Đ ến ngày trả ảnh cho khách, Minh trở lại làng Gòn thì không gặp Thuý nữa. Căn nhà buồn hơn lúc Minh đến, bé Lạc ngủ say trên chiếc giường chỗ bà ngoại nằm. Trên bàn thờ tạm chỉ thấy bát nhang đang cháy, không có hình ảnh của ai cả. Bà cụ nghe bước chân người vào nhà lên tiếng:
-Tôi tạ giùm cho con Thuý, ai đó xin nói tên.
-Cháu …Minh bà ạ
Thuý đã ra đi sau cuộc hội ngộ đột ngột ấy ít ngày, khi Minh đã về thành phố rửa ảnh anh không hay biết.
Cái số Thuý chết như thế nào không thể lý giải tại sao? chỉ biết là Thuý đã ra đi lặng thầm vĩnh biệt cuộc đời của một cô gái trẻ, một bông hoa không may mắn. Thuý vẫn tồn tại trong lòng Minh nổi niềm day dứt. Minh đã gặp trong đời mình biết bao cảnh trớ trêu còn khuất dưới bề mặt đời thường. “cái số hẩm hiu” của một bông hoa thôn dã sống trong vòng cạm bẫy của kẻ quyền chức mất đạo đức nên sớm lụi tàn khi vừa chớm khoe sắc, bị lũ ong độc đậu vào. “Cuộc sống ngắn ngủi bao giờ cũng giới hạn, mà ước mơ con người thì lại vô cùng”.
Minh gởi tặng tất cả những bức ảnh đã chụp cho bé Lạc, trong đó có một kiểu Thuý bồng bé Lạc đứng trước hiên nhà của mình như Thuý vẫn còn đang có mặt trên thế gian.
Và mỗi khi Minh trở cái làng heo hút nằm dưới chân ngọn núi Xanh, cách xa trung tâm phố thị cả trăm cây số, chưa có đường giao thông. Mọi nguyên nhân Thuý vĩnh biệt với Minh chỉ là lý do của một cái chết, cái chết thì giống như nhau nghĩa là mãi mãi thể xác trả về cát bụi.
Ngồi trong một quán nước liêu xiêu nghèo nàn nơi đầu làng Gòn, quán không có khách, Minh lơ đãng nhìn ra cánh cửa khép hờ vì nắng dọi, bầu trời xanh ngắt, Minh thẩn thờ khi hình ảnh Thuý ẩn hiện trong tâm thức. Cô chủ quán xinh xinh lại mở bản nhạc buồn “Bây giờ…tìm kiếm…em đâu?... Bây giờ tìm kiếm …em…đâu...”.
***
Ra tù gần năm, Minh mới hồi phục tinh thần và anh đi chụp ảnh. Ngày ngày Minh vác máy lang thang chụp ảnh amater, cái nghề mà Minh thấy cần cho mình “nhìn đời qua khung cửa hẹp”.
Minh có được tác phẩm ảnh tham gia nhiều cuộc thi đạt được giải thì tóc vội phai màu. Minh chấp nhận một công việc như vậy vì không có gan làm giàu như người ta, Minh tự an ủi cuộc đời mình bằng cái nghề nhìn đời qua lăng kính, vừa kiếm cơm vừa làm đẹp được cho đời tí xíu. Lần nào vác máy ảnh ra đường Minh luôn tìm kiếm cái đẹp đời thường hiện diện quanh mình, cái đẹp có cả nước mắt con người.
Đang vừa đi vừa mơ mộng chợt Minh nghe tiếng người gọi gấp gáp:
-Anh…M…inh ! A…nh Minh !!!
Minh thắng xe gấp, trong bụng nghĩ thường khi khách hàng quen gọi xe quá giang về làng. Phía sau có người phụ nữ nhỏ thó vừa chạy vừa thúc con bé 4-5 tuổi chạy theo. Minh không quay đầu lại theo phản xạ, Minh hỏi:
- Hai mẹ con đi quá giang à!
-Anh Minh không nhận ra người quen sao? Thuý đây.! Thuý làm ở Toà Án…năm mà anh Minh nghỉ việc nè!
