T
ôi đến một nha sở vào một buổi sáng, đi lấy sách xin kiểm duyệt. Người trông nom việc này chưa đến, nên buộc tôi phải đợi anh.
Tám giờ qua đi. Một bạn khác biết tôi sốt ruột, nên anh bảo :
Cùng với anh bạn kia đẩy cửa vào trong phòng căng tin, tôi gặp lại một số người quen biết cũ. Nào cựu đại úy Sò, nguyên tỉnh
trưởng thời thủ hiến Nguyễn Hữu Trí ngoài Bắc; bây giờ là chánh sự vụ, đến ông cựu giám đốc Sở Kiểm duyệt và ông đương kim phụ tá chủ
sự kiểm duyệt. Nhiều, nhiều nữa. Tôi chào họ rất cung kính. Bàn ai vẫn người ấy ngồi, nhưng đều nói chuyện bắt qua với nhau.
- Cuộc đời sẽ đẹp hơn, nếu mình đứng về phía người khác để nhận định, suy diễn; rồi hãy tỏ thái độ hoặc có ý nghĩ phản hồi.
Sự thông cảm như vậy sẽ dễ dàng hơn, và sẽ hàn vá được nhiều nỗi đau đớn hơn.
Một bà già gần bẩy mươi, góa chồng và con cái đều làm nên cả. Bà cụ ở một mình trong một căn nhà xinh xắn trên đường
Trương Minh Giảng, phía bên kia cầu. Nhà là nhà xây, đằng trước có vườn tược mát mẻ; nói rõ hơn là một biệt thự trệt nhỏ.
Mợ Hai lại thăm mẹ. Mợ ngỏ ý:
Cụ vốn thích béc-giê. Lần sang bên hàng xóm, cụ nhìn thấy con béc-giê cái bên ấy, lớn, cao, đẻ một lũ con;
cụ nghĩ thế nào con nó chả là béc-giê; vì vậy mới xin một con về nuôi. Bây giờ LúcKy không phải là béc-giê,
cụ vẫn quí, vì nó khôn và lại tứ túc huyền đề. Bữa nọ, bà bạn bên hàng xóm sang chơi, có kể chuyện cho
họ nghe, nhà họ có con chó theo về thì cách đó một tuần sau, chồng bà đánh cá ngựa được hai chục ngàn,
ngựa về ngược. Con chó ấy khôn và cũng tứ túc huyền đề như con LúcKy. Cái lệ chó theo về nhà đem
lại rất nhiều may mắn cho nhà người ấy, chẳng phải bây giờ cụ mới tin; chỉ mèo vào nhà mới xúi quẩy.
Cụ vừa nghĩ vừa thấy tiếc con LúcKy khôn lại tứ túc huyền đề, lại vừa thích con phốc,
nhỏ, đẹp mà lại đắt giá. Đồ đạc dùng trong nhà bây giờ, cụ cũng chỉ thích sắm những món đắt tiền,
quí giá. Chẳng gì thì các con cụ cũng đã trở thành ông này, bà nọ; con gái cụ lấy chồng là luật sư
danh tiếng. Nếu cụ nuôi chó không phải là loài chó quí, khách khứa của chúng nó tới thăm cụ, thấy như vậy,
ắt sẽ bảo cụ không biết nuôi súc vật. Họ sẽ nghi ngờ về giòng dõi, gia thế của các con cụ. Thằng Cả,
thằng Hai, chúng nó sẽ bực mình. Phải giữ cho chúng nó chứ. Cụ nghĩ như vậy và bắt đầu thấy lý lẽ mợ Hai nói là phải.
LúcKy được đưa lên tắc xi về nhà bà Tham Hách, trước ngày hai con chó ở Đà Lạt được đưa về. Bà cụ cho chó đi mà vẫn thấy
tiêng tiếc cái tình giữa người và vật, nhất là khi cụ đã nuôi nó từ nhỏ cho đến bây giờ.
Hai con chó ở Đà Lạt đã được đưa về, cụ hài lòng lắm. Tuy vậy, cụ vẫn không thấy thích chúng bằng LúcKy.
Con LúcKy biết theo cụ từng bước. Cụ vào nhà thờ, nó nằm đợi ở ngoài sân. Mà như vậy hằng tiếng đồng hồ,
chứ chóng vánh gì cho cam. Lúc cụ ra về đã lại thấy nó vẫy đuôi chạy lẽo đẽo theo sau. Nhưng cụ hài
lòng với con HaTi, con chó béc-giê chính tông; ở điều cụ dẫn nó đến hàng nước mía, dặn người bán hàng,
nếu nó ngậm ca và một đồng- thì bán đá cục cho nó, bỏ vào ca, nó tự biết mang về nhà. Kể từ hôm về đây,
thực ra nó chỉ mới đi mua đá cho cụ được có hai lần chu toàn, đi về đến nơi đến chốn. Còn năm bẩy lần sau,
khi thì nó đem ca về không, khi thì đá đã tan ra nước. Cụ không hiểu được với cuộc hành trình đi lâu hằng
giờ của nó. Thực ra, tuy mới về đây, nhưng nó đã làm quen được với một lũ bạn ngoài phố. Nó mải vui
chơi nên quên khuấy đi mất việc chủ sai mua đá, nhà đang có khách, và luôn cả việc chủ nhà đã bầy
tỏ với khách cái tài mua đá của nó. Sau những lần ấy con HaTi bị đánh vì đã làm ê mặt chủ.
Cụ quyết định xích nó lại, không cho nó ra ngoài, hoặc sai đi mua đá nữa. Ở Sài Gòn, xe bắt
chó nhiều như lá khô; mất nó là mất hàng mươi ngàn đồng, chứ có ít ỏi gì cho cam!
Nhưng rồi một hôm, cụ ở đền ra đúng giờ tan sở. Một con chó ở phía sau bỗng chạy lại liếm chân cụ làm cụ hoảng hồn,
quay lại thì lại là con LúcKy. Nó vẫy vẫy cái đuôi và nước mắt ràn rụa quanh mí mắt. Nó gầy hẳn đi, tội nghiệp.
Cụ không nghĩ rằng chủ mới cho ăn không đầy đủ, nhưng cụ biết là nó bị nhốt. Chứ nếu thả ra, nó lại về nhà cũ ngay.
