Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      



CÁNH BÈO PHIÊU BẠT


     

M ới hơn 8 giờ mà làng Vạn Phúc trở nên im ắng lạ, chỉ có tiếng mưa rơi hòa lẫn với bản hòa tấu của côn trùng trời đêm. Bà Thanh vẫn ngồi lặng lẽ bên cửa sổ đôi mắt buồn  ưu tư nhìn ra đầu ngõ, dù bà biết chắc Hạnh, con gái út của bà không thể về được vào lúc này. Đã 5 năm nay kể từ lúc Hạnh về nhà chồng bà mới cảm nhận hết nỗi cô đơn, sự vắng vẻ của cõi lòng. Bà có cảm nhận ngôi nhà trở nên rộng rãi và thiếu hẳn sinh khí. Rất nhiều lúc, trong nỗi cô độc, trong nỗi buồn kín bưng của mình- Bà không hiểu nỗi một người suốt đời sống cam chịu, khốn khó như bà- một người nhân từ, luôn sống tốt, từ nhỏ đến lớn không làm hại ai, ngay cả một con kiến  cũng  không nỡ giết nó- mà sao cuộc đời bà lại truân chuyên, khổ ải như thế này.? Phải chăng đó là món nợ mà bà đã trót vay từ kiếp trước và phải trả trong hình hài trần tục ở kiếp này.? 

Cuộc đời bà giống như một trang tiểu thuyết buồn. Cái số phận nghiệt ngã bắt đầu từ khi bà mới cất tiếng khóc chào đời. Một sinh linh bé nhỏ không hình dung được sự hiểm nguy đau đớn mà nó phải gánh chịu. Bà nghe người ta kể lại rằng: Ai đó đã sinh ra bà và bỏ bà dưới gốc Đa đầu làng - ngôi làng nhỏ nào đó ở Quảng Nam, mà giờ này bà cũng không biết tên, cũng như địa điểm của ngôi làng đó nữa. Một cặp vợ chồng người Hoa động lòng trắc ẩn, ẳm bà về nuôi cùng con trai mới sinh của họ. Sau này- bà được nghe dì tám Lưu kể lại. Không biết bà có khắc tinh với gia đình họ hay không mà kể từ khi đem bà về nuôi,gia đình của họ gặp hết cái xui này đến cái nạn kia.Người chồng thì mất việc, vợ bị tai nạn gảy chân. Đi xem bói thầy bói phán rằng: " trong nhà có người nữ số mạng lớn nên họ sẽ suốt đời không yên ổn được". Năm đó bà mới được 6 tuổi -bà chỉ nhớ mang máng là, Ba mẹ nuôi đã ôm bà vào lòng khóc và nói với bà là đã tìm được ba, mẹ mới cho con rồi. Lúc đó, làm sao bà hiểu hết được lời của cha mẹ nuôi –làm sao biết dược cuộc đởi mình lại sắp bước vào một cuộc hành trình đầy truân chuyên  của kiếp người? Bà chỉ cảm nhận được sự yêu thương của họ dành cho bà, vì họ khóc rất nhiều, và bà vì sợ hãi cũng khóc theo cha mẹ nuôi thôi .Rồi một buổi sáng dì tám Lưu đến nhà,và trưa hôm đó mẹ nuôi mặc cho bà cái áo đầm đẹp nhất, đeo vào tai bà đôi hoa tai bằng bạc. Ôm bà vào lòng hôn bà thật lâu, sau đó thầm thì nói gì đó với dì tám,- Kể từ buổi sáng chia cắt định mệnh hôm đó -bà không còn lần nào gặp lại cha mẹ nuôi đầu tiên nữa !

