Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


CHẾT RỒI ... VẪN MUỐN ĂN





Mời qúy vị mở nghe Symphony Pastoral của L. Beethoven
nhạc bản mà Hồ Thủy rất yêu chuộng khi còn sinh tiền


G ia đình ông ấy dọn về đây được một tuần sau khi ngôi nhà mới của họ vừa xây xong, ngôi nhà to thật, to nhất khu xóm này, nó uy nghi chễm chệ nằm trên một lô đất vuông vức, được điểm xuyết bằng một cây đại thụ nghe đâu có giá gần một trăm triệu đồng, với nhiều cây kiễng, hòn non bộ đâu chừng một trăm triệu, lại có thêm một hòn đá gọi là “đá phong thủy” mua từ bên trung quốc khoảng một trăm triệu nữa. Chỉ riêng cái sân nhà thôi cũng đã hết ba trăm triệu, còn nữa chứ; tường thành chung quanh nhà và cái cổng kèm theo hai cánh cửa cổng đâu như là cũng hai trăm triệu lận, vị chi là năm trăm triệu…eo ơi, sao mà họ giàu quá xá.

Thật đáng tủi cho tôi vì nhà họ ở sát bên nhà tôi; một căn nhà khiêm tốn (càng làm nổi bật ngôi biệt thự nguy nga tráng lệ của họ). Vợ và các con của tôi hay nói đùa một cách văn vẻ có học thức rằng:

- Nhà mình giống như nhà của Vương viên ngoại trong truyện Kim Vân Kiều.

Nói rỏ ra là nhà tôi hơi nghèo nên đơn sơ giãn dị lắm, nếu được ở vào cái thời của cụ Nguyễn Công Trứ trong “Hàn Nho Phong Vị Phú” thì nhà tôi thuộc vào loại “Đêm năm canh an giấc ngáy o…o…Thời thái bình cửa thường bỏ ngỏ…” Gia đình tôi sống nhờ tiệm bán sách báo ngoài chợ do vợ tôi trông coi, còn lương công nhân của tôi thì…bèo bọt lắm.

Nhưng bù lại các con tôi đều được học hành tử tế, lại còn là học sinh giỏi của trường, và là những đứa con ngoan trong gia đình, vậy thì tôi cũng giàu có quá đi chứ.


Nhà đó có cả thảy là tám người: hai vợ chồng chủ nhà, ba đứa con (hai trai một gái) một bà bếp, một anh tài xế và một người làm vườn. Xóm giềng trầm trồ khen họ thật đúng là… Đại gia.

Vợ tôi: một người phụ nữ tốt, rất mực chăm lo cho chồng con và ngôi nhà khiêm tốn của chúng tôi nhưng có tánh ưa tò mò, đôi khi nàng lại còn rất thời sự chuyện trong nhà ngoài phố, tôi không muốn vợ tôi như thế, nhưng “giang sơn dể đổi, bản tánh khó dời”, biết làm sao bây giờ, được cái nàng cũng rất thận trọng, chỉ kễ cho tôi nghe chuyện xóm giềng khi các con chúng tôi đã đi ngủ. Thật buồn cười, đôi khi tánh ưa tò mò của vợ cũng hay, vì có như thế tôi mới biết được đôi điều về hàng xóm mới của mình.

Tối nay vừa lên giường chưa kịp bật ti vi xem phim, vợ tôi liền nói:

- Anh nè, em kễ cho nghe chuyện này...

Tôi thở ra:

- Em lại thời sự nữa rồi…

- Không, chuyện này hay lắm, em mới biết sáng nay thôi.

- Ừ, chuyện gì kễ mau mau đi, em mà cứ kà kê là anh ngủ mất tiêu đó nghen.

Vợ tôi xoay người tôi quay về phía nàng; bắt tôi phài chú ý đến chuyện nàng kễ:

- Sáng nay em đi chợ gặp bà giúp việc nhà bên đó, bả tên là Mùi, em chỉ cần khen bà ta hiền lành và đẹp phúc hậu rồi mời bà ấy ly chè, thế là em biết được nhiều chuyện lắm đó anh…

Tôi cười:

- Em cũng biết cách khai thác ghê há.