Minh giật mình khi chiếc nón và khẩu trang của người phụ nữ đối mặt vừa bỏ ra. “Sao lại thế này hả Thuý?” Minh hỏi mà như mọi thắc mắc không thể có lời giải ngay lúc này. Trên gương mặt khắc khổ của một cô gái ngoài hai mươi sạm nắng mà nét ngây thơ của cô gái chưa hề thay đổi. Cô bé Thuý ngày nào trong mắt Minh như một bông hoa lan, có đôi mắt ướt. Bây giờ đôi mắt ấy thâm sâu dường như đã uất ức bao điều cam chịu.
Minh đưa hai mẹ con quá giang về tận nhà. Thuý mời Minh vào nhà, Thuý chợt như lúng túng, Thuý sai đứa con gái dắt bà ngoại ra bàn để tiếp Minh. Mẹ Thuý hỏi:
-Chú làm gì trên Tỉnh?
Minh thấy khó trả lời vì lúc này anh là thằng thợ hình đi chụp ảnh dạo kiếm cơm “không làm gì cả” trả lời vậy chắc bà không vui, còn bảo làm ở cơ quan nhà nước nào đó chắc Bà sẽ…
-Dạ! D..a..Cháu đi làm nghề tự do bà ạ! – Minh nói.
-Nghề tự do là nghề gì tôi không biết?
-Bây giờ đi chụp hình dạo – Minh đành thú nhận
-Tôi…sợ có người trên Tỉnh đến tìm con Thuý thì… khổ nữa !?
Bà nói xong gọi Thuý lấy nước và bảo Minh cứ chơi tự nhiên bà đi vao giường nằm. Minh cảm thấy có điều gì làm bà lão lo lắng khi không còn nhìn rõ mặt người khách lạ đến nhà.
Thuý không muốn mẹ lo nên để bà hỏi sơ qua vài câu, bà yên tâm hơn về Thuý. Thuý tranh thủ vo gạo bắt cơm rồi lên tiếp Minh. Hai người nhìn nhau một lúc lâu, Thuý tâm sự:
-Anh Minh thông cảm.! Hoàn cảnh của em bây giờ chỉ còn có mẹ và con em là nguồn an ủi động viên em sống để chờ đợi…Mẹ em không khó khăn gì khi khách đến mà mẹ hay buồn và lo sợ em sẽ khóc, em đã không còn nước mắt từ lâu rồi. Mẹ buồn từ dạo em vác cái bụng về nhà khi còn ở trọ dưới phố đi làm cái chân thư ký ở Toà Án…. Bây giờ em không dám để mẹ phải buồn nữa. Anh sao lại đi chụp ảnh vậy? – Thuý đột ngột hỏi:
-À… anh …anh thích vậy mà !.
-Em thấy anh về cái làng này ba, bốn lần gì đó nhưng em ghét “chụp ảnh”.
-Anh nghĩ kỷ rồi. Những người “vô kỷ luật” như anh không có cơ quan nào chứa cả. Biết thân biết phận lo tìm đường mà cứu mình, đành chấp nhận “cái số con rệp” vậy.
-Em rất khâm phục con người biết sống như anh. Hôm nay con bé Lạc thích chụp hình, anh chụp cho cháu luôn nghe. Hai kiểu thôi em không có tiền…
Minh rong khắp nơi từ thành phố đến làng quê hẻo lánh hành nghề chụp ảnh dạo cố quên những tháng ngày xui xẻo. Những ngày mà người đời thường cho là “cái số” ai xui thì gánh. Cái số của Minh phải chịu tù đày khi bước đường công danh của chàng trai đang hồi sung sức giờ đã trả xong. Còn cô gái này, không rất nhiều cô gái trẻ đẹp khác nữa, họ đang là những “con mồi” của những “thằng mất dạy” trong môi trường đạo đức giả tạo bọc quanh bề thế quyền lực đang thịnh hành, khuất sau xã hội luôn kêu gào văn minh của thế kỷ 21. Minh đã cố quên nhưng không sao quên được khi gặp người trong cuộc.
