T
ừ sau khi nước Ðức thống nhất, ỡ miền Ðông, những nơi có mặt bằng rộng, thoáng, chính quyền địa phương cho thương nhân thuê chỗ, lập thành những
''chợ con'' - phục vụ dân chúng trong vùng. Thương gia buôn bán kiểu cò con này chủ yếu là dân ngụ cư: Thổ (Turkei), Việt Nam, Nga, Ba Lan...
Quầy bán chỉ tập trung mấy mặt hàng dân dụng thiết yếu: Quần áo gia công, hàng Nhái. Dầy dép, hàng vét kho 99 xu, rau quả, trang sức rởm...
và không thể thiếu quầy ăn nhanh, truyền thống của Việt Nam: Mỳ, Cơm chiên thập cẩm. Chả Nem, các món Xào. Doenner Kebap của Thổ,
gà quay của Ðức - những món mà dân nghèo rất thích.
Quầy ăn nhanh của Huy trụ ở đây đã lâu. Do tay nghề cao, cung cách làm ăn đứng đắn, lấy chữ tín làm đầu, mặc dù quán đặt trên xe ô
tô chuyên dụng, dy động, khách ăn đứng... nhưng doanh số trong ngày chẳng kém gì một Restaurant 50 chỗ ngồi ở nơi khác.
Ngày nghỉ cuối tuần của dân lao động ở làng quê, đơn điệu bình lặng. Ðể đỡ buồn, tôi thường đáo qua ''chợ con'' xem ngắm, cuối cùng
trước khi ra về, đến quầy ăn nhanh của Huy thưởng thức những món quen thuộc, đỡ nhớ mà không phải nấu, xào cách rách. Lại nữa:
Vừa nhắm vói Bia, vừa ngắm nhìn trời đất, rừng cây xanh, hít thở không khí trong lành của làng quê kiểu Đức, góp chuyện với
ông chủ về các món ăn, về thời thế, những sự việc nổi cộm của dân Việt sống nơi xứ lạ quê người...
Theo thường lệ, hôm nay tôi gọi đĩa Mực xào với tỏi tây. Chỉ dăm phút Huy đã đặt trước mặt đĩa xào còn bốc khói thơm lừng. Gắp một miếng đưa lên miệng chưa kịp nhai... Bỗng nghe thấy bên quầy bán Doenner của người Thổ ồn ào... ồn ào ngày một to... rồi tiếng đổ vỡ... tiếp theo là tiếng kêu la. Ngạc nhiên, buông đũa chạy vội sang, mới đựơc một đọan, đằng sau lại có tiếng kêu của Huy... tiếp đó là tiếng loảng xoảng của bát đĩa, chai lọ. Quay lại đã thấy 3 thanh niên đầu troc nhẵn thín, bóng nhậy. Trên chỏm đầu chúng còn chùm tóc đen cắt tỉa uốn công phu, trông như chiếc mào gà. Hai tên đang xúm vào đấm đá Huy. Tên còn lại thản nhiên tung hê, đập phá quầy hàng...
Không kịp suy nghĩ, tôi rút chiếc Côn nhị khúc dắt trong cạp quần trước bụng vung lên nhằm tên có chiếc mào gà bé hơn - bổ xuống. Cú đánh bất ngờ, lực bổ hơi mạnh, chiếc mào gà lắc lắc quay quay... rú lên, đổ vật. Hai tên kia ngừng tay đánh Huy lao sang. Cậy thế to con chúng xông vào áp đảo. Tôi bình tĩnh ứng chiến. Chiếc Côn nhị khúc bằng gỗ Phíp - nặng như gỗ Lim, cứng, dẻo như sắt - cứ vun vút rít gió. Dù đối thủ thể lực tốt hơn, nhưng vũ khí này phát huy tác dụng ở cư ly gián cách rất hiệu qủa. Gã đầu trọc liên tiếp bị đòn... sợ gây án mạng, tôi nhẩy nhót né tránh đòn như con choi choi, điều khiển lực giáng của thanh gỗ vừa phải, chủ yếu nhằm răn đe. Nhận ra tình thế hiểm nghèo, quyết định dứt điểm để bảo vệ mình: Khúc côn xoay tít phát ra tiếng rít gió vù vù... Một tên nữa đổ vật.
Ðến lúc này thì tên còn lại dừng tay, đứng xững, run rẩy... cúi xuống xốc nách cả hai đưa kia chạy vôi ra chiếc xe đậu trước cửa quán, lao đi. 4 tên hành hung quán Thổ cũng rút chạy. Lo cho an toàn của Huy, tôi không đuổi, đỡ bạn dậy. Vừa lúc hai xe Cảnh sát ập tới. Một xe đuổi theo bọn đầu trọc, vài phut sau Huy và những người bị thương được đưa tới Bệnh viện cấp cứu.