- Thì…cũng phải mánh chứ anh. Thôi, nghe em kễ đây… …ông chủ nhà tên là Long, năm mưới bốn tuổi, vợ tên Hồng, năm mươi hai, họ có ba con, hai đứa con trai đầu đứa lớn mười chín tuổi, đứa nhỏ mười bảy, con gái út mười hai, trước kia nhà họ ở ngoài quận Nhất, ông Long này có người bố làm chức vụ lớn lắm anh à, nghe bà giúp việc kễ thì đâu như là làm quan to lắm đó…

- Hơi đâu mà em lạ, làm quan to mới có nhiều tiền chớ. Mà quan gì em biết không?

- Em hỏi bà Mùi ông già làm quan gì? bả nói không nhớ, chỉ biết là làm quan rất to. Nhưng trước khi làm quan thì cũng nghèo lắm, vợ ổng buôn thúng bán bưng lo cho gia đình, để chồng được rảnh rang mà mưu cầu danh lợi. Nhờ bà vợ biết chịu thương chịu khó siêng năng thức khuya dậy sớm mua đầu nọ bán đầu kia, chắt chiu cần kiệm nên từ từ khá lên. Còn ông chồng thì có đầu óc ranh ma lại biết nắm bắt thời cơ nên đường công danh sự nghiệp phất lên như diều gặp gió. Em nghe bà Mùi nói ổng biết luồn cúi nịnh nọt, lại cũng chịu ăn hối lộ nên càng ngày càng giàu, giàu kinh khủng luôn, nhà của ông Long mình thấy đã là giàu quá trời nhưng so với ông bố thì nhằm nhò gì…nghe đâu khi được chia gia tài xong thì ông Long bán hết tư thất ngoài quận Nhất, gom hết tiền về xóm mình mua mấy căn nhà rồi phá ra để xây biệt thự đó anh…

Tôi giật mình nhớ ra:

- Ừ hén, hèn chi mấy người hàng xóm củ của mình dọn đi mất tiêu.

Vợ tôi cười:

- Anh cũng vô tình thật đó, mấy căn nhà ở kế mình bán hết cho ông Long, nghe nói giá khá cao, bị vì ổng không cần mua thêm nhà mình, chứ nếu không…tụi mình cũng bán luôn anh há.

- Em nghỉ bậy không hà, à mà này…sao em kễ chuyện nhà người ta mà y như là em biết rỏ nhà bố ông Long vậy…

- Thì bà Mùi kể em nghe chứ bộ, bà Mùi ở cho nhà ông Long mười lăm năm nay rồi chớ ít sao……theo bà Mùi kể thì ổng ăn hối lộ tới mức mà cái bụng ổng không có đáy, ổng ký duyệt đất đai dự án gì gì đó làm cho nhiều người nghèo mất đất; mất nhà thật là tội nghiệp hết sức. Sở dỉ bà Mùi chịu ở với vợ chồng ổng là vì bà chịu ơn của người vợ. Trong số các con của ổng thì chỉ có ông Long là được mà thôi, còn mấy người kia thì hư hỏng tanh bành.

Tôi ngắt lời kể của vợ:

- Ủa, sao không nghe nói tới bà vợ?

- À, bà Mùi kể rằng khi ổng đã bắt đầu giàu có thì sinh tật “tham phú phụ bần”, ham mê gái đẹp chân dài nên ổng bỏ bà, bà buồn quá đâm ra cờ bạc cho khuây khỏa, sau đó bịnh mà chết. Ổng có rất nhiều nhà, mà nhà nào cũng to đùng, nguy nga tráng lệ, lộng lẩy như dinh của vua chúa... Em nghe bà Mùi kễ thêm rằng ông bố của ông Long bị chết đang lúc ăn nhậu với mấy thằng“cò dự án”, lúc đó bên cạnh ổng còn có mấy đứa con gái đẹp đang hầu rượu, hình như ổng bị mắc nghẹn cái xương gà vì đang lúc gặm đùi gà mà còn cười hô hố nên bị sặc rồi cái đùi gà nó chui tọt vô họng, khi đưa ổng đi cấp cứu thì miệng ổng vẩn há to, còn cái đùi gà vẩn còn nằm tuốt trong họng, ghê vậy đó, ổng chết trên đường đi cấp cứu, vì vậy mấy người con của ổng không đưa xác ổng về nhà mà xin đưa vô chùa. Bà Mùi kễ lúc còn sống ổng không bao giờ đi chùa hay làm phước bố thí cho ai cả, vậy mà lúc chết thì phải ở trong chùa để bá tánh tụng kinh giải tội cho ổng…coi như là cũng còn có phước.

