M ột ngày chờ xe ở bến Voi Phục dài đằng đẵng! Lại một đêm màn trời chiếu đất nữa để giữ lấy cái “lốt” xếp hàng. Mỗi ngày chỉ có một chuyến đi Hà Giang. Ba bốn mươi người đã lọt vào hàng rào sắt là có thể được mua vé chiều nay!... Còn đang lẩm nhẩm đếm lại số người đứng phía trước… hắn bị đôi bàn tay to chụp lấy vai:
- Ới anh ơi!...May quá! Em mất hết cả rồi!
- Mất hết cả rồi mà lại may quá? Mấy người đứng xung quanh lẩm bẩm, khó chịu. Hắn gỡ đôi tay lần lẫn những thịt ra và nhận rõ: Cô giáo “Nhu 5 tấn”(Quê Nam Hà) ở trường Pố-lồ. cách thị trấn có 4km. Không mấy chủ nhật là không xuống chợ huyện.
- Em xếp hàng chỗ nào mà từ hôm qua đến nay anh không nhìn thấy?
- Em bị lừa mất hết chẳng còn gì. Nhịn đói hai ngày nay rồi! May quá! Gặp được anh!
Hắn biết chuyện bị lừa đối với người nhẹ dạ cả tin thường xẩy ra ở bến xe, bến tầu. Hắn đưa cho Cô giáo một đồng:
- Ra mua cái gì ăn tạm! Tí nữa anh ra!
Nhu mua 4 cái bánh mỳ rồi chạy vào:
- Anh ăn bánh đi này! Nhu vừa nhai vừa mời hắn:
- Sắp đến lượt anh rồi! Tí nữa mua xong vé anh sẽ ăn!
Nhìn Nhu nhai bánh, nước mắt chảy ròng xuống má, hắn nghĩ “Phải tìm cách cho nó đi cùng!”. Hắn lấy 60 đồng cầm chặt trong tay. (mỗi vé 29 đồng). Nhích lên từng tí về phía cửa bán vé.
- Chị cho tôi mua một vé người lớn, kèm một trẻ em!
- Mấy tuổi?
- Chín tuổi chị ạ!
- Không được! Chưa đọc nội quy à! Phải mua cả vé!
- Thế hả chị? Vâng!
Cầm chặt hai cái vé. Len vội ra khỏi hàng. Không lấy tiền trả lại.
Lần đầu tiên hắn lừa dối người khác. Hắn không thấy xấu hổ mà lại rất vui.
Hắn tới chỗ cô giáo Nhu, đưa đôi vé ra trước mặt, đắc ý:
- Có vé cho cả em đây!
Nhu một tay cầm đôi vé, một tay cầm bánh mì, nhẩy lên ôm chặt lấy cổ hắn:
- Anh ơi!...Anh ơi!
Cô đột ngột buông tay, ngồi thụp xuống gào lên “Mẹ ơi!...” và khóc nức nở.
Hắn cứ để cho cô giáo khóc. Nhìn thấy hàng phở bò. Hắn muốn cùng Nhu thưởng thức để mừng “Chiến công”!
- Đi ăn thêm bát phở! Sắp đến giờ xe chạy rồi! Hắn cầm lại đôi vé từ tay Nhu và kéo cô đứng lên.
- May quá! Không có anh, em lang thang đêm nữa thì chết đói! Anh cho em đi theo lên Hoàng Su Phì với?
- Cứ yên tâm! (Hắn lại nói dối).Trong túi hắn chỉ còn ba chục mà vé từ Hà Giang vào Hoàng su phì hai cái đã hết 22 đồng rồi.
Xe chuyển bánh đúng giờ.
Hơn 50 người lèn chặt trong thùng xe vui vẻ nói cười ồn ã.
Cô giáo mệt mỏi gục mặt, bó gối, lắc lư…
- Xuống xe, qua phà! Hắn lay vai mãi cô giáo còn mắt nhắm mắt mở:
- Đến Hà Giang rồi à?
