Xin được phép tặng bạn H. ở Stockton như lời cảm ơn.
(Thế Phong)
5.
T
6 đang ngồi nhà lo việc lên đón vợ con, Tối Văn Sáng đến chơi, hớt hải như có tin quan trọng cần báo cho T6. Sáng kể việc T4 hàng ngày lái xe hơi Hillman từ Sàigòn đến Mỹ Tho làm việc, chiều lái trở về, tối đưa nàng Băng Tâm đi chơi. T4 cặp với nữ ca sĩ này đã có thành tích bảy năm ngứa nghề, như một phim nào dịch Sept ans de Réflexion, đào nẩy lửa Marilyn Monroe rũ váy xoay tít trên hố ga trong phim. T4 mê mệt nàng, gia đình cản ngăn cũng như không, dầu ông bố từng là con ông nội đội mũ cánh chuồn ngồi trên bàn thờ, chứng tỏ gia đình quan cách. T4 sức khỏe tốt, người nhỏ thó, rắn chắc, nét phác họa chân dung in trong tập thơ Vô Cùng do Vị Ý vẽ, như chân dung tổng thống Huê Kỳ Lincoln. T3 nói đùa, ông Lincoln thuở thiếu thời có hiếu và vâng lời mẹ thật làm gương. Mẹ sai ông cầm tiền đến tiệm tạp hóa mua hàng, nhưng khi về bà mẹ thấy thiếu một penny, bà bắt con lội bộ hàng cây số đến đòi. Người con làm theo, vâng lời tuyệt đối, như một bản Thánh ca đạo Tin Lành Dân Mỹ đa số theo đạo Tin Lành. Ông Lincoln thời niên thiếu chịu ảnh hưởng giáo dục Cơ Đốc Giáo, tin cậy vâng lời thì có điều gì lạ đâu? Ông thân sinh T4 nhớ lại năm thứ ba sắp thi ra trường, T4 nghe theo T3 in tập thơ không xin giấy phép, dưới thời pháp luật nghiêm nhặt của tổng thống Ngô Đình Diệm, khiến cả nhà lo lắng. Rồi T3 lại viết giới thiệu tâng bốc T4 như “...Clause Blesnay (...) viết về cuộc đời của nhà văn lớn Pouckhine, thi sĩ tài ba số một của nước Nga, cho rằng chàng là kỵ mã của công lý. Ngoài đời hôm nay, T4 là chàng kỵ mã của công lý mà còn là thi sĩ trước đó. Tên thật dùng làm bút danh thơ, sinh 1936 ở miền Bắc. Tác giả những bài thơ thuở còn đi học trường Quốc Học ở Huế, là bạn học cùng trường, cùng lớp với nhà thơ Huy Trâm. Sau này Huy Trâm cũng là biện lý. Năm 1954, T4 có thơ đăng trên tuần báo Đời Mới (Saigon) qua bút danh Minh Lượng. Năm 1960 làm thẩm phán và cũng là năm anh cho xuất bản tập thơ Vô Cùng do Sùng Chính Viện (Uyên Thao chủ trương) in ronéo, tập thơ gồm 118 bài, ba đề mục: Vô Cùng, Trong Thành Phố và Bài Thơ Yên Nghỉ. Sáng đọc một đoạn thơ của Lượng: ...Tôi muốn tòng quân cho Tưởng Giới Thạch Và phê bình: “Ông thấy thằng này ảo tưởng chẳng kém gì thằng T3. Từ thằng viết tựa đến tác giả đều là những tên sống theo chủ nghĩa ảo tưởng. Một thằng như T3 không tham gia sinh hoạt xã hội no cơm ấm áo của Tông Tông, không chịu nghe theo lời của một ông sếp mật vụ văn hóa, viết báo in sách theo chỉ bảo của đường lối chính trị để có cơm áo - và thằng tác giả thơ từ chối đời làm thẩm phán của mình xin đi lính đánh thuê cho Tưởng Giới Thạch, có quý kim rồi đi vào xóm nhỏ tìm gái điếm. Cái thằng này thuộc loại pin yếu, chẳng hiểu lấy