Vợ Huy mới sinh thêm đứa thứ 3, lại còn phải trông con lớn chưa quá 10 tuổi, thằng em vẫn còn đang học mẫu giáo - tôi quyết định gọi điện cho trưởng ca đến chậm. Xong, thu dọn hậu qủa còn đang bừa bộn, khóa cửa quầy hàng, đến văn phòng nhà máy trình bầy lý do, xin nghỉ 2 ngày phép giúp Huy. Ở làng này chỉ có 3 gia đình người Việt và tôi độc thân là 4. Những người kia đi làm xa, tôi chứng kiến vụ việc... Trước cảnh khó khăn eo hẹp của bạn, không thể bỏ mặc.
Mọi thu xếp ổn thỏa, tạt qua báo tin cho vợ Huy rồi đến bệnh viện. Bác sỹ điều trị cho biết: Cũng may bọn Ðầu trọc dừng tay sớm, nạn nhân chỉ bị thương ở phần mềm, ngoài da, xoa bóp, nghỉ ngơi, uống thuốc vài ngày là khỏi. Mặt, đầu Huy băng bó chỉ hở đôi mắt. Cậu ta nhìn tôi, trong đó ánh lên sự biết ơn, đoạn nắm tay xiết chặt mồm nhắc đi nhắc lại: Cám ơn... cám ơn cậu... rất nhiều. Không có cậu lúc ấy thì... bây giờ...
- Ôi dào ! Chúng ta là bạn, là dân Việt cả. Thấy cậu gặp nguy nhất định tớ phải ra tay chứ. Chả lẽ lúc đó đứng nhìn hoặc bỏ chạy à? Yên tâm chữa trị mau khoẻ rồi còn về tiếp tục ''cầy''. Tôi ngắt lời, an ủi.
- Cửa hàng ra sao? Bọn chúng phá có nặng không? Huy hỏi vẻ nặng nhọc.
- Ngoài những chai rượu thủy tinh, mấy chục cái đĩa sành vỡ... thiết bị đông lạnh, dụng cụ hành nghề và xe không việc
gì.
- Ơn trời! - Ngừng lại một lúc suy nghĩ - lát sau Huy chậm rãi tiếp: Mình có đề nghị này, mong cậu giúp. Chẳng biết cậu có đồng ý không?
- Cứ nói, giúp được mình sẵn sàng.
- Cậu hãy về cùng mình củng cố cửa hàng để tiếp tục kinh doanh. Mình có tay nghề, vốn, cơ ngơi. Cậu có sức khoẻ. Ðiều quan trọng cậu có thể chế ngự được bọn đầu trọc trong vùng đang hoành hành quậy phá. Ngừng một chút, tư lự, Huy tiếp - Vả lại vợ mình mới sinh, các chắu còn bé, một mình không thể xoay sở. Thuê người đáp ứng nhu cầu, khó tìm lắm. Loại khác thì có cũng như không. Cậu hội đủ tất cả những yêu cầu mà mình cần. Chúng ta là bạn, hợp nhau. Về cùng làm ăn nhất định sẽ tốt hơn.
Lời đề nghị rât kịp thơi vì nhà máy đã thông báo thu hẹp sản xuất, sẽ giảm 1/3 nhân lực. Nhưng tôi suy nghĩ, chợt nhận ra hình như Huy làm vậy để ''trả ơn''.
Ngược lại, cậu ta cho rằng tôi đang tính toán thiệt hơn - vội cướp lời ngay: Ăn chia thì yên tâm. Cậu cùng mình làm việc, hết giờ, nhận 120 D.M . Nếu cách này chưa ưng thì... tiền thu được, trừ các khoản chi phí, thuế má, cậu nhận 40%, tớ 60%. Cách thứ 3: Tớ ký cho cậu một hợp đồng tuyển dụng làm việc. Tuy nhiên cách này bất lợi cho cả hai vì cậu sẽ bị cắt trợ cấp thât nghiệp còn tớ phải đóng thuế cho cậu nhiều mục lắm.
Thấy bạn khẩn khoản, ngẫm nghĩ một chút, tôi hỏi lại: Có thật cậu cần mình phụ giúp hay chỉ để trả ơn ''cứu mạng'' ?
- Cả hai. Nhưng cái chính là cần duy trì cửa hàng để sống. Nói thật, doanh số bình quân hàng ngày của mình khá lắm....
- Cám ơn sự tin cậy của Cậu. Minh cần phải suy nghĩ thêm rồi thương lượng với chủ để nghỉ thất nghiệp hợp pháp, sau đó mới có thể giúp cậu được. Còn đãi ngộ thì tùy. Ðiều cốt yếu chúng mình hàng ngày bên nhau, vui, tin tưởng nhau...
- Không, trong công việc làm ăn phải thật sòng phẳng, rõ ràng. Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát. Chúng mình cứ thống nhất với nhau theo phương án ăn chia 4/6. để sau này không vì sự xuề xòa mà mất đi tình bạn. 3 ngày nữa tớ xuất viện, cậu hãy về lo việc đi. Tuần sau cùng bắt tay xây dựng cơ ngơi mới. Có cậu, mình không lo gì lũ chết tiệt kia nữa. Dứt lời, cậu ta ôm lấy hai bên vai tôi, lắc lắc...ghì chặt... cừời hả hê...
