Ô ng lão ngồi ló khó trong một góc khoảng không yên lặng.
Tóc ông trắng bệch, quần áo vá lỗ lách vách vài ba chỗ, nhưng vẫn đủ ấm cho ông trong khí trời hơi sương lạnh lảng bảng. Tôi quan sát ông từ xa và từ rất lâu. Từ khi mà ngày nào tôi cũng phải đi tham dự buổi lễ sáng chưa hảnh rặt bóng đêm. Tôi coi việc đó như một phần công việc hàng ngày "phải làm". Mặc dầu không biết lí do "tại sao" và phải rất cương quyết mới bật khỏi cái chăn bông êm thắm lúc trời còn lạnh như phà hơi sương ngoài kia. Có lẽ một phần do tôi sợ, lần này thì thật tôi sợ thứ tôi đã biết. Nhưng điều này không làm giảm đi nỗi sợ, nhiều khi chúng ta bị dẫn dắt đi bởi nỗi sợ. Cho dù tôi có biết trước điều gì sẽ xảy ra cũng không làm với bớt đi nỗi sợ, không như bạn đang bị đau mà uống panadol sẽ hết đau. Hoặc có lẽ tôi đã bi nhây thuốc.
Nỗi sợ đưa tôi đến với căn phòng nửa mùa cách đây hai năm, lúc đó tôi mới chỉ vừa đặt chân đến thành phố bộn bề hỗn tạp. Còn người nằm bên cạnh tôi, anh đã ở cái thành phố này đến ba năm. Mọi thứ trong mắt tôi sáng tỏ vẻ tò mò, thì trong mắt anh lại ảnh lên vẻ chán chương khôn nguôi.
...
Ánh nắng chiếu lập lờ qua ô cửa sổ, tấm màn vải đung đưa theo những con gió hiếm muộn của một sáng mùa hè. Những ngày hè này, tôi chỉ cầu cho trời mưa. Khí sẽ bớt hầm hơn, người sẽ dễ chịu hơn. Hay ít nhất thì trời cũng sẽ âm u, vì trời âm u tôi sẽ rất hăng hái xách cái xe cà tịch cà tang ra khỏi nhà mà hóng gió. Nhưng chắc những con gió chỉ thoảng qua nên không có chút hy vọng nào vào cái bầu trời quang đãng không chút gợn mây ngoài kia. Mọi người thì sẽ mở cửa và thốt lên rằng "hôm nay trời đẹp nhỉ" , hay lậm phim ảnh hơn "đi picnic nhé". Ngược lại thì tôi sẽ nhăn nhó khi nhìn con nắng chan hòa ngoài kia, và nhủ thầm rằng "thật lại một ngày xấu trời". Đóng cánh cửa sổ mà vẫn chưa hết cái nóng hầm hập đang nung nấu căn phòng nửa mùa.
Nắng chiều phập phồng vào căn phòng, đậu lại trên chân "anh" đang nằm ngủ. Những giấc ngủ có lẽ chẳng một người trẻ tuổi này trong thành phố mong muốn. Trong giấc nống đó, anh qua quât cho quên thời gian buổi sáng. Anh bảo với tôi "hè này tao không về nhà", tôi hỏi "vậy anh làm gì ? ", "tao không biết". Giờ thì anh biết mình đang nằm ngủ cho quên thời gian. Người ngoài nhìn vào sẽ gọi anh là một kẻ thua cuộc. Còn tôi cứ nhìn mãi cái giấc ngủ đó. Tôi gọi là giấc ngủ của kẻ thất bại trong thành phố tám triệu dân. Mới đầu tôi khinh bỉ cái giấc ngủ đó, nhưng dần dà quen thuộc, tôi coi đó là một phần của cuộc sống. Một phần cuộc sống của anh, của những người trẻ rơi rớt.
Nỗi sợ ấy ám vào tâm trí tôi từ dạo ấy. Đến nỗi khi nó sắp thành hiện thực trong tôi, là một phần trong cuộc sống này, thì tôi vẫn còn nhớ như in thoảng thất mùi nắng hất lên từ tấm nệm trong căn phòng đó.
Đó cũng phần nào giải thích "tại sao" tôi "phải" đi tham dự nhưng buổi lễ sáng theo bản năng. Nỗi sợ quá lớn ấy phần nào dẫn dắt, cộng thêm tiềm thức "không muốn mình vô dụng như cái xác chết nằm phơi nắng mùa hè".
...
Những sáng sương bảng lảng bay lờ mờ trên đầu, tôi có thể cảm nhận hơi sương làm ướt tóc. Tôi đi vào màn sương mù như đi vào xứ sở thần tiên. Nơi đó từng ngôi nhà mờ ẩn hiện lên, rồi lại lấp liêm cuốn đi hút khỏi tầm mắt.