vợ có làm cho Băng Tâm rên lên sung sướng hay chỉ đủ làm cho gái điếm giả vờ rên sung sướng nhận thêm tiền puộc boa của khách làng chơi? Ai chứ Băng Tâm mà không đủ pin làm sáng đèn thung lũng tình yêu, là nàng cho thằng chồng thẩm phán cắm sừng là chắc. Tôi hứa với ông điều này, thằng T4 sẽ chỉ sinh sản cùng Băng Tâm con trai mà thôi, không bao giờ có con gái.” “Tại sao ông lại nói vậy?” “Phải có kinh nghiệm tình trường mới chiêm nghiệm được điều này. Làm tình, yếu sinh con trai - khỏe phun như vòi chữa lửa là có con gái.” T6 chột dạ, thằng Tối Văn Sáng này có kinh nghiệm chăn gối với đàn bà, nó nói đúng. Chiêm nghiệm lại sống với Thủy, bút làm tình của T6 không thể là vòi phun, nên sinh ra thằng con trai, T6 chột dạ đặt tên cho nó là Tuân, thằng T2 có đời sống thật ổn định, đẹp trai du học ở Mỹ về, bút làm tình khỏe khoắn, mong cho thằng Tuân con sau này được như vậy. “Ông rất kinh nghiệm về việc này Sáng ạ. Moa nghe thằng Đinh đang có chuyện rắc rối về đường làm chính trị của nó, phải không?” “Đúng, Tối Văn Sáng xác nhận. Nó là Hội trưởng Hội Nạn Nhân Cộng Sản bởi nó từng đi tù Trại Lý Bá Sơ, trốn tù về Hà Nội, sau viết cuốn Bên Kia Bến Hải, được Mỹ ở đây cho là con bài chính trị sáng giá. Hai nữa, con gái thứ hai của nó sắp lấy một hải quân đại úy Huê Kỳ. Ông nên nhớ thế này, hải quân rất có giá trong quân đội, không giống như mình đâu. Một phi công hải quân có giá trị hơn một phi công lục địa. Bởi không phải phi công trên đất nào cũng có thể đáp máy bay xuống hạm đội được. Nhưng phi công hải quân đáp trên sân lục địa quá dễ dàng. Nhưng theo tôi biết tên phó đại sứ ưu ái Đinh hết nhiệm kỳ trở về Mỹ, tên mới sang có biết Đinh là ai đâu? Nên vấn đề tài trợ yếu đi nhiều. Thời gian qua, hắn cùng T3 và bà xã, con ông vi vút ở Đà Lạt, đi đào vàng, do tiền của Đinh cả đấy. Tờ báo, cơ quan của Hội tạm đình bản, như vậy pin tiền yếu, đúng không? Pin tiền yếu hẳn pin tình cũng khó mạnh được. Ông lên đón vợ con ông vào dịp này đúng nhất. “Tối Văn Sáng cũng làm thơ. Tết vừa qua, nó đem cặp bánh chưng tặng thằng bạn cũ cùng học ở Hà Nội - bây giờ nó là nhà văn có tiếng - ý
Sáng muốn nó đọc và đề tựa cho; như nó đã viết tựa cho T4 và nhiều người khác. Thằng này vô liêm sỉ thật, bánh chưng nhận, nhưng sau một
tuần đọc thơ, hoàn trả lắc đầu. Chẳng hiểu là nó không thể cảm được thơ Tối Văn Sáng hay đến mức độ nào, hay trái lại – cũng chẳng có một lời
dắt ngang tai cho tác giả. Nó xưng tụng thơ T4 hay, dẫn chứng: ... Yêu là chết đi không ngừng Và yêu là được phục sinh “Tiên sư thằng T3, như thế nó khen thơ hay thì lạ thật! Tôi chịu cách trả tiền cà phê ở Quán Cái Chùa của T4 cho anh em nhiều lần, không hề tị nạnh. Nhưng tôi không thể nhận được những câu thơ như trên là có tư tưởng lạ được?”
