Việt Văn Mới
Việt Văn Mới









BÁNH XE QUAY VÒNG  




N hững ngày sau “giải phóng”, một không khí hoang mang lo lắng cho tương lai và số phận mới của mình luôn bao trùm lên tất cả chúng tôi, vì có nhiều tin đồn rất khũng khiếp: chẳng hạn như những cô giáo còn độc thân sẽ bị đem gã cho mấy ông thương phế binh vc, các cô sẽ phải đứng xếp hàng dài cho mấy ông cụt tay, cụt chân, ngồi xe lăn, sứt môi lở miệng…chọn lựa, chúng tôi sẽ như những món quà thưởng cho các ông đã bị mất đi một phần thân thể vì công cuộc giải phóng miền Nam; còn các kỷ sư, bác sĩ thì phải đi làm nô dịch: hốt phân heo, quét đường, hốt rác…càng trí thức bao nhiêu càng phải làm những công việc cực nhọc, dơ dáy bấy nhiêu. Tôi và Hằng sống trong sự thấp thỏm lo âu, hồi hộp, giống như những tội nhân bị kêu án và đang chờ ngày thi hành án vậy, mổi lần Hằng qua nhà tôi chơi, cả nhà tôi đều xoay quanh đề tài kinh khủng đó, cha mẹ tôi cùng ngồi bàn bạc với chúng tôi, cha tôi hỏi ý kiến của Hằng:

- Hay thôi; bây giờ Hằng lấy Thống làm chồng, còn Thủy lấy Khải, có chồng rồi thì họ không gả các con cho thương phế binh của họ đâu.

Tôi không vội trả lời với cha tôi, riêng Hằng thì cô nàng chỉ xem Thống như một đứa em trai; như Luật hay Minh mà thôi, vả lại Hằng chỉ mới biết Thống khi đến nhà tôi chơi, chắc hẳn tình cãm chẵng có gì, còn em tôi thì đang yêu một cô bé ở trong cư xá…chuyện cha tôi nói chỉ là chuyện trên trời dưới đất, tôi nghỉ thế. Chiều nay khi Hằng đến chơi, vẩn là câu chuyện củ đem ra bàn lại; mẹ tôi ưa trách móc cằn nhằn cha tôi không chịu đi Mỹ để cho cả nhà phải chịu khổ, tôi rất sợ nghe những lời trách cứ, khóc lóc đó của bà, nó chỉ làm cho tâm trí tôi thêm đau buồn và khũng hoảng mà thôi, có lẽ Hằng cũng giống tôi nên khi về, Hằng hẹn với tôi ngày hôm sau gặp nhau để bàn tính công việc. Đêm nay không dưng lòng buồn quá, tôi nhìn quanh ngôi nhà cha mẹ mới mua cách đây một tuần, một căn nhà trệt; rất bình thường ở Xóm Mới, Gò Vấp, trong một con hẽm nhỏ,( nhà này rất gần với nhà của chú tôi, mà cha tôi thì chỉ thích ở gần các em của mình,) trước sân nhà có một cây mai già, một giàn hoa giấy màu đỏ và đôi ba cây kiểng củ xì, mốc meo, tôi nhớ ngôi nhà và vườn cây ăn trái của cha mẹ tôi ở Nha Trang, không hiểu tại sao cha mẹ tôi lại phải mua căn nhà nhỏ đơn sơ tồi tàn này mà không về lại Nha Trang để ở, dù sao nơi đó vẩn rộng rãi thoáng mát, thân quen êm đềm hơn, tôi không dám có ý kiến gì khi mọi việc quyết định là của ông bà, nơi đâu cũng đã bị giải phóng rồi, nơi đâu cũng là của vc…Chuyện cha tôi lập lại một lần nữa vào chiều nay làm cho tôi phải suy nghỉ, tôi không làm sao quên được cảm giác hụt hẩng khi Khải không để dành cho tôi một miếng cơm vào cái lúc mà tôi đói nhất, thèm ăn nhất, lúc tôi cần được Khải chia sẽ nhất thì Khải lại quên, tôi nghỉ Khải chỉ có thể là bạn thôi, chứ là chồng thì thật khó cho tôi khi mà tôi cứ nhớ mãi nhớ hoài…phải chăng là tôi quá ích kỷ? Tại sao tôi không thể tha thứ cho Khải nhỉ?có lẽ vì tôi không hề yêu Khải.

Sáng nay có Dương ( bạn của Thống) đến chơi, thật buồn cười khi những thằng bạn của em trai tôi thích đến nhà thăm Thống nhưng lại muốn gặp và nói chuyện với tôi, Dương đang nói về chuyện có một nhóm sinh viên học sinh đang tìm đường vô Bưng…tôi thích thú với câu chuyện của Dương…vô bưng cũng là một cách trốn mấy ông thương phế binh vc, không phải bị đứng xếp hàng cho mấy ông què chân cụt tay lựa chọn như lựa chọn một món đồ chơi, nhưng tôi bị cha tôi la quá trời, cha tôi cho đó là giải pháp khùng tận mạng. Buồn quá, vậy phải tính như thế nào đây? Mãi đến trưa Hằng mới qua chơi, hai đứa cứ thở ngắn thở dài mãi; cuối cùng Hằng bàn tính: sáng sớm mai hai đứa đến Sở Giaó Dục trình diện rồi về lại Pleiku nhận nhiệm sở, tiếp tục đi dạy…:

- Ừa; thôi thì cứ quyết định như vậy đi.

Tôi nói với Hằng:

- Tụi mình chạy cho cố xác thì nay cũng lại quay về chốn cũ…buồn ghê Hằng à.

Hai đứa tôi cùng thở một hơi thật dài, dài bằng đoạn đường chúng tôi đã đi trong rừng khoãng thời gian di tản, cứ loanh quanh luẩn quẩn mãi, mỏi cã chân, rã cả hồn mà vẩn không thoát ra được điều mình cố trốn chạy.Chiều xuống nhanh, hai đứa rủ nhau đi ăn chè ngoài đầu đường, cùng nhắc lại ly cà phê uống chung với Chính, Công, Thuận ở trong rừng, lúc đó ngụm cà phê thật ngon, hương vị thật đậm đà không sao mà quên được, vả lại khung cảnh chung quanh với khu rừng và giòng sông thì quá đẹp, quá nên thơ…nó trở thành một kỷ niệm đẹp tuyệt vời trong chúng tôi. Khi ra về Hằng nhắc lại:

- Nhớ nhé, thu xếp xong chúng mình về pleiku, đi dạy mà nuôi thân chứ, rồi ra sao thì ra…

Trong bữa cơm tối; tôi nói quyết định của mình cho cha mẹ tôi nghe, ông bà rất buồn nhưng tôi không còn cách lựa chọn nào khác hơn, sáng mai tôi phải lên Thương Xá Tax để xin nhận cấp bằng cử nhân, vì đang học năm thứ tư đại học Đà Lạt, tôi chỉ mới trình luận án là đã phải di tản rồi( văn phòng của Viện Đại Học Đà Lạt được đặt tại thương xá Tax). Đêm nay ngồi ngoài sân với Thống, hai chị em tâm sự đủ thứ chuyện, Thống không muốn tôi đi xa, tôi biết em tôi rất thương tôi, nhưng tôi lại còn thương tôi nhiều hơn, làm sao em tôi hiểu được nổi lòng tôi?, tôi đau đớn ghê lắm khi quyết định trở về lại Pleiku. Quyết định này như ngàn mủi dao cứa vào tim. Tôi nghe tiếng thở dài của cha tôi, tiếng cây quạt giấy cha tôi quạt phành phạch, tiếng mẹ tôi trở mình trên giường, tiếng con thằn lằn tắc lưởi, và tiếng lòng tôi đang thổn thức; to nhất và xót xa nhất trong tất cả mọi tiếng động của đêm nay, tôi nhìn lên trời, đêm nay không có trăng, nhưng lại có rất nhiều những vì sao lấp lánh trên không, ngày mai trời sẽ không có mưa vì đêm trong vắt, hình như đã khuya lắm rồi, những căn nhà chung quanh yên lặng,nhà nào cũng tắt đèn tối thui, hai chị em vào nhà, mổi đứa nằm một góc suy nghỉ vẩn vơ, ngày mai rồi ngày kia; và ngày kia nữa, cuộc sống của tôi sẽ trở về nơi chốn củ nhưng lại sang một trang mới, có lẻ sẽ gặp rất nhiều chông gai, đá sỏi; nó cũng sẽ làm cho tôi trầy trụa thịt da, tan nát tâm hồn theo một nghĩa nào đó như những ngày tôi di tãn ở trong rừng.

Tôi thức dậy trể khi cha mẹ tôi đã đi lể buổi sáng sớm, vú nấu sẳn một nồi xôi và muối mè, hôm qua khi nghe tôi quyết định trở lại Pleiku dạy học, vú khóc suốt đêm, sáng nay đôi mắt vú sưng vù, đỏ ké, vú cũng phải về lại Nha Trang để giử ngôi nhà ở ngoài đó theo ý của mẹ tôi, chúng tôi lại sắp phải chia tay nhau nữa rồi, tôi không dám nói gì với vú vì sợ mình không cầm được nước mắt, tôi xách xe đạp ra khỏi nhà,( chiếc xe đạp mini Nhật cha tôi mua lại của dì tôi để cho tôi có phương tiện đi đây đi đó) lòng bồi hồi cảm thương thân mình quá đổi,vừa ra tới đầu đường thì gặp cha mẹ đi lễ về, tôi nói với hai người là tôi đến sở Giaó dục trình diện để ghi tên vào danh sách trở lại pleiku, cha tôi buồn bã gật đầu, tôi có cảm giác ông đang nhìn theo từng vòng quay của bánh xe đạp và tấm lưng nhỏ bé của tôi, tự nhiên tôi chảy nước mắt.