- Phà Trung Hà!
Bến rộng mênh mông. Gió sông mát lạnh. Nhìn về phía Việt Trì vẫn thấy các nhà máy hóa chất, nhà máy giấy, nhà máy điện sáng đèn phản chiếu xuống mặt nước lung linh.
- Anh ơi! Cảnh đẹp quá anh nhỉ?
Hắn ừ…à… cho vừa lòng cô giáo chứ đầu óc hắn đang lủng củng những con số phải chi tiêu trên dọc chặng đường.
Lên xe, mọi hành khách đều gật, lắc, lẩy, dập bởi ổ trâu, ổ voi của cua đường trung du. Im lặng hay đã hết chuyện? Cô Nhu lại ngủ?
5 giờ sáng xe dừng lại ở Đoan Hùng Phú Thọ. Đêm nay qua Bình Ca.
Mọi người xuống hết mà Nhu vẫn ngồi lì tại chỗ. Thấy hắn mặc áo lính, lái xe giục:
- Chú bộ đội đưa cô ấy xuống nhanh để chúng tôi còn mang xe đi dấu!
Nhu bám lấy tay hắn nói như cầu cứu
- Anh cho em mượn mảnh áo mưa.
Như khoác áo tơi, cô lê khẽ khàng, để lại vệt máu trên sàn thùng xe.
Khó khăn lắm mới đi được vào hẻm núi. Cô giáo vội nằm xuống bưng mặt khóc:
- Mẹ ơi sao mẹ lại sinh ra mình con phận gái để con khổ thế này? Bố ơi!...
Hắn gợi chuyện định an ủi:
- Em là con một à?
- Bố em liệt sỹ! Em chưa rõ mặt cha! Mẹ em ở vậy nuôi con, thờ chồng. Bà đau yếu luôn. Vì thế em nún nán lại mấy ngày
Biết cảnh éo le, hắn không hỏi nữa.
Hắn quay lại mở ba lô, lấy 25 đồng nhét vào túi sau cái quần mới may gói lại rồi bảo:
- Anh vào xem giá cả sinh hoạt ở đây thế nào? Em giữ cẩn thận ba lô cho anh! Hắn khảo sát xong, đem theo bao suy tư nhưng cố bình tĩnh: nói với Nhu:
- Một đồng một nắm cơm, có thêm mấy hạt muối rang! Hai hào một bát nước lã!
- Anh còn đủ tiền để anh em mình rải đường không?
Hắn cười:
- Rải đường thì không đủ nhưng chi phí thì không lo. Ở đây anh đi mua cơm.
- Em nhịn cũng được! nhưng không thay giặt ngay thì không chịu nổi! Anh cho em mượn cái quần nhá?
- Em mở ba lô mà lấy!
Cô giáo thấy có xà phòng cười sáng mắt:
- May quá! Anh cho em “mượn” cả xà phòng!?
Nhu cuộn cái quần vào bánh xà phòng. Hỏi đường ra bờ sông Lô.
Hắn lấy mấy tờ nhật trình mua được ở Hà Nội ra đọc.
Lúc về Nhu vẫn trùm vải nhựa quanh người, vừa cười ngặt nghẽo vừa khoe:
- Bật hết cúc rồi! Anh đổi cái của anh cho em đi!
- Cái nào chả là của anh! Để anh giặt đã?
- Không cần !Anh bắt em đợi đến bao giờ?
Thấy hắn đọc báo, Nhu lại reo:
- May quá! Cho em xin mấy tờ báo?
Hắn hiểu để làm gì rồi:
- Cô cầm cả mà dùng! Tôi đi mua cơm!
- Tiền anh để trong túi quần đây này!
- Chỗ ấy anh dùng mua vé đi Hoàng Su Phì
- Anh chu đáo thế! Em yên tâm theo anh!
Hắn nhớ tới câu Kiều liền đọc: