Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      




CƠN MƯA TUYẾT ĐẦU MÙA  




Vài Hàng Về Tác Giả:

     Colin Leslie Beadon sinh ra tai Miến Điện, đã sống tại nhiều nước và hiện sinh sống tại Barbados, một nước gồm nhiều hòn đảo nhỏ, thuộc địa của Anh Quốc. Ông viết: "Làm việc tại những giếng dầu, rong buồm trên biền Đại Tây Dương và viết truyện đã chiếm cả cuộc đời". Những truyện ngắn của ông xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học quốc tế cũng như được đọc trên đài phát thanh BBC.



B ây giờ mùa đông đang lấp ló đó đây, từng cơn gió lạnh bức những chiếc lá cuối cùng bay lả tả xuống sân cỏ rồi bị cuốn tung tới tận bìa rừng.

Ngọn lửa lách tách trong lò sưởi vẫn không làm cho bà Mabel Leslie đủ ấm. Quấn quanh cổ và vai là một tấm khăn choàng Ấn Độ dầy. Bà bước về phía cửa sồ nhìn ra sân rồi kiểm soát lại cả ba cánh cửa sổ xem đã đóng chặt chưa. Dù cho ưa chuộng không khí trong lành nhưng phải có người nào trong nhà thì bà mới dám đi ra ngoài,

Vào mùa mưa, sân cỏ sũng nước trông có vẻ ảm đạm. Mùa hè với những tia nắng rực rỡ, rồi với khoảng không gian dịu dàng mềm mại của mùa thu đã đi qua mang theo những chiếc lá úa, bây giờ chỉ còn toàn một màu xám buồn bã. Có thể những ngày tháng tới sẽ là một mùa đông dài, nghiệt ngã. Đôi lông mày đã một thời được coi là sang trọng quí phái, giờ đây nhíu lại với những suy tư của một người đàn bà sống cô độc trong một căn nhà to lớn với mùa đông buốt giá đang tới gần.

Bà ao ước được trở lại Ấn Độ lần nữa với ông chồng còn sống và đám con cái còn nh ỏ tuổi, Bà mơ ước trở lại những ngày còn có kẻ hầu người hạ quanh quẩn bên cạnh để chờ sai bảo, lúc đó họ phải đi nhón gót không dám bước nhanh sợ bà quở mắng. Vào những tháng ngày này, nhà lúc nào cũng đông người, lúc nào cũng có tiếng nói tiếng cười. Bạn bè từ xa tới thường ở lại vài ngày hay vài tháng. Tất cả thật là đơn giản, mọi việc đều hoàn hảo, không có gì xẩy ra ngoài dự tính. Những ngày tháng huy hoàng đó nay còn đâu, Những câu lạc bộ thể dục thể thao, những cuộc chơi polo, đánh golf, uống trà, những buổi tiếp tân dưới trăng bên cạnh hồ với những ngọn đèn màu sắc sặc sỡ treo trên cây. Tất cả giờ đây chỉ còn lại trong quá khứ. Và ngay cả những tiếng gầm gừ của con báo quanh những ngọn đồi phia xa cũng đủ để cho tóc tai dựng ngược, một nhận thức về mối nguy hiểrn đang rình mò vào những đêm huy hoàng như vậy tạo thành những mối lo ngại nhưng thích thú. Mệnh lệnh của bà vừa đủ để cho mọi người nghe rõ, như sai bảo kẻ hầu phải nhốt chó vào nơi an toàn. Mọi người trong nhà phải ăn mặc tươm tất, lịch sự, Nét óng ánh của những tấm huy chương, những chiếc nút áo bằng đồng sáng bóng hay những dải viền vàng trên đai áo ... Khắp nơi quanh nhà lúc nào cũng phảng phất mệnh lệnh cũng như trật tự ngăn nắp.

Bây giờ thì cái lạnh đang thấm vào da thịt. Bà cảm thấy sự độc ác này đang bủa vây quanh căn nhà. Bà ghét cái lạnh, ghét cái sứe mạnh, cái khả năng thống trị của nó. Bà Leslie không chịu bị điều khiển hay bị lệ thuộc vào người nào hay việc gì, đây là một điều kiện mà bà đã đặt ra trước khi nh ận lời cầu hôn của ông chồng. Nhưng bây giờ bà đang lo sợ trước cái lanh giá, cái tê cóng trong căn nhà quá rộng lớn cộng với sự cô độc như thế này. Tất cả những gi muốn cho căn nhà này được ấm thì bà phải tự làm lấy. Bà đãbị tước đoạt mất niềm kiêu hãnh là tính điều khiển người khác lẫn công việc. Việc phải mang chiếc xô đựng than, bỏ than vào lò, chẻ củi, nấu nướng hay giặt giũ là những công viếc mà trước kia người khác làm cho bà. Đời sống thay đổi quá nhanh. Trong căn nhà này chẳng còn có ai để bà sai bảo. Nghĩ đến đây nước mắt bà lại muốn trào ra. Uất ức? Buồn tủi? Chán chường? Tất cả đã thay đổi hẳn, sự lệ thuộc đã lần lần xâm chiếm và lấn át bà.