Cụ đưa con Lúc Ky về nhà. Hai con chó tới sau nhảy xô ra bắt nạt. Cụ nhìn chúng nó, và nói là như nói với người.
Không rõ chúng nó có hiểu không, song cụ không lấy thế làm trọng:
Bà Tham Hách cho là một câu chuyện kỳ thú. Bà đã nhiều lần được ông Tham kể cho nghe về đức tính trung thành nhất mực
của loài chó. Một con chó ở bên tây ngày ngày đưa chủ đi làm từ sáng sớm. Chủ đi xe buýt. Nó tiễn chân chủ lên xe
rồi mới quay trở về nhà. Buổi trưa chủ không về nhà ăn cơm, nó ở nhà ăn phần bánh chủ để dành cho nó. Đến chiều,
vào đúng lúc giờ chủ về, nó đã đứng ở dưới cửa xe vẫy đuôi đón mừng chủ.
Thân, thằng con thứ ba của bà Tham mười lăm tuổi rất thích chó. Đi học về, trông thấy cụ Thượng, nó cúi đầu chào và
lắng tai nghe chuyện LúcKy biết tủi nhục như người ta vậy. Nó nhận là nó sẽ đi tìm LúcKy, tìm bằng thấy LúcKy mới thôi.
Bà Tham thì kín đáo, dè dặt hơn, nhân đạo thực tế hơn. Bà bảo con trai:
- Một câu chuyện kể ra thì ít ai tin, anh có tin không?
-Có lẽ người phụ trách hôm nay bị ốm. Hãy xuống căng tin uống cà phê và nếu tôi chưa ăn sáng thì anh sẵn sàng mời .
Đã lâu rồi, ăn sáng đối với tôi là một xa xi phẩm. Miếng cơm hàng ngày là chuyện nhỏ nhoi nhất đã còn làm bù đầu, huống chi nói đến bữa
ăn thứ ba là bữa đầu tiên trong ngày. Tôi chỉ nhận uống cà phê đen. Ly cà phê này còn là để tưởng thưởng một tin nữa do chị
Cẩm Tú vừa đưa lại.
Câu chuyện một người con gái, năm nay ngoài hai mươi lăm, bạn học cũ của tôi xưa ở Hà Nội. Của thời gian mười năm ngoài đã trôi đi xa.
Và lại là chuyện tình. Đại để thế này:
“Sao anh lên thăm P. chưa, một thiếu nữ học thức biết anh? Nói đến anh, cô ta chỉ gục đầu. Xưa, anh chẳng nói rằng,
nếu anh đi dạy học, vài năm khá giả trở lại gặp. Và nếu P. chưa đi lấy chồng, anh sẽ cưới. Còn nhớ chứ? Câu chuyện thực,
nếu tôi nói đùa anh, tôi chết không trông thấy con tôi. Lên thăm nàng đi. Anh ác lắm! Yêu đương như thế đủ rồi.
Lấy vợ đi. Món này bỏ qua, tôi tiếc lắm! Nếu anh không yêu, anh cũng lên thăm P. nhé. Tội nghiệp!”
Giữa lúc này, đàn bà nói dối như cuội, và lúc này tìm được người con gái như P. quả là hiếm lắm. Sự e thẹn của P. ,
cứ cho là yêu tôi đi, bề ngoài lạnh nhạt không tỏ lộ, vẫn giữ được mực thước càng làm tôi quí hơn. Và tôi cũng vẫn không vội vã.
Vớ được ý Thi Nại Am : ba mươi tuổi, chưa lấy vợ, hết muốn lấy vợ. Cái gì đến sẽ đến. Lấy vợ cũng do định mệnh. Muốn cũng
không được, không muốn cũng không được. Đã nhiều lần tôi quyết định đều hỏng cả; nên buồn đau mà tin số, cái mà tôi ghét nhất,
tôi thù nhất, khi trên đầu, sau lưng; hoặc ở đâu lại có thể định đọat vận mệnh mình một cách âm thầm.
Tôi trả lời ông cựu giám đốc Tâm Huyết- nhưng hướng tới ông đương kim phụ tá chủ sự- về câu ông Huyết hỏi
tôi lâu nay có sáng tác nhiều không?
- Có anh 353 biết, tôi gọi ông đương kim chủ sự bằng số nhà. Trước tết, các anh cấm một lúc ba cuốn sách dịch của tôi. Và, vừa mới đây,
cuốn thứ tư trong cùng một năm. Cuốn đầu cứ tạm coi được đi, lý của kẻ mạnh có quyền vẫn là nhất;
còn ba cuốn sau tôi xin trình bày lý do.
Thực ra tôi vẫn bị nhìn qua thành kiến này; vì trực tính quá nên các anh ấy cho tôi cục cằn. Rồi lần ấy, tôi phải
xin phép chửi thề, nói theo giọng các bạn miền Nam. Chửi thề trước công môn, có thể mắc vào tội mạ lị công chức tại sở;
nhưng ông nhà văn đi làm cái nghề ấy dốt quá!- tôi gọi là một thứ chỉ điểm văn nghệ. Bốn mươi tuổi rồi, từng làm trưởng ty,
địa vị văn sĩ vào hạng trung bình khá, được anh em đương thời nhắc tên, vị nể; mà căn bản sinh ngữ Pháp như thế này,
lại được chỉ làm kiểm duyệt viên trông coi về tài liệu tiếng Pháp dịch sang Việt ngữ.
Tôi xin trình bày, nhân tiện đây có các anh và cả ông cựu giám đốc Sở Kiểm duyệt nữa. Cuốn sách tôi dịch của Louis Roubaud
nói về Việt Nam thuộc vào lọai điều tra, ký sự lịch sử, xuất bản ở Pháp vào năm 1931. Trong báo cáo,
ông nhà văn kiểm duyệt kia nhận xét:
“Bôi nhọ, mạt sát các nhà cách mệnh Việt Nam”.
Và ông còn dẫn chứng như sau:
“Tác giả bôi nhọ Nguyễn Thái Học, ở chỗ gọi nhà cách mệnh là Le Grand Professeur.”