Từng vòng bánh xe quay đều, quay đều theo nhịp đạp của đôi chân tôi, lòng tôi nặng chĩu, nhịp sống của Sg đã có nhiều thay đổi chỉ sau một tháng giải phóng, Saigon không còn là thành phố của thơ và nhạc, của tình yêu và hẹn hò, đã có điều gì đó làm tan vở con tim của thành phố này, tự nhiên tôi không muốn đến sở giáo dục như ý định ban đầu, dù biết Hằng đang chờ tôi ở đó. Hôm nay là thứ năm, một ngày của tháng sáu, tôi gởi xe đạp vào bãi giử xe rồi một mình lang thang trên phố, con đường mang tên Tự Do có hàng cây cao bóng mát, người mua kẻ bán không còn tấp nập như lúc trước, mà nón cối và dép râu thì quá nhiều…

-…Cô Thủy, phải cô Thủy đó không? Cô có nhớ tôi không?

Tôi giật mình đứng khựng lại, trước mặt tôi là một anh chàng cao cao ốm ốm, nụ cười và ánh mắt có hồn rất đặc biệt, tôi nhíu mày, đưa tay lên miệng cắn nhẹ…ah; nhớ ra rồi:

- Anh Tấn…,đúng không?

Anh chàng cười vui vẻ:

- Đúng là tôi đó, cô nhớ ra rồi, cô đi đâu đây?

- Tôi đi dạo phố, đến thương xá Tax nhưng hôm nay không có ai làm việc cả.

- Tôi cũng đi lang thang, định kiếm một công việc gì đó làm cho vui, ở không buồn quá trời mà lại hổng có tiền xài. Cô Thủy rảnh không? tôi mời cô đi uống cà phê nhé, cô đi bằng…gì?

- Dạ, xe đạp, tôi gởi xe ở bên kia.

- Tôi cũng đi bằng xe đạp, thôi cứ để xe cô ở bên kia, tôi lấy xe của tôi chở cô đi uống cà phê nghen,

Tôi vui vẻ gật đầu, chiếc xe đạp của Tấn phần yên sau không có nệm, ngồi đau ghê lắm nhưng tôi không dám than,vả lại tôi đang có cảm giác mới lạ trong lòng khi ngồi phía sau cho Tấn chở, tôi nhớ ra anh chàng này rồi…Mùa hè năm ngoái tôi không về Nha Trang với cha mẹ mà ở lại làm giám thị khóa thi Tú Tài 2, nơi tôi gác thi là trường tiểu học Pleiku, thí sinh phòng này đặc biệt toàn là lính, tôi hơi khớp khi có thật nhiều cặp mắt nhìn mình, một vài câu thì thầm nho nhỏ: cô giáo gì mà nhỏ xíu…; cô giáo gì mà hippi quá…; cô giáo gì mà mi nhon…Tôi phải hít một hơi thật sâu; cố vượt qua sự bối rối ngượng ngùng, để mà đi lên; đi xuống, đi qua đi lại với vẻ mặt thật là nghiêm nghị…khi đi ngang qua một anh chàng lính ốm nhom nhưng có đôi mắt đẹp tuyệt vời đang nhìn tôi cười cười, tôi giả bộ đứng lại; nhắc chừng: “- nè; lo làm bài đi, đọc câu hỏi, suy nghỉ thật kỷ rồi đánh dấu vào ô A B C D…” rồi tôi đi lên ngồi vào bàn giám thị, lật từng phiếu báo danh tìm tên anh chàng…ah đây rồi: Nguyễn Thành Tấn, hạ sĩ không quân, sư đoàn 6, phi đoàn 118. Tôi bước xuống làm như vô tình đến bên cạnh anh ta…

- Cô ơi cô, cô chỉ bài cho tôi với, nếu thi đậu tôi cưa cho cô nữa cái bằng…

Tôi cà rởn:

- Còn thi hỏng?

Anh chàng cười cười cà rởn lại:

- Thì tôi…cưa cho cô nữa cuộc đời của tôi.

Tôi ngượng đỏ mặt, cứ tưởng đâu là mình ngon lắm, có thể lên mặt cô giáo với anh ta, nhưng ngược lại…anh chàng này bạo gan và dí dỏm quá.Chúng tôi đã quen nhau như vậy đó, sau mấy ngày thi Tấn thường đến tìm tôi ở nhà trọ, không gặp thì về trường Minh Đức 2 của cha Nam ở Phú Thọ, nhưng từ từ tôi cố tránh mặt… Cho đến hôm nay tình cờ gặp nhau trên phố Sg, tự nhiên nhớ chuyện cũ, nhắc lại ngày xưa, hỏi thăm nhau ngày nay và chúng tôi có chung một nổi niềm, một sự đồng cãm làm cho hai đứa xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi kể cho nhau nghe nhiều chuyện và cười vui rất hồn nhiên. Mãi đến trưa chúng tôi mới rời khỏi quán cà phê, Tấn theo đưa tôi về nhà để cho biết nhà của tôi, hai đứa đi hai chiếc xe đạp song song bên nhau, những vòng quay của bánh xe với đôi chân đạp tròn… nhẹ nhàng như bay bổng. Tôi giới thiệu Tấn với cha mẹ và không nhắc đến chuyện về lại pleiku, cha mẹ tôi cũng không thắc mắc gì, nói chung ông bà chờ đợi tôi kể chuyện, một câu chuyện rất là mới mẻ, nóng bỏng và sốt dẻo, nhưng tôi không có gì để kể vào lúc này…

Mới sáng sớm Tấn đã đến thăm tôi , anh chàng ăn mặc đẹp đẽ, bảnh bao với quần tây đen, áo chemise màu xanh da trời được ủi thẳng băng, chân mang đôi giày tây, cái yên sau bằng sắt của chiếc xe đạp được thay bằng tấm yên bọc nệm rất êm, Tấn rủ tôi đi ăn sáng, hai đứa thả bộ ra đầu chợ Xóm Mới ăn bún riêu, sau đó Tấn mời tôi đi ăn kem ly…Với chiếc xe đạp cọc cạch anh đã chở tôi đi khắp cùng phố phường SG, hết con đường này đến con đường khác, quán cơm bụi và cà phê vỉa hè là nơi dường chân của hai đứa tôi mổi khi đói cần ăn và khát cần uống. Như một thời khóa biểu được lập sẳn, ngày nào cũng như ngày nấy, Tấn đến thăm tôi và điều đó trở thành một thói quen không thể thiếu đối với chúng tôi, tôi không còn một mảy may nào nhớ đến lời hẹn với Hằng: cùng về lại Pleiku dạy học…Pleiku trở thành một nơi chốn xa xôi, chỉ còn lại trong ký ức.

Sáng nay Tấn đến, cha mẹ tôi không dám có ý kiến gì về cuộc tình mới đang manh nha chớm nở trong tôi, hai người tỏ ra rất quí người bạn mới( nhưng mà củ) này của tôi, tôi rủ Tấn qua nhà chị Bích chơi, chiếc xe đạp với những vòng quay tròn mọc cánh…Qua nhà chị Bích phải đi đò, nước sông mát rười rượi, gió thổi nhè nhẹ hiu hiu, chỉ có chị Bích và Khải ở nhà, chị Bích nói Hằng giận tôi thất hẹn làm Hằng chờ suốt buổi sáng hôm đó, Hằng không còn tin vào lời hẹn của tôi nữa, cô nàng sẽ tự đi một mình, còn Khải nhìn tôi, cái nhìn vừa trách móc vừa chua xót, đôi mắt Khải nói lên rất nhiều điều và tôi đọc được những điều đó; nhưng tôi cứ làm như vô tình không biết.

Lại có những tin đồn bất lợi cho những nam sinh viên, theo như lời đồn thì: mấy anh con trai còn độc thân ở trong thành phố phải đi nông trường cuốc đất trồng cây, cha mẹ tôi sợ cho đứa con trai út nên về Quảng Biên mua một mảnh vườn, cất một nếp nhà tre lợp lá nho nhỏ xinh xinh, và cho Thống giã bộ đi làm rẩy vì Thống đang học Văn Khoa năm thứ 3 thì giải phóng…nói chung tất cả đều là sợ và sợ, ngôi nhà ở xóm mới giao lại cho tôi trông coi, nhờ chú thím Trọng tôi có nhà ở tận cuối con hẻm chăm sóc tôi. Nhà của Tấn có một xưỡng cưa trên đường Hương lộ 14, Tấn đưa tôi về chơi cho biết nhà, ba má Tấn là những người miền Nam; chất phát, hiền lành, đôn hậu. Chiếc xe đạp với yên xe êm ái và những vòng xe quay tròn đưa tôi đến nhà những người bạn của Tấn, đến những rạp ciné… thời gian vun vút tựa cánh chim bay; tôi trở nên mới mẻ, tôi không còn là tôi của ngày xưa, tôi của ngày xưa đã đóng lại và sang trang, tôi vui cười hớn hở, tôi hồn nhiên yêu đời ngồi phía sau để Tấn chở đi khắp nơi.