- Anh không tin ổng mắc nghẹn đùi gà mà chết, chẳng logic tí nào,có thể ông ta chết vì đột quị trong lúc ăn, nhưng vì bị người ta ghét nên thêm mắm dặm muối cho bỏ ghét. Chuyện thị phi mà.

- Sao cũng được, nói chung là ổng chết vì mắc nghẹn trong lúc ăn nhậu, còn mắc nghẹn vì thứ gì thì ai mà biết, cách chết càng xấu bao nhiêu người đời càng hả hê bấy nhiêu, nhất là những người bị ổng hại đến nổi phải nghèo khỗ. Khi được người ta thương thì cái chết sẽ trở nên hiền lành, còn sống ác mà bị người ta ghét thì khi chết sẽ bị biến tấu cho trở thành dử.

Tôi kết luận:

- Vậy là bố ông Long chết dử.

Vợ tôi triết lý:

- Anh thấy không, ổng tham lam làm giàu trên sự mất mác đau khổ của người khác để có thật nhiều tiền, nhiều nhà, ấy mà rốt cuộc lại chết dọc đường, khi miệng đang còn ngậm miếng ăn ngon chưa kịp nuốt, đến khi chết mà cũng không được nằm trong nhà mình… ở ác mà chi anh nhỉ, tham lam cho lắm rốt cuộc chết rồi có mang theo được gì.

Hôm nay bên nhà “đại gia” có đám giỗ, đồng thời cũng kèm theo tiệc mừng tân gia, họ mời nguyên cả xóm đến dự. Lẻ ra hai đám này phải làm tạch biệt mới đúng nhưng họ ngại phiền cho xóm giềng phải mất công đi hai lần, thôi thì nhất cử lưỡng tiện, cứ “hai trong một” cho gọn. Chiều hôm qua ông Long qua nhà tôi chào hỏi làm quen và mời hai vợ chồng tôi ngày mai qua nhà ông “ăn tân gia và đám giỗ”. Thú thật là tôi hơi choáng váng bởi vì…gia cảnh nhà tôi thì thanh bần trong khi ông ấy lại quá giàu. Tôi ngập ngừng nói:

- Dạ…thật hân hạnh cho vợ chồng em đã được anh chị ghé mời, nhưng…chỉ sợ vợ chồng em…bận việc công ty…nên…

Ông Long cười xởi lởi:

- Chú thím đừng ngại, chỉ cần chú thím qua dự là tôi vui rồi.

- Dà…em…

Ông Long vổ vổ vào vai tôi tỏ vẽ thân thiện:

- Thôi mà…cũng đừng mua quà cáp mà chi, “bán anh em xa mua láng giềng gần” mà chú.

Rồi ông đi về, không quên căn dặn tôi phải có mặt vào trưa mai.

Buổi tối hai vợ chồng cùng ngồi than thở, tôi nói với vợ:

- Tụi mình biết mua quà gì để mừng tân gia đây em? Đám giỗ mua trái cây thì dễ rồi, nhưng còn tân gia…lương tháng của anh, rồi tiền bán sách bào của em cọng lại chưa chắc mua nổi món gì đó xứng đáng với nhà họ…

Vợ tôi thở dài:

- Người ta giàu quá…mình khó mà mua quà, đi tay không thì giống như mình đi ăn chực. Sao ông ta lại đẩy hai vợ chồng mình vô cái thế khó xử quá vậy anh nhỉ, thật là tiến thoái lưỡng nan.

- Em biết anh có cãm giác thế nào không? Anh suy nghỉ như thế này nhé: ông ta mời mình là để muốn chứng tỏ cho mình thấy ổng là người rất hòa đồng, tuy giàu có nhưng sống bình dân và muốn thân thiện với mọi người…nhưng anh lại thấy đằng sau điều đó là một điều khác nữa kia em à, hình như ông ta muốn khoe với xóm này sự giàu sang của ổng, làm như…được qua nhà ổng là một vinh dự lớn cho mình lắm ấy…kiểu như là mình được ông ta “hạ cố ban ơn”.