Sáng nhớ lại, anh rất phục và lý thú với câu chuyện của ông Tòa Lượng vừa qua. Lúc này bạn ta làm chánh án Tòa án Thiếu Nhi, nghĩa là xử những thanh thiếu niên chưa đến tuổi trưởng thành, từ 18 trở xuống. Buổi sáng hôm ấy, Lượng xử một thiếu nữ mới 17 tuổi, có quan hệ mật thiết với một người Mỹ ở một căn buồng. Cảnh sát tư pháp làm thủ tục đưa ra tòa, vì người phụ nữ này đã bị bắt gặp đi với người ngoại kiều này ít nhất là hai lần trở lên. Bà cố vấn Trần Lệ Xuân dâm đãng ở đâu không ai biết, ngủ với Hoàng đế Bảo Đại bao nhiêu lần ở Biệt điện Dalat, chẳng ai hay, nhưng vì đại nghĩa, bà làm việc ấy, làm sao chê trách được - đó là dọn đường cho ông anh về làm Thủ tướng - và trả thù ông chồng pin yếu (yếu kỷ lục, thường trực) - nhưng nay bà có quyền hành, Hội trưởng đứng đầu Phụ Nữ Liên Đới, quyền hành trùm, có đứa ức, gọi là Liên Giới; chữ Giới ở đầu thế kỷ XX gọi là Giái, ghép thành Liên Giái. Tại sao những chính trị gia đối lập ghét bà, lên án đúc tượng Hai Bà là tượng trưng cho bà Cố Nhu, bà là chủ tịch Phụ Nữ, bà ngồi ghế bành giữa thanh thiên bạch nhật trước Tòa Đô Sảnh, bà hô Phụ Nữ Việt Nam muôn năm (giọng Huế nghe phảng phất Năm thành Nằm), đó cũng là lối nói xỏ lá mọn của mấy thằng đối lập ghen với Bà. Bà Trần Lệ Xuân đưa ra luật nghiêm khắc như vũ trường không được nhảy đầm, chỉ trà đàm, không được nói lời thô tục khiến mắc tội công súc tu sỉ, làm cho người khác đỏ mặt. Lại thằng đối lập con chống đối bà, cho tội công súc tu sỉ là bà nhớ đến lúc làm tình với ông Đôn sướng quá thì đỏ mặt, hứng nổi lên mặt bồng bềnh. Một phụ nữ Việt Nam đi với người ngoại quốc hai lần trở lên, coi như là có thông dâm, lập thành án đưa ra tòa. Nên tòa Lượng xử nguyên đơn mắc tội ấy. Tòa Lượng hỏi: ‘Tên em là gì?’ ‘....................’ ‘Em bao nhiêu tuổi?’ ‘Em 17.’ ‘Tại sao em lại khoác tay đi với ngoại kiều đến lần thứ hai, bước vào cầu thang lên lầu buồng cho thuê?’ ‘Dạ không, em chỉ đi cùng lên cầu thang.’ ‘Sao lại đi cùng?’ ‘Cầu thang quá chật, em cùng đi. Rồi một ông mặc xi din đi dép (thường ra rờ sẹc hồi ấy thường đi dép Lào, để ôm, chạy nhanh, dễ đuổi người) bảo em nếu không thích đi chơi với ổng, ổng sẽ lập biên bản đưa ra tòa vì đã cùng đi với người ngoại quốc này đến hai lần.’ ‘Em lên trên đó làm gì?’ ‘Chị em thuê buồng trên đó. Em lên thăm chị em.’ ‘Thế chị em làm nghề gì?’ ‘Em không biết.’ ‘Buồng chị em thuê có đẹp không? Có ai ở cùng không? Giường nệm gỗ, trải chiếu hả?’ ‘Chị em thuê chung với hai người bạn gái khác. Buồng không đẹp, nhưng ngăn nắp, gọn gàng. Giường nệm, ba người ba giường riêng.’ ‘Em có biết chị em làm nghề gì không?’ ‘Không ạ.’ ‘Chị em thường thức dậy vào mấy giờ buổi sáng?’ ‘Chị em thức dậy trễ lắm ạ.’ ‘Trễ là mấy giờ, cụ thể?’ ‘10 giờ ạ.’ ‘Em có biết chị em làm nghề gì không?’ (hỏi lần hai) ‘Không ạ.’ ‘Em có biết bạn của chị em không?’ ‘Biết ạ.’ ‘Họ có đẹp không?’ ‘Đẹp ạ.’ ‘Bạn của chị em đồng lứa tuổi với chị em hay không?’ Có tiếng của luật sư biện hộ bên nguyên lên tiếng: ‘Thưa quý Tòa, đã hỏi ra ngoài đề.’ Có tiếng xì xào đồng tình với luật sư, cũng có tiếng đồng tình với Tòa. ‘Tòa nghỉ mười phút, nghị án.’ Có hai người trong nghề luật sư, một nói với người kia (nói rất chỉ đủ nghe): ‘Thằng T. (ám chỉ T1 luật sư). Thằng này đánh lạc hướng bằng câu hỏi vu vơ đó.’ ‘Sao ông lại quả quyết như vậy?’ ‘Sao không? Nó là bạn cùng học ba năm Luật với quan. Bất cứ vụ án nào T cãi cho bên nguyên hay ngược lại, dù khúc mắc, khó khăn đến đâu, T cãi là trót lọt. Nó làm như vậy, ai cũng tưởng rằng họ không com-bin với nhau. Tôi cá cược với ông, con bé này sẽ được tha bổng.’ ‘Luật bà Cố nghiêm lắm, thiếu nữ bị cảnh sát bắt gặp đi với một người đến hai lần (nghĩa là quen), nhẹ nhất cũng sáu tháng tù ở lần thứ nhất.’ Hai người vẫn râm ran tranh luận. Luật sư giữ quan điểm cô bé kia sẽ được tha bổng, đưa ra một lập luận thực tế khác. Như, ông có thấy điều này không, ông quan trước kia là thẩm phán tập sự luật sư tại văn phòng Luật sư Lê Văn Mão, đường Gia Long. Quan tập sự mấy tháng, ra tòa cãi không được, đành bỏ dở sang học Thẩm Phán. Rồi giới thiệu Luật sư T (đậu sau hai năm) vào tập sự thay mình. Nhà của Luật sư T. trước kia ở Cư xá Trần quang Diệu, nghèo rớt mùng tơi, bố là công chức quèn. Nhà lại đông anh em. Ít lâu sau khi ra luật sư, cãi rất nổi tiếng của nhiều vụ án hắc búa, luật sư gặp quan-tòa-bạn-bè xử, ấy thế mua nhà mặt tiền bên Bà Chiểu. Nhà chưa to lắm, nhưng khá bề thế. ‘Luật sư T lấy vợ nhà giàu ở Lục tỉnh mà.’ ‘Điều này phải xét lại.’ ‘Xét lại sao?’ ................ Mười phút trôi qua, Tòa bắt đầu lục đục ra phòng xử án. Sau khi yên vị, quan Tòa dõng dạc đọc: Buổi chiều khoảng bốn giờ. Một người thấp lùn, nét mặt khắc khổ, râu quai nón cạo nhẵn nhụi, áo sơ mi ngắn tay, quần màu beige cùng đi với người bạn cao lớn hơn anh ta, thắt cà-vạt trễ như thòng lọng, áo sơ mi ngắn tay, quần bó sát. Cả hai bước vào Quán Cái Chùa. Hai ly cà phê, chưa ai gọi, đã được bưng ra. Với khăn tay trên tay người hầu bàn nở nụ cười chào khách quen, anh ta lau phủi bụi một lần nữa. Cả hai đốt thuốc lá, như con tàu rúc khói phì phì rời sân ga. Không thấy ai nói chuyện với nhau, rồi lại có hai người khác bước vào, lên tiếng chào một trong hai người là T4 và T3. Đó là hai nhà văn thơ có tiếng, là khách quen của La Pagode. Rồi một người to lớn bước vào; nét mặt trầm ngâm, đi thẳng vào bàn T3 và T4. Người đó chính là Tối Văn Sáng. Bóng một cô gái đi qua quán, dừng lại gật đầu chào T4. T4 rất lịch sự đáp lễ. Và hỏi T3 và T nhỏ: “Các anh có biết ai đó không?” “Đó là em bé, nhỏ đã đa tình, giết chết hàng chục người Mỹ trong trường tình ái, mới 16 tuổi, 9 tháng 10 ngày... vừa được ông Tòa Lượng xử