Cứ lang thang rong chơi với nhau mãi cũng chán, vả lại đâu có tiền để mà đi chơi hoài, hai đứa tôi rủ nhau mở quán cà phê ngay trong sân nhà của tôi, giàn hoa giấy trở thành mái che tự nhiên và thật nên thơ nhờ sự khéo tay của Tấn với những sợi giây kẽm giăng chéo qua hàng rào cho những cành hoa giấy có chổ tựa phủ mát cả một khoãng sân. . Tấn về nhà lấy mấy lóng cây tròn nhỏ cưa ra, đóng mấy cái chân làm ghế, mặt bàn cũng bằng những lóng cây tròn nhưng to hơn, cưa mỏng, đánh bóng bằng giấy nhám, anh mang giàn máy Magnetophon của anh ấy đến nhà tôi với rất nhiều băng nhạc Việt lẩn ngoại quốc. Tôi bán chiếc xe mini vespa cha tôi cho khi vào Đại Học, xe bị hư - vì ông anh họ mượn xài xã láng - nên phải bán rẻ, số tiền bán xe tuy ít ỏi nhưng cũng đủ để làm vốn: hai ký cà phê, năm ký đường, năm hộp sữa, hai chục ly, muỗng, phin, bình trà, ấm nước…và mười ký lô gạo, thế là chúng tôi có được một quán cà phê nhạc rất nghệ sĩ và nên thơ. Hai đứa tôi đặt tên quán là Cà Phê Vườn Tóc Tiên…Có lẽ vì sự mới mẻ, vì cô chủ quán xinh xinh mà quán thật đông khách, có những đêm trời mưa khách vẩn cứ đến, họ ngồi nép vào hàng hiên và núp mưa dưới giàn hoa giấy. Chú thím Trọng sợ mang tiếng có đứa cháu gái bán cà phê nên cứ mổi lần quán đông khách là đi báo dân quân, thế là mấy tên dân quân xách súng đến nhà tôi bố ráp, hạch xách kiểm tra giấy tờ của khách, tịch thu mấy băng nhạc, kết tội là quán có nhạc vàng phản động… có hôm anh Tấn phải nhảy qua nhà hàng xóm trốn nhờ. Khách họ ngại khi đang uống cà phê, nghe nhạc mà cứ gặp phiến phức nên dần dần thưa vắng. Quán Tóc Tiên không sống được lâu, vốn liếng vơi dần lại còn bị chú thím lén thưa gởi hoài; cuối cùng hai đứa phải dẹp tiệm, tôi buồn ghê lắm khi nhìn quán cà phê của mình với bao nhiêu tâm huyết và hạnh phúc bị đóng cửa, tôi không biết mình có giận chú thím không ? nhưng hình như tôi hận lắm.Tấn rủ tôi về nhà anh ấy ở, tôi đi luôn theo anh ấy không một chút đắn đo, bởi vì lúc này tôi không muốn bận tâm suy nghỉ về bất cứ điều gì, tôi chỉ muốn buông trôi vì quá mỏi mệt và chán chường cho cái gọi là “ máu mủ tình thâm”. Tôi gởi chìa khóa nhà cho chú thím, và nói với chú thím Trọng là tôi đi “theo trai”. Chú thím bỉu môi chê tôi là đứa con gái “ hư thân mất nết.” Tôi mặc kệ, tôi đang muốn sống cho chính mình.

Mọi chuyện không ngờ lại trở nên tốt đẹp, ba má anh Tấn thương tôi và muốn cưới tôi cho Tấn, còn riêng Tấn thì hiển nhiên là rất muốn điều đó rồi. Tôi về Quãng Biên báo tin cho cha mẹ biết, hai bên gia đình gặp nhau bàn tính công chuyện của “ đôi trẻ”. Mọi việc diển ra suông sẽ và đơn giản, trơn tru như vòng quay của bánh xe đạp. Tôi sắp lấy chồng, sắp làm vợ; nghe cũng ngồ ngộ, vui vui, là lạ thế nào ấy, một cảm giác mới mẻ; bay bổng mà tôi chưa từng có, chấm dứt những tháng ngày sống trong bóng mờ của nhớ nhung và kỷ niệm, của hoang mang và lo lắng, tôi đang xé toạt bức màng the màu xám mờ mờ ảo ảo mà bấy lâu nay vẩn cứ chao qua đảo lại trong đôi con mắt mình, giống như một người bị bịnh cườm lâu năm vừa mới được giải phẩu.

♣ ♣ ♣

Hôm nay là một ngày đáng ghi nhớ: 01/11/75 Đám cưới của hai đứa tôi, sau khi quán cà phê đóng cửa vì hết vốn và bị “ chơi xấu”, Tóc Tiên chỉ còn là quá khứ . Tôi chuẩn bị cho một cuộc sống mới với một người mới, người đã một lần nữa đùa nữa thật đòi cưa cho tôi “ nữa cuộc đời;” nếu chẳng may thi hỏng, thật nhanh chóng và bất ngờ.

Nhà trai vỏn vẹn 6 người: cha mẹ chồng, hai người em trai của chồng và cô dượng ba của cồng; với một nồi cà ri vịt được má chông nấu trước một ngày; chục ổ bánh mì, vài ký bún… nhà trai lên nhà gái bằng chiếc xe lửa chở khách và hàng hóa; bên nhà gái có: cha mẹ, chú thím Vang, Thống và hai đứa con của chú Vang, ông bọ đở đầu chồng tôi( anh ấy trở lại đạo để cưới tôi), tiền mừng chỉ có hai đồng của Bọ đở đầu…Tôi vui lắm, hầu như tôi đã tạm quên đi những ngày tháng củ. Cổng chào với hai chử Vu Qui được Thống cắt dán lên trên bằng tre và lá dừa, không có một tấm hình chụp để làm kỷ niệm. Hôm sau hai đứa về SG chuẩn bị làm lễ cứơi ở Nhà Thờ. Trước ngày lên nhà thờ tôi phải nấu tẩy hai cái áo trắng: áo dài của tôi và áo chemise của Tấn. Cha Phiên ở nhà thờ Phát Diệm ( ngày trước là cha sở giáo xứ Vĩnh Phước- Nha Trang- rất thân với cha mẹ tôi) làm phép hôn phối cho chúng tôi, chỉ có chú Trọng đến dự lễ còn thím thì không, ông khóc vì hối hận về những việc thím đã đối xử với hai đứa tôi và quán cà phê Tóc Tiên, các cô tôi chê đám cưới của đứa cháu gái nghèo “kỳ cục, không danh giá;” nên chẳng thèm đến dự, nhưng vì thương cha tôi nên các cô cố gắng nấu một nồi phở đải ăn mừng đám cưới, sau khi ở nhà thờ về, hai đứa tôi móc hết túi quấn; túi áo ra …chỉ còn được mấy đồng…bèn rủ Thống, Hương ( con chú Vang ) đi uống nước mía mừng anh chị chính thức nên vợ nên chồng. Một đám cưới “không giống ai,” nhưng hai đứa tôi rất hảnh diện vì cái “ không giống ai ” này, điều này đã in dấu rất sâu vào tâm trí chúng tôi. Tôi về nhà chồng và bắt đầu sống một cuộc đời mới, rất mới; tôi quên Hằng, quên chị Bích, quên Khải…

Nhà chồng tôi ở gần trường Nhân Chủ, đi tắt qua chợ Ông Địa một quãng là tới, nằm trên đường Lý Thường Kiệt, ba chồng khuyên tôi đi dạy trở lại. Sáng sớm anh Tấn chở tôi trên chiếc xe đạp cọc cạch đến phòng giáo dục quận Tân Bình, tôi vào gặp ông trưởng phòng; trình giấy tờ bằng cấp của tôi cho ông ta xem và được ông ta viết một tờ giấy giới thiệu cho ông Hiệu Trưỡng trường Nhân Chủ( đó là trường trung học tư thục nhưng bị mấy ông nhà nước trưng thu, đang chờ hiệu trưỡng mới của nhà nước bổ nhiệm về) ông hiệu trưỡng( chủ trường) nhận giấy giới thiệu và cho tôi vào dạy ngay hôm sau, cha mẹ tôi và gia đình anh Tấn rất vui mừng, tôi cũng không ngờ mọi việc lại nhanh chóng dể dàng đến như vậy.

Nhóm giáo sư trong trường khi thấy tôi đều khá ngạc nhiên vì trông tôi có vẻ giống một học sinh hơn là một giáo sư, tôi được phân công dạy môn Văn lớp 9, trong số những giáo sư làm quen với tôi có Anh Thuật dạy Lý Hóa lớp 12, giọng điệu của anh lúc nào cũng đầy mĩa mai cay đắng, ưa châm chích lung tung, anh Thịnh dạy anh văn ưa khôi hài, anh Hưng già nhất dạy văn lớp 6, anh Khanh ưa nhìn tôi hát bâng quơ“ phải chi em đừng có chồng…”, Bích Thọ cùng là người Huế nên mau chóng thân thiện với tôi. Đồng trang lứa có Vân, Hảo Chi, Vân Hương, Ngọc Khanh…Trường mới, cuộc sống mới làm cho tôi vui nhưng có nhiều điều thay đổi trong cách dạy học và guồng máy giáo dục chuyển xoay rất kỳ cục, chúng tôi đang chờ ban giám hiệu mới chuyển về thay cho những người cũ, nghe đâu rằng tên trường cũng sẽ bị thay đổi.