***
Cuộc triễn lãm lần đầu tiên thành phố chấp nhận “Ảnh khoả thân” của tác giả Th.Ph mới nổi trong làng Nhiếp Ảnh. Minh đã thấy có cái gì đó ẩn sau góc nhìn nghệ thuật. Về đến nhà, đêm nào Minh cũng chập chờn mơ thấy rất nhiều ma quỷ hiện về cấu xé cô gái trần truồng bên trong chiếc rèm mỏng dính. “Cô gái đó là Thuý”…!?! Dù cho một cô gái nào khác bị lâm vào cảnh ngộ cũng giống như nhau cả, tự nguyện hay ép buộc thì thân thể thoát y đó đều có mặt trái của nó!.
Bức ảnh được đánh giá số một trong cuộc đấu giá nhưng nếu về tay những kẻ tầm thường sẽ khiêu khích những thú tính khó lường của “thằng mất dạy” tầm thường nhưng lại có địa vị và chức quyền. cuộc sống khó lường khi đạo đức giả tạo mặc nhiên tồn tại chung cùng người tốt thì…Minh nhìn thấy chung quanh cô gái mẫu “bị nhốt trong lồng kiến”, hàng trăm con mắt đàn ông toé lửa đang đốt cháy bức màn che, những con người “tầm thường ấy” chuẩn bị toan tính…? Cô gái như không còn đường tháo chạy. Máu trong miệng cô trào ra, mắt cô nhắm lại, hai dòng nước cạn kiệt chảy nơi khuôn mặt non choẹt không đủ dập tắt ngọn lửa thèm thuồng ve vuốt trên thân thể đã thoát y, mặt khuôn bức ảnh dính đầy vết bẩn. Em không còn được khóc vì em đã là hàng hoá.
Bọn người mưu mô ấy vừa xem, vừa sờ vào bức ảnh trông ra vẻ đam mê nghệ thuật “ảnh khoả thân”. “Thằng mất dạy” ngày nào nó đang đứng sờ sờ trước tấm ảnh, nó dòm ngó từng chi tiết rồi tán tụng với bọn người mưu mô, khen “đẹp” mà trong cái đầu rỗng tuếch của nó chỉ biết bỏ tiền ra mua lấy “cái mát” am tường. “Thằng mất dạy” đang mưu mô tìm cảm giác kích dục không phải vì cái đẹp nơi một bức ảnh mà hình dáng người mẫu đã thu hút tâm hồn đen tối nó. Minh gặp Thuý ở Toà Án…cũng thoát y sau bức rèm mỏng trong phòng làm việc của “thằng mất dạy”, chính hắn đã làm cho Minh phải vào tù.
Thân thể của một cô gái trinh trắng thơ ngây như bông hoa vừa chớm nở, đôi mắt ướt đa tình trời cho của Thuý ngây ngô, bị “thằng mất dạy” ngắm nhìn, quá thèm thuồng toan tính hãm hại. Nó bày ra cái trò “kiểm duyệt” trước khi nhận Thuý vào làm thư ký cho cơ quan đại diện công lý mà chính “thằng mất dạy” đang làm lãnh đạo. Minh không là gì cả, một nhân viên hợp đồng mới toanh nhưng là người có trái tim của con người. Phải cứu Thuý trước khi “thằng mất dạy” này giở trò đồi bại.
Minh leo qua của sổ lao đến chiếc ghế “thằng mất dạy” ngồi, nó đang tưởng tưởng những lạc thú, đang thèm nhỏ nước dãi vì trong út phút nữa cái thân thể trắng ngần kia, cái sự trinh trắng của người con gái quê mùa đồng nội thơm phứt bay ra…, Nó chưa kịp giở trò thì bất ngờ cú đấm trúng thẳng vào mặt, máu mũi, máu họng “thằng mất dạy” trào ra, hai cái răng “đi hộp” theo. Sự điên tiếc của thằng đàn ông khiến Minh đạp đổ thậm chí xô ngã, xé bỏ tất cả những câu khẩu hiệu của các bật đạo đức tiền nhân mà “thắng mất dạy” nguỵ trang treo trong phòng. Thuý như hoàn hồn kịp quơ lấy cái chăn trên giường trùm người lại.
