Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      




ÁN OAN




T hập kỷ 60 của thế kỷ trước tôi về công tác tại công trường xây dựng Mỏ Vàng Danh. Vì còn trẻ nên rất thích viết và đọc. Tôi đã được đọc “Bác lái tầu” của Nhà văn Phước Vĩnh. Phải nói hồi đó tôi đã mê ông. Không làm mỏ mà ông viết rất sâu về công việc làm than của người công nhân mỏ. Như vậy tôi đã biết thêm ngoài Huy Ngẫu cũng là công nhân Mỏ Vàng Danh viết văn còn có Phước Vĩnh cũng đang ở Uông Bí. Lần đầu tiên tôi làm quen với ông hôm họp Hội VHNT thành phố. Ông vui vẻ: Nhà tớ gần Bưu điện Trung tâm thành phố, khi nào đi Bưu điện ghé vào chơi.

Ông đã tặng tôi Kiếp Người , có lời đầu sách của Nhà văn Phạm Ngọc, nhà văn đã viết về Phước Vĩnh...Qua từng trang từng trang “Kiếp Người”, bạn sẽ thấy với kiến thức khá sâu rộng về văn học và sử học cộng với cái tâm đau đáu sự đời, tác giả thể hiện tấm lòng mình, cũng là nói với bạn đọc, rất nhiều điều về nhân tình thế thái.

Đọc hết tôi đã viết ngay bài đọc “Kiếp Người ” gửi cho trang Website của Nhà văn Trần. Ông cười, cậu (ông hơn tôi chục tuổi, tôi coi ông là bạn vong niên nên thường gọi tôi là cậu cho thân mật) phê phán tớ về tiêu chí tác phẩm đề là tạp văn nhưng không phải tạp văn chứ gì, không sao, Nxb. chấp nhận thế là được! Sau này tôi có viết về Phước Vĩnh với phong cách giới thiệu chân dung khi đưa ông đọc ông đã cám ơn tôi đã có bài viết về ông, đọc xong ông mỉm cười và nói “cậu chưa hiểu hết về tớ đâu”...

Và những lần sau này tôi đi Bưu điện lĩnh nhuận bút thường vào thăm vợ chồng ông Phước Vĩnh. Ông là một con người chín chắn, sâu sắc và có quan điểm chính kiến rõ ràng. Ông là người luôn đĩnh đạc, đàng hoàng, công bằng, không màng danh lợi, kiến thức uyên thâm, tinh thần mẫn tiệp...

Trong cuộc đời văn chương của ông cũng phải trải qua những năm tháng thăng trầm... nhưng ông là con người không cố chấp, có lòng vị tha và biết bao dung...

Khi ông hoàn thành tác phẩm “Cô hàng xóm” ông đã mời bạn bè đến chia vui với ông, tôi có được dự buổi hôm ấy, tôi đã làm ngay mấy câu thơ để chúc ông:

“Gần cửu lục, anh vẫn còn phong độ lắm
       Văn phong vẫn sắc nhọn, chia sẻ với đời
       “Người hàng xóm”, anh thai nghén đã ra đời
       Chắc chắn chưa hết
       Vì tâm lực anh vẫn còn dồi dào lắm!

       Anh đến với nghề văn - vào cái thời “ảm đạm”
       Là người đầu quân vào chữ nghĩa văn chương
       Xứ Uông mình
       Anh được khai phá đầu tiên

       “Cô hàng xóm”
       Anh trình làng sau nhiều năm kín tiếng
       Vì trách nhiệm, anh lại cầm bút... Thật mừng
       Xin nâng cốc chúc
       Anh với tình cảm thân thiết
       Còn sức còn viết đánh Bắc dẹp Đông
       Và,
       Chúc bút lực anh mãi mãi dồi dào năng lực...