Dì Tám Lưu nhà ở cạnh chợ Kỳ An,- ngày 2 buổi dì lo bán hàng ngoài chợ, tối mịt mới về nhà . Dượng Tám là một thầu khoán nên cũng ít khi có mặt ở nhà, đôi khi nhận thầu công trình ở nơi xa ,cả tháng Dượng mới về thăm nhà một lần. Bà Thanh lúc đó mới 6 tuổi được nhận về ở nhà giữ thằng cu An con của dì Tám -3 tuổi, và làm công việc nhà như nấu cơm, quét dọn. Thằng cu An được cha mẹ cưng chiều nên suốt ngày nghịch ngợm và không lúc nào chịu ngồi yên. Không chìu theo ý nó-không làm vừa lòng chuyện gì là nó vả vào mặt bà, hay ném bất cứ vật gì cầm được vào người bà rồi nằm dãy ra khóc la .Đã vậy- tối về nó lại méc với dì Tám là bà Thanh đã đánh nó khắp người. Thế là, vì quá thương chìu con- những trận đòn vô cớ mà bà Thanh phải chịu ngày càng nhiều. Thuở ấy-bà cũng lờ mờ nhận biết được thân phận côi cút lạc lõng của mình qua những câu chì chiết mắng chưởi của dì Tám. Mỗi tối , lúc dì Tám ru hát vỗ về cho cu An ngủ- bà nằm nghe những lời dịu ngọt của dì Tám , chỉ biết úp mặt vào gối khóc thầm. Tuổi thơ bà, đâu có được nghe những lời dịu dàng mặn nồng ấy? Năm bà Thanh 10 tuổi, dì Tám buôn bán ế ẩm lại bị huê hụi lường gạt hết vốn- nên ở nhà làm công việc nội trợ. Dượng Tám đã theo vợ bé ở trên phố họa hoằn lắm mới về thăm nhà một buổi!. Bà Thanh đã trở nên là cái thớt để cho dì Tám Lưu bằm văm ngày càng nhiều. Dì Tám đã đổ lên đầu bà Thanh tất cả nỗi buồn giận, khổ đau vì cảnh nhà sa sút, vì người chồng bạc bẽo… 

 - Tao không hiểu tại sao tao lại nhận mầy về nuôi làm gì? Mầy suốt ngày chỉ biết chơi và phá phách thôi, có giúp tao được gì đâu?. 

 -Mầy ám tao vừa thôi,sao mầy không chết quách khi mầy bị bỏ rơi, bị kiến đục mắt đi hả Thanh?

 -Vợ chồng ông Tỷ cứu sống mầy là một sự sai lầm, phải trả giá gia đình li tán rồi.Nhưng tao không để mầy phá nát cái gia đình này đâu mày nghe chưa?         

  Bà Thanh ngồi nép vào một góc cửa,bà cố thu mình thật nhỏ, tránh đi cái nhìn nảy lửa của dì Tám. Nhưng tia lửa của lòng sân hận, u ám vẫn cứ xoáy sâu vào người bà như có trăm ngàn lỗ. Rồi chuyện gì đến cũng đến. Chiều hôm đó bà Thanh đang xách nước đổ lên bể để lọc nước dùng trong ngày thì nghe dì Tám gọi to- giọng đầy giận dữ:        

 - Thanh! mầy bỏ đó vào đây tao bảo           

Bà Thanh sợ hãi len lén bước vào thoáng nhìn lên mặt dì Tám -bà hình dung một trận đòn sắp tới chắc sẽ đau đớn lắm, bởi nét mặt dì Tám đã tái sạm..          

- Mầy lấy trộm tiền của tao phải không?        

  -Dạ! Con thề không có lấy mà,.. Con xin dì nghĩ lại?          

-Tối qua tao bỏ mấy cắc bạc ở đây, giờ không cánh mà bay? Nhà chỉ có tao với mày thôi. hay là mầy đổ tội cho thằng cu An?         

 Thằng An mới vừa ngủ dậy- làu nhàu, la to :"  Nó lấy đó má ơi, nó là một con ăn cắp, má đuổi nó đi đi"

Bà Thanh đưa tay quẹt lau nước mắt- giọng lí nhí : " Con xin dì, con không có lấy thật mà, con lấy tiền để làm gì…"           

 -Mầy đúng là đồ con hoang, tao không thể nào nuôi mầy được nữa. Mầy vào xếp đồ và ra khỏi nhà tao mau…          

-Con xin dì, dì cho con ở lại, con không lấy tiền thật mà, con biết đi đâu đây dì ơi?  

- Mầy đi đâu là chuyện của mầy, tao không phải mẹ mầy, và nhớ là đừng về đây nữa nghe không? Mầy về tao đánh gảy chân đó!         