Một tuần sau tôi chính thức là phụ bếp kiêm bồi bàn cho quầy IMBISS (ăn nhanh) châu Á mang tên TRE XANH của Huy.
Ðúng như Huy nói, doanh thu trong ngày của quầy hàng cứ dần nhích lên. Muốn để cho bạn không xem thường, xóa tan ý nghĩ của những người lắm chuyện cho rằng ''lợi dụng'', tôi đề xuất: Nhân dịp này chúng ta nên sửa chữa, trang thiết trí lại cửa hàng, thay đổi, bổ xung thêm một số món ăn cao cấp như trong Resstaurant... Khoản chi này mình ứng trước sau đó khấu hao dần. Huy lại đồng ý ngay vì đề xuất hợp lý. Cậu ta vui vì thấy tôi thực sự biết làm ăn chứ không chỉ ''chế ngự bọn Troc'', ''cổ cầy vai bừa'' - như tự nhận.
Mãy tuần sau, công việc đi vào nề nếp, doanh số trong ngày qủa nhiên tiếp tục tăng. Huy đề nghị tôi dọn về ở cùng với vợ chồng anh với lý do mời chào xác đáng: ''Nhà rộng hơn trăm mét vuông, còn một phòng để không... Ở cùng nhà có điều kiện giúp nhau. Vợ chồng tớ ở buồn lắm. Cậu đang độc thân. Ðiều chủ yếu tớ có người chơi cờ tương trong những lúc thư rỗi'' .
Tôi đồng ý ngay vì khi rời khỏi nhà máy, căn hộ đang ở phải hoàn trả. Tôi thông báo sẽ chuyển đến ở vào chủ nhật tới.
Vợ chồng con cái Huy sống trong căn hộ 4 buồng, trên tầng 2 của một ngôi nhà cổ 4 tầng, có vườn cây bao bọc xung quanh. Vợ Huy - cô Xuyên - nhỏ nhắn xinh đẹp, đã chuẩn bị chu đáo cho bữa liên hoan đón khách. Khi bước vào, bàn tiệc đã bầy sẵn. 3 gia đình hàng xóm, đồng hương đã tề tựu. Tất cả ngồi vào bàn. Món tiết canh, lòng lợn cổ truyền thật hấp dẫn. Cộng với tay nghề của đầu bếp lâu năm, bữa ăn ngon miệng, không khí gia đình, ấm cúng.
Khi các bà mẹ thu dọn bàn ăn, mang đồ tráng miệng bằng hoa qủa và chè thuốc cà phê ra, mấy đứa trẻ xúm vào xem tập Allbum ảnh do đứa con lớn của Huy khoe. Ngồi gần xế bên, bất chợt liếc nhìn... nhìn... bỗng giật thót người: Trong đó có bức ảnh truyền thần bán thân cỡ 18x24 của Cụ Ngoại - (người sinh ra ông Ngoại). Tiẽp theo trang bên là ảnh của những bà Bá, ông Bác dượng và con cái của các vị. Ảnh vợ chồng con cái Huy nhiều, đẹp nhất. Không còn nghi ngờ gì nữa, Huy là anh em họ ba đời bên Ngoại. Tôi thở rốc, cố nén xúc động để dấu đi sự kinh ngạc, bàng hoàng. Các bức ảnh đã đưa tôi ra khỏi không khí đầm ám gia đình ... khơi dậy trong tim tôi nỗi chua cay, thiêu đốt những cảm tình mà mấy tuần qua vừa được tôi và Huy nhen nhóm. Nó thổi bùng ngọn lửa hờn căm đã chứa chất trong lòng từ bao năm nay, mỗi khi được nghe mẹ tôi nhắc đến. Giờ đây khi biết hai đứa có huyết thống, tự dưng trí tưởng tượng đã đưa tôi quay ngược về miền qúa khứ.
... Cuối những năm 90 của thế kỷ 19...
Cơ ngơi của cụ Tuần phủ XT - Tỉnh Nam Ðịnh - bề thế, toạ lạc ở giữa thị trấn, bên bờ sông hình con cá chép khổng lồ. Gia đình Cụ Tuần giầu có như vậy là do thừa kế tài sản của tổ tiên mấy đời là võ quan, có công hộ gía trong những cơn binh biến dưới triều Lê mạt. Ðến đời cụ Tuần ông bố quyết định cho con trai chuyển ngạch sang quan văn. Gần 20 năm làm quan, cụ giữ được phong thái của vị quan thanh liêm. Tuy vậy, đường con cái lại hiếm hoi. Cụ lấy vợ, chỉ sinh được 2 người con gái. Bà cả cưới cho cụ người vợ lẽ, Bà này cũng lại sinh hai cô. Không chịu thua, cơn ''khát nước'', cụ Tuần lấy tiếp người thiếp kém mình tới 30 tuổi. Người này cũng lại sinh con một bề... gái.