án sáng ngày - tha bổng.” Cả ba cùng cười râm ran. T6 khen bạn: “Ông giỏi thật Sáng ạ. Cái gì cũng biết. Chứ không như thằng T3 văn sĩ đả kích thằng Hồ Nam Lê Nguyên Ngư trong buổi đàm luận văn chương ở nhà lãnh tụ Hàn Thuyên cũ, ông Nguyễn Đức Quỳnh. T3 bảo với mọi người: “...Hồ Nam là người biết tất cả mọi điều, kể cả những điều không biết”. Thằng T3 chọc quê tên này, không những mọi người ồ lên cười mà sau nó còn viết câu ấy trong sách nữa. Thằng Hồ Nam này ba hoa bậc sư tổ, xứng đáng là học trò ngu của Phi Lạc Náo Hoa Kỳ.” “Sao lại bảo tôi khác nó?” “Thì moa khen toa mới nói vậy. À quên, thằng Hồ Nam xứng đáng là học trò ít ngu của Hồ Hữu Tường trong Phi Lạc Tiểu Náo Sài Gòn, chứ bảo nó náo Huê Kỳ là sai. Bởi như vậy thằng này English spoken by hand đến nỗi tay nó to cốt-sì-tô.” Nói tới tiếng Anh, tôi mới nhớ thằng T3 có tập thơ dịch ra tiếng Anh, tựa là cái gì Uplif ... ting...Poems, phải không? “Đúng, có gì lạ trong tập thơ ấy?” “Lạ, một bài mang tựa đề He, hình như nói về thằng T4.” Tối Văn Sáng đưa tập thơ chỉ vào bài này: HE 1. He wrote poems to sing of freedom and to denounce slavery 2. Time passed... Time was a great master... Time taught us to do good is never easy Many a night I could not sleep because of him 3- On the way home, I could not say a word. NÓ 1. Nó viết thành thơ ca tụng tự do, tố cáo nô lệ Nó ước ao được như cây liễu vững trước gió biển ào ào Nó viết thành thơ thế giới tràn đầy hy vọng Vì nó và mọi người đều thiếu may mắn Nó ghét tù nhân la ó nhốt trong xe ra trước tòa. Chẳng lẽ sống chỉ mục đích kiếm ra tiền là chính Cuộc sống phủ phê nó nhìn đời lạc quan 2. Thời gian trôi qua... thời gian vẫn là ông thầy lớn Dạy chúng ta bài học làm điều tốt chẳng dễ dàng gì? Nhiều đêm mất ngủ tôi nghĩ về NÓ Ngồi chễm chệ trên tòa xử, như chính nó tự đọc bản án cho mình Dựa trên pháp luật chép ghi, rùng mình lắc đầu tự hỏi: “Hãy nói cho nghe, tại sao lại như thế này? Hãy nói đi chứ. Bởi tôi chỉ muốn sống lâu hưởng thụ, sợ chết sớm, tôi yêu tôi quá đấy! Rồi òa lên khóc rống như trẻ thơ...” 3. Trên đường về tôi không thể thốt thành lời...( ) July, 23 1963. “Giáo sư Anh văn thấy thế nào?” “Thơ ta dịch sang Tây, hay cũng đếch ngửi được.” “Nội dung nói gì?” “Tìm nguyên bản biết cặn kẽ hơn.” “Tập Thơ Làm Lớn Dậy Con Người in ronéo có trăm bản, làm sao mà kiếm ra.” “Hỏi tác giả.” “Nó cũng chẳng còn nữa, nhất là thời Mật vụ của ông Diệm nhiều hơn thường dân ngoài phố tịch biên rồi.” “Ra thư viện.” “Nó có nộp bản đâu mà có. Thơ và tác phẩm Đại Nam Văn Hiến in lậu không giấy phép. Tốt hơn ông dịch tóm lược cho tôi nghe.” “Đại để ngày xưa, T4 chưa là thẩm phán xử án - cậu ta nuôi nhiều mộng cải tạo xã hội, tìm sự công bình, công chính, riêng với cậu luôn thông cảm với sự nghèo khó của mọi người, không làm điều gian ác đối với bất cứ ai. Ca tụng nhà thơ Frederic Lorca, rồi khóc thương thi sĩ ấy, lên án độc tài Franco cũng là người Tây Ban Nha, biết ơn anh hùng Việt Nam Nguyễn Thái Học. Rồi thời gian trôi qua, thời gian là ông thầy chứng giám cho sự trung thành điều nghĩ, nói có là hiện thực? Và bây giờ, cậu chánh án tự phản lại chính lý tưởng ôm ấp xưa kia... Nên thằng tác giả tập thơ làm xong bài thơ, thêm ý kiến chủ quan vào: ‘Trên đường về không thể thốt thành lời’” “Thế là có nghĩa gì?” “Ông chậm hiểu bỏ mẹ, thế mà luôn luôn tự khoác vào mình là tác giả một tập thơ, xuất bản sớm mai đến chiều nổi tiếng.” “Ông lại lên mặt giáo sư dạy dỗ tôi?” “Không phải như vậy, tôi có làm thơ đâu, nhưng đọc thơ là cảm, hiểu, diễn dịch tư tưởng thầm kín của thi nhân muốn nói gì ngay. Chứ không như có kẻ mang danh giáo sư Việt văn, giải thích thơ của Hàn Mặc Tử như thế này: ’Lá trúc che ngang mặt chữ điền’ Tôi theo giọng diễn giải của họ nhé: ‘...Đây là tác giả muốn cho người đọc hiểu thơ ông một cách sâu sắc, tư tưởng thầm kín của nhà thơ sống trong khung cảnh nông thôn; người nông dân chân chất, mộc mạc, không giả dối, nhất là khuôn mặt chất phác, được tác giả khắc lại trong khuôn mặt chữ điền. Hơn nữa, điền, chữ Hán còn có nghĩa là ruộng. Vậy thì: Lá trúc che ngang mặt chữ điền, ý nghĩa đúng đắn phải được diễn giải theo tinh thần ấy.” “Thôi đi ông, chuyện này được gọi là tự cổ văn chương vô bằng chứng, một giáo sư dạy Việt văn ở một đại học nào đó giảng cho lớp dạy tư trung học của mình, khi diễn nghĩa: ‘Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông’, nghĩa là người ta vẫn thấy hương sắc hoa đào cũ vẫn sờ sờ ra trên cành. Hơn nữa, phải là người có con mắt hiện thực mới hiểu được câu thơ hàm ý sâu sắc đến vậy.” “Điều giáo sư T6 vừa nói, tôi chắc những giáo sư dạy Việt văn kia không phải là Người Quốc Gia.” “Điều này đúng, ông bạn ạ, họ là tiến sĩ của Người Quốc Vào đấy.” “Là khen hay chê?” “Chê khen cũng thế thôi, tùy với người nghe.” “Cao xa quá, hiểu khó, giáo sư giảng tóm lược đi.” “Hai cặp thanh niên nam nữ hẹn nhau trò chuyện. Tình yêu, Number one. (Đôi này trong quán có nhạc xập xình). Khen trời mưa thú vị, ấm áp, ngồi xa nhau, phải đọc thơ Xuân Diệu: Xích thêm lại thế vẫn còn xa lắm. Cặp thanh niên nam nữ khác, thơ mộng hơn, ôm nhau thủ thỉ trong lùm bụi vắng vẻ (bởi người khôn người thích chốn lao xao? – không nhớ đúng nguyên tác). Trời mưa. Ướt như chuột lội (đừng sai gọi là Lột, lột thế quái nào được!). Có tiếng chê trách trời mưa. Vậy thì mưa trong một khoảng không gian. Có hai cặp tình nhân. Trong nhà: khen trời mưa. Ngoài bụi: trách trời mưa.” “Giáo sư giảng hay và thâm thúy, chẳng thế khi thầy dạy Anh văn ở Rạch Giá, con gái họ Giang... theo như đàn bướm lượn lờ.” “Còn thơ cậu ra sao mà T3 từ chối, không viết tựa. Cần quái gì tựa với tiếc của nó. Đọc nghe thử, có nhớ không?”
