Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ MẤT TRÍ  




L úc tôi lên sáu hay bảy tuổi thì cô Ngân Bích vẫn còn sống  ở trong căn nhà số 14 đó,chỉ cách nhà tôi một đoạn hẻm ngắn, căn nhà vách ván giản dị, tuy những người trong xóm vẫn rĩ tai nhau là trước đây ông Bảy Bá ba cô Ngân Bích làm ăn phát đạt, có cả đồn điền to lớn,nhưng từ khi vợ qua đời và cô con gái phát bịnh ,ông đã bị tiêu tán hết tiền bạc,tài sản, chỉ còn lại căn nhà nhỏ mà cũng phải cho mướn hai phần ba căn để sinh sống,hai ba ngày tôi lại thấy ông mặc bộ bà ba lụa tay ngắn,tay đeo cây dù đen đến nhà tìm ông nội tôi để uống trà,bàn chuyện thế sự rồi về lại cái gác nhỏ được cơi lên ở phần nhà trước,còn cô Ngân Bích thì trên chiếc giường phía dưới. 

Mỗi lần thấy tôi dợm bước chân ra hẻm,đi chơi đâu đó thì lập tức bà nội tôi đều kêu giật lại răn đe " Đi chơi đâu thì đi,nhưng đừng có vô nhà cha Bảy nghe hôn, con Bích nó điên nặng lắm,nó mà rượt con,là chay không kịp đó,bà nói cho biết  nghe Bé Hai". Tôi liền dạ lia lịa nhưng khổ nỗi dầu có sợ cô Bích mười mươi đi nữa thì cũng phải ghé  vào nhà đó bởi vì tôi rất mê đọc truyện tranh, mà gia đình mướn nhà ống lại có người sẵn lòng cho tôi đọc ké,có khi vui vẻ cho tôi mượn đem về nhà coi cho hết,tôi thích nhất là bộ Phong Thần có Đắc Kỷ Trụ Vương,có ông Tỷ Cang moi tim dâng cho Đắc Kỷ hấp dẫn quá trời. Đó là Hữu, con trai của hai vợ chồng người mướn nhà, tôi nhớ Hữu lớn hơn tôi một hai tuổi cũng giống như ba má ảnh,hiền và ít nói, anh ta thường mặc bộ quần áo thun trắng tinh,rất sạch sẽ, chỉ đi học về rồi quanh quẩn trong nhà,không đi đâu hoặc ra đường, dạo hẻm chơi như tôi,Hữu có vài cuốn truyện thôi,nhưng tôi thích quá cứ ra mượn đọc đi đọc lại hoài,mà mỗi lần đi ngang qua chỗ giường cô Ngân Bích, tôi muốn thót tim, lại liếc thấy cô lúc nào cũng ôm cái gối, ngồi trên giường, mắt nhìn tôi đăm đăm,môi mím chặt làm tôi sợ phát run nhưng một liều ba bảy cũng liều, tôi đi gần như chạy vào trong để gặp Hữu cho lẹ,mượn truyện rồi chạy ù ra của bay về nhà,hai ba lần như vậy,vẫn thấy cô Bích ngồi im nên tôi bậm gan bước từ từ như học trò gia lễ,làm mẹ anh Hữu thấy bộ dạng tôi cũng phải phì cười  Bà nội tôi còn kể cô ấy sinh ra bình thường cho đến năm mười sáu bỗng nhiên phát loạn trí nặng,nói năng lung tung, gia đình ông Bảy phải đưa lên Dưỡng Trí Viện Biên Hòa điều trị, bây giờ là bớt nhiều rồi nên ông Bảy mới đem về nhà, nhưng cũng phải coi chừng không thôi nó lại trở bịnh thì nguy hiểm. Toi nghe vậy thì thấy thương cô ấy quá, không hiểu gì đâu nên nỗi, cô Ngân Bích đã mất hết một thời thanh xuân, khi tôi biết  thì cô đã hơn ba mươi mấy tuổi rồi,đã không còn minh mẩn mă đắm chìm vào khoảng không gian nào đó, không có hiện tại và tương lai. Nhưng tôi nhớ lại lúc bấy giờ cô chỉ sống im lặng, không nói năng,đầu tóc dài rẻ ngôi thẳng thớm,không bù rối (chắc ông Bảy hay có người chải gở cho cô ấy),mặc bộ quần áo tuy cũ nhưng sạch sẽ và ngồi như vậy ngày qua ngày hởi Chúa ơi  Khi tôi vào trường lớn đi học xa,mùa hè trở về nhà thì nghe lối xóm kể lại lă cô Ngân Bích trở bịnh nặng,ông Bảy phải đưa lên Biên Hòa một lần nữa để chửa trị,sau ông Bảy cũng qua đời, nên không ai chăm sóc ,thăm viếng nên cô Bích cũng mất sau đó ít lâu,và gia đình anh Hữu cũng dời đi,từ ngày ấy tôi bặt tin về người bạn hiền lành, tốt bụng ngày thơ ấu ,từ ngày ấy tôi bặt tin anh Hữu, người bạn hiền lành, tốt bụng của thời thơ ấu.                         