Tác giả người Pháp kia không có ở đây, mà cũng không biết còn sống hay đã chết; tôi là người dịch, xin biện hộ thế này:
- Những văn sĩ, ký giả Pháp viết về đời sống lịch sử dân tộc ta thường hay tìm cách diễn ý nghĩa tên danh nhân,
như Phó Đức Chính diễn dịch cho độc giả tây hiểu nghĩa tên người là Droit et Vertu, Ký Con Le Petit Sécrétaire
và Nguyễn Thái Học Nguyễn Le Grand Professeur.
Nói rằng diễn dịch như thế có ý mỉa mai thì không xác đáng.
Bởi lẽ, đọan nói về Le Grand Professeur ấy, Roubaud ca tụng nhà cách mệnh hết lời, nào tóm tắt, trích dịch thư của
lãnh tụ gửi cho các ông Nghị bên Pháp. Tác giả còn nhấn mạnh, sau này dân tộc Việt Nam ngẩng đầu lên được cũng nên
dựng tượng nhà ái quốc Nguyễn Thái Học, giống như dân tộc Pháp đúc tượng Vercingétorix, lãnh tụ dân Gaulois nổi
lên chống ách xâm lược La Mã.
Cuốn điều tra ký sự này, tác giả cho xuất bản vào năm 1931 ở Paris; khi hai tiếng Việt Nam còn xa lạ với chính người An Nam và sách
ra liền bị toàn quyền Đông dương cấm lưu hành ở Đông Dương.
Ông văn sĩ kiêm kiểm duyệt viên kia, đã chỉ căn cứ vào việc dịch tên ấy, để lấy cớ cấm bản dịch; do đó tôi rất lấy làm nghi ngờ
về vốn sinh ngữ Pháp của ông ta. Lúc nãy tôi đã nói đùa với anh 353 đây:
“Thưa anh, ai kiểm duyệt cuốn này, xin anh cho tôi được gặp để biết danh tính. Anh ta thật là đần độn đã đành, lại còn làm hại người khác,
bắt ngu dốt theo anh ta, thì đó quả thật là một điều hết sức đáng trách ở xứ sở An Nam này!”
Anh 353 không cho biết, sau tôi mở sổ ra, đó là Đoàn Thế Nhơn, tên cúng cơm của chính ông văn sĩ Võ Phiến,
phụ trách kiểm duyệt bản dịch đó.
Ông Tâm Huyết tuy bây giờ không còn là trưởng nhiệm sở cắt chữ nữa, song vẫn rất bênh vực cho cái hình bóng dĩ vãng xưa. Rằng:
- Thưa anh, anh dùng chữ flic trên kia không được đúng, tôi xin chỉnh lại. Chúng tôi chính là agent de police littéraire, có
nhiệm vụ phạt vạ quí vị nào không theo đúng đường hướng. Chúng tôi mặc quần áo của chính phủ, chứ không chỉ bán tin lấy tiền hoặc làm
văn thám như anh nặng lời kết án. ;
- Vâng, tôi xin thưa lại- tôi trả lời ông ta. Cũng xin ông hãy bớt nóng giận. Chẳng hạn, như anh 353 đây đang ăn cũng phải nổi nóng,
đứng phắt lên xua tay biện hộ. Dầu quí vị có biện hộ tài đến mấy, điều tôi nghĩ đây vẫn rất chính xác, và như quí vị biết; quyền lực
của nó còn mạnh mẽ hơn cả thành kiến nhiều. Chỉ là thành kiến thôi, bố đẻ ra nguyên tử- Albert Einstein- có lẽ vậy- đã phải
cho rằng chế bom nguyên tử còn dễ hơn phá tan một thành kiến. Quí vị nào đó là nhân viên cắt chữ kia, trời sinh ra, bố mẹ
đặt tên Nhơn, khi hành động ngược lại thì chính xác phải gọi là Bất Nhơn.
Đàn em ông là Hạnh, cũng là văn sĩ viết bài nhận định về tiểu thuyết, cuối bài ký tên kèm theo chức vụ giáo sư khoe mẽ.
Khỏi cần nói ai được quyền xưng là giáo sư và chức vụ giáo sư được quyền đặt trước tên thì quí vị biết cả rồi. Có thể, anh này mới học biết
đánh vần xuôi tiếng Pháp, cao lắm diplôme xưa; hà cớ gì huênh hoang tự nhận Giáo sư Hạnh Nhân ký dưới bài lai cảo đăng
trên tuần báo Tao Đàn.
Hơn nữa, nghề giáo sư dạy trung học kiểu anh ta- cũng như tôi đã trải qua thời kỳ ráo xu chi nghệ, dạy học cốt để kiếm chút
tiền còm kiếm sống, và ra oai hùm dụ khị con gái học trò, giải khuây bằng nhỡn quan, xúc cảm. Như tôi đây là Tường chẳng hạn,
ngoài đời không phải tường dùng vào việc chắn gió, chắn kẻ trộm sao? Rồi lại có bút danh Thế Gió- mà gió lại
thổi qua tường. Còn ông cựu giám đốc đây tên Tâm Huyết; đối với tôi, đôi khi cũng vẫn rất ít tâm huyết!
Anh 353 ăn sáng xong lên sở làm sau đại úy Sò vài phút. Chỉ còn ông Tâm Huyết và tôi. Ông Huyết gọi người bồi bàn trả tiền.
Lúc anh bồi đem tiền lẻ ra, đếm từng đồng bạc, tôi nói thêm:
- Lần sau, anh có trả lại tiền thối cho giám đốc, nhớ giữ lại tiền lẻ. Ông ấy có lấy lại tiền lẻ bao giờ đâu?
Hình như câu nói đùa kia vô tình đã đụng chạm tới phần sâu kín nào đó trong ông; dầu bề ngoài ông 'ẫn cố giữ vẻ tươi cười,
phản pháo quyết liệt:
- Tôi tên là Huyết, đầy đủ là Tâm Huyết. Cho dầu có làm giám đốc hay chi chi nữa, đó chỉ là chức vụ một thời. Anh tên là Phong,
dầu làm tham chính, tham chiếc gì thì người ta vẫn gọi là anh Phong. Chức vụ chỉ dành cho con cháu sau này. Chẳng hạn
cần lấy vợ, nói là con cựu giám đốc cho oai, tỏ ra rằng thuộc vào gia đình gia thế.
- À, thế, ra từ lâu nay tôi dùng quá nhiều đến chữ cynique với cuộc đời. Xin lỗi anh, nếu câu nói đùa của tôi làm anh giận.