Ông hiệu trưởng mới là một người có chiều cao trung bình, hơi có vẻ tự phụ vì cho rằng mình học cao( nhưng ngoài Bắc học đến lớp 10 thôi là thi vào Đại học, gọi là hệ 10 năm chứ không như trong miền Nam là hệ 12 năm) tên là T. X. N, hiệu phó là một người cao, ốm nhom với nước da đen thui, cặp môi dày thâm sì, hàm răng hô, đôi mắt lộ đầy tròng trắng nhưng có cái tên rất đẹp: N. b. Ái. Tất cả các giáo viên ( từ nay không còn được gọi là giáo sư như hồi trước nữa ) tập họp chào mừng hai ông mới, nghe hai ông nói đủ thứ chuyện nhưng không nhớ được là họ đã nói những gì…

♣ ♣ ♣

Hôm nay là ngày trọng đại: ngày đổi tên trường; tất cả các giáo viên và học sinh phải có mặt từ sáng sớm. Tên củ của trường là Nhân Chủ nay đổi thành Trường Nguyễn Thái Bình, buổi lể thật là long trọng, bài điễn văn dài lê thê kể về lịch sử của anh chàng được đứng tên cho một ngôi trường to nhất quận Tân Bình. Một thay đổi mới cho cuộc sống mới của chúng tôi, những người làm nghề dạy học và trong ngôi trường này cũng có lắm đổi thay.Bánh xe quay tròn, nhẹ nhàng vui vẻ với công việc của tôi mổi ngày.

Phòng họp của giáo sư nay trở thành nơi ở của gia đình ông hiệu trưởng, phòng làm việc của ban giám hiệu được ông hiệu phó trưng dụng làm chổ ở cho gia đình mình, hành lang phía bên hông trường là khoảng cách giữa hàng rào và một bên tường của phòng và phòng làm việc; có bề ngang chừng 2m; chạy dài theo hai phòng nay được hai ông chia nhau làm chuồng heo, trong phòng của mấy ông lỉnh cà lỉnh kỉnh những nồi niêu son chảo, bếp dầu...vv…, bây giờ mổi lần cần họp giáo viên thì kiếm một phòng học nào đó, giáo viên ngồi ở dưới như học trò còn các ông đứng ở trên như thầy giáo, một phòng khác kế “ nhà ” ông hiệu trưỡng làm phong sinh hoạt hội họp của chi đoàn chi hội gì đó…một không khí sôi động “ bừng bừng khí thế ” của những em học trò ít thích học nhưng thích có quyền hành đối với những em khác trong trường, thật bực mình khi chúng tôi đang giảng bài thì loa phóng thanh gào thét kêu tên những em học sinh có tham gia vào đội, đoàn; xuống ngay phòng sinh hoạt đội để làm gì gì đó chẳng biết; thế là có mấy cánh tay giơ lên: “- thưa cô cho em ra ngoài…;- thưa thầy cho em xuống họp…” rồi loa phóng thanh oang oang phổ biến này nọ…

Trong trường bây giờ có thêm một “chợ phiên bỏ túi” cho các giáo viên: đó là những lần được phân phối mua hàng giá rẻ: gạo, thịt, cá, rau, hành, dưa, mắm, muối…hằm bà lằn xắn cấu thứ gì cũng có; gọi tắt đó là: nhu yếu phẩm. Mỗi lần có “phiên chợ ” thì mừng như được hưỡng ân huệ, tranh nhau lựa miếng thịt ngon, con cá tươi, ký gạo trắng (thường là gạo mốc không hà), có quen thân “nói nhỏ” với người “chức sắc” thì sẻ được ưu tiên lựa chọn hay được để dành thứ ngon nhất…Tôi ứa nước mắt nhìn cảnh ồn ào chen nhau, dành nhau miếng thịt, con cá của một số đồng nghiệp…mà xót xa trong lòng. Ngừoi ta dễ đánh mất lòng tự trọng, mất cả sĩ diện cần phải có khi mà cái bao tử bị quản lý chặt cheẽ, bị thắt bóp cho sát rạt tận xương, và thế là…

Chồng tôi vẩn gò lưng nhẩn nại chở tôi đến trường trên chiếc xe đạp, bánh xe quay tròn; quay tròn: “…cờ róc, cờ rách… cọc cà… cọc cạch…” hạnh phúc của hai đứa tôi cũng tròn vo quay đều, lần nào lảnh nhu yếu phẩm từ “ phiên chợ nhà trường;” nếu được mấy ký bột mì, má chồng tôi đem chế biến thành món bánh canh nấu với cá lóc mà ba chồng tôi câu được, gia đình vui vẻ quây quần cùng ăn và cùng khen ngon. Đó chính là thứ dầu nhớt bôi trơn vào bánh xe hạnh phúc của chúng tôi.

Chiều nay toàn thể giáo viên phải họp để nghe phổ biến về một thông tư mới, ông N. hiệu trưởng đứng trên bục giảng thao thao bất tuyệt, chúng tôi ngồi những dảy bàn bên dưới nói chuyện với nhau bằng giấy; bút chuyền dưới gầm bàn cho nhau, rồi lại còn làm thơ nữa chứ, ông A… hiệu phó mặc cái áo thun ba lổ từ màu trắng chuyển sang màu vàng, cái quần kaki nhàu nát; đang bỏ hai chân lên ghế cắm cúi cắt móng chân, tôi vẻ một bức hí họa hình ảnh của ông ta rồi chuyền ra sau cho anh Thịnh, anh Hưng, anh Thuật xem…có những tiếng cười rúc rích. Kết luận buổi họp mà chúng tôi hiểu ra được là tất cả phải đi học Chính Trị, nghe tuyên truyền về Đãng CS và Bác Hồ.

Không sung sướng gì đâu khi phải đi học cái gọi là chính trị, nghe tai bên này cứ thoát ra khỏi tai bên kia, nhưng nhờ thế mà má chồng tôi có dịp chăm sóc tôi bằng những vắt cơm nắm ăn với muối mè: ngon tuyệt vời. Bà phải dậy từ năm giờ sáng để nấu cơm và dùng một miếng vải mùng; bỏ cơm vào nén chặt thật chặt để khi tôi thức dậy là đã có sẵn mang theo. Chiếc xe đạp và những vòng quay tròn đều đều… chồng tôi chăm chỉ đưa đón tôi mổi ngày. Cơm nắm má chồng tôi làm quá ngon nên cứ bị ăn ké hoài, vì vậy mấy lần sau bà phải làm nhiều hơn…Tôi nghỉ rằng sở dĩ những vắt cơm nắm này ngon hơn hết mọi thứ bởi vì má chồng tôi đã gởi gắm vào trong đó rất nhiều tình thương dành cho tôi.

Không biết từ bao giờ cái kiểu ngồi kéo hai chân bỏ lên ghế trở thành một bịnh dịch, đi đâu cũng thấy kiểu ngồi như vậy, nhất là lúc ăn cơm, tôi là người thích kiểu ngồi này nhất và nó biến tôi từ một tiểu thư khuê cát thành một phụ nử…rất bình dân học vụ. Cũng đáng đời khi cứ ưa chế nhạo người khác.

Sáng nay ông A… kêu tôi tới phòng ông ta và hỏi thăm:

- Tôi nghe nói nhà chồng cô có xưỡng cưa và xưỡng mộc; phải không nhỉ?

Tôi hỏi ngược lại:

- Có gì không anh?

Ông ta nhíu mày:

- À; vậy là tư sản đấy cô Thủy à. Nhưng tôi chỉ nói thế thôi, chẵng sao cả, tôi cũng đang có việc này muốn nhờ cô đấy.

- Anh cứ nói.

- Ưm…à…số là thế này…tôi đang cần một bộ ghế sa lông, nếu nhà cô vưa xưởng cưa, xưởng mộc thì tiện quá, tôi muốn đặt đóng một bộ, tiền bạc thì cứ…tính đi nhé, bao nhiêu tôi sẽ thanh toán…

- Dạ, được thôi, anh cứ vẻ kiểu mẩu, kích thước theo ý anh, tôi sẽ đưa cho thợ họ làm.

- Tốt quá, vậy mai tôi sẽ đưa mẩu cho cô nhé, cám ơn cô Thủy trước nhé.

♣ ♣ ♣

Cầm tờ giấy vẻ mẩu bộ xa lông ông A… đưa, tôi đem về cho chồng tôi xem, anh ấy đưa cho thợ cưa, thợ mộc đo đo đạc đạc, tôi cảm thấy vui vì đem về cho nhà chồng một “ hợp đồng”, có công việc cho anh em thợ làm, chiếc xe đạp vẫn cọc cạch đưa tôi đến trường, nhưng bây giờ không phải chỉ chở có mình tôi, mà…còn thêm một người nữa, người này nằm trong bụng của tôi; đó là con tôi, hạnh phúc càng tròn, bánh xe quay càng nhẹ tênh, ba chồng giao hết công việc trại cưa cho anh; khi người ta lên chức bố, người ta bổng trở nên to lớn vững chải và được giao ngay trọng trách gánh vác cả một đại gia đình.