 Bà Thanh hết lởi năn nỉ nhưng dì Tám vẫn làm ngơ bỏ đi- biết  không có lời nào có thể làm đổi thay dược lòng người đã cạn khô tình yêu thương- bà lầm lũi vào góc buồng ôm giỏ đồ bước ra cửa. Bà Thanh chợt ngoái nhìn lại- đôi mắt bà nhìn chầm chầm lên gương mặt trẻ thơ của cu An-lòng cảm thấy thương nhớ vô hạn. . Bà biết dược rằng, kêt từ hôm nay-bà sẽ không còn được gặp lại cu An lần nào nữa. Bà thấy thương nó-nhớ nó, như sắp rời xa một đứa em ruột thịt đã từng chung sống bao năm. Bà đi từng bước thật châm ra khỏi ngõ, thẩn thờ men theo đường quốc, nhưng cũng không biết những bước chân mình sẽ đi về đâu.?. Những bước chân vô định cứ dẫn dắt bà –bà đi mãi-cắm cúi bước, nước mắt cứ tự nhiên chảy ràn rụa mà bà không thể lau khô được nữa! Chợt nhìn thấy một đám mía đường đã lớn phía bên kia dường- bà lặng lẽ đi sâu vào giữa đám - bẻ một cây- siết  ăn cho đỡ khát. Vùa mệt, vừa buồn đau- bà đã ngã lưng ngủ vùi luôn giữa đám mía từ lúc nào . Có lẽ nơi ấy-là chốn yên ổn , an toàn nhất cho bà? Mờ sáng hôm sau- tỉnh dậy-sau một thoáng bàng hoàng ngơ ngác- bà đã nhớ lại mọi chuyện vừa xảy ra cho đời mình buổi chiều hôm trước-bà lại tiếp tục rảo bước đi theo đường quốc lộ. Buổi chiều, bà đã tới thị trấn Nam An.    Trời bỗng đổ mưa nặng hạt- vừa đói, vừa lạnh, bà nép mình vào dưới mái hiên của một ngôi nhà đóng kín cửa. để tìm chút hơi ấm.             

- Con gái! Sao giờ nầy còn nằm ở đây? Sao con không về nhà?- Nghe giọng nói rõ to gọi mình- Bà Thanh chợt thức dậy- ngước lên nhìn- người đàn ông trạc trung niên đang đứng trước mặt- nhoẻn miệng cười… Bà Thanh nói giọng lập cập như bị rét lạnh:           

- Cháu xin ông cho cháu nằm nhờ đây- cháu không có nơi nào để đi nữa  Trời tạnh mưa, cháu sẽ đi ngay…           

-Con vào nhà đi-người đàn ông mở rộng hai cánh cửa- nằm ngoài trời lạnh lắm biết không?        

Người đàn bà từ bên trong nhà bước ra của- thoáng nhìn chồng-rồi liếc nhìn Thanh với lòng dầy thương cảm : “ Con vào trong nầy đi! Mưa mùa này làm sao dứt được sớm mà chờ?

Giọng nói trong trẻo, thân tình-dịu dàng của người đàn bà đã làm cho lòng bà bỗng nhiên như được sưởi ấm. Bà cảm thấy mình được tươi tỉnh lại.

Sau khi nghe kể lại cảnh dời phiêu bạt côi cút hẫm hiu của bà Thanh,vợ chồng ông Trung- chủ nhà, đã sẵn lòng cưu mang, nhận nuôi bà từ đó.

Ông bà Trung đã có hai người con- anh Đại và chị Hương – bây giờ có thêm bà Thanh nữa.-  cả nhà như vui hẳn lên. Bà Thanh cảm thấy  cói lòng băng lạnh của mình được xoa dịu, an ủi-khi những ánh mắt nhìn bà đều thân thiên- gần gũi. Bà hòa nhập vào  cảnh sum họp của gia đình một cách tự nhiên-vui vẻ.           Ông Trung đang là Giáo Sư của trường Trung học công lập  trong thị trấn – và bà Trung là y sĩ trưởng của một bệnh viện từ thiện  .Bà Thanh được cho ở chung phòng với chị Hương-cả nhà ai cũng yêu quý bà, xem bà như con, như em ruột trong nhà vậy. Tình yêu thương thật mầu nhiệm, chỉ trong vài hôm-bà Thanh đã tìm lại được niềm vui sống tưởng đã tắt lim ngay trong đám mía hoang vu bên đường. Hàng ngày bà chỉ làm những việc lặt vặt giúp cho bà Trung hay cô Hương-  còn những chuyện nhà đã có thuê người làm . Tối đến- ông Trung thường dành  một ít thời gian sau khi đọc báo, để dạy cho bà học Năm 15 tuổi- bà thi lấy được bằng tiểu học.Thời gan sau- Ba, mẹ nuôi đăng kí cho bà học lớp sư phạm  sơ cấp ấp Tân Sinh và từ năm 18 tuổi bà được phân về về dạy ở trường sơ cấp Nam Lộc gần nhà.Được đùm bọc trong sự trìu mến yêu thương, bà Thanh thường nhìn cảnh sum họp của gia đình ông bà Trung mà không ngớt mơ ước có được phút giây gặp mặt, gần gũi cha mẹ đẻ ra mình. Bà chỉ cầu xin được gặp cha mẹ bà-dù chỉ một lần thôi-để được nghe những lời thương yêu nồng ấm của cha mẹ dành cho mình. Nhưng có bao giờ ước mơ kia đến được với đời ba đâu-bởi vì-kẻ vô tâm bạc tình đã chìm khuát tận chân trời góc biển nào rồi?              