Ông đi sang bàn tôi với chiếc tẩu Ropp bọc da khâu tay, có hàng chữ in main cousue, nhồi thuốc píp 79. Ông chơi hàng
sang, tẩu thuốc lá bọc da do cô đầm khâu bằng tay hẳn rất đắt tiền. Lửa bắt đầu bén thuốc, mùi thơm từ tẩu thuốc
79 làm cho người ngồi bên cạnh cũng cảm thấy sảng khoái. Ông lên giọng:
- Cynique hay không là cynique, nôm na có liêm sỉ hay là không liêm sỉ, tôi xin kể hầu anh
nghe một câu chuyện con chó có liêm sỉ.
Ông trả lời tôi như một định đề:
-Và thưa anh, ông tiếp, câu chuyện ấy như thế. Bắt đầu như thế này…
Bà cụ không muốn ở với bất cứ đứa con nào, dầu là con cả, con thứ hay con gái. Sáng chiều nào bà cũng đến đền Chúa Cứu thế.
Chỉ còn việc đi cầu kinh và trở về nhà. Tuy nhiều tuổi, cụ còn khỏe mạnh, tinh thông, chưa lẫn cẫn. Bà cụ cũng không
có mấy khách khứa; quen thuộc thì chỉ có một láng giềng ở cách một số nhà, bà cụ hay sang chơi trong lúc rảnh rỗi.
Người láng giềng này có một con chó béc-giê, lại là chó béc-giê cái, và mới sinh nở một lũ con. Trong số chó con này,
có một con đẹp lắm: tứ túc huyền đề, khoang đầu, trắng; khiến cụ để ý. Chủ nhà thấy vậy liền hỏi ý kiến, nếu
cụ bằng lòng con chó ấy; họ xin tặng cụ đem về nuôi.
Cụ mừng rỡ và đem chó về nhà, rất chiều chuộng và yêu quí. Điều cụ yêu quí hơn nữa, mặc dầu cũng là chó béc-giê; con chó
này lại rất dễ ăn, ăn cơm thừa lớn lên như thổi. Chứ giống béc-giê là khó nuôi nhất. Nào phải nấu cháo, pha thêm sữa bột,
cho cả dầu cá, lại thịt thà nữa. “Dậy con từ lúc còn thơ, dậy vợ từ thuở bơ vơ mới về.”; chó cũng thế, cụ thường vỗ
về nó và hay nói vậy, làm như chó cũng biết nghe cả tiếng người.
Một năm ròng như vậy, cụ đi nhà thờ chó đi theo, chầu chực ở sân hàng tiếng đồng hồ; chủ về, chó lại ngoe nguẩy đuôi
chạy theo sau. Cụ rất hài lòng, hơn nữa có bầu bạn, đỡ trống trải nhà cửa, lại đỡ quạnh hiu ban đêm; lại có con vật
ăn cơm thừa, canh cặn bỏ đi phí của giời.
Con LúcKy, cụ đặt tên chó, như tên bao thuốc lá thơm Huê Kỳ. Không hiểu từ ý định nào cụ đặt tên cho chó như vậy;
có điều chắc chắn rằng, là chó tây thì phải đặt tên tây. LúcKy tỏ ra khôn và không rời cụ một bước chân nào.
Tết năm ấy, con cái cụ, kẻ ở xa người ở gần đến chúc tết cụ; biếu bánh quà, tiền nong; thôi thì đủ thứ cần thiết cho một
gia đình Việt Nam trong ngày tết Nguyên đán.
Mợ Hai trong dịp tết đến thăm mẹ, vốn là người yêu quí lòai vật, nên mợ hay săn sóc LúcKy. Nhưng bỗng nhiên, mợ đi vào nhà gọi mẹ:
- Con chó LúcKy của nhà là chó béc-giê cái. Béc-giê phải là chó đực mới quí. Chó của me không những là chó cái
lại lai. Nuôi làm gì cho phí cơm!
- Dầu nó là chó cái lại lai, tao cũng vẫn nuôi. Nó khôn và là chó quí, bà cụ đáp.
- Chó nào mà chả khôn hở mẹ? Ngay chó ta cũng khôn, huống hồ là chó tây lại còn lai nữa. Nhưng đằng này
nuôi chó béc-giê mà là chó béc-giê cái, thì còn quí gì nữa?, mợ Hai tiếp.
Cụ không trả lời ngay, vì dường như cụ cho rằng con dâu không sao hiểu được lề lối cổ. Ngày xưa các cụ nuôi chó cũng phải
xem tướng, biết chó nào là chó quí mới nuôi, chứ phải chơi đâu. Cũng như thằng Hai lấy vợ, trải qua mấy đám cụ mới bằng lòng.
Mợ Hai đây, ngày ấy cũng đã phải nhờ xem tướng số, đọ tử vi mãi, rồi cụ mới đồng ý cho chúng nó lấy nhau.
Chẳng hạn như con gái tuổi dần ai mà dám rước, không sát chồng thì cũng chết con. Cụ đáp:
- Mợ không biết đâu. Tôi nói cho mợ nghe, các cụ dạy rằng:
“Bạch khuyển hoàng đầu thân đái ấn. Mai hoa tứ túc tứ huyền đề”.
Chó cũng phải được phân làm nhiều lọai. Vương khuyển là vua trong loài chó, đứng hàng đầu. Lọai chó này trắng, đầu vá vàng,
giữa sống lưng cũng mang miếng vá vàng, bốn chân đốm như hoa mai; huyền đề tức là móng giả ở cách cổ chân, bàn chân lối
ngoài một phân tây. Loại chó này cực kỳ hiếm, nên ai có, bán vô giá. Các cụ còn tương truyền rằng nhà ai phúc đức
lắm mới nuôi nổi nó. Nếu nuôi được thì: đinh tài lưỡng vượng; nếu nó bỏ đi thì nhà sẽ lụn bại.
Con LúcKy tuy là béc-giê lai, tuy là chó cái; lại tứ túc huyền đề và có nghĩa, lại khôn thì nuôi chứ.
Mợ Hai tuy không cãi lại mẹ, mợ vẫn không hài lòng về con chó lai ấy. Nhà sang trọng thì phải nuôi béc-giê chính tông;
chứ nếu có khách sang đến chơi, trông thấy con LúcKy này, họ sẽ cho rằng cụ không biết nuôi chó.