Có một điều tôi luôn bị ám ảnh mãi,là khi lớn lên ,đã thành một thiếu nữ,có tri thức hiểu biết mà khi tôi được xem thấy bức họa " Nụ cười của nàng Mona Lisa" do Léonard de Vinci vẻ,tôi chợt giật mình như thấy bóng dáng cô Ngân Bích hiện về trong hình tượng của Mona Lisa vậy, cũng mái tóc dài rẻ ngôi, đôi mắt nhìn đăm đăm trước mặt,  nhưng đôi môi mím chặt,không phải như là nụ cười của người trong tranh. ( mà tôi thấy Mona Lisa đâu có cười, chỉ là cái mím môi bí hiểm thôi hà) .Xin quý bạn đọc đến đây, đừng cười tôi khéo tưởng tượng, nhưng có lẻ tại vì lúc nhỏ tôi vẫn thấy cô ấy luôn luôn với dáng vẻ như thế, không thể nào quên được, nên cứ như ghi khắc trong đầu và liên tưởng

 Từ đó đến về sau này,tôi không dám nhìn qua bức tranh ấy nữa,vì vẫn còn mãi cái cảm giác cô Ngân Bích nhìn mình qua người mỹ nữ của danh họa nỗi tiếng nước Ý. Cầu nguyện Thiên Chúa thương xót, đưa linh hồn tội nghiệp của cô vào Nước Trời với Người     

Tiếp theo là chuyện của cô tên Có mà tôi biết. Ngày tôi gặp người phụ nữ nầy, nghe cô kể chuyện về mình cũng vào một mùa nghỉ hè. Lúc ấy hình như tôi  chỉ độ mười tuổi, cái tuổi hay tò mò,hóng chuyện,nghe ai kể chuyện gì,đường rừng ,ma quái,phiêu lưu đều sấn lại ngồi gần và nghe say sưa quên cả giờ cơm nước cho đến khi nào má tôi cầm roi đi tìm,réo tên khắp xóm mới ù té chạy về nhà

Năm ấy,cô Có khỏang ngoài hai mươi tuổi,người tròn trĩnh mập mạp,mới nhìn qua, không ai biết cô bị bệnh tâm thần cả,chỉ khi nghe kể chuyện thì mới biết. 

Cô ấy mới tạm hết bịnh và được rước từ Nhà thương Chợ Quán về nhà dì Năm Thu,người hàng xóm với nhà tôi ở ít hôm rồi sau mới có người đón về quê. 

Cô nằm đu đưa trên vỏng,miệng hát nghêu ngao mấy câu vọng cổ rất lảnh lót, vừa lúc tôi và hai đứa bạn gái đi qua, cô liền ngưng hát,đưa tay ngoắt tụi tôi : " Ê, vô đây chị hát, kể chuyện cho mà nghe nè"

Nghe cô hát cũng hay,tôi và tụi bạn liền bước vô nhà,ngồi xổm quanh vỏng để nghe hát chơi    

Thấy chúng tôi đã ngồi vây quanh và ngóng cổ chờ nghe,cô Có liền hắng giọng hát tiếp một khúc Sương chiều, cô giới thiệu vậy chớ khán giả con nít cỏ biết gì,chỉ biết nghe và vổ tay thôi.Sau đó cô bắt đầu kể câu chuyện đau buồn của chính mình :

 " Như hầu hết các cô gái ở miền quê, năm mười tám tôi đi lấy chồng theo sự mai mối  sắp đặt của cha mẹ, không chút lo lắng buồn phiền,mà trái lại còn vui tươi hớn hở" vì đã trả hiếu cho các bậc sinh thành,  làm tròn bổn phận người con gái trong gia đình". Đó là những lời của mẹ tôi dạy trong đêm làm lễ " lạy xuất giá " từ giả cha mẹ để về nhà chồng ở làng bên,chỉ cách một con sông" Em nhỏ hỏi tôi ở đâu hả? Tôi không nhớ tên nơi đó nữa,chỉ biết là quê thôi,em hỏi dì Năm á,dỉ sẽ nói cho em biết là nơi nào,chớ tôi quên rồi.

