót lại ; Mai Trung Tĩnh-
Ngoài vườn địa đàng ; Văn Quang- Ngã tư hoàng hôn ; Bùi Ngọc Tấn- Viết về bè bạn, (tái bản) ; Tạ Duy Anh –
Đi tìm nhân vật (tái bản) ; Dương Hiếu Nghĩa- Việt Nam quê mẹ oan khiên (dịch); Trần Phong Vũ-
Giáo hoàng Phao lô II ;, Lê Mỹ Hân- Quê hương ngày trở lại , vv…
Ngày xưa ở nông trại, mở mắt thức dậy, tôi thường nhìn sang hướng tây, nơi đàn chim yểng mỗi sáng bay về hướng ấy; nơi có một giải
trắng ngần từ lưng chừng núi đổ xuống từ ngọn Núi Sừng Giời. Thật kỳ bí, chẳng ai có thể ngờ thời hậu chiến, nơi thâm sơn cùng cốc ,
đèo cao, gió lộng, rừng thiêng , nước độc, bản làng heo hút ; lại có một trại cải tạo được xây dựng bên cạnh đường đèo hung hiểm -
đã có lần đoàn quân thất trận Pháp bị Nhật xua đuổi chạy qua đây sang Làng Bữu, ra Ba Khe, qua Nghiã Lộ, ngược Tú Lệ ,
Mù Cang Chải, lần đường tỉnh lộ 4 D tới được Sapa-Lào Cai cuối cùng sang Vân Nam nương náu. Phù Yên- nơi bạn tôi, một sĩ quan
Cộng hoà sáng tác nhạc, đi học cải tạo dài hạn , gia đình vợ con chỉ liên lạc qua hòm thư .
Chị ấy hỏi địa danh này ở đâu, có thể đến đó được không? Từ lâu, tôi không nhớ tới Phù Yên nữa, đến khi có người hỏi, mới bật nhớ :
muốn đến Phù Yên phải vượt qua Pú Khau Phạ ( tiếng thái: pú: núi, khau: sừng,
Phạ: Trời ).
Giả dụ, một cải tạo viên nào đó có ý muốn vượt trại, nếu không được đặc xá ,thì cách duy nhất tồn tại sống ở thác về
cũng Phù Yên mà thôi .
Tao không giải thích địa danh này , có nói đi nữa vợ mày cũng không thể tìm được ! Nói với vợ mày,tao có một mơ ước nhỏ nhoi
thôi, giá có một ngày nào đó được trở về thăm nông trại Làng Bữu, tao sẽ cố vượt đèo Pú Khau Phạ vào
Phù Yên tìm cho được mộ mày thì sung sướng biết chừng nào?
Thì ở đây, trên đướng tấm bảng lớn treo trước cổng, chỉ THÔN NGHĨA LỘ xa hun hút kia, tôi vừa ngạc nhiên vừa thích thú!
Và thật sự khách sạn này gần khu trung tâm , chú Trang và vợ không cần gọi xe tắc xi, chồng dắt tay vợ cùng nhau đi bộ ra
Tràng Tiền ăn kem.
Bây giờ cô Huyền mới trao chìa khóa phòng 306 lầu ba, với câu thòng : cô chú yên tâm nhé, sử dụng thang máy cho khỏe thân.
Ăn xong, lên giường ngả lưng, tiếp tân báo có khách đợi.
…. Về đến thị trấn Nghĩa Tân, thuộc huyện Từ Liêm, căn nhà Kiều lọt thỏm trong dãy nhà nhiều tầng. Nó dành cho tôi một
căn gác xép đụng đầu, cứ coi giang sơn nhỏ bé này so sánh với phòng khách sạn, chưa chắc tôi đã quí bằng!
( THẾ PHONG - HÀ NỘI BỐN MƯƠI NĂM XA- NXB Thanh niên ,1999, 2006).
Buổi tối thật đông vui, hàng quán bày bàn ghế tràn lan trên vỉa hè chật ních cô, cậu đang chen chân tìm một chỗ ngồi giải khát
tâm sự chẳng dễ dàng gì. Đêm nay ăn mừng thủ đô được giải phóng, cờ xí ngập phố phường,
đèn sáng hơn sao trời lấp lánh.