Sau lần ở nhà mẹ về, mợ đem chuyện ấy nói với cậu Hai. Mợ bảo:
- Em thấy me nuôi chó lai béc-giê chả đẹp mắt chút nào. Hơn nữa lại là chó cái. Cậu đi mua biếu me một con chó béc-giê đi, chó đực,
giống thật tốt. Nhà mình khách khứa ra vào nhiều, nhất là khách ngoại quốc. Chẳng hạn ông Thomas đến
chơi với cậu, lại muốn tới thăm me chẳng hạn. Cậu đưa lại, từ chối sao được, họ nhìn thấy con chó cái lai
kia thì còn ra cái thể thống gì nữa chứ? Cậu lên Đà Lạt mua, mà đừng cho anh Cả biết, anh ấy biết lại mua tranh
đem tặng me thì xong. Chỉ ở Đà Lạt mới có nhiều chó béc-giê, em thấy có con họ bán tới mười mấy ngàn đồng.
Nếu cậu bận đi họp đi hành, để em viết thư cho cậu Môn đang học ở trên ấy tìm hộ cho. Chứ em thấy me nuôi con LúcKy,
em chẳng hài lòng chút nào.
Người chồng đồng ý. Mợ Hai viết thư cho cậu Môn học đại học trên ấy; bắt phải tìm mua cho chị một con béc-giê đực,
tốt và đẹp nhất, khỏang mười ngàn trở lại. Mợ viết thư cho cậu em rồi, lòng nhẩm định hôm nào cậu nó đem về,
mợ sẽ đến nhà mẹ chồng thuyết phục mẹ không nuôi con LúcKy nữa.
Ít hôm sau, cậu Môn viết thư về cho chị: một gia đình người Pháp sắp hồi hương, bán tám ngàn hai con chó, một con béc-giê, m
ột con phốc. Đây là cơ hội ngàn năm một thuở, nếu họ không về Pháp họ không bao giờ bán. Cuối thư, cậu yêu cầu chị cho biết
ý kiến gấp. Mợ Hai đem chuyện này nói với chồng. Bàn tính một đêm, hôm sau mợ đánh điện tín lên Đà Lạt cho
cậu em: Đồng ý, mua gấp.
- Nếu mẹ thích nuôi chó béc giê, con sẽ bảo cậu Môn đem về. Cho biết có một chủ đồn điền người Pháp rất quí mến cậu,
họ sắp về Pháp và tặng cậu hai con chó, một con béc-giê đực và một con phốc. Con béc-giê này gốc chính tông.
Chứ me nuôi làm gì con LúcKy?
Mợ Hai thấy mẹ vuốt ve tảng lông con LúcKy, lại không nói năng gì, mợ tưởng mẹ không bằng lòng nuôi
hai con chó kia. Mợ nhấn mạnh thêm:
- Mẹ ạ, hai con chó ấy người ta trả tới hơn mười ngàn mà họ không bán. Con chó phốc đẹp lắm. Còn con béc-giê đực
lớn như con hổ mà lại khôn nữa. Cậu Môn kể chuyện lại, con gái ông chủ đồn điền, cùng học một lớp trên đại học
với cậu, cho biết con béc-giê biết đi mua đá, biết bênh con chủ. Lại còn biết nghe cả tiếng người nữa chứ.
Me bằng lòng, con bảo nhà con đem lại hầu me. Hay là me sợ bận bịu, thì để con cho con Hai lại săn sóc me, và
trông nom chó luôn thể.
Mẹ chồng mợ rất khó tính. Không phải cụ sợ tốn nuôi hai con chó, hay nuôi thêm người ở. Cụ không mướn người ở, là cụ ghét cái
tính nết chim chuột của chúng; chưa tối đến là đã mắt trước mắt sau, mắt tròn, mắt dẹp lẩn đi theo tiếng húyt sáo ở đầu ngõ.
Nuôi chúng nó, chúng nó còn làm cụ bực thêm, hơn là giúp cụ được nhàn hạ hơn trước. Cũng vỉ vậy, mà có đứa đến ở thử mấy
ngày hầu hạ cụ; đều không được cụ vừa ý; lại trở về nhà mợ Cả, mợ Hai.
Cụ bảo con dâu thứ:
- Con biết không phải là me khó, hoặc tiết kiệm mà không nuôi chúng nó. Nhưng con gái bây giờ hư lắm, me thà tự tay nấu ăn lấy,
mà lòng còn thanh thản hơn có chúng nó giúp, rồi lại phải gắt gỏng với chúng nó, thêm bận bịu mình ra. Ngày ngày me thong dong
đi đền Chúa, lòng thanh thản, con bảo còn gì hơn nữa! Me cũng không muốn nuôi con Lúc Ky, nó là chó cái lai; nhưng nó khôn
quá mẹ tiếc, không biết cho ai bây giờ. Me chỉ sợ người ta đánh nó tội nghiệp. Con bảo nhà con cứ đưa hai con chó ở
Đà Lạt về cho me. Con béc-giê khôn thế cơ à?
Đến lúc này mợ Hai mới vỡ nhẽ. Mợ rất hài lòng là mẹ đã nhận hai con chó. Mợ nói thêm:
- Ấy, me chưa biết, cậu Môn kể lại chó theo người nhà đi mua đá. Có một lần, vì ở đồn điền hôm ấy bị cúp điện, chiếc tủ lạnh không
dùng được. Vậy mà lần sau sai mua đá, nó ngoạm ca đi, bên trong để một đồng, nó hãy còn nhớ hàng đá cũ và mang đá về tới
tận nhà vẫn không rơi mất. Nhưng cũng có hôm nó đi lâu quá, lúc đem ca về chỉ còn nước không. Ở đồn điền, chủ cho
người theo dò. Thì ra nó gặp một lũ chúng bạn, để ca đá ở bên bờ cỏ rồi mải vui chơi lú lẫn, mãi đến lúc
chợt nhớ ra là chủ sai đi mua đá, nó mới hấp tấp ra về. Những lúc nó ở nhà, nếu không có chủ bên cạnh,
đừng có ai vào lấy ra khỏi nhà được một cái gì với nó. Con béc-giê thì như thế,
còn con phốc lại vừa xinh lại vừa đẹp.