Trong nhà có 3 nàng hầu được bà cả mướn về phục vụ em và các con. Cô hầu ít tuổi nhất tên là Thắm, không sắc nước hương trời như bà thứ 3 nhưng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trời xui đất khiến thế nào mà sau khi bà ba sinh cô gái thứ 5 được 9 tháng, bà Cả một hôm bắt gặp nàng hầu của mình đang nôn oẹ ở vườn sau... Bà nghi, tra hỏi... cô Thắm sợ khai thật... cụ Tuần thừa nhận đó là thai nhi của mình, bắt bà cả đến nhà cha mẹ cô gái - một cố Nông ở cùng làng - xin cưới cô Thắm về làm bà tư. 6 tháng sau kể từ quyết định kia, cô Thắm trở dạ, sinh được cậu con trai. Hôm cậu bé ra đời, cụ Tuần cho treo đèn kết hoa, 3 ngày sau mở tiệc ăn mừng.
Bà Thắm sinh con xong mắc bệnh Hậu sản. Cứ mòn mỏi... lay lắt... thuốc nào cũng không khỏi. Cậu út được cụ Tuần giao cho chú Trọng người quản gia tin cậy - tìm một nhũ mẫu chăm nuôi. Cụ nghiêm cấm các bà vợ kia không ai được bén bảng tới phòng của nhũ mẫu và cậu út ở. Ðồng thời quyết định từ nay chú Trọng sẽ theo sự chỉ đạo của cụ điều hành các hoạt động trong nhà. Chưa hết, cụ dọn sang ở căn phòng cạnh phòng bà Thắm, thuê hẳn hai người hầu khác chăm bẵm 2 mẹ con.
Việc đó làm cho 3 bà vợ phật lòng, nhưng các bà chỉ dám ngấm ngầm xì xầm chứ bề ngoài vẫn tỏ thần phục cụ. Tất nhiên mâu thuẫn cứ ngày một căng. Khi cậu út 2 tuổi thì mẹ cậu qua đời. Cụ Tuần thương tiếc người vợ trẻ cũng mang bệnh. Căn nhà trước nay bình lặng, trật tự là thế, giờ bắt đầu rối tung lên. Các bà xúm vào đấu chú Trọng, tước bớt quyền lực mà cụ Tuần giao cho. Chú Trọng còn phát hiện ra một âm mưu lớn của các bà nhằm diệt trừ hậu hoạn - kẻ đang có khả năng giành phần lớn thừa kế gia sản đó là cậu út... Tranh thủ lúc cụ còn minh mẫn chú báo cáo tình hình...
Trọng có tuổi ấu thơ đày bi thảm. Cha mẹ chết sớm lúc mới 15 tuổi. Chú sống vật vờ bên lề cuộc đời. Nhân một lần gặp Trọng trên phố Huyện, thấy cậu bé mặt mĩi sáng sủa, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn... cụ Tuần hỏi chuyện, biết hoàn cảnh, đưa về xin cha mẹ nhận nuôi. Trọng lớn lên trong sự thương yêu của gia đình ân nhân. Ðến tuổi trưởng thành cụ Tuần dựng vợ gả chồng cho anh. Khi bà tư sinh cậu út, và nhất là lúc bà mất, cụ Tuần ốm, Trọng phải cáng đáng tất cả mọi việc nặng nhẹ. Anh tự hứa với mình sẽ mang mọi khả năng để bảo vệ cậu chủ, đền ơn đáp nghĩa ân nhân đã cưu mang mình. Anh vẫn lặng lẽ âm thầm theo rõi tình hình và chuẩn bị kế hoạch ứng phó...
- Ta phải làm gì bây giờ ? - Ngừng lại khó nhọc lấy hơi, lát sau cụ Tuần mới chậm rãi, tiếp - Ðiều quan trọng nhất, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thằng bé.
- Theo con, tình hình đã trở nên vô cùng cấp bách, nguy hiểm. Cụ chỉ nằm xuống là tai họa sẽ ập đến ngay. Con đã điều tra biết được, các bà đã thuê sẵn một bọn... bố tri một vụ cướp... nhân đó thực hiệm âm mưu thâm độc của họ.
- Thế kia à ? - Cụ Tuần như không tin vào tai mình nữa. Ngán ngẩm thở dài.
- Nhưng cụ yên tâm.... Chẳng qua con vẫn nghĩ rằng, các bà là bề trên... có ơn với con nên con chưa ra tay... Nếu các bà không dừng lại... vì cụ, vì cậu chủ, con sẽ...
- Ta biết anh thừa sức làm được việc đó. Nhưng hãy vì ta mà tha cho họ. Hãy để cho họ nhận lấy sự trừng phạt của trời đất. Cụ Tuần nắm lấy tay người quản gia nắn nắn - bàn tay cụ lạnh toát - nhìn chăm chắm vào mắt Trọng chờ đợi câu trả lời. Từ trong hai hố mắt sâu, đục lờ thủy tinh thể, ẩn chìm sự suy tư... Trọng cảm động bật khóc, nâng bàn tay của cụ Tuần áp vào trái tim mình, đầu gật gật... mếu máo: Nhưng cụ ơi! Họ định sát hại cậu chủ. Cứ ngồi im để lãnh nhận tai họa ư? Cụ bảo con phải làm gì?