Chồng tôi cũng là nông dân làm ruộng,trồng lúa,anh chất phác hiền lành lắm, quanh năm cày cấy ngoài đồng,còn tôi thì lo bếp núc nhà cửa với bầy heo,gà Rồi hai vợ chồng tôi cũng có một con gái nhỏ. Khi tôi mới sanh cháu được chừng hai tháng,một hôm  chồng tôi đi vần công cấy ở xóm trên, nhà không có ai, má chồng tôi biểu ra sau vườn chặt mấy tàu lá chuối cho bà gói bánh ít,bánh cúng để làm giỗ cho ba chồng. Dỗ con bé ngủ xong,tôi cầm dao đi ra vườn, lựa mấy tàu thẳng, nguyên, chặt định vác vô nhà thì bỗng nghe có tiếng sột soạt ở đằng trước, sau đám chuối ken dày kín, nghĩ là có người vào vườn ăn trộm mấy buồng chuối, tôi rón rén bước lần tới thì thấy.. Đố các em nhỏ tôi đã thấy gì?.Mấy em không biết đâu hà..hà...Một bóng người rất quen và một bóng người khác đang ở dưới gổc chuối. Tôi hét lên một tiếng thất.thanh ,con dao bầu đang cầm trên tay bay theo bóng hai người đang chạy thụt mạng khỏi khu vườn và rồi tôi hoàn toàn không còn biết gì nữa.

 Không biết thời gian là bao lâu,mấy tháng mấy năm,khi tôi tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong một căn phòng rất hẹp, có dãy song sắt, bên ngoài trời đang tối,hình như là đêm và bóng trăng tròn to in trên bầu trời,đang chiếu ánh sáng vào .trên thân thể không một mảnh vải của tôi, bất thình lình tôi lao đến chấn song cố leo lên cao,ngước lên nhìn trăng hú lên tiếng dài  rồi ngã lăn trên sàn ngất đi 

Từ đó,lúc tỉnh lúc mê,khi thì cắn xé hết áo đang mặc,khi chồm dậy quấn những tấm giẻ rách quanh mình,nếu có tiếng mở cửa đưa thức ăn vào cachot cho tôi,

Khi thì lặng thinh mặc cho các người y tá đưa đi tắm rửa, khi nỗi cơn la hét, không chịu uống hay chích thuốc gì đó,làm cho các nhân viên nhà thương cực khổ vô cùng,tôi chợt có lúc cảm thấy vậy đó mấy em.

Rồi những ngày sau tôi bỗng nhớ ra là mình có nhà,có đứa con gái nhỏ còn nằm trong nôi,tôi thấy nhớ quê mà quên mất là ở đâu, tên gì

Chị Năm vô nhà thương thăm tôi mấy lần,mới đầu tôi không nhận ra, chỉ nhìn ngu ngơ không nói lời nào,nhưng những lần sau,tôi nhận biết chị ấy,và biết xõa mớ tóc dài che bộ ngực trần. Tôi năn nỉ : " Chị làm ơn nói nhà thương cho tui về đi,tui nhớ con Tí lắm,tui tỉnh rồi, tui hết bịnh rồi,nhớ nhà quá " Bây giờ thì tôi mạnh rồi nè,mấy em nhỏ, mai mốt tôi về quê,chắc không lên đây nữa đâu, vậy chào mấy em gái nha. Nè,nghe tôi dặn, lớn lên phải lựa chọn chồng cho xứng đáng chớ đừng ưng đại như tôi mà khổ lắm đó. Ờ,mà mấy em còn nhỏ, làm sao hiểu được  lời tôi nói há

Sau đó, vì  chờ hoài không thấy ai lên rước cô Có,dì Năm Thu phải đích thân đưa cô ấy về với cha mẹ ruột. 

Dì Năm trở lên Sài Gòn, kể lại cho tôi nghe chuyện của người thiếu phụ trẻ đáng thương ấy như sau :

Từ cái ngày cô Có bắt gặp chồng mình và nhân tình nơi vườn chuối sau nhà và phát điên,gia đình bên ấy bồng trống dọn nhà đi biệt tích,đứa con gái nhỏ thì đem giao cho bên nhà ngoại, tội nghiệp đứa bé  thiếu sữa lẫn hơi mẹ,sống èo uột đến quá tuổi thôi nôi thì chết. Giờ cô Có về nhà mẹ,không chồng,cũng không con,sống đời sống vật vờ lúc thì rất tỉnh táo, lúc lại ngu ngơ như trẻ nít vậy.