Một lần tôi được nhà văn Phước Vĩnh trải lòng mình về những năm tháng gặp nạn, trong văn chương .Đến lúc này ông đã xuất bản được nhièu đầu sách- Truyện ngắn và tiểu thuyết .Ông kể :

Tôi viết gần một năm thì xong tác phẩm, đặt tên cho nó là “Ngược dòng”, Tôi đem bản thảo lên Hội VHNT tỉnh, nhờ mấy anh quen biết đọc và thẩm định giúp. Đọc xong, anh Huy Hoà bảo: “Có nhiều đoạn hay, nhưng không dùng được. Vì động chạm va quyệt đến “lãnh đạo”. Tôi vui vì được một người cho một chữ “hay”. Dù chỉ là hay từng đoạn. Và cái chữ “hay” ấy đã cho biết, còn viết được. Còn buồn vì ba chữ “không dùng được”.

Do dự, suy tính rồi tôi quyết định gửi bản thảo lên Hà Nội, nhờ anh Tuy An bạn tôi đang làm biên tập của một tờ báo Trung ương đọc. Và nhờ anh đem đến NXB Công Nhân hỏi giúp. Vì tôi viết về Người Công Nhân. Ít ngày sau, anh Tuy An gọi điện bảo: “Được”, và anh đã đem đến NXB Công Nhân cho tôi.

Rồi tôi nhận được điện của NXB, mời lên Hà Nội để trao đổi. Tuy chưa biết NXB sẽ trao đổi những gì. Nhưng chỉ riêng cái việc được NXB mời, cũng đáng mừng lắm rồi.

Tiếp tôi là Trưởng phòng xuất bản. Anh đã góp ý để tôi sửa chữa những chỗ yếu, kém, sai sót. Nhất là cái tiêu đề “ Ngược dòng”, dễ gợi cho người đọc suy diễn. Anh cũng nêu lên cả những điểm mạnh của bản thảo, để tôi cố gắng phát huy. Và bảo, sửa nhanh để kịp tham dự cuộc vận động viết tiểu thuyết và ký, về đề tài “Công Nhân” .

Lòng tràn ngập niềm vui, tôi mải mê, cặm cụi chỉnh sửa. Khó nhất là cái tiêu đề. Nghĩ mãi mới tìm được hai chữ: “Gió Ngược ”. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, rồi lại thấy không ổn, Vì hai từ “ Gió Ngược ” nó thế nào ấy, nó ám chỉ cái gì đây!. Cho nên đổi thành : “ Xáo động”, rồi gửi đi. Nhưng chỉ mấy hôm sau, anh trưởng phòng XB đã gọi điện hỏi, sao không dùng hai từ “ Gió Ngược ”? Thế là tôi lại sửa thành “ Gió Ngược ”.

Một thời gian sau, được tin vui “ Gió Ngược ” đã được giải khuyến khích. Hôm lên Hà Nội nhận giải, vừa đến Hội trường, nhân viên Tổ chức đã đưa cho tôi một túi quà. Có bốn, năm quyển sách của các tác giả được giải, và tập Kỷ yếu cuộc Vận động. không thấy sách của mình.. Nhà văn, Trí Độ, Giám độc NXB gọi tên tôi đầu tiên. Nhà văn Trí Độ bắt tay, rồi trao cho tôi bó hoa và cái khung kính giấy chứng nhận giải thưởng, do Nhà văn Nguyễn Thành, và nhà thơ Vũ Bình, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam ký tên đóng dấu, cùng một chiếc phong bì, có hai triệu đồng tiền thưởng.