- Anh mặc cãm quá hà, không hơi đâu suy nghỉ cho mệt óc, mình cứ giử quan hệ xã giao bình thường, họ chào mình thì mình chào lại…em nghỉ thế này anh nghe có được không nhé: mai em sẽ ra chợ mua một giỏ trái cây rồi anh đưa sang, mình thắp ba cây nhang lạy bố ổng rồi lấy cớ bận việc đặng đi về, khỏi ăn đám giỗ mà cũng chẳng mừng tân gia chi cho thêm phiền.

Tôi gật đầu:

- Em tính vậy nghe cũng được.

Gần trưa tôi ăn bận tươm tất lịch sự rồi bê giỏ trái cây qua nhà ông Long, xe hơi đậu kín ngỏ, xe gắn máy toàn là đời mới rất sang trọng, nhiều người đang ngồi trong nhà chuyện trò rôm rã…thật tình thì tôi cũng hơi ngượng vì sự lạc lỏng của mình trong ngôi nhà to lớn lộng lẩy cùng những người khách của ông Long cũng lộng lẩy không kém. Chẵng biết người nào đến mừng tân gia, người nào đi ăn đám giỗ? Nhìn chung thì mọi người đều được dịp diện áo quần, đeo vòng vàng và cùng nhau khoe của, khoe chồng, vợ, khoe con cái. Ông Long bắt tay tôi, nắm tay của ông hời hợt lỏng lẻo, tôi chợt hối hận rằng mình đã “hố hàng” khi tin vào lời mời của ông ta vì cái câu “bán anh em xa mua láng giềng gần”.

Vợ ông Long kêu bà giúp việc (tôi đoán là bà Mùi; mà đúng thật…):

- Bác Mùi đưa anh đây lên phòng thờ của bố tôi nhé.

Phải leo lên một tầng lầu có cái cầu thang gổ bóng ngời và những bật thang bằng đá hoa cương sáng chói rồi mới đến phòng thờ. Tôi rón rén đặt giỏ trái cây lên một cái bàn dài, trên bàn chật cứng những mâm hoa quả loại đắt tiền. Hình bố ông Long được lộng trong một cái khung mạ vàng rất lộng lẩy nằm chểm chệ trên một cái tủ thờ khảm xà cừ sơn mài, cùng với lư hương, chân đèn bằng đồng sáng chói, trước tủ thờ có một cái bàn đóng bằng thứ gỗ quí màu nâu bóng lưỡng, trên bàn bày la liệt những đĩa thức ăn, có rất nhiều món nhìn vào cũng biết toàn là sơn hào hải vị, có sáu chén cơm, sáu đôi đủa… lại còn một chai rượu hiệu X.O, sáu cái ly đã rót rượu sẵn, một bình trà và sáu tách trà…nhiều thứ quá nhìn hoa cả mắt.

Tôi thắp ba cây nhang, cúi lạy ba cái, ngẫn đầu lên để xá xá thêm ba cái nữa rồi cắm nhang vào một cái bát đang có rất nhiều nhang cháy đỏ trong đó, tôi tò mò nhìn mặt bố của ông Long ở trong khung hình, tự nhiên tôi có cảm giác gai gai làm ớn dọc sống lưng…

…Bố ông Long có một khuôn mặt bè bè, phải gọi đó là mặt “xôi thịt” mới đúng, nó phì nộn với hai bên má phính to xệ xuống, một cái hầu trễ che mất cái cằm, đôi mắt tí hí loại mắt lương, lỗ mủi có hai cánh phình to, trán thấp, môi dày miệng rộng…tôi nghỉ trong bụng: “mặt này thì ăn không biết no là gì đây”…Thêm mấy người sang trọng bước vào thắp nhang xá xá lạy lạy… tôi lật đật ra ngoài, chạy xuống lầu chào chủ nhà, nói là có điện thoại gọi nên phải đi gấp, không thể nào ở lại “chung vui” với gia chủ, rồi tôi vội vả bước ra khỏi nhà ông. Thật là thoải mái khi về tới nhà mình, tôi thay đồ, chỉ bận một cái quần cụt với cái áo thun ba lỗ, cùng ngồi vào bàn ăn cơm với vợ con, một bửa cơm thanh đạm như mọi ngày nhưng thật là ngon.