Bộ bàn ghế đóng cho ông A… đã xong, nhìn thật là sang trọng và đẹp mắt, tôi báo cho ông ta hay, ông ta mừng rỡ hối tôi kêu xe chở qua ngay cho ông ta, chồng tôi mướn chiếc xe ba gác chở qua, nhiều người trầm trồ khi thấy bộ xa lông, ông A… hí hững cười toe toét, sai học trò khiêng vào phòng cho ông ta và quên không hỏi tôi giá cã bộ bàn ghế; vô tình hay cố ý đây? Ai mà biết được kia chứ.; tôi về nhà tìm lại tờ giấy ông A… vẻ mẩu bộ xa lông và cất thật kỷ.

Một tháng rồi, tôi chẳng nghe ông A… nhắc nhở gì đến chuyện trả tiền bộ bàn ghế, ông ta cũng không hỏi giá cả bao nhiêu?, ông ta cứ điềm nhiên ngồi chễm chệ thoải mái lên bộ xa lông; như ngồi lên sự nóng ruột của tôi…sáng nay đi dạy nhất định tôi phải hỏi “cho ra lẽ” vì tôi khó chịu lắm rồi. Sau giờ dạy tôi xuống phòng ông A…, gỏ cửa phòng mặc dù cửa không đóng, ông ta từ trong bước ra nhìn tôi cười lạnh lẽo:

- Có chuyện gì đó cô Thủy?

- Tôi …à…; anh thanh toán cho tôi tiền bộ xa lông.

Ông ta vổ vổ tay lên trán, nhíu mày cười xởi lởi:

- À…bận rộn quá nên tôi quên mất, xin lổi cô Thủy nhé…bao nhiêu tiền thế?

Tôi chìa tờ giấy tính tiền cho ông ta, ông A… xem một hồi, trán tươm ít giọt mồ hôi, ông ta phồng má thở cái phù:

- Tám mươi ngàn cơ đấy, sao nhiều thế?

- Bộ xa lông làm bằng loại gổ tốt anh à, chồng tôi lựa toàn gỏ đỏ để đóng cho anh.

- Thôi được rồi, từ từ tôi sẽ thanh toán nhé.

Cái “ từ từ” của ông ta sao mà…lâu quá, đã ba tuần trôi qua mà chẳng nghe ông ta nói gì, tôi ngại với gia đình chồng khi thỉnh thoãng cô em chồng hỏi thăm tiền bộ ghế xa lông, cũng đúng thôi, vì cần thu lại tiền để xoay đồng vốn, tiền công thợ…các thứ linh tinh. Chiều nay; sau giờ dạy tôi đến phòng ông A… thêm một lần nữa;

- À, cô Thủy…mấy hôm nay tôi bận rộn quá, cô vào đây, ta cùng tính toán nhé…mời cô ngồi…uống trà nhé? Trà Thái Nguyên của bạn tôi gởi vào biếu đấy, ngon lắm cơ.

Tôi từ chối :

- Thôi anh à, tôi còn phải về nhà sớm.

Ông ta tằng hắng giọng, xởi lởi:

- Tôi muốn đề nghị với cô thế này nhé: số tiền bộ ghế khá lớn, bằng mấy tháng lương của tôi…thôi thì cô thông cảm, cho tôi trả góp vậy, mổi tháng tôi trả cô năm đồng nhé.

Tôi hoãng hồn…trời đất…ông này kỳ quá đi…tôi lắc đầu:

- Không được đâu anh A… à, cái này là của bên gia đình chồng tôi, anh trả một lần mới được.

Ông ta trở mặt ngay lập tức, mặt ông ta đanh lại: - tôi nói cho cô biết nhé, tôi đâu ngờ nhà cô lại đóng bộ xa lông lớn như thế này, mắc tiền như thế này, tôi dặn cô là đóng bộ xa lông phiên phiến thôi…nếu không đồng ý để tôi trả góp thì cô cứ mang nó về đi, tôi trả lại cho nhà cô đấy.

Tôi chưng hửng, từ ngạc nhiên đổi sang tức tối:

- Vậy thì tôi sẽ kêu xe chở về.

Lại kêu xe ba bánh, lại nhờ học trò khiêng ra xe, rất nhiều người không hiểu chuyện gì, đứng nhìn đầy thắc mắc, ông ta thì phân bua:

- Đấy; bộ xa lông cả một đống tiền đấy; làm sao tôi trả nổi, tôi đã dặn đóng một bộ nho nhỏ, đơn giản thôi…

Khi bước ra khỏi cổng trường tôi nghe có tiếng xì xào: “- cái cô Thủy này sao khờ quá, tặng luôn cho ổng đặng còn có lợi cho sau này, trời đất; chị Năm lao công trường còn phải đem cái tivi tặng cho “ông lớn” mới không bị đuổi ra khỏi cái phòng ở nhỏ xíu phía sau…”

♣ ♣ ♣

Đau đớn làm sao khi phải banh da xẻ thịt ra để sanh một đứa con, chúng tôi thật vui mừng sung sướng,. Hôm nay là ngày 04/11/1976 con gái tôi chào đời, tôi được nghỉ dạy một tháng, bây giờ đối với tôi thế giới này không bằng tiếng khóc; nụ cười của con tôi. Cả trời đất bừng sáng, không gian đầy hương của hoa hồng…

♣ ♣ ♣

Lể bế giảng năm học, không có gì ngậm ngùi khi thầy trò chia tay nhau vì chỉ xa nhau trong ba tháng, nhưng những giáo viên như chúng tôi thì thật là đáng thương khi phải bị đi học Chính trị đến một tháng, con gái tôi còn bé xíu lại bú sửa mẹ nên rất khó khăn cho tôi, tôi đã năn nỉ hết sức mà vẩn không được miễn khóa học này, má chồng tôi khuyên tôi:

- Thôi thì đành nghe theo, mình phải tùy cơ ứng biến, nắng bề nào thì che theo bề ấy.

Nơi chúng tôi học chính trị là trường Hà Huy Tập nằm trên đường Bạch Đằng Quận Bình Thạnh, khá xa nhà chúng tôi…Mọi khó khăn mà có cố gắng thì cũng xong, ngồi trong lớp học tôi chẳng nghe, chẳng hiểu được gì vì bên tai tôi cứ nghe văng vẳng tiếng khóc khát sữa đòi mẹ của con, tôi cố năn nỉ ông Aí nhưng đành chịu thua…thỉnh thoảng ông ta nhìn tôi đăm đăm, có khi cau có; khó chịu.Chồng tôi vẩn gò lưng trên chiếc xe đạp; sáng chở tôi đi, trưa đón tôi về ăn cơm, cho con bú…rồi lại chở tôi đi, chiều đón về; bánh xe cứ quay tròn; quay tròn; ngày tháng cũng quay đều; quay đều…

Một tháng học chính trị rồi cũng xong, tôi thở phào nhẹ nhỏm, sung sướng vì được nghỉ ngơi hoàn toàn bên chồng và con gái nhỏ SiSi của chúng tôi. Còn hơn một tháng nhà trường mới khai giãng nhưng lại thông báo cho giáo viên phải đến sớm trước hai tuần để chuẩn bị. Chiếc xe đạp nằm yên trong góc nhà mĩm cười khi chủ của nó lôi ra đánh bóng, sữa sang chuẩn bị chở tôi đến trường, chắc hẳn nó vui ghê lắm.

♣ ♣ ♣

Sáng nay đến trường ; vừa thấy tôi từ ngoài cổng bước vào anh Thịnh, anh Hưng vội kêu tôi đến gần và lắc đầu, chắt lưỡi; nói nhỏ:

- Tiêu đời cô Thủy rồi, có chuyện không ổn với cô rồi.

Tôi ngạc nhiên mở to mắt nhìn hai anh, hỏi dồn:

- Cái gì mà tiêu đời Thủy rồi vậy?

- Có đơn tố cáo Thủy, lát nữa Thủy sẻ nhận được giấy mời họp để…xử Thủy đó.

Đúng như lời anh Thịnh, anh Hưng nói, ông A…từ trong phòng đi ra, kêu tôi tới và đưa cho tôi một tờ giấy, đọc xong tôi tá hỏa tam tinh. Thứ năm này tôi bị đưa ra Hội đồng kỷ luật để xét xử một số tội: “ sẽ cho biết sau”. Miệng tôi đắng nghét, không biết mình đã phạm tội gì để đến nổi bị đưa ra hội đồng kỷ luật, nếu có bề gì…ai sẽ chăm sóc cho con gái nhỏ của tôi đây? Tôi vô cùng lo lắng, sợ hải; trong nhà tôi đã có anh trai lớn bị đi học tập cải tạo đến nay vẩn chưa có tin tức và nghe đâu là đã bị chết, trời ơi…nếu tôi có làm sao? Rất nhiều, rất nhiều câu hỏi lởn vởn trong đầu tôi làm cho cái đầu tôi chỉ muốn vở tung ra mất. Vòng quay của bánh xe nặng nề, cứng ngắt, về nhà tôi im lặng, dấu gia đình chuyện này, tôi âm thầm chịu đựng nổi lo âu này một mình.