Qua phố Lý Thái Tổ, anh xe ôm chỉ căn nhà năm tầng mới xây xong đẹp tân kỳ, được báo chí nhắc đến, nhà văn phòng cơ
quan bỗng chốc ông phó ký giấy biến thành tư thất thủ trưởng, rồi phá đi xây lại , ngoại kiều mở văn phòng hốt cả
đống đô la bỏ túi ngon ơ. Báo chí làm rùm, dư luận xôn sao, thủ trưởng bày cách hạ nhiệt dư luận- xin được trả nhà
lại không có điều kiện nào kèm theo- độc giả đọc báo tưởng thật, thể nào cũng bị mất chức, mất nhà , bị quy tội tham
nhũng tư hữu hóa công sản vv…. Nhưng bác cứ chờ xem sẽ hạ cánh an toàn thôi , và màn trình diễn ồn ào
sẽ chẳng mấy lúc chìm nghỉm, đi vào quên lãng .Quả thật,các cụ dạy chớ có sai- muốn an phận đừng mó dái ngựa-
cứ mũ ni che tai hay nhất đấy bác ạ!
Thời kỳ tôi còn là học sinh - có một buổi sáng nhìn vào cửa hàng bánh kẹo số 45 Hàng Lọng-nhà Vũ Thị Thanh Thúy- bạn học Kiều Liên Sơn,
Nguyễn Đăng Khải, Cao Bá Ân, Nguyễn Gia Vinh và tôi ở Trung học chuyên khoa Phan Đình Phùng, bỗng nhiên được thay bảng tên phố
De Lattre DeTassigny. Vậy ra viên thống tướng từng ký tên trên bản tuyên ngôn hôm nào đã chết rồi sao? Súng vẫn còn
nổ, đạn pháo vẫn ì ùng đêm đêm nghe vọng từ phía bắc lẫn phiá nam Hà Nội- và nước Pháp đã đóng góp vào mặt trận Bắc Việt cả hai
sinh mạng cha con- đưá con độc nhất , báo tây gọi là enfant unique , mang lon trung úy bỏ mạng trên pháo đài chiến
trường Ninh Bình –còn cha , tướng năm sao đi thị sát mặt trận Vĩnh Phúc, ban lệnh thả bom tiêu diệt hai bên trực diện ;
rồi một phút đột nhiên máy bay C&C (Command and Control) quay đầu về hướng Hà Nội. Và cùng năm 1952, thống
tướng qua đời ở Paris.
Cao Bá Ân kể vanh vách cho vợ chồng Khải, vợ chồng tôi, Vinh, Dzư nghe chuyện gia đình Đặng Ngọc Oanh. Nó kể lại rất tự nhiên , không
ngại ngùng , không cần biết liệu vợ tôi có phiền lòng khi
nghe chuyện người tình cũ của chồng không?
Vợ tôi trả lời Ân, anh cứ kể, tôi quen nghe chuyện này rồi, không phải chỉ một cô Oanh đâu, mà còn nhiều cô Oanh khác nữa kìa. Ân được mở
đường, càng kể mạnh miệng hơn. Cô Oanh da nhuôm nhuôm, đẹp gái, răng khểnh cười duyên, thân hình đẫy đà, so với tôi khi ấy như người chị
từng trải vậy. Cô là con gái bà chủ nhà hàng Pigalle phố Đội Cấn, chẳng biết có phải cô thường giao thiệp, ăn nói với tây
hay không, nhưng tiếng Pháp lại đứng hạng nhất nhì trong lớp, và đối thủ đáng gờm là chàng Tường này . Chẳng biết hai gia đình quen biết
ra sao, ba mẹ tôi hứa hôn với mẹ Oanh thế nào (hình như ba Oanh mất sớm thì phải?) - một lần Oanh đến nhà cô tôi phố
Mai Hắc Đế gặp tôi nói vậy. Tôi kể lại cho bà cô ruột- so với Oanh- tôi như cậu em bé mọn, vậy bà chị đề cập chuyện này quả
không đúng lúc rồi.
Sau đợt di cư vào Nam , cô Oanh đi Sài Gòn học nghề y tá, ra trường làm ở Nhà thương Chợ Rẫy thì phải?
Ân quay sang hỏi tôi hỏi, có gặp lại bạn cũ không? Không trả lời thẳng câu hỏi Ân, tôi chỉ gật đầu ghi nhận, không nói gì thêm, và không cho biết chuyện tình dang dở giữa tôi và Oanh –nàng
có một đứa con gái với tôi mang họ mẹ. Cao Bá Ân hỏi dồn, không gặp thật sao- tôi chỉ ừ hứ lấy lệ , cố ý đánh trống lảng , hứa sẽ gửi một copy tiểu thuyết Nửa Đường Đi Xuống đã in ở Sài Gòn từ thập niên sáu mươi cho Ân đọc. Như chỉ muốn thầm nói với bạn : Con gái tao và
Oanh đã 49 xuân sanh; tệ thật, hai bố con cùng ở Sài Gòn bấy nhiêu năm mà chưa hề biết mặt nhau –giờ này có mặt vợ tao ,nên chưa phải lúc
kể cho mày nghe đó thôi Cao Bá Ân ạ.!