Thời gian sau,cô Có cũng theo về với đất,để chấm dứt số phận đau thương của một người đàn bà bạc phước

Cô ơi,Bé Hai vẫn nhớ hoài lời cô dặn dò lúc chia tay nhưng làm sao biết được định mệnh sẽ đưa cuộc đời của mỗi người đến đâu và làm  sao biết lòng người hở cô.

Chị Tuyết Lan là cô giáo dạy kèm cho tôi lúc tôi học lớp ba,vì ở chung xóm nên mỗi tối tôi đến nhà để chị kèm bài học hoặc chỉ dẫn bài làm nhà mai nộp cho cô ở trường,đáng lẽ tôi không phải học thêm với chị,nhưng vì đứa em trai kế là thằng Bòn,tên nhà đặt cho nó,học dở tệ, cần phải có thầy,cô giáo dạy thêm, mà ngặt nỗi nó lười biếng, làm eo không chịu đi học xa và một mình,nên bà nội tôi bắt tôi phải học chung với Bòn và nhờ chị Lan kèm bài vở cho hai chị em. Hồi đó,chị mới chừng mười bảy,mười tám tuổi, mắt to mủi cao,tóc dài uốn quăn ,tôi thấy chị đẹp như lai vậy,hiền lành mà cũng ít nói,khác với  nhỏ Tuyết Linh em chị thì hơi ốm yếu nhỏ con,giống hệt dì Mau,ba mẹ con mướn một căn phố nhỏ trong hẻm nhà tôi sốn cùng nhau trong nhiều năm, con nít tụi tui đặt tên dưới hẻm cụt là xóm dưới, và trẻ em xóm trên nghĩa là từ đầu hẻm ngoài đường đi vô đến cua quẹo thường không chơi thân với xóm dưới, đại khái là vậy, nên tôi cũng không thân với Tuyết Linh, chỉ biết mặt nhau là cùng xóm thôi

Chị Lan rất dễ thương, chị ấy không cho tôi và em trai gọi bằng cô,mà biểu gọi là chị thôi

Tôi nhớ là chỉ học với chị Lan có một thời gian ngắn, rồi chuyển qua học bán trú ở trường dòng nên xin nghỉ,không để ý đến ông em học hành như thế nào nữa,chắc không có tôi là nó thừa cơ cũng nghỉ luôn thôi.

Vì chuyển sang trường mới, học chương trình khác hoàn toàn nên tôi phải chuyên tâm học hết sức để không bị "double " lớp,không quan tâm nhiều đến chuyện trong xóm. Nhưng... lại có một tin về chị Tuyết Lan làm tôi khi nghe như bị sét đánh ngang tai do một cô bạn thân của tôi ở xóm kể lại: Chị đã có  thời gian bị điên,mắc bịnh tâm thần,và đau khổ hơn nữa là đã có lúc chị nỗi cơn xé hết quần áo, trần truồng chạy quanh xóm với tiếng la hét não lòng

Trời ơi, tôi kêu thầm trong bụng, thật tội nghiệp cho chị Tuyết Lan của tôi, cô giáo hiền lành của tôi, sao lại ra nông nỗi như vậy..

Tôi vội vàng tìm xuống nhà để biết tình hình về chị,thì cả nhà đã dọn đi từ lâu rồi , căn phố cũ có một người chủ mới đến mướn cũng  từ lâu lắm.

Mãi đến bốn năm,năm sau, tình cờ tôi gặp lại Tuyết Linh trong một tiệc cưới của người bạn gái cùng xóm,mừng quá, tôi vội vàng hỏi thăm về chị Tuyết Lan thì được biết một tin vui :

Chị Tuyết Lan sau một thời gian dài chửa trị bịnh tích cực, đã hoàn toàn lành mạnh, đã lập gia đình,chồng con đề huề, hạnh phúc .Tôi nghe và mừng vui khôn xiết. Tạ ơn Trời Đất,Chúa Mẹ đã ban ơn lành cho chị giáo của tôi, được sống một đời bình yên đến tuổi già. 

Nhưng....lại một chữ nhưng nữa, khi từ giả nhau ra về,Linh nắm tay tôi, tiết lộ một bí mật :

" Ngày ấy ,vì chị Tuyết Lan cự tuyệt tình yêu với một ai đó, nên bị ếm loại bùa, phải bị mất trí nhớ, điên loạn như mình đã thấy,may sao số chị còn hên ( Linh nói với tôi như vậy ) gia đình đã gặp được một thầy cao tay, gở bùa chú ếm đó,giúp chị Lan tỉnh táo lại,trở về đời sống binh thường đó Bé Hai "

Thật là chuyện không ngờ và không thể tin được mà có thật như vậy. Tôi lại nghĩ lẫn thẫn,người với người mà sao đối xử với nhau ác đến thế, may cho chị Tuyết Lan đã qua được cơn hoạn nạn, Mong chị sẽ luôn  sống an lành bình yên với gia đình riêng của mình.