Ăn cơm xong, nhà văn Tăng Ái đưa tôi về trụ sở NXB để lấy tấm ảnh chụp lúc tôi nhận giải. Tôi hỏi anh, sao không thấy sách của tôi? Anh Tăng Ái mở cặp đưa cho tôi đọc, một văn bản có dấu son và chữ ký của ông Giám đốc cơ quan cũ, nơi tôi đã công tác trong thời kháng chiến chống Pháp. Nội dung văn bản ngắn, gọn chỉ có mấy dòng, đại thể là: “Đề nghị NXB không nên in tác phẩm này ,vì nội dung bản thảo nặng về kể lể thành tích cá nhân và bất mãn với chế độ”. Anh Tăng Ái bảo: “Khi nhận được công văn này, chúng tôi đã báo cho ông ấy biết là: Ban Giám khảo đã quyết định trao giải thưởng cho tác giả rồi. Song cũng vì cái công văn này, cho nên Giám đốc Trí Độ còn do dự, chưa duyệt in”!

Như tôi đã kể ở trên, trước khi gửi cho anh Tuy An , tôi chỉ đưa cho mấy anh ở Hội VHNT tỉnh đọc giúp. Vậy ai trong số đó là người đã đưa bản thảo của tôi cho ông Giám đốc kia? Tôi viết về thời chống Pháp, đã qua lâu rồi, Vậy căn cứ vào đâu? Ở văn bản nào, câu chữ nào, mà ông lại biết tôi “bất mãn với chế độ”?

Ngay tối hôm trao giải, các nhà truyền thông đều đưa tin và hình ảnh buổi tổng kết cuộc vận động. Và sáng hôm sau, hầu như tất cả các tờ báo ra hàng ngày ở Thủ đô Hà Nội, đều đăng tin và tên tuổi 20 tác giả được giải. Báo Văn Nghệ tỉnh cũng đăng tin, Tỉnh nhà có tác giả được giải.

Nhà văn Năng Vũ , Chủ tịch Hội VHNT tỉnh gọi điện cho tôi, bảo gửi cho anh một chương hay nhất để đăng báo.

Hôm xuống dự họp tống kết cuối năm của Hội VHNT thành phố, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh đã phát biểu: “…Thành phố ta đã chờ đợi rất lâu, đến hôm nay đã gần 50 năm, thành phố ta mới có cái giải này của anh Phước Vĩnh”. Rồi nhà văn tặng tôi bó hoa.. Và chẳng bao lâu sau đó, Trung tâm Bưu Điện thị xã đã mời tôi đến nhận bưu phẩm. Bản thảo hồi ký “Gió Ngược ”, NXB Công nhân trả lại. Hoàn toàn không có một chữ nào giải thích vì sao không được in!

Thế rồi chẳng biết vì sao, tử hôm tôi nhận bản thảo trả về, chẳng thấy ai nhắc nhở gì đến cái giải ấy nữa. Cả cuộc họp tổng kết năm ấy của Hội VHNT tỉnh, đọc báo cáo tổng kết, Chủ tịch Hội cũng không nhắc đến giải nữa.

Tuy vậy, tôi lại gửi bản thảo “Gió Ngược ” đến NXB nọ. Một thời gian sau, cán bộ biên tập gọi điện về bảo, đã biên tập xong, đang chờ Giám đốc đọc và quyết định. Nhưng rồi chỉ ít lâu sau, lại có tin : ”Giám đốc bảo truyện viết về đề tài Công nhân, nên NXB in không phù hợp”. Sau này tôi còn biết thêm về sự thăng trầm tác phẩm “ Gió Ngược ” của anh. Theo nhà văn Tô Chiêm viết : Tôi đã đọc, đọc và đọc càng lúc càng mê mải do mạch truyện cuốn hút một phần nhưng cái chính là do bước đường đầy chìm nổi éo le của nhân vật chính, tức là số phận hẩm hiu, oan khuất của tác giả thiên hồi ký. Đến khi đọc hết trang cuối cùng của bản thảo. tôi ngồi nhâm nhi chén trà để suy ngẫm. chợt ngộ ra căn nguyên vì sao bản thảo này của Phước Vĩnh bị mấy NXB từ chối không in? Được giải mà không được in để mọi người đọc , đấy đâu phải cái đích của người viết? Nhưng làm cách nào để được in?Phải rồi chỉ có một cách…