Mọi thứ tưởng chừng không còn trong trí nhớ nhưng từ hôm gặp lại “thằng mất dạy” nơi triễn lãm ảnh nghệ thuật thành phố, mặt mũi “thằng mất dạy” cứ hiện diện ở những nơi được giành cho người có văn hoá làm Minh không thể nào xoá được. Bên cạnh nó ngày càng có thêm đệ tử, những bàn tay vạm vỡ, mặt mày người nào cũng hầm hầm, họ đang chờ túm cổ những ai chống lại nó, họ sẽ lôi đi không thương tiếc. “Thằng mất dạy mày không thể tồn tại”. Minh cố la lên nhưng bị lũ ma quỷ bóp miệng ú a, ú ớ… Minh rơi từ trên giường xuống đất nhiều lần không một ai hay biết. Giấc mơ khủng khiếp ấy lập đi lập lại làm anh cũng muốn khóc mà không khóc được. Nhiều khi không cần phải khóc. Ở đời chẳng ai muốn có “cái số con rệp”.
***
Trở lại chuyện về Thuý.
Cô gái có dáng người đẹp, ngây thơ và khuôn mặt thật quyến rủ ngày xưa giờ đã làm mẹ của đứa con gái 5 tuổi. Thuý sống cùng bà mẹ già mắt mờ chân chậm nơi cái làng heo hút cách trung tâm thành phố hơn trăm kilômét. Thuý an phận bên mẹ, bên con nơi cái làng nông nghiệp nghèo khó mà Minh đã đến hành nghề đôi lần không hề hay biết. Bà con xung quanh rất thương gia cảnh của Thuý, họ giúp đỡ rất nhiều về công việc đồng áng, ngôi nhà Thuý ở hiện tại cũng được dựng lên ấm áp tình xóm làng kẻ góp của, người góp công mà nên.
Minh không còn thiết phải đi tìm khách chụp ảnh. Anh nán lại nhà Thuý, dường như đó là bản tính của người thanh niên không chấp nhận bất công trổi dậy. Ở lại dùng cơm trưa để tìm hiểu lý do đưa đẩy cuộc đời một cô gái thật thà, khát khao vào làm việc cơ quan nhà nước bị vứt bỏ nơi xó rừng chẳng ai quan tâm.
Anh chưa biết phải làm gì nhưng trong lòng cảm thấy sự có mặt của mình sẽ chia sẻ được nỗi đau đời người bất hạnh.
Thuý lại nói khó hiểu “ Gặp được anh Minh, nói xong chuyện cuộc đời, chắc em chết được rồi, ấy là nguyện vọng sống những ngày chờ đợi của em”. Minh nghĩ hay cô gái này đã khám phá điều gì trong những ngày còn làm việc ở Toà Án… muốn nhắn gởi nhưng chưa thực hiện. Tại sao Thuý ra nông nổi này? Thuý…Anh đã chấp nhận “cái số” không giận Thuý đâu, chỉ tiếc hoàn cảnh địa vị của mình lúc ấy không bảo bọc dìu dắt ước mơ nhỏ nhoi của cô gái mới chập chững vào đời trước những cạm bẫy. Minh suy nghĩ mà chưa kịp nói ra cho Thuý biết thì Thuý thổ lộ:
-Sống ở môi trường như anh em mình đang sống, nó giả tạo làm sao phải không anh? - Trong đầu Minh bỗng như quay về quá khứ khi nghe sự đồng cảm của người cùng cơ quan cũ. Minh lại thăm dò:
-Sao em lại nói vậy. Xã hội đang phát triển văn minh. Em mà cũng nghĩ vậy sao?
-Em đã bị tàn phế cuộc đời và ước mơ ? Anh là người khiến em tôn trọng nhất, ngày còn lại một mình ở chính cái nơi em tin tưởng, em trở thành con “đĩ bao” để cho họ giải trí.!!!