Hai giọt nước ứa ra từ trong hai khóe mắt của ông rơi xuống, lọt ra khỏi khung hình rồi nhập lại thành một giọt khá to, nó lăn tròn…lăn tròn…từ trên bàn thờ rớt xuống đất, dội tưng lên như trái pingpong rớt trên nền gạch bông, lúc đầu giọt nước tròn vo sau đó thì biến dạng thành ra một hình thể méo mó, nó bám theo chân bàn rồi leo lên mặt bàn và trườn dài…trườn dài rồi bò lên đĩa thức ăn đặt trước bàn thờ, nó lùng sục, ngọ ngoạy và ngoáy sâu vào tận đáy đĩa, nó luồn lách qua từng kẽ hở của tất cả những món ăn, hết đĩa này nó lại bò sang đĩa khác; không bỏ sót một đĩa nào. Rồi từ dưới lòng đĩa thức ăn cuối cùng giọt nước ấy rướn mình chui ra để leo lên ly rượu; và như một cái lưởi dài nó liếm quanh miệng ly rồi đưa lưởi quậy sâu xuống đáy ly rượu, sau đó thì nó bò qua đĩa trái cây; biến dạng thành hình một lưỡi dao nhọn để chui vào ruột của từng trái mà xoáy mạnh, cuối cùng thì nó lảo đảo ngả nghiêng té nhào vô tách nước trà và bơi trong đó…Giọt nước mắt rong chơi trên mâm cơm cúng đầy rượu thịt chừng như đã thỏa thuê, nó quay lại bò lên bàn thờ, tách ra làm hai giọt nước nhỏ như trước rồi trườn lên khung hình, chui vào trong ấy và trở về vị trí cũ; nơi nó đã thoát ra. Bây giờ thì nét mặt người trong khung hình toát lên vẻ phè phởn thích thú, đầy thỏa mãn vì đã được ăn uống no say.

Tôi giật mình tỉnh dậy, trán đẩm mồ hôi…thì ra đây chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hết sức kỳ quái và hơi có vẽ kinh dị. Quái lạ, tai sao tôi lại nằm mơ thấy bố ông Long khi mà tôi chỉ mới biết mặt ông ta lúc trưa nay ở trong khung hình trên bàn thờ? phải chăng vì đầu óc tôi bị ám ảnh bởi khuôn mặt “xôi thịt” của ông ấy? lòng cảm thấy hơi sợ hải khi nghỉ rằng nếu tôi cứ phải bị ám ảnh bởi khuôn mặt “đã xấu mà còn ác”… thì có lẽ tôi khó mà được ngủ ngon.

Qua một đêm chập chờn, buổi sáng tôi kể cho vợ nghe giấc mơ của mình tối hôm qua và nổi ám ảnh của mình, nàng cười:

- Anh nghĩ vớ vẩn gì đâu không hà, tại sao lại sợ một người đã chết từ lâu mà mình không hề quen biết kia chứ.

Tôi nói lên suy nghỉ của mình:

- Nhưng bây giờ ông Long là hàng xóm của mình, mà ông ta là bố của ông Long, bàn thờ của ổng ở nhà ông Long…

Vợ tôi cười:

- Em không ngờ anh nhát như thỏ đế, thế mà bấy lâu nay em…

Nàng bỏ lửng câu nói.Tôi thở dài:

- Em à, lúc sống ông ta tham ăn theo nhiều nghĩa, lúc chết ông ta vẩn muốn ăn…

- …Vì ăn không được nên ông ta khóc, thôi, em phải ra tiệm đây, còn anh cứ vui tươi bình tâm mà đi làm, anh à, mình làm phải sẽ gặp phải, sống tốt thì sẽ gặp điều tốt, có gì để sợ đâu kia chứ.

Tôi nghĩ mình thật là buồn cười, khi không lại cứ bần thần suy nghỉ rồi sợ điều gì đâu đâu từ một giấc mơ kỳ cục.




VVM.08.10.2023-NVA.31312