Ngày mai là thứ năm rồi, tôi không thể dấu Tấn được, tối nay sau khi bé SiSi đã ngủ say, tôi nói với anh: ngày mai tôi bị “ kêu án;” tôi cần anh ấy đưa tôi đi, chồng tôi hoãng hốt, mặt tái đi vì sợ, và…một tiếng thở dài thật dài Tấn tặng cho tôi, tôi trấn an khi thấy anh quá lo lắng:

- Chắc là không sao đâu anh, đọc kinh cầu nguyện là qua hết.

Tôi âm thầm đọc một chuổi Kinh Mân Côi, nằm xuống bên con gái, dù sao giấc ngủ lúc này rất cần thiết cho tôi. Những Kinh Kính Mừng đưa tôi vào giấc ngủ bình an.

♣ ♣ ♣

Chồng tôi gò lưng trên chiếc xe đạp chở tôi đến trường, có lẻ vì lo sợ cho tôi nên đôi chân anh đạp có vẻ uể oải, nặng nề làm vòng quay của bánh xe không được êm đềm cho lắm. Lố nhố trong cổng trường một số giáo viên, có lẽ họ đã biết tin không may của tôi. Anh Thịnh nói với Tấn:

- Nguy quá Tấn ạ; không biết ai tố cáo cô Thủy tội gì, tôi lo cho bà xã Tấn quá.

Anh Hưng lắc đầu:

- Thật khó hiểu, cô Thủy này hiền khô mà.

Anh Thịnh dặn dò tôi:

- Nếu người ta có nói gì thì em cứ làm thinh nhé, sau đó xin nhận khuyết điểm chứ đừng dại dột mà cải lại nhé, cải lại là phản động đó.

Nhìn nét mặt lo lắng của chồng mà tôi thương quá, tôi vuốt lưng anh:

- không sao đâu anh, anh đọc kinh cầu nguyện cho Thủy là được rồi, thôi; anh về nhà với con đi.

-…Nhưng mà…anh không yên tâm…

- Anh cứ về nhà với con, Thủy đã nói là không sao đâu mà.

Tôi được lịnh bước vào phòng họp, có vài người tôi quen, vài người tôi biết và một số người tôi không quen; không biết, đếm tất cã là 15 người( có luôn tôi). Phần giới thiệu: bà H…- trưởng phòng giáo dục quận, mấy người trên sở giáo dục thành phố, ông N…- cựu hiệu trưởng- nay đổi sang trường khác, anh H…- tổ trưởng môn văn( dạy lớp 6) anh Thịnh- dạy anh văn cấp 3- được cử làm thư ký ghi biên bản, ông A…- vẩn đang là hiệu phó- và thêm mấy người lạ hoắt.

Anh Thịnh mở lá đơn tố cáo tôi ( tổng hợp của một số người ) và đọc to; gồm các tội trạng như sau:

1 / Thiếu tư cách đạo đức - thể hiện qua y phục.

2 / Không có kỷ cương, thiếu kỷ luật,

3 / Không chấp hành nội qui dành cho giáo viên.

4 / Giãng dạy không tốt làm ảnh hưỡng đến học sinh.

5 / Thiếu tinh thần trách nhiệm.

6 / Dạy sai giáo trình, đi ngược lại đề án của sách giáo khoa, có tư tưởng không tốt…

Đó là sáu tội danh của tôi; nghe đọc mà giật cả mình. Một khoảng im lặng…sau đó có tiếng đằng hắng của một ông trên sở GD , ông ta lên tiếng:

- Với những lời phản ảnh trong lá đơn này thì cô Thủy đã mắc rất nhiều khuyết điểm, những khuyết điểm này làm ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục của chúng ta, các anh chị có nhận xét gì? Có phát biểu gì không?

Ông A… nói đầu tiên:

- Với một người thầy đứng trên bục giảng mà thiếu tư cách đạo đức, ăn mặc lố lăng là không thể chấp nhận được… lại còn…lại thêm… và nữa…( ông ta nói huyên thuyên, lung tung nhiều lắm )đó là phần nhận xét của tôi , tiếp đến xin anh Hưng phát biểu.

Anh H… đứng lên, anh ta ngại không nhìn tôi; còn tôi thì đang xoáy đôi mắt mình vào anh ta:

- Cô Thủy không trình giáo án cho tôi ký trước khi lên lớp, mà theo qui định thì các giáo viên bộ môn phải trình giáo án cho tổ trưởng duyệt ký rồi mới được giảng.

Ông A… tiếp lời, rất hùng hồn:

- Cô Thủy rất là vô tổ chức, sau tiết cuối tuần, có dành ra một tiết cho các em học sinh phê bình thầy cô giáo, nhưng theo tôi biết thì cô không bao giờ cho các em phê bình mình, cô dành giờ đó để dạy theo ý cô mà không có trong chương trình…khi có em phải xuống phòng sinh hoạt đội thì cô không cho, cô ta nói sợ các em mất bài; thay vì cô phải dạy bù cho em đó…

Kinh khủng quá, tội đâu mà nhiều quá, mà toàn là những tội tào lao…thêm một vài lời phê bình, nhận xét, phát biểu linh tinh; tôi đã biết được cốt lỏi của vấn đề, tôi chờ cơ hội để phản công; và cơ hội tới với tôi khi bà H… hỏi mại hơi:

- Qua những lời nhận xét của các đồng nghiệp, thì chị Thủy phải nhận khuyết điểm của mình. Chị có muốn nói gì không?

Tôi đứng lên thật nhanh, hít một hơi thật sâu và bình tỉnh nói:

- Điều tôi muốn biết là ai đã cho rằng tôi ăn mặc lố lăng? Quí vị cứ nhìn đây; tôi mặc áo dài đàng hoàng mà, tại sao lại vu khống tôi? Có phải anh A… không? Dựa vào đâu mà anh tố cáo tôi như thế?

Ông ta xỉa xói:

- Đợt đi học chính trị vừa qua cô ăn mặc không kín đáo, cô mặc một cái áo thun mỏng, ở trong cô mặc áo ngực bằng lưới rất hở hang thiếu tư cách.

Tôi hỏi gằn ông ta:

- Anh thấy rỏ đến vậy đó hả?

- Dỉ nhiên, có nhìn thấy thì tôi mới nói chứ.

Tôi nhìn mọi người trong phòng họp và nói một cách hùng hồn:

- Anh A… à, anh là một người đàn ông, anh nhìn vào ngực tôi – là phụ nữ - một cách chăm chú kỷ lưởng đến nổi anh thấy cả cái áo ngực tôi mặc bên trong bằng lưới…vậy thì anh có ý đồ xấu và tư tưởng của anh thật là đen tối, bại hoại, như vậy người không có tư cách đạo đức là anh chứ không phải tôi đâu nhé. Còn anh Hưng kết tội tôi không trình giáo án cho anh ký trước khi lện lớp…tôi xin nói: anh H… chỉ có bằng Tú Tài 2, dạy văn lớp 6,7 ; còn tôi đã học xong năm thứ tư Đại học, chuẩn bị lấy bằng cử nhân thì phải di tản, tôi dạy Văn lớp 9, nếu so sánh trình độ chênh lệch…như thế thì làm sao tôi lại phải trình giáo án cho anh ký kia chứ...

- Vì tôi là tổ trưởng.

- Ở đây tôi chỉ đề cập đến trình độ mà thôi, tôi thấy phi lý nên tôi không làm.

- Vậy tại sao tiết học cho các em phê bình thầy cô giáo, cô lại dạy các em lung tung?

- Tôi không dạy lung tung, không nên để các em phê bình thầy cô, các em sẽ cố đào sâu cuốc rộng các khuyết điểm của thầy cô, làm vậy các em mất lòng kính trọng thầy cô thì chúng ta rất khó dạy dổ các em…

- Cô nói vậy không đúng, phải được phê bình để thấy khuyết điểm của mình mà sửa sai chứ.

- Tôi nói theo tâm lý của con người, thường thì người ta thích xoi mói khuyết điểm của kẻ khác để mà chê bai, đàm tiếu theo nghĩa chuyện thị phi, điển hình là như tôi bây giờ; đang bị quí vị đưa ra kể xấu đây. Các em còn non nớt, trong trắng lắm, tại sao chúng ta tập cho các em tánh xoi mói thầy cô?...

- Nhưng các thầy cô cũng có ưu điểm, cũng được khen đấy thôi. Cô đã thay vào đó môn học không có trong bất cứ chương trình nào, đó là vô tổ chức, đã thế các em bị cô giử lại nên về rất muộn; cô nghỉ sao về điều này?

- Thay vì cho các em phê bình, khen chê…tôi cho các em học theo cách mà các em ưa thích, tôi tập cho các em vận dụng trí thông minh của các em để tìm cách giải quyết về một vấn đề nào đó thực tế trong cuộc sống, tôi bảo các em đọc nhiều báo, tìm các đề tài, các câu chuyện trong mấy bài báo hằng ngày, lập nhóm để tranh cải, để tập tháo gở những vướng mắt khi gặp phải tình huống khó khăn…một tiết học không đủ cho thầy trò chúng tôi, các em đã năn nỉ tôi; xin kéo dài thời gian hơn, vì các em rất thích thú, hào hứng …Tôi rất yêu nghề dạy học, tôi rất yêu học trò của tôi, tôi không bao giờ làm hại học trò của mình, xin nhớ cho tôi điều đó.