Không nói thêm gì nhưng Minh biết “thằng mất dạy” đã không để Thuý yên. Nó là con quỷ dữ nấp dưới bóng cây đại thụ. Minh an ủi:
-Sáu bảy năm rồi còn uất ức lắm sao?. Mình bỏ qua quá khứ không nặng lòng nữa sẽ còn nhiều người tốt em ạ! – Nhưng Minh muốn hiểu chuyện nghỉ việc và bỏ phố đi lánh mặt của Thuý nên gợi - Hôm nay anh bị…làm nhân chứng tiếp theo, biết có còn sức để giúp Thuý được không.
-Quên làm sao được. Em không thể quên vì em…nhưng em làm được gì họ? - Thuý lại đưa tay ôm mặt nói uất nghẹn, Thuý khóc mà không còn nước mắt để rơi - Mình chỉ nói với nhau nghe chứ trong môi trường giả tạo ấy nhiều cạm bẫy và thủ đoạn anh à! Cho đến hôm nay cái loại người ấy càng xão quỵêt hơn nhiều, họ tồn tại vững chắc vì họ đã xây thành luỹ thân thế bè phái vững chắc. Thật thà như anh em mình không thể yên thân.
Thuý lại tiếp tục kể :
Lúc đó em còn trẻ con quá. Vì tin làm công chức nhà nước trong xã hội văn minh không tồn tại những con người xấu. Lớp trẻ tụi em lớn lên sao quá nhiều cạm bẫy. Cái ngày em rời khỏi cơ quan ấy, em khóc đã cạn khô nước mắt rồi giờ thì không còn khóc được nữa. Khi nghĩ về sự đời trái ngang em lại cười một mình. Em ôm hận ra đi khỏi cái nơi mà em chịu hèn nhục cho ra văn minh mà cũng không yên. Em không có chứng cứ gì để biện hộ nên ngậm đắng mà ra đi. Trường hợp của anh, em là người đồng loã vu khống cùng chung phường với mấy “thằng mất dạy” làm anh chịu oan mấy năm tù. Anh có tha thứ cho đứa em ngu dại? Bao năm rồi em đã bình tĩnh mà sống để chờ đợi gặp anh. Ở dưới phố em không sao tránh được cảm bẫy săn lùng nên em…Cái số em hên mới gặp anh ở nơi này kịp lúc…
Thuý dừng lại vì quá xúc động, nước mắt em không còn đủ để làm ướt đôi mắt hồn nhiên ngày nào, nó càng moi sâu thăm thẳm nổi niềm trong Minh. “Thằng mất dạy”thanh toán xong hai con cờ trong cuộc chơi cờ người, được nhiều đàn em nịnh hót càng lên hương, nó đã nhường lại chiếc ghế cho đàn em chuyển sang giữ cái ghế mới. Cái số hên xui đâu bằng con người mưu mô xảo quyệt?.
Minh nhớ lại khi ấy không kiềm chế được một việc làm ngông cuồng của “thằng mất dạy” đang nắm quyền sinh sát. Cũng vì Thuý quá ngây thơ bị nó lợi dụng. Minh hành động theo bản năng của thằng đàn ông chính trực. Minh bị kết tội “ghen bậy”, “vô tổ chức côn đồ đánh đồng đội vô cớ” và thêm một tội danh phá hoại tài sản cơ quan, xúc phạm nhân phẩm người khác, phải xử theo luật Hình sự 36 tháng tù giam là cái hình thức khoang dung của…Nó.
Thuý nhìn Minh ân hận vì không giữ được mình trong những ngày còn lại nơi ấy. Thuý lại kể:
-Cho em được nói với anh tất cả rồi em chết mới yên hồn. Lúc “thằng dê xòm ấy” lệnh cho em.! Em nghĩ dại chắc ai vào làm việc cơ quan cũng phải qua xét duyệt như vậy giống như “thanh niên đi khám cũng nghĩa vụ” nên không dám cãi lời. Em ngây thơ đến nỗi cho là mình đứng sau bức rèm có thấy cũng lờ mờ chứ không ngờ …Lúc đó em vô tư thật anh hà.
-Bây giờ em mới vô tư nè.! - Minh thấy Thuý đang bộc trần uất ức nên chen vào một câu cho giảm độ căng thẳng - Kể vậy mà không sợ xấu hổ.