Mùa đông năm trước, Cecilia đã ở đây. Có lẽ con gái bà, một cô gái đẹp; cái đẹp lộng lẫy của cô chẳng thua kém bà hồi bà còn sống ở Ấn Độ, một sắc đẹp đầy lôi cuốn và đầy sùng kính. Nếu có một sắc đẹp như vậy bạn làm được những gi? Mọi người đều muốn đến gần,làm bất cứ việc gi mong làm hài lòng nàng. Cả thế giới này nằm dưới chân cô như thể cô là một minh tinh màn bạc lừng danh hay một cô công chúa. À, công chúa, bà thích từ này hơn.

Cecilia đã về ở với bà suốt mùa đông bởi vi Kirby, chồng nàng được hãng gửi tới Trinidad để xây dựng một nhà máy lọc dầu hay việc gì đó. Trong khi anh ta xa nhà trong ba tháng, Cecilia quyết định về ở với mẹ thay vì sống cô độc tại Luân Đôn.

- Cecilia, con bửa thêm chút củi nữa, nhân tiện mang theo chiếc xô than tới đây nhé.

- Cecilia, kiếm dùm mẹ cuốn sách với cặp kính, mẹ nghĩ là mẹ làm rơi xuống dưới gầm giường bên cạnh chiếc bàn ngủ đó. Nhân tiện tới đây, con mang ly trà cho mẹ nhé, Mẹ không hiểu là sẽ sống như thế nào nếu không có con bên cạnh. Năm nay trời lạnh quá, con nhỉ. Con còn nhớ cha con thường nói về Bhim Tai không? Đó là nơi thật đẹp, mẹ đang đọc cuốn sách nói về nơi đó. Những kỷ niệm xa xưa lại trở về trong trí của mẹ. Khi đó con còn nhỏ tí, lúc nào mẹ cũng lo con báo nó mang con đi mất. Chúng thường luẩn quẩn bên xóm làng để bắt những đứa bé và súc vật. Mẹ nhớ là gia đình nhà Hamish Gordans mất một đứa con, mọi người đều nói là do lũ báo bắt đi, nhưng mà có thể nó bị chết đuối không chừng. Con có biết là bây giờ mẹ không còn nhớ gì được nhiều, trong đầu mẹ bây giờ như có gì đè nặng lên, nhưng chắc la trí nhớ sẽ trở lại lại sớm thôi. Nhưng có một việc mẹ luôn nhớ tới là những con báo, có rất nhiều báo quanh những ngọn đồi vùng Bhim Tai đó con.

Cứ như vậy suốt mùa đông năm ngoái, Cecilia nấu nướng, giặt giũ, ủi đồ, bửa củi cũng như làm tất cả những gì mà một người nội trợ hay nói rõ ra là một người đầy tớ phải làm. Còn bà mẹ thì suốt ngày đứng trước gương ngắm nghía chiếc khăn vải Ấn Độ sặc sỡ choàng quanh vai rồi nói không ngừng về xứ Ấn Độ. Bà yêu quí xứ sở này biết chừng nào, bà kể về việc đứng cả buổi xem cha của Cecilia chơi Polo. Bà nói với cô cả trăm lần câu: "Mẹ đã kể cho con nghe chưa nhỉ, cha con chơi Polo thật giỏi, ... “. Cô đã nghe những câu chuyện như vậy suốt cả đời. Cô rời xứ Ấn Độ khi còn rất trẻ và những câu chuyện như vậy chẳng làm cô thích thú gì cả.

Rồi khi đêm đông cuối cùng mang buổi sáng mùa xuân đầu tiên tới, cô thu xếp quần áo, hôn vội lên má bà rồi vội vã lên đường trở lại Luân Đôn. Ra đến cửa cô nói với lại:

- Con sẽ về thăm mẹ, nhưng có lẽ vào mùa hè thì tiện hơn.