- Nhưng nó khôn thế- bà cụ ngắt lời- mình đưa nó về nhà nuôi, nó lại tìm đường về nhà nó thôi.
- Chủ nó về Pháp- mợ Hai tiếp- còn ai mà nó về. Hơn nữa, Sài Gòn cách Đà Lạt ba trăm cây số, nó làm sao tìm được lối, vả lại đi
máy bay thì nó có biết đánh hơi tìm về?
Cụ nghe vậy đã chịu lý, bằng lòng nuôi hai con chó. Còn con LúcKy, cụ vẫn băn khoăn là không biết cho ai. Ít ra thì người
nuôi nó cũng phải biết yêu quí loài vật gần bằng cụ mới được:
- Mẹ vẫn thấy tiêng tiếc con LúcKy, nó khôn quá. Con bảo cho ai bây giờ? Họ đánh nó, tội nghiệp! Đến bao
giờ thì hai con chó kia về?
- Thưa me, khoảng đầu tháng sau, cậu Môn về Sài Gòn sẽ đem về hầu me luôn thể. Còn con LúcKy, con nghĩ mình nên đem
cho bà Tham Hách ở đường Pasteur. Bà ta cũng yêu quí loài vật chẳng kém gì nhà mình đâu me ạ.
- Ừ phải đấy, bà cụ trả lời.
LúcKy bị xích cổ giắt đi, nhưng nó nhất định giãy dụa đòi ở lại. Nó cũng biết rằng lần này đây nó sẽ phải xa nhà để đi theo
chủ mới đến một nơi nào chưa biết. Bà Tham đem LúcKy về nhà, xích hai hôm không cho nó ra ngoài. Ngày thứ ba, thấy
bà Tham xách giỏ đi chợ, nó vẫy đuôi mừng, như là đã quen chủ từ lâu. Bà Tham cũng tin Lúc Ky đã quen nhà rồi,
bảo đứa ở cởi xích cho nó. LúcKy ngoan ngoãn nằm ở nhà. Nhưng đến khi bà Tham đi chợ về, thì không thấy nó đâu nữa.
Bà hỏi dò lũ trẻ hàng xóm xem có phải nó đã bị xe bắt chó ngoài đường bắt đi rồi chăng; nhưng không phải.
Cuối cùng, bà lại chơi đằng nhà Mợ Hai, té ra con LúcKy đã lần mò về nhà cũ. Bà tự nhủ: xa như thế, tận đường
Trương Minh Giảng mà nó vẫn biết đường về. Chó và ngựa bao giờ cũng có nghĩa với chủ thật. Bà nói chữ:
“ Khuyển mã chi tình,” thật có lý vậy thay!.
Khi bà cụ đi nhà thờ về, thì đã thấy LúcKy nằm trước cửa nhà. Không rõ nó về từ bao giờ và đang vẫy đuôi mừng cụ.
Cụ đi lại vuốt ve, nó nằm dưới chân, ve vẩy đuôi chào mừng. Ngay lúc ấy, mợ đưa nó lên tắc xi vào Chợ Lớn, và chạy
loanh quanh vài vòng rồi hãy trở về nhà, như thế nó không còn biết đâu đánh hơi mà tìm về nhà được nữa.
Bà Tham làm theo lời cụ dạy. Ròng một tiếng đồng hồ ngồi tắc xi chạy vòng quanh Chợ Lớn-Sài Gòn, tiền xe phải bỏ ra hàng
trăm đã là chuyện phải bỏ ra rồi. Bà Tham không tiếc tiền, bà chỉ bực mình vì con chó khôn quá, e khó nuôi.
Về đến nhà, bà gọi đứa cháu gái nhỏ lên bảo:
- Cháu đem xích nó lại. Để hàng tháng cho nó thực quen rồi hẵng thả ra. Hôm nay mợ đem nó về, mất gần hai trăm bạc
tắc xi, mà cũng chẳng hiều rồi nó có ở với mình được lâu không?
Con chó Phốc tuy đẹp nhưng rất hỗn, nhẩy cao, lại ăn vụng nhanh như chớp mắt. Tuy vậy, được cái tinh khôn; nhất
là nó hay trèo lên lòng cụ mỗi tối, nằm gọn lỏn và ngoan ngoãn như con mèo. Ấy là cụ thích. Chứ không, cụ đã đem
trả cho mợ Hai từ lâu rồi. Hàng xóm nhìn thấy hai con chó của cụ đều tấm tắc khen là lớn và đẹp cả. Cụ
cũng hài lòng không ít về việc ấy. Chỉ phải cái tội là chúng nó kén ăn và tốn phí lắm, mười lăm ngày là
mất ối là sữa và thịt. Nhưng được cái là cụ yên tâm đi mỗi ngày, có chúng ở nhà, chẳng ai dám vào.
- Cha con Phốc nhá, con HaTi nhá. Chúng mày đến sau lại còn đòi bắt nạt nó. Tội nghiệp! nó khôn hơn chúng mày nhiều! Con HaTi
thì chỉ được cái ăn tợn; sai đi mua đá thì đi hàng buổi mà lại về không. Chứ con LúcKy nó dẫn tao đi đền, rồi lại dẫn tao
về nhà. Hôm nay nó ở nhà bà bạn về thăm tao. Chắc nó về nhà thấy chúng mày, nên nó không vào mà lại đến đón tao.
Cha con Phốc nhá, bằng cái tí mà cũng thích gio trấu vậy (con chó Phốc nhẩy đực con chó cái Lúc Ky).
Con HaTi lúc đầu sừng sộ ra oai, xiển dương sức mạnh giống đực của mình. Nhưng đến lúc biết Lúc Ky là giống cái rồi,
nó lại thôi ra vẻ. Thế rồi bỗng nhiên nó đớp con Phốc một cái thật mạnh, con Phốc bị đau chạy ra xa kêu oăng oẳng.
Cụ nhìn thấy cảnh này bỏ vào nhà, làm dấu và đọc kinh. Thực mà nói, thì trong thâm tâm cụ, cụ yêu quí con HaTi và con Phốc
hơn con LúcKy. Chúng nó dòng giống tây chính tông và lại đắt tiền, còn con Lúc Ky là béc-giê; vẫn là béc-giê lai thì
bì sao được? Cụ cho hai con chó tây ăn cháo phổi pha lẫn dầu cá vào, còn con LúcKy thì vẫn cho ăn cơm
thừa như mọi lần cụ ăn cơm xong.