Nhưng Thuý không dừng lại.
-Anh à. Lão…xử anh đi tù rồi, Lão…cũng đâu có tha em. Nhận em vào làm việc hơn tháng là phải đi công tác cùng với Lão trong thành phố. Lão thuê khách sạn ngủ chung. Đêm ấy trong phòng ngủ khách sạn ở Sài Gòn cũng hai giường hẳn hoi. Lão đi tắm xong lên giường của lão nằm xem tài liệu trông có vẻ nghiêm túc đứng đắn. Em nghĩ bụng không thể nào một người có tuổi lãnh đạo cơ quan Toà Án…lại đi làm chuyện luật pháp cấm? Lão… còn ra lênh cho em đi tắm và ngủ sớm mai còn phải đi công việc. Em thấy cung cách của một người quan chức quá nghiêm túc yên tâm không có chuyện gì? Em vừa mở nước thì có tiếng lọc cọc, lách cách… Lão… tra chìa khoá mở cửa phòng tắm. Em như người chết điếng không la lên được. Có trời mới cứu được phải không anh? Lão cười trong đểu làm sao, đôi mắt Lão như ánh đèn ô tô soi khắp thân thể trần truồng của em, rồi Lão nhảy liều vô tắm chung. Lão giở trò làm sao chống lại được. Em cũng là một nhân viên của nhà nước, sợ lộ ra ngoài biết ăn nói thế nào?. Buông xuôi. Đêm ấy em như cái xác chết trần truồng trong khách san với lão, em cắn chặt môi chịu trận thú tính của Lão. Lão dùng máy ảnh chụp thân thể thoát y của em còn nói em là người mẫu tuyệt vời trong đời sưu tập “ảnh khoả thân” của lão. Lão nói “muốn tồn tại ở cơ quan làm việc thì coi như không có chuyện gì xảy ra”. Em nhắm mắt lại cho mọi thứ chung quanh cái căn phòng tội lỗi chìm vào bóng đêm, nước mắt em chảy ngược, một vài giọt cố tình đọng lại trên khuông mặt bơ phờ ngây dại…
Thấy Minh buồn buồn, Thuý ngừng kể mời dùng nước. Thuý lại xin phép nói hết đoạn cuối
-Em có bầu con bé. Lão… không nói tới. Em kiện… thì anh thấy đó tất cả “chúng nó” hùa nhau bao biện cho “thằng mất dạy” giữ cái chức Chánh Án trục xuất em không thương tiếc. Những con người lệ thuộc ấy mù hết cả đám anh à. Toà Án là nơi công lý minh bạch nhưng ở chỗ em và anh làm toàn thứ “bợ đít” nhau cả. Một lũ “lưu manh có học thức” đạo đức giả “xúm lại” nói láo với cấp trên thì có ông trời cũng thua. Em ở đó thấy rõ những trái ngang hàng ngày, vậy mà đến cuối năm bình bầu Lão… “chiến sĩ thi đua”, cấp trên tặng giấy khen???.
Thuý tranh thủ nói thêm:
-Anh bảo chứng cứ là con bé Lạc ư. Không đời nào…(?) Anh đừng nghi ngờ con nhỏ Thuý là loại người ranh ma, nó chỉ là nạn nhận của đạo đức giả trong môi trường giả tạo. Con bé Lạc nó đã biết tự ăn để lớn theo bản năng con người, em mong rằng ngày sau con bé Lạc trưởng thành không vướng quá khứ tủi nhục, nó đủ khôn hơn em nơi làng quê mộc mạc…Em đã nói với anh hết rồi đó. Em, giờ này căn bệnh nan y của em đã vào giai đoạn cuối, em không còn gì để mất, em tưởng cuộc đời em sẽ chết cô đơn nơi xó rừng. May mà “cái số em hên” còn gặp lại anh để em được nói với anh một lời. Xin lỗi...
Thuý sẽ không bao giờ khóc nữa. Dù Minh có là người quân tử thì….Phiên toà này đã không còn nhân chứng. Lòng Minh dậy lên nỗi buồn man mác.