Sau khi Celicia đi rồi, mùa xuân tưng bừng trở lại, người ta có thể sử dụng được con đường mòn nhỏ băng qua cánh rừng. Bà đã tìm được một cô gái trong làng để sai vặt và phụ giúp việc nhà. Bà trở nên vui tuơi suốt cho tới hết mùa hè với bạn bè và bà con thân thuộc. Họ đến từ những thành phố hay những nước xa tít mù đâu đâu và ở lại với bà hàng tháng. Bà tiếp đãi họ thật niềm nở, khéo léo thu xếp mọi việc đâu vào đó một cách nhịp nhàng ngăn nắp như một nhạc trưởng điều khiển một ban nhạc hợp xướng vậy. Vườn cỏ được cắt định kỳ, dàn cây leo làm hàng rào được tỉa gọn ghẽ, cửa nẻo được sơn lại như mới, những món đồ đồng Ấn Độ được chùi bóng loáng. Tất cả như trở lại thời xa xưa, Mọi người không mong đợi ở bà nhiều hơn, họ ca ngợi tính hiếu khách và tử tế của bà đồng thời tận hưởng mọi thứ, như phong cảnh, rừng, suối hay những đêm trăng đầy thơ mộng tại nơi đây, và họ cũng chẳng có gì đền bù lai cho bà những điều mà họ đã được hưởng cả.


Nhưng rồi mùa hè cũng qua mau với những cánh hoa bắt đầu héo hon tàn úa, tiếng thổn thức của mùa thu với những chiếc lá vàng bay lả tả trên sân cỏ. Chúng lảo đảo rơi như những con chim nhỏ đang tập bay, như ngập ngừng nói câu tạm biệt ngay tại cửa chính nơi có hai cánh cửa to lớn bằng gỗ sồi với hai cái núm bằng đồng đen to lớn như thể chỉ có tại các ngôi nhà thờ hay lâu đài.

Ngày càng lúc càng ngắn và lạnh thêm. Cái lạnh làm cho môi bị nứt nẻ, da mặt bà co rúm lại, suốt ngày bà ngồi đọc sách, hai chân rút lên chiếc ghế sofa, chiếc khăn quàng Ấn Độ chùm kín đầu. Chiếc ghế sofa được kéo sát lại gần lò sưởi. Còn phòng vẽ là nơi ấm nhất trong nhà với bốn bức tường được che kín bằng hàng kệ chất chật cứng những cuốn sách mà phần lớn nói về nền văn học Ấn Độ và Đông Phương. Trước kia phòng này cũng là nơi ưa thích nhất của ông chồng bà. Những chiếc cửa sổ thụt vào với tấm màn cửa dày màu vàng tươi, dãy đèn gắn trên tường chiếu thẳng tới từng hàng sách làm căn phòng sáng rực hẳn lên và có vẻ ấm cúng lạ thường.

Trong những ngày dài lạnh lẽo như thế này, bà Mabel Leslie nghĩ đến việc gọi đứa con gái hiện đang ở Luân Đôn về ở với bà. Kirby hiện đang làm việc tại Trung Đông, nhưng năm ngoái khi rời khỏi đây, nó đã nói là không muốn trở về vào mùa đông nữa mà. Không, chẳng có ai muốn chia xẻ cái lạnh và cô quạnh của mùa đông với bà cả. Chiếc đồng hồ treo tường đã ngưng chạy từ lâu, ngưng ngay những tiếng chuông tàn nhẫn, những tiếng chuông báo hiệu việc lấy đi những phút, những giờ quí báu của đời bà. Bà không lên giây khi nó ngừng lúc bốn giờ bốn mươi lăm phút, khi chuyến tàu đưa chồng bà rời Luân Đôn, đây là chuyến tầu cuối cùng trước khi ông từ giã cõi đời.

- Nếu có ai hiểu mình được nhỉ.

Chân tê cứng, bà vội đứng dậy làm vài động tác. Tuy mới quá trưa mà bên ngoài trời đã tối như ban đêm. Vào mùa đông, sáng và tối như không khác nhau mấy. Sáng và tối hình như là một, chúng giao hoà với nhau để hành hạ những con người cô đơn như bà. Từng ngọn gió thổi tạt những giọt mưa đập rầm rập vào những tấm kính cửa sổ. Bãi sân cỏ trống trải và lạnh lẽo như đang chuẩn bị đón đợt mưa tuyết đầu mùa. Nỗi buồn mùa đông làm cổ họng bà đắng ngắt như thể vừa uống một hớp rượu vang đắng vậy. Bà thấy toàn thân thể và sâu trong tận trái tim dấy lên một nỗi sầu muộn cùng cực. Bất chợt như một ngọn lửa cháy bừng trong đầu, hình ảnh sống động và náo nhiệt của một buổi chợ tại xứ Ấn Độ thoáng hiện trong trí. Bà nói to, giọng khàn khàn bất thường:

- Nếu có ai hiểu được mình nhỉ?