Cuộc tranh cải sẽ còn dài hơn, lâu hơn vì ông A… cứ muốn buộc tội tôi; còn anh Hưng thì không nói thêm một lời nào. Tôi nghỉ phải chận ngay họng ông ta lại để kết thúc cuộc chiến:

- Thưa mọi người, tôi biết tại sao anh A… lại kết tội tôi nhiều như thế này; xin cho tôi được trình bày.

- Cô cứ nói.

- Nguyên nhân từ bộ ghế xa lông mà ra.

Ông A…chồm người ra trước, ông ta phùng mang trợn mắt:

- Cô nói cái gì? Cái gì mà…liên quan đến bộ xa lông?

Hình như mọi người trong phòng họp rất ngạc nhiên, thắc mắc lẩn hiếu kỳ, chờ đợi, tôi nói tiếp:

- Khi anh A…biết gia đình tôi có một xưởng cưa và xưởng mộc, anh ta có đặt làm một bộ ghế xa lông, khi làm xong tôi giao qua cho anh A…, giá của nó là 80 đồng, chờ hơn một tháng mà không thấy anh trả tiền, tôi hỏi thì anh ta đòi trả góp mổi tháng 5 đồng vì bộ xa lông nhiều tiền quá, tôi không chịu, ông ta giận dổi trả lại, tôi cũng tình thật chở về, từ đó…

Ông A… la lớn:

- Này này; cô đừng có mà đơm đặt nhé, tôi chỉ kêu cô đóng bộ ghế đơn giản thôi, như thế này này ( ông ta vẻ ra giấy một kiểu ghế của các quán cà phê cóc ngồi lề đường ) nhưng cô lại đưa tôi một bộ ghế xa lông, cô muốn ép tôi để bán hàng tồn kho…

Tức quá tôi đưa tờ giấy có bản vẻ bộ ghế xa lông của ông A… đặt làm mà tôi cất thật kỷ, hôm nay tôi mang theo – vì linh tính của tôi cho tôi biết rằng mình sẽ cần đến nó – tôi nhờ anh Thịnh chuyền tay cho mọi người xem:

- Đây chính là bút tích, nét chử của anh A…, kể cả thước tấc: cao thấp, dài rộng, kiểu mẩu mà anh ta đã vẻ ra cho tôi, tôi có bằng chứng hẳn hoi…

Ông cựu HT định nói gì đó nhưng tôi lên tiếng chận lại ngay điều ông ta muốn nói:

- Tôi biết chuyện cái tivi có đôi chân biết đi nữa kìa…

Ông N. ngừng ngay, không nói điều định nói. Một sự im lặng bao trùm, ông A… ngựơng ngùng, giận tới tím mặt, sau cùng bà H… nói:

- Tôi có ý kiến thế này nhé: có lẻ chúng ta có một vài hiểu lầm nho nhỏ với nhau, những điều chúng ta nói về cô Thủy cũng không có gì lớn lao cả đâu, thôi thì nội bộ chúng ta giải quyết với nhau nhé, cô Thủy rút khuyết điểm lần này, các anh trên sở chắc cũng đồng ý với tôi chứ?

- Chuyện cũng nhỏ thôi, chị H… cứ tùy nghi giải quyết .

- Tôi giải quyết thế này: cô Thủy sẽ bị đình chỉ không công tác ở trường NTB nữa, tôi sẽ bố trí cô qua một trường khác để dạy nhé, khoãng hai tuần nữa cô lên phòng GD gặp tôi để nhận quyết định, về trường nào thì lúc đó mới biết, cứ thế nhé, chúng ta ngừng buổi họp ở đây vì tôi có mấy công việc phải về Phòng ngay.

Buổi họp chấm dứt thật nhanh, thật đơn giản, gọn nhẹ; không như khi khởi đầu: nóng hổi, bừng bừng bốc lữa, mọi người vội vội vàng vàng như chỉ muốn thoát nhanh ra khỏi phòng họp, hình như có người cảm thấy nhột nhột…

Chưa bao giờ tôi có cảm giác bước chân mình nhẹ nhỏm đến như vậy. Ra khỏi phòng họp; chồng tôi đang đứng lóng ngóng bên ngoài phòng bảo vệ nhìn vào, anh có vẻ sốt ruột lo âu ghê lắm,tôi không còn là con gái để mà đi tung tăng, nhưng thật tình là tôi đi như chạy, tôi cười với anh ấy:

- Xong rồi anh, không sao cả, vế nhà Thủy kể cho anh nghe.

Anh Thịnh đi tới chổ chúng tôi, anh cười cười lắc đầu nói với anh Tấn:

- Tôi không ngờ cô Thủy can đảm mà lại lanh quá trời, thấy dáng vẻ hiền lành vậy…ai ngờ cô cũng lý lẽ hết sức, tôi phục cô thật đấy, trời ơi; lúc đọc những lời tố cáo cô, tôi nghỉ trong bụng…chắc tiêu cô nàng rồi.

Anh H… cũng vừa ra; tôi kêu anh lại, anh ta nhìn tôi có vẻ ngượng, tôi nói móc:

- Em không ngờ anh H… chơi xấu, đâm sau lưng chiến hửu là em đây, sao anh nở tố cáo em? Em tốt với anh quá mà.

- Thông cảm cho anh, tại anh bị ông A… ép…

Chồng tôi níu tay tôi:

- Thôi em, bình yên là tốt rồi, từ lúc em vô phòng họp là anh cứ ở ngoài này chờ em, sốt ruột quá trời; cứ lo không biết em có bị làm sao không; về nhà thôi em.

Tôi hớn hở chào mọi người để ra về, tôi nói với anh Thịnh:

- Từ nay em không còn được dạy chung trường với anh nữa, nghỉ cũng buồn, chúc anh vui vẻ ha, cho em gởi lời chào tất cả mọi người…

Ngồi sau yên xe vòng tay ôm chồng, chiếc xe đạp nhẹ nhàng phóng trên đường về nhà như có cánh chạy ro ro, vòng quay nhanh nhanh, êm êm…tôi nhớ con gái mình lắm rồi.

♣ ♣ ♣

Hôm nay đúng hẹn hai tuần, chúng tôi để bé Sisi ở nhà cho bà nội trông chừng, anh Tấn chở tôi tới phòng GD quận Tân Bình, bà H… đang ngồi trong phòng, thấy tôi; bà ta kéo gọng kính xuống lổ mủi, nhướng mắt nhìn tôi một chút rồi nhíu mày lại:

-…À… cô Thủy đó hả? Đúng hẹn quá nhỉ, tôi cũng đã có quyết định cho cô rồi đây, ngồi ghế chờ tôi chút xíu.

Bà ta lôi trong tập hồ sơ ra một tờ giấy đưa cho tôi:

- Tôi trao đổi bên phòng giáo dục quận 11, ở đó đang cần giáo viên nên khi tôi giới thiệu thì nhận ngay,vậy cô qua trường Lạc Long Quân Q11 nhé.

Tôi cầm tờ giấy, nó như một tờ Sự vụ lệnh ngày trước, chồng tôi gò lưng chở tôi đi kiếm trường Lạc Long Quân ở Q11, phải hỏi thăm vài nơi, đi lòng vòng mấy con đường, băng qua một nghĩa địa của người tàu cuối cùng mới kiếm được ngôi trường nhiệm sở mới của tôi. Đó là trường cấp 2 nằm trong một khu người tàu, hai bên hông trường nhà cửa chi chít, phía sau lưng là một nghĩa địa mênh mông mồ mả, có tên gọi là Hui Nhị Tì Quãng Đông.

Tôi không thể nào diễn tả hết cái vẻ nhếch nhác của ngôi trường này, nó vừa củ kỷ vừa dơ dáy, ẩm thấp, lúc trước là trường tư thục nhưng sau giải phóng; mấy ổng trưng dụng; lâu ngày không sửa sang tu bổ nên xuống cấp trầm trọng, học sinh phần lớn là người Tàu nên nhiều khi chúng nó xí xô xí xào nói xấu cố giáo mà mình cũng chẳng biết, khi thấy nó nhìn mình cười; mình cũng cười theo thật ngớ ngẫn hết sức.