Bỗng có một hôm cụ thấy nó mất tích. Cụ đến nhà bà Tham cho hay, và hỏi xem nó về bên ấy chưa:
- Tôi sợ con LúcKy tủi thân. Chẳng là khi trước tôi cho nó ăn cơm thừa canh cặn thì không sao. Nhưng từ khi có hai con
chó đem từ Đà Lạt về, chó tây quen ăn cháo phổi uống sữa; nên tôi phải cho chúng ăn như vậy; còn con LúcKy tôi
vẫn cho nó ăn cơm như trước, thì nay nó bỏ mứa. Cũng như mọi lần, tôi ăn xong mới cho nó ăn. Bữa đầu nó ăn ít
tôi không mấy để ý. Đến bữa sau, tôi thấy nó không ăn và ba ngày sau thì tôi không còn thấy nó nữa.
Khi chiến tranh bùng nổ, chiếc xe búyt kia bị máy bay xả đạn liên thanh vào, chẳng may chủ nó bị chết. Và con chó
vẫn ngày ngày đến chỗ cũ đợi, nhưng không bao giờ còn gặp. Hai, ba năm ròng như thế; cho đến một hôm,
Sở Vệ sinh thành phố phải chở xác nó mang đi. Chở từ trạm xe buýt nọ, nơi nó vẫn hàng ngày chờ đợi chủ.
Cách độ hai hôm sau, ngày cụ Thượng đến nhà chơi, nửa đêm Thân đi xem chiếu bóng về, thấy Lúc Ky nằm trước cổng nhà, dưới một gốc me.
Thân mừng quýnh, gọi nó ầm lên. Nhưng càng gọi nó càng chạy đi. Trí tò mò của Thân không thể nào hiểu được lý do tại sao?
Nó chạy theo LúcKy một hồi, mệt nhoài, đành trở về tay không. Nó quyết định sẽ không kể cho anh, chị hoặc bất cứ ai trong
nhà về chuyện con chó LúcKy. Bộ lông LúcKy nay không còn mượt bóng như xưa, hai mắt đỏ ngầu, thân hình gầy guộc và khi nghe
tiếng Thân gọi, nó cúp đuôi chạy rồi biến mất ở dưới chân cầu Khánh Hội.
Lên giường nằm, Thân không sao ngủ được. Con LúcKy về, tại sao không vào nhà lại đến nằm ở gốc me trước cửa nhà chị Thúy và
thằng Chắt, bạn học cùng lớp với Thân. Tại sao khi nghe tiếng Thân gọi nó lại cúp đuôi chạy trốn? Sáng hôm sau Thân
dậy sớm, đôi mắt cay sè vì tối qua không chợp mắt được. Đột nhiên, Thân trông thấy bóng con LúcKy ở ngoài đầu ngõ.
Nó lại định theo, song nghĩ lại là mấy tuần nay thi liên tiếp, không thể bỏ đi được. Nó đến trường, nhưng đầu óc
luôn luôn bị con chó ám ảnh. Tất phải có chuyện gì bí mật ở con LúcKy kia. Thân nhất định phải khám phá ra.
Chỉ còn hai hôm nữa là chủ nhật, sáng chủ nhật này; Thân quyết định sẽ không đi xem chiếu bóng nữa để theo
con LúcKy một ngày. Xem vì lý do nào đã khiến nó lại có một cuộc sống ý thức như con người vậy.
Thân nguyện cầu:
“Lạy Trời, tối nay tối mai, mày còn về ngủ ở gốc me cho tao nhờ”.
Mấy hôm nay Thân ít nói hẳn đi. Điều này trong gia đình, nhất là bà mẹ; nhận biết ra ngay. Hỏi, Thân chỉ trả lời là bận học
thi, lo việc tranh phần thưởng cuối năm. Bà mẹ nghe trả lời hợp lý như vậy không còn thắc mắc gì nữa và lại lấy làm mừng thầm,
cho rằng con mình đã biết suy nghĩ. Khá khen!
Tối thứ bẩy, Thân đi ngủ sớm, lấy cớ mệt cần sức mai còn đi cắm trại hướng đạo. Và Thân không đi cắm trại mà lại dõi theo
bước của LúcKy. LúcKy là chó hoang. Sống bằng chất thừa của đống rác ngọai nhân đổ dọc theo mé sông. Thân ra về, buồn là
không có chuyện gì đặc sắc như mình tưởng tượng. Một con chó hoang, và tôi tối về ngủ dưới gốc cây me.
Tối chủ nhật trong bữa cơm gia đình, Thân đem chuyện con LúcKy ra kể cho bố nghe. Ông bố vốn có cảm tình với loài chó khôn,
nên cho đây là một tấm gương cho con cái, nhất là con gái thời nay:
“Duýp-xe-rê. Tuýt. Chửa hoang. Con vứt sọt rác. Làm điếm cho ngoại nhân …”
- Mày đem cơm trộn thức ăn rồi gọi con LúcKy nằm ở gốc me ấy cho nó ăn. Tội nghiệp nó con ạ!
Khi cậu nhỏ đem cơm ra, theo như lời bà mẹ, thì đã bắt gặp lũ em chị Thúy đem cơm cho con LúcKy ăn rồi. Nó ăn và đêm
hôm ấy nó vào trong sân nhà láng giềng nằm.
Hai bà hàng xóm đem chuyện con LúcKy ra kể cho nhau nghe. Rồi mẹ chị Thúy bảo bà Tham:
- Để cho nó ở bên này cũng thế. Lúc nào nó đẻ, tôi sẽ dành cho bác con nào đẹp nhất.