“Thơ tôi đại để cao siêu vượt hơn Thanh Tâm Tuyền (TTT). Nếu TTT làm thơ tượng trưng như thế này: Đạn nổ vào đầu nhịp ba không chết... Ý nghĩa sâu xa, gan lì, chịu đựng đến viên đạn thứ ba, máu chảy, mà vẫn không chết. Tôi làm thơ cao siêu hơn nhiều, như: Anh yêu em Giáo sư thấy thơ tôi không những đúng lập trường chính trị, lại siêu thực, tượng trưng, anh hùng ca, và đắm đuối tình yêu đôi lứa.” “Tôi thấy cậu đọc sai nguyên tác của người ta rồi chê bai, là không đúng với phê bình lý luận văn học. Cậu nhớ TTT là bạn với Thạch Chương, trong nhóm Sáng Tạo. Có nhóm nào hơn Sáng Tạo đâu? Cứ đả mà vẫn cứ phải xin đăng bài. Đăng bài ở đây mới là nhà văn nhà thơ thời đại của Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đọc nguyên văn cho cậu nghe bài thơ, có một đoạn. Rất đúng với nguyên tác: .... Ngực anh thủng lỗ đạn tròn Thạch Chương là ai cậu biết không? Dịch giả truyện của văn hào thế giới, rất khó dịch, như của Fédor Dostoievski.” “Giáo sư nói tới Cung Tiến chứ gì?” “Đúng. Du học ở Úc về. Lấy vợ bên ấy đem về theo. Bị động viên Thủ Đức, khóa sinh chửi mắng. Tức mình, tao là giáo sư Tiến sĩ Kinh tế, chúng mày biết gì mà giảng bậy bạ về kinh tế học. Chúng mày chưa đáng làm học trò tao. Thế là đi tù và ra trường tốt nghiệp trung sĩ. Được thuyên chuyển lên Cao Nguyên, Pleiku (lính tráng mất dạy dịch ra tiếng Anh bồi là to play cu - phối âm, nghĩa Anh Việt - như gọi Cố vấn Mỹ là học cao, bẩy nấc, rồi phịa ra: You are a great teacher, seven study). Nghe cũng êm tai, seven là bẩy, study là học. Cố vấn Mỹ biết tiếng Pháp, nhớ lại Sept piliers de la sagesse tưởng chừng mình vĩ đại, học cao còn hơn cả cao học. Nhưng dịch nghĩa đen là thất học. Dân Việt Nam chỉ được cái láu cá vặt, tự hợm mình cho là hơn người.” “Lấy vợ theo như giáo sư nói, tôi biết tỏng. Lấy người tình hứa hôn của thằng Dũng trắng, phải không?”
“Thôi cha nội, đía mãi. Ông có thể đi đón Thủy và con tôi được không? Ông giúp tôi việc này, Tối Văn Sáng ạ. Ông là nhất, việc chẳng nhờ ai hơn là nhờ toa. À quên, tập thơ ấy cứ đưa moa rồi sẽ nhờ Cung Tiến chuyển cho TTT. Ông Hoàng đế thơ tự do này mà đề tựa cho thi sĩ Tối Văn Sáng, (THƠ TỰ DO: TỐI ĐÊM SÁNG NGÀY) chẳng còn ai hơn đâu. Sáng thơ xuất bản – chiều nổi tiếng.” Tối Văn Sáng phởn quá đọc ngay bài thơ, phảng phất giọng thầy, thi sĩ hoàng đế: Hãy cởi giầy, trước khi vào vùng ám khí thi ca “Thơ cũng được đấy. Tương lai rực rỡ, phong cách của hoàng đế nhỏ của thi ca tự do Miền Nam No Ấm. Nhưng nên thêm câu kết thúc cho có đầu đuôi. Chẳng hạn như: ‘Hãy cho anh cởi giầy trước khi leo lên giường em nằm’ tỏ ra mình không phải nô lệ mọi rợ văn minh ( )
“...Ngài vui dẫn dắt ta hoài Và cùng mọi kẻ hay tin cậy vâng lời. Tin cậy vâng lời Nào nhờ cách gì trong đời Muốn hưởng phước thiên thượng ai ơi Hằng duy tin cậy vâng lời... A men... Tuyệt nhiên chẳng chút mây mù Này không bóng tối âm u. Nụ cười Christ đánh tan mọi lớp sương đời Còn đâu thổn thức bơ thờ Còn đâu khóc lóc nghi ngờ Hồi mà ta quyết tâm tin cậy vâng lời...”(...)