Cụ Tuần ngườc nhìn qua khung cửa sổ, đôi mắt xa vời... lát sau nặng nề tiếp - Cám ơn anh đã lo cho em nó! Ta biết... lòng anh. Nhưng dù sao thì lũ tham lam này cũng là người thân, đã sống trọn cả cuộc đời cho giòng họ này, ta không nỡ nhìn họ bị trừng phạt nặng. Cách giải quyết ư... ta đang suy nghĩ... suy nghĩ thật cặn kẽ... nhưng trước hết hãy đi mời bác Nguyên đến đây, chúng ta cùng bàn.
Trọng nín khóc buông tay chủ, gật đầu quay đi. Ðược vài bước, cụ Tuần gọi giật lại, ra hiệu cúi gần xuống... cụ nói nhỏ: Bắt đầu từ lúc này, mọi việc phải cẩn thận, cảnh gíác. Cần tăng cường người gác ngày đêm xung quanh nhà, ngoài cổng và đặc biệt phòng ngủ của thằng bé. Trọng im lặng gật đầu hối hả đi ngay... Hai canh giờ sau anh trở về dẫn theo người đàn ông dáng vẻ quắc thước, to cao, tuy tóc điểm bạc nhưng trông còn tráng kiện. Ngươì đó là ông Nguyên, học trò cũ, đương làm thư lại phủ nhà. Ông Nguyên lao nhanh tới trước người thầy, nói trong hơi thở rốc:
- Con đây, thầy cần gì con sẽ làm hết sức mình theo khả năng.
- Cám ơn anh. Tôi không sống được bao lâu nữa, xin anh hãy cùng cậu Trọng, giúp cho thằng con tôi an toàn... mà... lúc này - cụ Tuần khó nhọc, nghẹn ngào - nó mới hơn 2 tuổi. đề phòng mọi bất trắc, tốt nhất phải rời khỏi đây ngay. Anh có nhớ khóa Văn, đồng Liêu, được bổ nhiệm làm tri Huyện ở Tuyên Quang chứ - ông Nguyên gật đầu - hãy đưa nó đến đó... Mãy tháng trước tôi đã ngỏ lời, viết thư... anh ta đã đồng ý. Các anh hãy đưa em nó đi ngay bất cứ lúc nào, càng nhanh càng tốt!
- Ðược, việc này thầy cứ để con và Trọng lo. Ðảm bảo không ai động được đến em.
- Việc thứ hai - Cụ Tuần như khó thở chưa tiếp, cố cất đầu... Trọng dìu dậy, kê gối để cụ dựa lưng vào thành giường, lát sau mới tiếp - Cần phải có bảo chứng, hợp pháp cho bản dy chúc. Việc này cũng phải làm nhanh, tôi muốn tận mắt nhìn thấy trước khi ra đi...
- Con sẽ tiến hành ngay bây giờ.
- Việc thứ 3, anh... anh... hãy thay thầy thảo các văn tự rôi đưa thầy ký, bán 1/2 số ruộng thuộc phần tư điền, hương hoả để lấy tiền lo toan việc ra đi của Trọng và thằng bé. Cốt sao cho thật an toàn và để em nó sinh sống sau này. Phần ruộng đất còn lại, chia đều cho 5 đứa con gái . Khu dinh cơ, thổ trạch nhất định không ai được bán, chia nhau, giữ lại, sau này thằng bé lớn lên sẽ ở. Dường như muốn nói thêm nhưng không cất lên lời. Cụ Tuần nhắm mắt mệt mỏi. Ông Nguyên năm lây tay thầy nhắc lại: Thầy yên tâm nằm nghỉ. Mọi việc chúng con sẽ làm ý Thầy.
Cụ Tuần khẽ gật đầu. Trọng đặt người bệnh nằm ngay ngắn lại, dém chăn rồi cùng ông Nguyên trở ra thư phòng rì rầm to nhỏ... phân công nhau thực hiện ngay kế hoạch...
Trước khi lên đường một ngày, Trọng bố trí cho những người hầu nghỉ, chỉ để lại hai người chăm sóc cụ Tuần. Sau khi cắt đặt công việc cụ thể, xế chiều - lúc người bệnh vừa uống thuốc - anh bế cậu út vào. Cụ Tuần đã đồng ý việc thực hiện kế hoach ra đi của Trọng nên nôn nóng chờ. Giây phút ly biệt thật thiêng liêng...
Cậu út - bé Kiên Cường - béo khoẻ, cứng cáp, mặc quần áo ch ống r ét tươm tất. Khi Trọng đưa đến trước mặt cụ Tuần, bé nhìn người đối diện cười toét. Người cha gìa háo hức không kiềm chế được vươn tay đón bế. Bé Cường thay đỗi khuôn mặt... đang cười bỗng dịu lại, nhìn... có lẽ khuôn mặt của cụ Tuần gìa, ốm, râu ria dài, trắng lốp trên đó là hai hố mắt sâu, đen... Cường bỗng òa khóc. Cậu bé lạ, sợ. Biết tính trẻ nhỏ, cụ Tuần ôm ghì, áp mặt con vào lồng ngực lép kẹp, tay vỗ nhẹ vào mông bé, nựng nựng, giọng thổn thức: Thầy thương... thương con lắm... đừng khóc... nín đi.