Sáng hôm sau, con LúcKy bị người nhà chị Thúy xích cổ lại, mãi một thời gian sau mới thả ra. Từ đấy LúcKy không rời một nước khỏi nhà,
ăn xong chỉ nằm gác ở cửa ra vào. Lông nó rụng đi và đổi sang mầu nâu ở khoang cổ. Mỗi khi Thân kể chuyện Lúc Ky, ông bố lại
cười thật lớn và coi như đó hiển nhiên là một bài học răn đời:
- Nó có nghĩa hơn cả người và có giá hơn cả con gái bây giờ ấy chứ! Khi nó từ bỏ nhà mình trở về nhà cụ Thượng; thấy hai
con chó tây được trọng vọng hơn, thế là từ đấy nó không bao giờ trở lại nhà ấy nữa. Hai lần nhà mình nuôi nó,
nó bỏ về nhà cũ và như vậy là lỗi đạo với mình, nên khi từ giã nhà cũ ra đi, nó không dám vào nhà mình ngủ nữa,
chỉ dám nằm dưới gốc me vì đã trở thành chó hoang. Đến khi đám trẻ nhà bác Thọ cho nó ăn; tức là đã nhận nuôi nó,
nó ăn và vào nhà ngủ, từ đó không đi đâu nữa. Bây giờ nó có chửa và sắp sinh con. Nó biết rằng nhiệm vụ của nó còn nặng nề;
chứ không như con gái bây giờ chỉ biết có một điều:
“Duýp xe rê. Tuýt. Chửa hoang. Con vứt sọt rác. Làm điếm cho ngoại nhân”.
“Bà Tham nhìn chồng, nghe chồng nói xong thì lại khéo giấu nụ cười sau cánh tay.
Ông Tâm Huyết nhìn tôi hóm hỉnh cười. Tôi đáp:
- Dầu cho là chuyện bịa được anh kể lại khéo như thế, thì cũng hay như chuyện thực. Anh kể chuyện tài tình lắm!
Như đang sẵn đà hứng cảm, ông cựu giám đốc nhấn mạnh:
- Câu chuyện hoàn toàn thực. Mấy đúa trẻ cho LúcKy ăn cơm thừa vì thương hại chó hoang, chính là mấy đứa cháu gọi tôi bằng chú.
- Thế cho nên anh mới bảo rằng, cuộc đời sẽ đẹp hơn, nếu mình đứng về phía người khác để nhận định, suy diễn rồi hãy tỏ thái độ. Sự thông
cảm như vậy sẽ dễ dàng hơn, và sẽ hàn vá được nhiều nỗi đau đớn hơn. Anh rất có lý. Nếu anh là tiểu thuyết gia, hẳn nhất định anh
sẽ nổi tiếng, tôi trả lời ông cựu giám đốc như vậy.
Khuôn dáng rất hào hoa, lịch lãm, đôi mắt sắc như cặp mắt đà điểu ẩn dưới cặp kính trắng, hau háu nhìn muốn ăn sống nuốt tươi
đối thủ không biết tanh- đường nhăn nhiều nếp trên trán biểu hiện rõ hai lông mày giao tiếp nhau; ông
ta hít một hơi thuốc píp chậm rãi đáp:
- Ngày xưa Nguyễn Tuân cùng trạc tuổi tôi, anh tưởng tôi ít tuổi sao? Ngoài năm mươi nhỉnh rồi. Chính bạn tôi, Nguyễn
Tuân có muốn thành văn sĩ đâu? Anh ta chỉ thích viết uy mua (humour) qua tin tức vặt, lượm được
từ một phóng viên tỉnh lẻ cho báo Chuông Mai thôi. Rồi Vang bóng một thời viết chơi lại thật hóm hỉnh
và không ai ngờ sau lưu danh muôn thuở. Chính anh ta cũng phải tự thú như vậy với tôi. Tôi bảo nó:
“Chuyện kể của mày viết ra rất tuyệt vời mới chết chứ!"
Tôi cùng viết văn, làm báo với Xích Đạo, anh biết chứ, thời ông thủ hiến tây lai Nguyễn Hữu Trí ở ngoài Bắc vào năm năm mươi ấy.
Họ bảo tôi là phá hoại, là thế này, thế kia. Tôi bảo họ hãy kiếm cho tôi một việc đi, tôi sẽ làm cho mà xem.
Thế rồi họ kiếm ra thật, lương biên tập viên ba nghìn đồng cho đến bây giờ. Tôi tưởng làm dăm ba tháng rồi thôi, ai ngờ,
mà chính tôi cũng không ngờ rằng làm ba mươi hai năm, rồi không bỏ được. Tôi cứ lấy vậy mà thú mãi. Cố mà thú cái gì
mình không bỏ được. Cứ như vậy anh ạ!
Tôi tiếp:
- Có ai muốn thành nghề công chức đâu, khi đã tập tọng cầm bút, đánh vần nổi câu văn, phải không anh?
- Đã đành vậy, tôi cũng vậy- ông Huyết đáp.
- Anh có thấy câu này là đúng không nhé, ý của Maiakovski do Elsa Triolet viết lại:
“…Họ biết gì, bọn công chức làm văn nghệ, chết nghẹt trong những chuyện nhỏ nhặt, làm sao biết được tình yêu dân tộc của một nhà thơ?”
Câu nói kia, thi sĩ dùng để trả lời bọn công chức văn nghệ, khi bọn này phê phán thái độ sống về thi ca của ông. Ông ta bực nên nói thế. Thực ra,
bọn họ chẳng bao giờ sáng mắt được, Maiakovski mỉa mai đau đớn thật!.
Tôi nói đến đây, thấy hơi mạnh và quá phũ phàng; nên phải gọi bồi thật gấp và lớn tiếng gọi để trả tiền. Để không muốn
nghe tiếp theo sẽ đau đớn hơn. Bọn cách mạng thất bại dễ thành công trong nghề chỉ điểm; bọn thi nhân, văn sĩ không mấy
tài và ít muốn chịu nhục, khổ, bỏ nửa chừng, dễ trở thành văn thám như ông bạn tôi đây.
Ông cựu giám đốc Tâm Huyết xiết chặt tay, nhìn thẳng vào mắt tôi, rồi niềm nở chỉ tay về phía bàn giấy ông ta làm việc:
- Bao giờ có sách, xin anh gửi cho. Bây giờ tôi xin nhắc để anh rõ, tôi cũng có viết văn vào thời trẻ. Mỗi lần tự cho người khác
biết là có cầm bút, phải tự khai như thế là điều chẳng hãnh diện gì? (ông cười).
Còn tôi nghe ông nói xong, cúi đầu chào. lấy cớ rất vội, chứ không phải vì chót nghe chuyện
ông kể, hóa ra phải cất bước nhanh như vậy.