  Tôi và Mai Thi đồng tuổi, là bạn học cùng trường, cùng lớp, từ lớp tư cho đến lớp nhất và đậu bằng tiểu học. Thi học không giỏi lắm nhưng rất chăm chỉ, cần cù,siêng năng, trái với tôi là chỉ ở bậc thường thường, lại hơi lười biếng và rất ư dở toán. Lên đến lớp nhì,lớp nhất tôi chỉ thích giờ làm văn, học tiếng Pháp, viết chánh tả, nhất là giờ thầy dành ra dạy nhạc,dạy hát để học trò giải trí,còn động đển toán động tử là tôi đầu hàng vô điều kiện, nên bị đòn roi mây thầy "tặng" thường xuyên,lại lười ghi chú nghĩa từ ngử mà thầy giảng vào một quyển tập riêng, nên khi kiểm tra tập,nếu không có Mai Thi cho tôi và một bạn nữa mượn về chép cấp tốc trong một đêm thì chết chắc vì thầy dạy Văn rất dữ đòn,hể sai là quất bất kể học trò trai hay gái.

Từ khi đó tôi bắt đầu chơi thân với bạn ấy, chớ thường Thi ít nói, ít giao du với bạn học trong lớp. Tánh Thi hay trầm ngâm, nghĩ ngợi, hiền lành nhưng dường như mặc cảm về bản thân hay điều gì đó,tôi không rõ mà chỉ cảm thấy thôi. Nhà tôi và bạn ở gần nhau, cùng một con đường, mẹ Thi và má tôi cũng là đôi bạn nên hai bà thường nhắc tôi đến nhà chơi vì tánh tôi năng động,ngoài giờ học,tôi hay đi đây đó,còn Thi thì cứ ở trong nhà không đi đâu một mình.

Sau khi thi Tiểu Học xong,tôi được đi học trường xa nhà,với chương trình  khác ,nên ít có thời gian đến với. cô bạn Mai Thi,kế đó tôi tốt nghiệp Trung học và đi làm việc. Lúc bấy giờ tôi cũng có thì giờ một hai khi lui tới thăm bạn ấy,vì thật ra tôi vẫn mến bạn vì trót mang ơn "cứu giúp " khỏi bị trận đòn vì tội lười biếng của thầy lớp Nhì năm ấy, nhưng có lần Mai Thi tỏ ra giận dữ, và nói thẳng với tôi là từ nay đừng đến nhà nữa,vì giờ đây bạn ấy và tôi đã cách xa,trình độ cũng khác nên Thi không thích hai người là bạn nữa,Thi nói lời đuổi tôi về,nhưng rất từ tốn và nhỏ tiếng nên cả nhà không ai biết, Tôi sững sờ, ngạc nhiên tột độ vì trước giờ bạn không khi nào như vậy cả.Tôi lặng lẽ ra về,không nói gì vì sợ ba mẹ Thi biết chuyện, và từ đó,tôi không gặp Mai Thi nữa. 

Cho đến một hôm khi đi làm về,chưa kịp vào phòng thay áo dài thì má tôi gọi lại cho hay:

" Con xuống nhà thăm Mai Thi đi,nó bệnh nặng,mà lạ lắm, má đi chợ gặp mẹ Thi mới cho biết vậy đó,đi đi con"

Tôi nghe vậy,nhưng còn dùng dằng không muốn đi vì nhớ lại những lời Thi nói với mình lần đó,thì má tôi giục tiếp :

" Con nhanh đi,tội nghiệp mẹ Thi,thấy chị ấy có vẻ buồn rầu sao sao,má thương quá, con nói với chị ấy là má sẽ thăm sau nha"

Tôi đành nghe lời,bước ra đường đi đến nhà cô bạn học cũ. Vừa tới cửa rào,đã thấy bóng dáng bác Thơ gái đi ra, bà mừng  rở qua ánh mắt,nắm tay tôi đưa vào nhà, dẫn đến phòng Thi, bạn ấy nằm trên giường, mắt nhắm nghiền, mà miệng cứ lẩm bẩm nói gì không rõ,gương mặt xanh xao không có chút khi sắc.Tôi đứng chết lặng, nhìn bạn mà không biết làm gì,muốn khóc mà không khóc được. Hồi lâu,bác gái kéo tay tôi đi ra ngoài, hai người ngồi xuống, tôi mới mở lời được, hỏi thăm bịnh tình của bạn mình.

Bác chậm rải kể lại cho tôi nghe chuyện của Mai Thi bằng giọng buồn bả, :

" Tánh của Mai Thi trầm trầm,ít lời, có điều chi cũng để trong lòng, không hề thố lộ với ai,dù là với bác là người mẹ gần gũi con nhất, buồn giận gì cũng không nói với ai,cho đến hôm Mai Thi đi thi tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp, mà Hội đồng thi ở đâu bên Quận 6,hơi xa nhà,buổi sáng thì ba nó chở đi thi làm bài xong, đi về nhà,buổi chiều, bất nhơn không,nó ngủ quên mà cả nhà cũng không để ý,   lúc thức dậy,đi đến phòng thi thì đã trể hơn mười lăm phút, đã đóng cửa, năn nỉ mấy cũng không được, theo nguyên tắc ai người ta cho vô thi. Thế là đành thất thểu đi về, qua hôm sau,nhà nói cách mấy, nó cũng bỏ thi luôn"

Tôi nói chen vô : "Thì năm sau thi lại được mà bác"

Bác gái thở dài : "Thì có thi tiếp, nhưng năm sau,với danh nghĩa thí sinh tự do,nó ôn bài sao hông biết mà rớt luôn"

Từ ngày ấy đến nay, nó lại càng im lặng hơn,ít nói hẳn, người lẩn thẩn lờ thờ,hỏi gì cũng không nói, ba Thi thấy vậy, cũng đưa đi chơi đây đó,hoặc về quê nội trên Thủ Đức, nhưng vui được chút đỉnh rồi đâu cũng hoàn đó,đưa đến bác sĩ khám bệnh cho uống thuốc, thì lúc uống lúc không, nên không kết quả khả quan, bác sĩ khuyên đi đổi gió,thì nhất định không đi đâu hết, muốn ở nhà chơi thôi.

 Người cuối cùng mà tôi quen biết và chứng kiến bịnh tình suốt một thời gian dài là Phương Ngọc,cô ấy cũng là bạn học cùng trường lớp với tôi và Mai Thi, nhưng tôi không hề biết cho đến lúc cuối năm cả lớp kéo nhau cùng với thầy ra trước cửa trường, chụp ảnh kỷ niệm thì mới nhận ra Ngọc chung lớp mình,ngồi chung một băng ghế khi chụp "bóng". Tại vì ngày xưa đó,tuy đã học đến cuối cấp tiểu học là lớp nhứt rồi mà Bé Hai tôi vẫn nhỏ xíu như cái kẹo, nên luôn được thầy cô sắp ngồi hàng đầu, hay hàng thứ hai là hết cỡ, ngồi xa hơn thì các bạn khác che hết,có thấy bảng đâu mà viết, nên tôi chỉ quen các bạn cùng bàn hoặc dãy  bên cạnh thôi.

Phương Ngọc năm ấy hình như mười ba,mười bốn tuổi gì lận,chắc bạn học trể nên gương mặt lớn hơn số học trò chúng tôi đang chiếm ngự bàn sát bureau thầy, và bàn thứ hai là nhiều, và đồng tuổi nhau như Lâm Tuyết,tôi,Mỹ Nhung,Mai Thi, Tuyền ...

Ngôi trường chúng tôi học lúc ấy tuy chỉ là dãy phố nhỏ nhưng thầy hiệu trưởng điều hành tốt và các thầy cô giáo giảng dạy rất nhiệt tình và tận tâm nên học sinh có kỷ luật nghêm minh,sĩ số đậu tiểu học và Trung học đệ nhất cấp thời đó rất cao, nên tiếng lành đồn xa, hầu hết các thanh thiếu niên ở khu phố tôi đều xuất thân là học sinh trường TL. Tiếc là hiện nay ngôi trường đó không còn nữa. 

Trở lại với chúng tôi ngày ấy, sau khi thi tiểu học thì đa số học sinh cũng chuyển trường hoặc dời nhà đi nơi khác nên ít gặp lại nhau,riêng Phương Ngọc thì cùng đồng đạo nên thỉnh thoảng có gặp mặt ở nhà thờ CK đi lễ những ngày Chúa nhật,chào nhau rồi thôi

Theo dòng đời trôi xuôi,tôi lớn lên, học xong,ra đi làm việc trong ngành nghề mình yêu thích, và Phương Ngọc xinh đẹp cũng làm chủ một gian hàng mỹ phẩm ở chợ Bến Thành và tôi được cô nàng tư vấn về các sản phẩm làm đẹp để trang điểm đi làm,đi chơi mà không lo đồ giả mạo hay thứ phẩm. Thật tuyệt cú mèo  !

Nhưng...những tưởng cuộc đời của cô bạn đẹp đẽ và dịu dàng của tôi sẽ êm đềm hạnh phúc, vậy mà không như tôi nghĩ cách đơn giản vì :

 Có một buổi chiều đi làm về, nơi làm việc cũng gần nhà,nên tôi thường thong dong đi bộ cho mát mẻ thì chợt nhận ra bên lề đường , bóng dáng một nàng thiếu nữ mặc chiếc áo dài tím ,tay cầm một cái ví ,giật mình nhìn kỷ lại,thì ra là Phương Ngọc đang đứng thơ thẩn như chờ người nào đó,tôi vội tiến lại gần hỏi bạn : "Ngọc làm gì đứng đây vậy? Nghe hỏi,Ngọc quay lại trả lời " Mình chờ người yêu đến đón đi chơi "

Lần đầu, tôi tưởng thật nên gật đầu chào bạn, rồi đi về nhà. Nhưng chiều hôm sau và nhiều buổi chiều y như thế,Ngọc đứng ngẩn ngơ, buồn bả đến khi đêm xuống, không có ai đến đón cả, Ngọc chỉ là bị ảo tưởng thôi, người thân phải đi tìm và năn nỉ,dổ  dành dắt vô nhà, vì nhà cũng gần đó.

Từ một thiếu nữ xinh xắn, rất hoạt bát và lịch thiệp, bán buôn rành rẽ, bỗng nhiên Phương Ngọc lại trở thành  người ngớ ngẩn, nói làm xàm không ra câu gì cả,bà mẹ phải ra bán thế,dù bạn ấy đòi theo ra chợ nhưng  còn minh mẫn đâu mà tiếp khách hàng đến mua,kể cá gặp tôi đến cũng chỉ nói :" Bé Hai đó hả," rồi thôi xong. 

Bẵng đi một thời gian khá dài tôi không gặp Phương Ngọc nên cũng quên luôn chuyện của bạn ấy, cho đến khi biến cố lớn của đất nước xảy ra,cùng lúc tôi cũng gặp nhiều buồn vui ập tới trong cuộc đời mình,vì vậy mà cứ xuôi theo dòng chảy của đời sống mới,chật vật tìm sự sống cho bản thân và gia đình, không nghĩ đến việc nào khác.

Một buổi sáng, tình cờ tôi đi chợ nhóm nhỏ trên đường gần nhà, bỗng nghe tiếng ai kêu tên mình,quay nhìn lại thì chao ôi là Phương Ngọc, nhưng cô gái rất khác lạ, không phải là một thiếu nữ mình hạc xương mai như hồi còn đi học,yểu điệu thục nữ như "người đẹp Bình Dương họ Thẫm" năm mười tám tuổi, mà tụi tôi thường chọc ghẹo nàng ta , mà là một cô nương trang điểm lộng lẫy như một nghệ sĩ trên sân khấu , đúng mốt thời trang, cao lớn tròn trĩnh lại đi bán khăn lông dạo, tôi đang trố mắt kinh ngạc vì tưởng nhìn lầm,thì bạn ấy đã khều tay nói lớn " Nè,Bé Hai mua khăn dùm tui đi,năm ngàn một cái vuông nhỏ " Tôi vừa thương vừa xót xa, vội lấy tiền đưa cho bạn,cô ấy vừa gói giấy, nhoẻn miệng cười cất hai tờ giấy bạc vào túi áo,rồi lẹ chân đi mất, để tôi đứng ngẩn ra,nhìn theo miết, than thầm" Sao Ngọc lại đến nỗi cơ cực như thế "  ý nghĩ đó cứ theo tôi mãi cho đến khi về nhà và sau nhiều ngày trôi qua,trong tôi cứ lẫn quẫn nghĩ ngợi hoài về cuộc gặp gỡ với Phương Ngọc.

Thời gian nầy, tôi được một bạn học cũ giới thiệu và bảo lãnh vào công tác cho Trạm Y tế phường, ở đó,tôi gặp lại Ngọc đi cùng với người cha để khám bệnh tâm thần,hôm đó,Ngọc không nhận ra tôi hay là vì lý do nào đó bạn ấy không gọi tôi như bửa trước, mà chI ngồi trên băng ghế,mặt cúi gầm suốt buổi. 

Vậy ra,theo lời thuật lại của bác trai thì bệnh của Phương Ngọc khi thuyên giảm, lúc lên cơn là bỏ nhà đi ra chợ bán khăn,như tôi đã gặp,nhưng không hề phá phách,la lối mà chỉ thích xin tiền mua khăn đi bán khắp nơi ,rồi chiều về nhà. Do đó, người nhà mới nghi ngờ, cho là Ngọc bị ếm bùa yêu, nên dù không tin điều đó, nhưng bác trai cũng đã đưa đến rất nhiều thầy pháp thầy bùa để mong gở bùa chú cho Ngọc được trở lại bình thường, nhưng..  rốt cuộc ai cũng chỉ có một câu :" Người ếm bùa yêu nầy rất cao tay,chỉ khi nào chính người đó tự tay phá bỏ mới được " Ba của bạn tôi,nói xong,lắc đầu thở dài : " Mà làm sao biết ai bây giờ, kể cả cái người đã chuộc bùa ấy nữa, thôi thì đành xin bác sĩ cho thuốc uống cho nó bình tâm được lúc nào hay lúc ấy". Tôi nhìn theo bạn lặng im bước theo cha mình ra về mà lòng quặn thắt, một người con gái tươi trẻ, xinh đẹp và lanh lợi của thưở mười tám, đôi mươi nay còn đâu. Lòng người sao bạc ác,không yêu được thì nở hại nhau đến vậy sao? 

Đến một ngày, tôi hay tin Phương Ngọc lìa đời vì một cơn bịnh,không rõ là bịnh gì.Thế là xong một đời người, mà đáng lẽ đã có một thời thanh xuân tươi đẹp, tương lai  rạng rỡ ,tội nghiệp cho bạn ấy,,tôi chỉ biết cầu xin Chúa thương xót cho linh hồn bạn được vào Nước Trời để hưởng nhan thánh Người đời đời. 

 Ôi,những người phụ nữ đáng thương của tôi, ngoài cô Ngân Bích thì vì sao loạn tri,khi đó tôi còn quá nhỏ nên không biết nguyên do,còn lại thì từ cô Có,chị Tuyết Lan, Mai Thi và Phương Ngọc tất cả hầu như đều có liên quan đến tình cảm, yêu đương mà khi tôi kể ra đâ đều mang một số mệnh đau thương khẳc nghiệt quá thể,chỉ  duy nhất chị Tuyết Lan là hạnh phúc viên mãn theo lời Tuyết Linh em chị ấy cho biết thôi.

Cuối cùng, tôi nghiệm ra được một điều cho riêng tôi : " Nếu là một phụ nữ,mình phải biết tự thương bản thân mình, chỉ có thế thôi"

Có hôm Mai Thi lại nằm miết trên giường bỏ ăn uống, ai hỏi gì cũng không trả lời cho đến lúc phát nóng sốt như khi tôi đến thăm

Khoảng một tuần sau,má tôi đến nhà thăm bạn tôi, khi về kể lại rằng : " Má đến gặp bạn con,thì hôm đó thấy nó rất tỉnh táo, má liền đến ngồi cạnh bên ,khẽ vuốt tóc và hỏi : " Hiện giờ con có mong muốn gì không, hãy nói cho gia đình biết để thực hiện cho con,thì ngay lập tức mắt Thi sáng lên quay qua và nói liền " Con thương anh H. mà ba mẹ con không cho đó bác"  Má tôi sau đó gặp bác Thơ nói lại những lời nầy,thì bà thở dài : " Chị ơi, người mà nó  nói là bà con họ hàng gần lắm ở trên quê nội, làm sao lấy nhau được, với lại nó yêu đơn phương thôi,người ta đâu có thương tưởng gì đâu, tội nghiệp là nó chỉ mơ mộng vu vơ nên sanh ra tâm bệnh đó thôi"  Má tôi kể đến đó thì lắc đầu thở ra.Tôi thấy xót xa cho bạn quá đỗi mà không biết làm sao.

Không bao lâu sau, Mai Thi qua đời khi chỉ mới chưa đầy hai mươi ba tuổi sau một cơn bịnh sơ sài đến không ngờ. Tôi ngậm ngùi tiễn người bạn học    ngày thơ ấu về nơi miên viễn, người trinh nữ ấy chắc đã lặng lẽ mang đầy tâm sự riêng mình qua bên kia thế giới, mà khi tôi lắng nghe bài tụng kinh siêu độ cho Mai Thi đã không thể cầm được nước mắt từng dòng tuôn rơi vì thương bạn vô cùng . ./.


      



VVM.25.2.2022

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com