Có lẽ không nhìn thấy khuôn mặt, được ấp trong lòng... và dường như tình phụ tử sâu đậm đã tác đông... cậu bé nín khóc, mồm ê... a... Vợ chồng Trọng cám cảnh cũng òa khóc theo. Cụ Tuần ôm con một lúc, khi bé Cường im, ngủ gục trên vai, cụ nhẹ nhàng đưa con cho vợ Trọng, lấy tay quyệt giòng nước mắt chảy dài trên hai gò má gồ cao, tiếp: Thằng bé này rồi sau sẽ nên người. Nó có tình, có nghĩa... Chỉ tiếc rằng ta không thể tiếp tục dậy dỗ con. Ta giao nó cho anh chị. Hãy thay ta chăm sóc, dậy dỗ nó nên người, cho ăn học. Sau này có dịp, hãy nói cho nó biết thân thế của nó...
Cơn xúc động lại ập đến. Cụ Tuần nghẹn ngào, lát sau trấn tĩnh mới tiếp, lần này giọng nói, phong thái trở lại phong độ của cụ Cử đã từng vang bóng một thời: Bữa tiệc nào rồi cũng tàn. Thôi, các con chuẩn bị đi đi, đi nhanh - cụ chuyển cách xưng hô - đoạn ngả người nhắm mắt.
Trong ra hiệu cho vợ bế bé Cường đi ra. Anh đỡ người bệnh nắm ngay ngắn, dém chăn. Xong, chưa đi ngay mà lùi lại, quỳ xuống vái lạy 3 vái. Cụ Tuần mở bừng mắt nhìn Trọng không nói, từ trong hai hố mắt sâu kia, nước mắt ầng ậc rồi chảy thành giòng xuống qua đôi gò má cao, rớt xuống cổ...
Chiều hôm đó là trung tuần tháng chạp, mùa động năm 1906. Dân thị trấn bắt gặp gia đình hành khất, vợ chồng họ bó gọn trong áo tơi, xùm xụp chiếc nón lá... bịn rịn, co ro... trên bến đò lộng gío. Người bố cõng đứa lớn chừng 5 tuổi, mẹ ẵm đứa nhỏ trong lòng, cả hai lập cập hối hả xuống thuyền . Trên bến có 2 chiếc thuyền đang đón khách. Con thuyền mà gia đình hành khất kia xuống chỉ nhận 10 khách. Khi người cuối cùng bước lên, hai thuỷ thủ hối hả rút ván, con thuyền nhổ neo, ra đến giữa giòng - mọi người đã ổn định chỗ ngồi, cửa khoang hạ xuống, vợ chồng người hành khất cởi bỏ áo tơi, nón lá: Ðó là Trọng, vợ, con trai và bé Kiên Cường. 10 khách đi thuyền, người nào cũng khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, mang theo đoản đao. Họ là võ sĩ, được Thư lại Nguyên ''xin'', Tuần phủ đương nhiệm phái đi. Họ có nhiệm vụ giả làm hành khách đi cùng ngầm bảo vệ cậu bé trên đường chạy trốn, nếu ''các mẹ gìa'' (1) của cậu thuê người hãm hại...
Hành trình được hoạch định: Từ thị trấn - ra sông Hồng - ngược, ghé qua Nam Ðịnh, tiếp tục đến ngả ba Việt Trì, rẽ sang sông Lô, cập bến Tuyên Quang. Khi cậu út lên bờ, thủy thủ và 10 người kia đưa thuyền xuôi giòng trở về. Cuộc chạy trốn thành công đã gây cú sốc lớn cho 3 ''Mẹ già''. Các bà lồng lên định cho người truy đuổi ''diệt trừ hậu họa''. Nhưng kế hoạch bí mật... người thực hiện xa lạ, không nằm trong sự khống chế của các bà... đúng lúc cụ Tuần qua đời. Cộng với sự dàn xếp can thiệp của thầy Ký Nguyên... việc truy đuổi kết thúc trong bình yên.
Ông Trọng làm khai sinh cho Cường là con đẻ. Với số vàng mang theo, ông quyết định không đến nhờ Tri Huyện đồng liêu của Ký Nguyên như kế hoạch lúc đầu, mà thay tên đổi họ, mở một cửa hàng buôn bán nhỏ tại thị xã Tuyên Quang. Vợ chồng ông sinh tiêp được 3 con nữa. Nhớ lời căn dặn của Ân nhân, ông dậy dỗ, chăm lo cho Kiên Cường và các con ăn học...
Kiên Cường lớn lên trong sự thương yêu hết mực của cha mẹ nuôi. Có gien dy truyền của cụ Tuần, Cường học giỏi, thích đọc sách... cũng như nhiều thanh niên trí thức thời Pháp thuộc, anh giao du rộng, nhiều bạn bè, được họ chỉ dẫn giáo dục, anh nhận ra con đường của mình: Phải vùng lên đánh đuổi bọn thực dân Pháp, đòi độc lập cho dân tộc. Các hoạt động của anh đã gây sự chú ý cho chính quyền Pháp... Lo cho an toàn của con, ông Trọng tung tiền ra mua chuộc những người có thế lực ở địa phương... Cường không bị làm khó dễ, trở về nhà lấy vợ sinh con...
Ðầu năm 1944, phong trào cách mạng ở Thái Nguyên, Tuyên Quang lên cao, được các bạn cũ móc nối, Kiên Cường quyết định rời gia đình, bố mẹ, vợ con đi thoát ly làm cách mạng. Cụ Trọng chẳng những không phản đối quyết định của Cường, ngược lại còn ủng hộ nhiệt tình, sai bà nhà làm mâm cơm, nói rằng cúng tổ tiên để anh lên đường gặp may mắn. Trước bàn thờ, có cả tấm ảnh của một cụ gìa mà trước nay Cường được bố cho biết đó là ông nội. Giờ cụ bắt Cường vái lạy 3 vái, đọc theo lời mà cụ nói: Con, là Kiên Cường. Xin cha mẹ, ông bà, tổ tiên phù hộ cho con gặp may mắn trên đường đời. Con nguyện sẽ làm rạng danh giòng họ.
Vốn trẻ tuổi, có trí thức không thuộc lớp người sùng đạo, thành kính. Lời khấn mà anh đọc theo bố lại khó hiểu... nhưng vì là lời của cha, anh cứ nói và làm theo. Khi hạ cỗ, cả nhà quây quần, Cụ Trọng mới thanh thản hỏi:
- Hình như con khó hiểu trước những lời mà bố đọc, con khấn, phải không?
- Thưa bố đúng vậy.
- Thế sao con không hỏi mà lại cứ đọc theo?
- Con tin tưởng ở bố. Nhất định có nguyên do... khi nào cần chắc chắn bố sẽ nói...''.
Bây giờ bố nói cho con biết đây...
Cụ Trọng kể lại cho cậu con nuôi nghe về lịch sử đời anh... đời cụ Tuần - ân nhân của cụ - cha, mẹ cậu... chuyện cái đêm đưa cậu đi trốn... và những gian truân vất vả gần 30 năm qua. Kiên Cường ngồi nghe với niềm thành kính, xúc đông. Kết thúc câu chuyện Cụ Trọng nhấn mạnh : Bây giờ con đã biết rõ thân thế mình. Bố đã làm được việc mà ân nhân của Bố - Thầy con - giao phó. Con hãy đi đi, hoàn thành nhiệm vụ làm rạng danh cho tổ tiên rồi trở về thăm cố hương, đến phần mộ của cha mẹ thắp hương để người yên giấc, ngậm cười nơi chín suối.
Kiên Cường tham gia cách mạng nhiệt tình vì hiểu biết chân lý. Anh luôn được tổ tiên phù hộ nên trên đường chinh chiến nhiều lần thoát hiểm... Năm 1954, ông cùng đoàn quân trở về tiếp quản thủ đô. Sau ít ngày thu xếp, ông trở về Làng - Thị trấn - thực hiện lời dặn của cha mẹ nuôi.
Tìm đến nhà cụ Tuần Phủ Lê - Nguyễn không khó. Dinh cơ của cụ Tuần giờ trở nên rêu phong, phảng phất u hoài. Một người đàn ông trạc tuổi Cường ra mở cổng. Ông Cường lựa lời thăm dò cốt không để lộ thân phận. Người đàn ông kia nói rằng mính là chắu ngoại của cụ Tuần. Mẹ ông ta là con gái của người con gái đầu của cụ, đã qua đời từ 10 năm trước...
- Tôi có họ xa với cụ Tuần, muốn đến thắp hương cho các cụ.
Thấy người cán bộ cách mạng mang quân phục, nhận là họ xa... ông kia vui mừng mời khách vào nhà, sai người làm cơm chuẩn bị thết đãi. Ông Kiên Cường vào nhà thờ tổ thắp hương lẩm nhẩm khấn vái. Trên hương án đặt một bài vị trong lồng tấm ảnh cụ Tuần - giống như tấm ảnh mà cha nuôi đặt trên ban thờ nhà mình. Lát sau theo chủ nhân ra cánh đồng, đến khu lăng mộ. Trong đó có nhiều mộ xây. Trên các mộ đều có bia. Ông đọc tất cả các tấm bia không hề thấy tên mẹ đẻ mình... Lòng ông quặn đau... cố làm ra vẻ bình thường, hỏi: Nghe cha tôi nói, Cụ Tuần còn có một người thiếp tên là... sao không thấy mộ chí?.
- Chúng tôi chưa nghe ai trong gia tộc nói về người có tên mà ông vừa nhắc. Có thể cụ tôi có nhiều thiếp... người đàn bà kia là một trong số đó chăng?''.