Tôi dạy Văn, Sử, Địa lại kiêm thêm môn sinh vật, trường này cũng có những buổi chợ phiên; cũng la í ới cũng chạy rầm rập chen nhau dành một miếng thịt ngon, một con cá tươi, rồi lại cải cọ vì không đủ cân lượng. Trong khoãng thời gian này má chồng tôi mua cho chúng tôi một căn nhà nhỏ và cho hai đứa ra riêng, tôi thật sự cảm thấy vất vả khi đứa con gái lớn chưa đầy hai tuổi, trong bụng lại mang thêm một đứa nữa, công việc nhà và việc dạy học ở trường làm cho tôi đuối sức.Tôi bắt đầu mang bịnh, một căn bịnh trầm kha…bịnh này chỉ một mình tôi biết, một mình tôi âm thầm chịu đựng, một căn bịnh không có thuốc chữa, càng ngày càng nặng hơn…chiếc xe đạp với cái yên sau hình như không còn êm ái, tôi cảm thấy nó cứng ngắt, vòng quay của bánh xe nặng nề hơn, không phải vì tôi đang mang thai đứa con thứ nhì; mà vì tôi đang… như người ta thường nói là “ lâm trọng bịnh;”

Chỉ cần nghe tiếng trống đánh đầu giờ:..Tùng…tùng…tùng… là tôi bắt đầu ngáp, và nhất là khi bước vào lớp ngồi trước mặt đám học trò là tôi ngáp liên tu bất tận, ngáp chảy nước mắt ngắn, nước mắt dài, một bài văn ngắn tôi giảng hoài không hết vì cứ phải ngáp liên tục, một bài thơ đơn giản thôi nhưng tôi hết đi qua bên trái; lại đi về bên phải mà chỉ nói được rằng: “ bài thơ này rất hay vì…đó là bài thơ lục bát, mà thơ lục bát thì dể hiểu nên phải hay, mà thơ hay vì đó là thơ lục bát, thơ lục bát dể hiểu nên hay…”, tôi chỉ mới nói vài ba chử thôi là ngáp, hai con mắt trỉu xuống như muốn ngủ, nước mắt cứ thế mà dàn dụa, tôi nghỉ trong bụng: “ ước gì có cái giường ở ngay đây; tôi sẽ ngủ ngon lành lắm”, cũng may học trò phần đông là người Hoa nên cũng rất dể chịu và dể tính, chúng nó cười rúc rích và nói với nhau: “ Pà cô lày ngộ gúa xá, lị có thấy không há?”, và học trò lại xí xô xí xào nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ riêng của chúng; lao xao như tiếng gió reo.Thế nhưng chỉ cần nghe tiếng trống đổi giờ để được ra khỏi lớp là tôi tỉnh như sáo sậu, mặt mủi tươi rói, muốn có một cái ngáp để làm duyên cũng rất khó.

Đồng nghiệp ở trường này không vui như trường củ, tuy thế tôi cũng cố gắng quen với vài ba người, giờ ra chơi ngồi tán gẩu vài câu chuyện vớ vẩn không đâu vào đâu, tôi không thể tâm sự được với một ai…cứ thế mà mang căn bịnh không tên vào lớp học, đối diện với đám học trò xí xô xí xào ngộ ngộ, nị nị…nhưng rồi tôi cũng học được vài từ ngữ của học trò mình, buổi tối vui miệng tôi nói với chồng: “ ngộ ái nị, nị mụ ái ngộ; ngộ tả nị xẩy hà” ông chồng tôi khoái chí cười ha hả.

Sáng nay vào lớp; lại ngáp, hôm nay có một cậu học sinh từ ngoài Thanh Hóa chuyển trường vào, cậu ta có vẻ tự phụ ghê lắm, chà…nếu cứ ngáp hoài kiểu này không biết có ổn với cậu ta không đây? Tôi phải nghiến răng kềm cái ngáp lại…úi chà; chỉ một cậu học sinh từ Thanh Hóa vào học mà tôi phải cố gắng cực khổ đến vậy sao? Tôi sợ ư? Thôi thì tự kiếm cách chữa bịnh vậy, nhưng chữa bằng cách nào bây giờ? Ah, thử nhìn vào mắt mấy đứa học trò có gì lạ không? Không có gì lạ; nhìn thử xuống tay vậy…ái chà chà; có một con bé học dở nhất lớp tên là A Xíu nhưng mà rất điệu…ngón tay trắng nỏn của con bé đeo một cái nhẩn vàng sáng chói; dày và to, cở này cũng phải hai chỉ đây…ước gì trên ngón tay mình cũng có một chiếc nhẩn như thế; chắc là thích lắm lắm

Buồn cười là tôi…bớt ngáp.

Cậu học trò mới tên Chiến giơ tay ngỏ ý xin nói, cậu ta đứng lên; nhìn quanh cả lớp và hỏi tôi:

- Thưa cô, cô nghỉ thế nào về học thuyết Mac Lênin ạ?

Tôi phồng má thở phù một cái, nghiêm mặt trả lời nó:

- Này em, hôm nay không phải tiết học chính trị và tôi không phải là giáo viên giãng dạy bộ môn này.

Cậu ta ương bướng:

- Nhưng em nghỉ rằng em có quyền biết tư tưởng chính trị của cô.

- Em ngồi xuống, tiết của tôi, tôi không muốn em thiếu tôn trọng môn tôi dạy, nhé.

Tôi cảm thấy mệt mỏi với đứa học trò mới dở dở ương ương kiểu ba rọi này…lại ngáp tiếp.

Tinh thần tôi sa sút rỏ rệt, bây giờ tôi không cảm thấy vui mổi lần ngồi sau yên xe đạp của anh Tấn để đến trường, căn bịnh của tôi đã lan ra tới cổng trường chứ không còn nằm luẩn quẩn trong lớp học nữa, chỉ cần anh ngừng xe trước cổng cho tôi xuống là tôi bắt đầu ngáp, cái ngáp của tôi rộng, trải dài không biên giới, đôi khi muốn sái cả quai hàm…và tôi cứ thế mà ngáp từ ngoài cổng vào đến văn phòng, từ văn phòng vào đến lớp, nhất là khi nhìn thấy cậu học trò người Thanh Hóa thì cái miệng tôi ngáp liền liền, nước mắt cũng chảy liền liền. Mang thai tháng thứ năm thì tôi bị bịnh nặng đi cấp cứu và phải nhập viện ngay, tám người bác sĩ hội chẩn từ một giờ trưa cho đến năm giờ chiều thì quyết định mổ vì tôi đang mang một khối u trong buồng trứng. Cũng may nhờ các bác sỉ giỏi, có lương tâm nghề nghiệp nên tôi và đứa con trong bụng được bình yên vô sự, tôi được nghỉ dưỡng bịnh một tháng. Sau khi khỏe tôi phải đi dạy trở lại, nhưng tôi không còn vui và lạc quan như trước, hình như có điều gì đó đang đổ vở trong tôi, chồng tôi nói với tôi:

- Sau khi em sanh nở cứng cáp rồi chúng mình sẽ vượt biên.

Điều anh nói đã ám ảnh tôi suốt quãng thời gian dài cho đến ngày tôi sanh bé thứ hai, cũng là con gái, trên mặt chồng, ba má chồng phảng phất nét thất vọng. Tôi được nghỉ một tháng khi sanh con. Một tháng sau thì phải trở lại trường tiếp tục công việc, sự nhàm chán mệt mỏi làm tôi lại ngáp như củ, hình như còn nặng hơn. Lúc này tôi hay buồn, thường nghỉ ngợi về những chuyện đâu đâu và cũng không ai biết rằng tôi rất hay khóc, mái tóc hai đứa con gái nhỏ là máng xối hứng những giọt nước mắt của tôi, nhất là về đêm.

Tôi mệt mỏi nhiều hơn mổi khi đến trường, nổi buồn của tôi tăng theo tỉ lệ thuận với ngày tháng, với sự lớn lên của hai đứa con gái xinh đẹp như thiên thần, tâm hồn tôi đang dần có một khối u lớn mà tôi không thể nói được với ai, ngay cả với chồng mình, nhiều khi tôi muốn la hét, đập phá, kêu gào nhưng không dám, đôi con mắt tôi bắt đầu chao qua đảo lại vương vướng một bức mành the mỏng như ngày xưa, tôi sợ hải vô cùng, lúc này tôi lại mang thai đứa thứ ba. Vẩn phải lên lớp, đứng trước học trò và ngáp, ngáp mải không ngừng.

Tôi quyết định xin nghỉ dạy, không chờ sự cho phép của nhà trường, tôi muốn chấm dứt ngay cái nghề mà tôi vô cùng yêu quí. Tôi khóc nhiều lắm khi phải rời xa trường lớp, bục giãng và những đứa học trò rất dễ thương. Ba má chồng, cha mẹ tôi và cả chồng tôi nữa; không hiểu lý do tại sao tôi nghỉ dạy, mọi người đều cho rằng tôi quá nông nổi, khờ dại khi quyết định chấm dứt cái nghề cao quí từng là niềm hảnh diện của gia đình chồng và của cả cha mẹ tôi. Nhưng nào ai biết rằng: Tôi mang bịnh, một căn bịnh từ trong tâm, chiếc xe đạp không còn nhiệm vụ để chồng tôi đưa đón tôi mổi ngày nhưng… tự nhiên tôi nghỉ ngợi viển vông là chiếc xe đạp này nó hiểu được căn bịnh của tôi; vì mặc dù bây giờ tôi chỉ ngồi vào yên sau của nó mổi khi chồng tôi chở tôi đi công chuyện, hay đi chơi cùng bé Sisi và đứa con nhỏ; thêm một đứa trong bụng, nhưng bánh xe quay rất êm, rất nhẹ nhàng như lướt đi trên những đám mây trắng nõn, bồng bềnh, và trong tôi đang có nổi buồn cũng bồng bềnh, mênh mông, và tôi lại trở về với trạng thái chơi vơi, mờ mờ nhân ảo như một thủa nào xa xưa tôi đã từng bị như thế, mắt tôi lại bị vương vướng một màng sương mỏng từ trong sâu thẳm của tâm hồn mình mà kỷ niệm luôn là vết dao cắt ngọt ngào nhưng đau buốt, xoáy sâu tận đáy lòng. Tâm hồn tôi lại chênh vênh…chênh vênh…

  (tháng ba năm 1980)






| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com