Bà nghĩ là phải lấy lại phong độ, những phút giây vừa qua chỉ là chút yếu lòng. Bà phải trở lại với con người của bà, ngồi gần lò sưởi, nấu một bình trà. Đúng, một bình trà nóng, bà phải vào bếp, giữ cho cơ thể bận rộn. Bà phải hoạt động lên, nấu một bình trà nóng, làm một chiếc bánh nướng. Cũng nên đi ra ngoài lấy ít củi, không khí trong lành bên ngoài không hại gì cả.

Nấn ná bên cửa sổ một chút, nhìn ra bìa rừng tối đen phía xa, có lẽ cái nhìn lơ đãng làm đầu óc bà không làm việc. Hình ảnh buổi chợ náo nhiệt bất chợt hiện đến trong đầu khi nãy vẫn còn tràn ngập trong trí giống như khi nghĩ tới một buổi hoàng hôn màu sắc sặc sỡ khi bầu trời bừng bừng một màu đỏ của máu xen lẫn với những màu xanh, màu lam cùng nhiều màu sắc khác.

Hình ảnh từ xa bà ghi nhận được là ba người đang bước ra từ bìa rừng, một người đàn ông, một người đàn bà và một đứa bé. Thoạt đầu họ như những chiếc bóng không có thực trong một khung cảnh đen tối. Người đàn ông ẵm đứa bé trên tay còn người đàn bà đi nép bên ông ta để tránh những cơn gió lạnh. Quần áo như cùng một màu xám như da mặt của họ. Mỗi khi có cơn gió lạnh thổi thốc tới, họ đứng im một lát rồi lại loạng choạng lê chân qua những đống lá khô. Bất chợt người đàn bà ngã chúi về phia trước, người đàn ông một tay ẵm đứa bé, tay kia dìu vợ đứng dậy. Họ lại bước đi, hướng về phía căn nhà của bà với dáng điệu ngập ngừng, người nọ nhìn người kia, không ai nói với ai câu nào.

Khi bất chợt nhin thấy như vậy, bà Leslie giật mình. Bà vội buông tấm màn cửa sổ xuống nhưng lại để một khe hở nhỏ để từ bên trong có thể quan sát rõ phía bên ngoài. Ba người tiến lại gần hơn, bây giờ họ lê chân chứ không phải bước nữa, có lẽ vì đói, vì bị kiệt sức và lạnh cóng. Khi họ băng qua chiếc sân cỏ, hình như gió thổi mạnh hơn, cả ba như thể bị gió cuốn đi bất cứ lúc nào. Bà Mabel Leslie cảm thấy sợ, bà lùi lại gần bên chiếc lò sưởi. Tiếng nổ lách tách trong lò như những lời quở mắng giận dữ. Nhưng dù gì đi nữa bà cũng không để cho họ vào nhà được. Đó là điều dĩ nhiên và chẳng cần suy nghĩ gì. Nếu họ có gõ cửa, bà cũng không mở. Đây không phải là một cơ quan từ thiện và bà cũng chẳng phải là người chuyên làm việc từ thiện.

Bà rất ghét những lúc như thế này, những khoảng thời gian phức tạp, không dứt khoát làm xáo trộn rnọi ngăn nắp, những lúc phải quyết định như thế này mà không có người làm hay bất cứ ai làm dùm thi thật la khổ sở. Hơn nữa giờ đây giữa mùa đông giá lạnh, sống cô độc một mình mà lại có những người lạ mặt đứng ở ngoài cửa làm bà bối rối.

Bây giờ bà có thể nhìn thấy rõ ràng, Người đàn ông với khuôn mặt sáng sủa, mái tóc hơi điểm sương, bộ râu đen, cặp mắt sáng, ông ta có dáng dấp một nhà nghiên cứu khoa học. Và bà cũng chắc chắn một điều ông ta là một người Ấn Độ, không thể nhầm lẫn được với đôi mắt đen, thân hình cao gầy và chiếc mũi khoằm. Còn người đàn bà thì nhỏ nhắn, dáng điệu ẻo lả, mái tóc dài đen láy, ngoài ra còn một nốt son đỏ trên trán nữa. Dù cho dưới cái lạnh cắt da cắt thit, bà cũng thấy người đàn bà này thật đẹp.

Họ như không có một quyết định dứt khoát. Khi bước tới bực cửa thi dừng lai. Nguoi đàn ông cởi chiếc áo khoác đang quấn cho đứa bé để nhìn mặt nó. Da mặt đứa bé trắng xanh như thể đang ngủ hay đã chết. Bây giờ thì họ quyết định, bước lại gần hai cánh cửa bằng gỗ sồi, người đàn bà lại trượt chân ngã chúi về phía trước, người đàn ông vội vã đưa tay ra đỡ, đôi mắt ông ta như khuyến khích người vợ.

Quang cảnh trước mắt làm bà Mabel tưởng như thể trong một cơn mơ. Cái lạnh lẽo đã làm mọi chuyển động như chậm hẳn lại. Kẽ hở của chiếc màn cửa quá hẹp khiến họ không thể nhìn thấy bà được. Nghĩ tới tiếng gõ cửa làm bà rùng mình như thể có một giọt nước nào từ một cột băng đá chảy xuống sống lưng.

Tiếng gõ cửa nhè nhẹ và yếu ớt nhưng hầu như vang vọng tới mọi phòng trong căn nhà. Bà không trả lời lần gõ thứ nhất hay lần thứ nhì mặc dù những tiếng này mỗi lúc nhử nài nỉ hơn, cấp bách hơn. Lần gõ thứ ba thì khác hẳn hai lần trước, nó vang dội như tiếng sét bất chợt vào một buổi chiều mùa hè, tiếng gõ này làm tim bà đập mạnh. Bà vội lấy tay chống vào tường cho khỏi ngã, rồi từ từ lấy lai bình tĩnh. Chẳng việc gì phải vội vã, phải tỏ rõ tính chế ngự của bà dưới bất cứ hoàn cẳnh, tình huống nào chứ.

Cầm chùm chìa khóa bằng đồng nặng chịch trong tay, bà bước ra phía cửa. Đứng gần cánh cira, bà im lẳng lặng nghe động tĩnh. Có phải mấy người đang ở ngoài đó không? Bà chẳng nghe thấy gì ngoài tiếng gió rít lùa qua khe hở giữa cánh cửa và bức tường. Có thực là có tiếng gõ cửa và họ đang đứng đợi dưới cái lạnh ngoài kia không? Có thực là ở ngoài kia có những người sẵn sàng chia sẻ cùng bà cái gánh nặng của mùa đông nghiệt ngã này chăng? Một ngày, hai ngày hay lâu hơn? Ý nghĩ này chợt lóe lên trong đầu. Được nói chuyện lại bằng tiếng Hindi thì sung sướng biết chừng nào. Bà lại được dịp đem cả kho tàng xứ Ấn Độ ra khoe mà lại còn có người trầm trồ khen ngợi nữa. Ngôi nhà này đầy rẫy những vật quý xứ Ấn, như những bức tranh sơn dầu, những bức tượng điêu khắc, những tấm thảm, sách vở, hình ảnh và cả những pho tượng thần nữa. Chắc chắn là họ sẽ khâm phục bà.

Chậm chạp tra chiếc chìa khóa vào ổ, bà tự nhủ cần gì phải vội. Từ từ xoay chiếc khóa, với đôi chân đứng thật vững, bà hé mở cánh cửa bên trái ra. Ngọn gió lạnh hung hẵn tháng mười hai thổi thốc tới làm cánh cửa mở rộng hơn, nhưng bà chẳng nhìn thấy ai. Chẳng có ai cả. Bà mở toang cửa ra rồi bước hẳn ra bên ngoài. Không có một dấu vết của người nào ở ngoài này hay cả ở sân cỏ kia nữa. Bà kêu lớn: "Có ai ở ngoài đó không?" Cơn gió thổi bạt tiếng nói của bà ... Bà đứng đó đợi, nhìn quanh và đợi. Một lúc sau bà nhìn xuống dưới đất của hàng ba, không một dấu chân người nào, ngay cà dấu chân của một con chim nhỏ cũng chẳng có ngoại trừ của chính bà.

Từ một góc rừng đen tối vang vọng tới một âm thanh quen thuộc làm hơi thở của bà như ngưng hẳn lại, Bà Mabel Leslie vừa nghe thấy tiếng gầm của con báo. Bà lùi dần về phía chiếc cửa chính, như con ốc sên chui mình vào trong chiếc vỏ khi cảm thấy không an toàn với quãng đường mạo hiểm vừa trải qua. Sau khi bà gài chặt lại chiếc chốt cửa thì bên ngoài cơn mưa tuyết đầu mùa bắt đầu rơi.




VVM.24.1.2022

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com