Ông cũng không ngoại lệ. Hiện lên trong mắt tôi dáng đi khập khiễng, vì tôi lướt qua nhanh hơn nên phải dừng lại để nhìn rõ hơn. Lần đầu gặp ông, tôi cứ tự nhủ "ông là ma đấy, ôi mình được gặp ma". Khi biết ông chỉ là người thường xác thịt với chân tay mắt mũi. Tôi còn ước gì ông là ma nữa kia. Ông hiện ra trong sương, tóc bạc trắng, dáng người khập khểnh đến thể kia mà. Có lẽ những ông nhà văn đã viết sai rồi cũng nên.
...
Ông mất hút đi khỏi tâm mắt khi tôi vào nhà thờ. Không khí bên trong cũng không ấm hơn bên ngoài là bao bởi lễ sáng chỉ tan hoang những hàng ghế trống, lác đác được vài người. Ngồi phía trên tôi là một người đàn ông, hay đích thị hơn thì người xóm hay gọi bằng "thằng". Thằng này, thằng nọ. Cái tên "thằng" ấy là cả một quá trình mà có.
Dáng người gầy gòm, mặt mũi bợm trặm, tóc tai mái được mái không. Tướng tá chẳng ra hồn, tay thằng lúc nào cũng cầm điều thuốc, miệng thì nha nhả ra khói, đi qua đi lại trong xóm như cô hồn. Cộng thêm cái nghề ba vụ bảy lượt lăn lông lốc theo thời gian, có đám nào dựng rạp thì gọi thằng, có nhà nào phụ vữa hồ sẽ có thằng. Cái nghề, cái công, tường tá, qua quật thời gian xây trình lên công một "thằng".
Và sáng nào tôi cũng thấy thằng ngồi ngay tựa ghế thứ ba từ dưới đếm lên, trên tôi hai ghế. Tóc tai vẫn bú rù như ổ quạ, may lắm hôm nào thì được một mái vắt vẻo qua. Mấy chiếc áo sơ mi thằng mặc thì hầu như đã bạc cả vai. Thật sự là rất kinh ngạc, lạ lùng, khi thằng lại đi buổi lễ những sớm sáng này.
Tôi định chốt lại cho người đàn ông đó, cho thằng, một cái tâm sau vỏ bọc bệu rệu vì dòng đời này, nhưng lại chợt do dự nghĩ. Có khi, Thằng, vẫn còn trong vè ăn bám nát cái gia đình rỏ giọt nước khi mưa, và đi lễ chỉ theo lệ truyền thống của ông bố dữ dằn. Chẳng biết đâu được thì tôi lại gặp được cả bố của thằng, với cũng dàng đi, nước da và ánh mắt khi ngỏ nhìn tôi bước qua. Chỉ khác thằng ở mái tóc bạc, bằng chứng của thời gian.
Dạo gần đây tôi còn dị ứng với những lời giảng của cha xứ. Ngày xưa những lời nói thấm nhuần vào một thằng nhóc và mang lãi cho nó bao nhiêu sức mạnh, niềm tin, ấm áp. Thì giờ chỉ còn những ý nghĩ vẩn vơ, đối nghịch. Khi lớn lên ta thật càng khó hiểu.
Và càng khó hiểu và kì lạ hơn khi tôi chả nhìn thấy ông đâu trong cái nhà thờ này. Rõ ràng là ông có cất bước cùng đường đi lễ với tôi. Cùng đến cổng nhà thờ. Nhưng sau đó lại biến mất trong nhà thờ, có thể ông đang ở trong gian thánh làm công việc hàng ngày của những người phụ lễ cũng nên. Nhưng rõ ràng là ông biến mất.
...
Cho đến một hôm tôi quyết định theo dõi và quan sát từ xa xem ông ở đâu trong nhà thờ. Tôi thật không nhận ra được là ông vẫn đang ngồi cạnh bên mình cơ đấy. Tức là từ đầu đến cuối, từ khi cha bắt lên buổi lễ, cho đến khi chúc an lành ra về. Ông hiện hữu nơi đó, yên lặng trong trầm lắng của thời gian và những bản nhạc thánh ca. Như một người bạn. Tôi lại ngắm ông, với bộ tóc bạc, hàng râu dài, dáng gầy gòm nhưng vẫn rất sang trọng. Từng cử chỉ đều toát lên vẻ thanh thoát. Tôi chợt muốn hỏi ông " đời nên ngắn, hay nên dài".
Nếu, trong trường hợp nếu có "nếu". Tôi sẽ cho đời dài, mà thanh thản theo tháng ngày, chẳng bận tâm, lo nghĩ. Nếu đời ngắn, như những bài giảng về thân và số phận người mỏng tang như tờ giấy từ cha xứ, thì tôi sẽ sống với tất thảy nhiết tâm và huyết. Nhưng đời không có chữ "nếu".