Kiên Cường ngao ngán, trở về. Người nhà đã chuẩn bị cỗ. Chẳng còn lòng dạ để ăn, ông kiên quyết từ chối, ra đi. Ðó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ông về thăm nhà. Cuộc hành hương đã để lại trong lòng ông nỗi đắng cay, hờn tủi... năm tháng cứ chất chồng, hun đúc, nung nấu khiến mỗi khi nghĩ đến tim lại nhói đau. Ông là người có trí thức, đọc sách thánh hiền, cảm nhận được tấm lòng độ lượng của cha, khi cha không cho phép ''Chú Trọng'' ra tay đối với những người đã mang lại cho ông biết bao đau thương. Trong đó đau thương lớn nhất làm ông cốt nhục phân ly. Giờ đây những người đó đã lần lượt theo cha về lòng đất lạnh. Cứ mội khi nghĩ vè quá khứ là cơn giân lại sôi lên. Ông muốn trả thù để dịu bớt nỗi đau... Nhưng nhớ tới hình ảnh lúc cha can ngăn chú Trọng thì cơn giận lại dịu đi, tan dần, tự đáy lòng vang tiếng nhắc nhủ : ''Cha, Mẹ mình giờ đây chắc cũng ngậm cười nơi chín suối... đã hơn nửa thế kỷ rồi... Cha ơi ! Mẹ ơi! Con đã về đây. Xin các người hãy chứng gíam cho con...
Từ sau khi quyết định giải thoát cho mình, ông Kiên Cường hàng năm âm thầm lặng lẽ làm đám giỗ cho Thầy, U, cho bố mẹ nuôi ở ngay trong căn nhà tập thể ở Hà nội, không đạt chân về làng. Trước khi về với cha mẹ, tổ tiên, cụ Kiên Cường kể lại cho các con toàn bộ câu chuyện này, khuyên giải con chắu hãy làm theo lời của cụ Tổ: Tha Thứ!.
Hậu duệ của cụ Tuần Phủ năm xưa, được cậu út Kiên Cường phát triển thành giòng họ lớn, con đàn chắu đống. Các chắu chắt thuộc chi út của cụ đứa nghe lời ông tha thứ, bỏ qua. Nhưng nhiều đứa vẫn mang trong mình nỗi hận khôn cùng. Một trong số đó là tôi. Dù mẹ tôi nhắc đi nhắc lại lời của ông, của cụ... thế nào, tôi cũng không thể tha thứ cho các ''Mẹ già'' kia, ít nhất là sự tôn kính. Và cụ thể hơn, không thể quan hệ với giòng giống của các bà. Không trả thù họ bằng những đòn đánh - mà điều này tôi có thể làm được - đã là may cho họ lắm rồi. Còn đâu đối mặt để nhận họ.
Thế mà bây giờ, trời xui đất khiến, tôi lại chẳng những đối mặt mà còn sống chung, ăn cùng mâm với con cái những người đã đang tâm ''truy cùng đuổi tận đưa trẻ hơn 2 tuổi chỉ vì món gia tài'' ? Ông bà của họ đuổi giết ông tôi... gần nửa thế kỷ sau, tôi cứu chắu chắt họ. Hỏi trời cao có mắt không? Thật Oan nghiệt! Liệu còn có thể tiếp tục sống cùng nhà, ăn cùng mâm với Huy được nữa không?
Thấy tôi thừ người... Huy khẽ đập vào vai, nhắc: Uống chè đi. Mà sao mặt cậu tái sạm, khó coi thế? Trúng gió à?
- Ðúng, mình bị trúng gió... Ðang lên cơn sốt, đây...
- Thế thì vào phòng nằm nghỉ, uống hai viên cảm cúm là khỏi thôi. Chưa dứt lời, Huy đã dìu đứng lên, ấn vào tay vỉ thuốc Tempil - viên cảm hiệu nghiệm của ngành Y Dược Ðức. Sự quan tâm của thằng anh họ và diển biến trong những ngày qua... làm tôi suy nghĩ. Các cụ ta nói Máu loãng còn hơn ao nước lã. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. Qủa thật chẳng sai. Chuyện xẩy ra đối với Huy mấy tuần trước đây là một thí dụ. Ai biết đâu rằng chuyện tương tự lại chẳng xẩy ra với tôi trong hoàn cảnh khác? Bất gíac trong lòng tôi ào ạt tuôn trào cảm xúc... rồi tự an ủi mình - Phải, cứ coi như Huy là người dưng nước lã đi. Ân oán kia của đời trước kia mà... gần một thế kỷ rồi... Ở xứ này, ngay đến người dưng nước lã cũng cần phải gắn bó để tồn tại nữa là... huồng hồ...
Tôi bần thần cầm vỉ thuốc. Hình ảnh quá khứ của ông ngoại... cái đêm mùa đông, tháng chạp gần thế kỷ trước lại hiện ra... mờ dần... Cơn đau đầu cứ phảng phất... tôi bóc viên Tempil bỏ vào mồm tợp ngụm nước, ngả người xuống Ði văng... ''.
Thuốc hiệu nghiệm, ngấm dần... tôi thiếp đi...