Rồi nhà văn Tô Chiêm đã viết thư cho Phước Vĩnh nói cách giải thoát bản thảo bằng cách “ Tiểu thuyết hóa” tác phẩm đi. Biến cái tôi thành nhân vật của tiểu thuyết, phải thay tên đổi họ tất cả các nhân vât trong tác phẩm…Viết thì viết vậy nhưng không phải không có suy tư, liệu Phước Vĩnh có đồng ý không? Và Phước Vĩnh có làm được không? Và cuối cùng Phước Vĩnh đã làm được và “ Gió Ngược” đã đã ra mắt bạn đọc…

Sau này Phước Vĩnh, có nói cho tôi một chi tiết : Đã có lần Trần Hiếu đã hỏi Năng Vũ “ Cái chuyện văn chương của Phước Vĩnh coi như có cái kết có hậu, tác phâm đã in, nhưng hỏi thật, anh có dính dáng đến cái chuyên này không? Phước Vĩnh có “bất mãn với chế độ” thật không?... Nhà văn Năng Vũ nói : Khi tiếp nhận bàn giao tôi có được ông ta nói bằng miệng là tác giả tác phẩm có vấn đề… chỉ vậỵ thôi tôi không nhìn thấy tác phẩm của Phước Vĩnh và cũng không bới lông tìm vết làm gì…

Bây giờ Tiểu thuyết “Gió Ngược ” đã được xuất bản tình cảm giữa Phước Vĩnh Năng Vũ hình như đã được cải thiện , Tôi đã thăm dò một cách tế nhị : Câu chuyện xưa anh cho qua rồi chứ, quên đi Anh ạ !Anh cười : Câu chuyện bây giờ không nên nhắc đến làm gì nữa, nhưng bảo quên nó đi thì hơi khó? Đúng rồi quên sao được .( Ý của Phước Vĩnh vẫn cho rằng việc không được in là do lãnh đạo Hội mà Năng Vũ có vau trò trong đó) . Nhưng tôi nghĩ cái gập ghềnh của Văn chương này cũng cần được giải mã để trở thành câu chuyện “Tử Tế”. Tôi đã làm cầu nối giữa hai anh … Năng Vũ nghe đã kêu trời mà rằng : Phước Vĩnh vẫn cho tôi đã làm việc phi nhân phi nghĩa ấy sao? Thật oan ức cho tôi quá! Năng Vũ đã giãi bầy: Khi tôi còn đương nhiệm đi công tác . Người tôi đến thăm đầu tiên là Phước Vĩnh đấy, vì anh là người cao tuổi, có nhiều đầu sách, bút lực dồi dào, thẳng thắn…Rồi Năng Vũ khẳng định chính anh là người có nhiều trăn trở nhất về anh Phước Vĩnh. Suốt thời gian anh mang án “Bất mãn”, Giải oan cho anh bằng cách nào đây. Nhiều đêm trằn trọc suy tư. Năng Vũ đã chuyển toàn bộ những tệp thư từ đi đến của người ta nói về Phước Vĩnh để lãnh đạo xem xét phân tích mổ xẻ xem Phước Vĩnh bất mãn với chế độ ở chỗ nào? Đoạn văn nào? Câu chữ nào?

Năng Vũ đã tâm sự , trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều việc tốt nhưng cũng có nhiều việc xấu.Đương nhiên là thế. Con người cũng vậy muốn dìm uy tín của nhau là chuyện thường xẩy ra…Nhưng cũng có những người tốt luôn luôn muốn làm việc tốt với ý nghĩ độ lượng khoan dung cho việc xấu trong cuộc sống ít đi. Năng Vũ là người như thế…

Lãnh dạo Hội đã đọc từng văn thư một, và đã lập hồ sơ trình cấp trên để xóa án cho Phước Vĩnh… Việc oan khiên của nhà văn Phước Vĩnh đã được giải tỏa.” Việc “Bất mãn với chế độ”,đã được xóa…





| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com