Đoàn quân xung phong chiếm lục địa Trung Hoa
Để nói rằng đời người đầy ý nghĩa
Và mỗi lần tôi xả súng bắn miên man
Tiếng quý kim rung cười gờn gợn
Nghĩa là tôi đi đánh nhau thuê
Những ngày nghỉ hành quân về phép
Tôi đi vào ngõ tối hắt hiu
Ôm giấc mơ riêng tư
Ngủ giữa lòng gái lạ
Áo rách trên đùi
Thương người lính trẻ
(Vô Cùng 7)
T6 giả vờ hỏi, như không biết:
Vì chết trong tôi là sống lại trong em...”
(Vô Cùng 17)
‘Nguyễn thị M.K 16 tuổi 9 tháng 10 ngày... con ông ...... và bà ........ địa chỉ ........ nghề nghiệp: Học sinh. .....................
Tòa tuyên án tha bổng.’
His wish to be a willow tree on the windy coast He wrote in poems, this world is full of great expectations He and a deep love for less lucky countrymen His hate: the trucks of screaming prisoners on the way to court To make money was the last thing he would think of He lived a good life, he was nice to those around him He even shared the poverty of his fellow mates He spent many years to pore over books in the university His talking straight and thinking straight endeared him in the eyes of many He solemnly swore, I will never do bad thing to othersHe wept over the death of Frederic Garcia Lorca, the Spanish poet He pointed to the picture of Franco, loudly condemning him as a cruel man He paid homage to the Vietnamese hero Nguyên Thai Hoc I shared his convictions and held him in admiration
Now that he was a judge, he betrayed his own belief Holding the conscription notice, he shrugged his head: “Tell me, what is this all aboutTell me I only want to live, I am afraid to die, I love myself I have only one life and I don't want to lose it...” He burst out crying as a little kid.
Cùng từng chia sẻ nghèo nàn với đồng hương đấy chứ. Nhiều năm ròng nghiền ngẫm học hành đại học Nó nói năng cởi mở xử thế ngay thẳng được kính nể “Và thề độc là nó chưa từng hại ai bao giờ? Từng than khóc nhà thơ Tây Ban Nha Frederic Garcia Lorca
Chỉ tay vào ảnh Franco, nó kết án tên độc tài gian ác Nó chịu ơn anh hùng Nguyễn Thái Học khi nhìn dung nhan Xác tín niềm kiêu hãnh và lòng sùng bái...”
Tình yêu lính chiến
Kẻ thù bắn vào anh dăm ba viên đạn lửa
Anh giơ tay nắm lấy
Nhân danh em...
Lưỡi lê thấu phổi
tim còn nhẩy đập
nhịp ba nhịp ba
có người cầm súng bắn vào đầu
đạn nổ nhịp ba
không chết
anh ngồi nhỏm dậy
khỏe mạnh lạ thường
thế mới siêu chứ.
Như hãy cho anh yêu bằng mắt em liếc
những cuộc tình duyên Ce n'est pas d'argent
anh nửa trái tim hủi, em nửa trái tim vàng
Chúng kéo đầy đường chiến xe chẳng cán nát tim hai ta
Hãy cho em tiêu bằng đồng tiền anh khó nhọc
Như chúng đổ đốn bảo anh si tình ngốc nghếch
Môi son em hình trái tim không là họng lửa
Mỗi ngã tư hàng rào nhà em, anh nhảy đều qua
Trời mai dù mưa hay nắng, anh không sợ
Chúng nó thích giết người như em thích yêu em đến chết
Như lòng chúng ta hai đứa ôm chim cút vào lòng
Hãy cho anh cười bằng nụ cười của em
Mới đánh lừa nổi bọn con trai thèm khát
Hãy cho anh lùa ngón tay em vào anh
Thân thể anh run bần bật đợi chờ
Hãy cho anh ngủ bằng mắt em
Để đạn bay anh trượt trán
Đêm không bao giờ đêm chẳng lẽ là ngày mãi
Giặc nào mắt mở nổi để tấn công
Hãy cho anh chết trong mắt em
Để anh thôi làm cách mạng thi ca hoàng đế
Cho anh thở bằng hơi thở em
Anh đánh răng thuốc sát trùng kẹo cao su thơm phức.
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Chuyện tình con trai cách mạng Budapest.
(Tháng 12 cuối năm
Trích tạp chí Sáng Tạo
TỐI VĂN SÁNG)