Năm bà vừa tròn 20 tuổi- ba, mẹ nuôi đã chọn gả bà cho anh Hải- cũng chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ như bà vậy. Hải dạy cùng trường với ông Trung- bậc đệ nhất cáp.. Mặc dù cuộc hôn nhân chỉ là mai mối, nhưng vợ chồng bà rất yêu thương nhau.Vợ chồng đùm bọc hủ hỉ làm ăn. Dù chưa được sung túc như mọi người- nhưng đó là thời gian hạnh phúc nhất của cuộc đời bà.  Khi Bé Hạnh chào đời , hai vợ chồng bà mừng vui vô hạn. Đó là kết quả của tình yêu thương của hai mãnh dời bất hạnh. Nhưng-thật bất ngờ và tàn nhẫn thay- cuộc đời lại một lần nữa cướp đi cái hạnh phúc nhỏ bé còn lại của đời bà.: Năm bé Hạnh 4 tuổi, sau một lần ăn tất niên nhà bạn,  Hải đã uống mấy li rượu rồi cảm thấy mệt , choáng váng vội xin phép  về nhà nghỉ.. Nhưng giấc ngủ mê ấy của Hải không bao giờ tỉnh dậy nữa. Anh không còn quây quần bên vợ con hằng đêm như bấy lâu! Anh đã đi xa-đã trở về với cát bụi phận người…  

Hạnh  rất thông minh- học giỏi và là đứa con ngoan ngoãn luôn luôn biết vâng lời mẹ. Năm Hạnh thi đậu vào đại học Sư phạm- cũng là lúc cha mẹ nuôi của bà nối tiếp nhau ra đi. Hạnh tốt nghiệp- xin về dạy ở Trường THPT Bình An. Nhưng chỉ hai năm sau, cũng phải rời xa bà  theo chồng vì con rể bà là con một của một gia đình khá giả ở thị xã. Họ cảm thấy bị xúc phạm nếu để con về ở chung với phía vợ nên ngay từ lễ hỏi-họ đã từ chối yêu càu tha thiết của bà là cho vợ chồng Hạnh về chung sống…Sự giàu sang  đôi khi đã làm cho con người trở nên vô cảm…


     Chuông điện thoại reo vang cắt đứt dòng suy nghĩ  của bà Thanh. Bà bắt máy- nghe giọng nói của Hạnh bên kia đầu dây        

  -Má có khỏe không? Má đã ăn gì chưa?         

- Má khỏe, con đừng lo- Giọng bà nhỏ, đượm buồn- Vợ chồng con thế nào rồi?         

 - Công việc thuận lợi lắm má à. Anh Thuận được đề bạt lên trưởng phòng, - năm nay con thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh đó má!

Một thoáng im lặng…        

- Anh Thuận sắp đi công tác ở Đà Nẵng, sẽ ghé về quê thăm má vài ngày. À !Bé Hiếu muốn nói chuyện với bà ngoại đây này, con chuyển máy cho nó nhé.         

- Bà ngoại có khỏe không? Tiếng nói vừa tròn giọng của chú bé 4 tuổi thật ngộ nghỉnh, êm ái- Bà ngoại thương bé Hiếu nhiều không? Hiếu ngoan lắm, hè này ba mẹ hứa cho Hiếu về thăm ngoại. à nha…           

Bà chưa kịp trả lời thì nghe có tiếng “ tút tút”. Chắc là thằng cháu 4 tuổi của bà đã gát máy rồi? Nó chỉ hỏi mà không cho người nghe trả lời?            

Bà Thanh nghe được giọng nói ngây thơ của cháu, thấy rất ấm lòng. Lần nào cũng vậy-Hạnh đều cho bé Hiếu bi bô với bà ngoại vài câu- Ừ nhỉ- thì con bà có bỏ bà đâu?  Nó đang sống hạnh phúc thì bà cũng hạnh phúc mà. Hạnh phúc của bà bây giờ đều dành cho con cháu thôi- Bà chậm rải lại bàn thờ đốt nén nhang -chia sẻ niềm vui của bà với cha mẹ nuôi, chổng- và cầu xin cho tất cả được yêu thương, hạnh phúc …./.




VVM.15.11.2023-NVA

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .