Việt Văn Mới
Việt Văn Mới








CHUYỆN CỦA BÀ DÌ TÔI








Đ i từ trong phía nhà máy điện Trị An ra rồi quay mặt về hướng tây thì ngay trước mặt bên kia đường là xóm đạo khu họ chúng tôi gọi là xóm Đức Mẹ Lên Trời có cái tên cúng cơm (xóm các ông trùm hai vợ) chỉ có cái tên mà cãi cọ nhau biết bao ngày tháng làm phật lòng bao người và ngược lại cũng làm hài lòng được bao nhiêu.

Cách nhà tôi khoảng vài chục thước về phía sau, phía hàng hai là nhà ông trùm của một *họ cũng to lắm cờ quạt nhiều cả cờ ảnh chất chứa đầy góc nhà còn đặt một tượng lớn để trong tủ kiếng, tôi có cảm tưởng như bức tượng chân dung có thể đứng vọt dậy được và ra khỏi chỗ bệ đó được, nhưng kín quá như vậy thì không chết ngạt cũng nhìn, nghe được những câu chuyện trên, còn bên cạnh đó cũng vài ông trùm sống sát vách và đối diện nữa cái này tôi nói có lẽ làm khuấy động lòng sai sót của họ chứ mang tiếng các trùm. Tôi thường trêu:

- Các ông trùm chẳng lành.

Cũng vẫn có người cãi lại tôi:

- Ông thì chẳng lành thì có còn người ta thì những ông trùm xuất phát từ truớc như:

- Ông tú, ông nhân điện, ông kéo ống giếng, vì ngày xưa chuyên gia lôi ống giếng nươc dưới giếng của sở mỹ, Liên xô, và những giếng đào thời trước nhưng đến bây giờ chẳng còn giếng đâu mà đào mà kéo, hoặc cố tình đi học nhân điện để về chữa cho bà vơ bị bụng trướng lên vì đau gan nặng, ngoài ra ông tú là ngày xưa làm tú ông đưa mối cho khách, cuối cùng tập trung về việc đạo và theo đóm cha được chức trùm khu. Chúng tôi gọi là:

- Các ông trùm cúi, vì cúi xuống thì mới thấy cái khu chứ đứng thì trông vào đâu phải không các bà?

Tôi quay ra hỏi mấy bà trùm hai của khu mấy bả nhai trệu trạo vài chữ thánh kinh mà kỳ này “nhớn mồm” định giảng đạo cho tôi mới chết chửa chứ. Tôi quay ra chửi con dâu:

Tôi thấy các bà gật gật như khi nghe cha xứ giảng vậy tôi tự nhiên thấy thiếu thốn một cái gì nên quài qua nói với đứa con dâu:

- Mày đừng nói nhiều chỉ nói bằng các bà trùm đã đủ sống và đừng chờn chợ như hàng cá thì sẽ mai ngày sẽ làm trùm thôi con hà.

Nó giận tôi như các bà trùm khi gặp tôi vậy nhưng không lẽ, cái đáng nói ở đây là nhiều nhân tài như vậy mà bàn tán để thắp mấy cái đèn đường hai ngày mà vẫn chưa được. Một ông trùm nhà đối diện thẳng góc với con đường thẳng tắp đến nhà thờ mà lại là ông trùm cha cưng nhất trả lời khi họ đề nghị:

- Thôi cái đèn của thằng Hiệp đã sáng quá đủ cần gì, tôi thấy đối chõi với câu nói là hai cái vòi nước xả từ mái đúc chẩy thẳng ngay ra đường đi làm những hôm mưa to đường choét nhòe, vài hôm sau cái đèn thước hai lại được chuyển ra gần đường cái đến góc cuối nhà ông tiệm thợ may. Nói thêm cho rõ, ông chủ tiệm may có mấy đứa con đi nước ngoài nhưng cái đèn chuyển ra chính cô em nhà phía sau cũng làm thợ may và dậy học trẻ cũng chỉ được vài tháng cô em phía sau è cổ đóng tiền điện thì tháo bỏ mà nhà cô em cũng có chân trong hội Hiền Mẫu của xứ nghe đâu trong ban trị sự cơ mà. Đến hôm nay làm lại thì tháo đường dây và cái cắm điện treo ngay vào gốc cây dừa và chẳng ai thèm cắm nữa chắc cái phích cắm của cái đèn cho xóm chẳng ai kham và chịu (mục đích chỉ thắp sáng cho bà con đi lễ  đỡ tối và dễ nguy hiểm) vì chỗ con đường mới, hiện đại hóa nhựa cố tình xây nổi lên gần chục con lươn nói là chống đua xe hay là giảm tốc cho những anh chàng chạy bừa nhưng đó chính lại là những ý tứ của các ông trùm ăn không ngồi rồi bầy chuyện, vẽ chuyện làm cho nhiều người đi chợ bằng xe chuyên chở gì đến đó cũng phải xẩy ra vài chuyện lẻ tẻ như đổ gạo, rơi bao và rồi suốt ngày ngồi cằn nhằn cái lươn đường chẳng mấy lành thánh ngoài ý tưởng đó còn bao nhiêu chiêu dụ nữa rằng sẽ giải phóng thẳng tắp con đường tới cuối cùng trọn hăm mốt gia đình, nhưng đó là câu chuyện phiếm có lẽ chẳng bao giờ xẩy ra được vì lẽ cơ quan xã đã không và chẳng bao giờ phải bỏ ra một số tiền quá lớn chỉ đủ cho cán bộ đi karaoke tức là phải giải tỏa một phần nhà của một người cuối cùng trong xóm từ tường vào khoảng hai mét như vậy phải bồi thường vào đấy khoảng ba hay bốn triệu đồng. Cái khó không phải như vậy mà chính là các ông trùm không chung lưng đấu cật mà hòa hoãn với họ, họ cảm thấy có lợi cho nhiều ông trùm quá mà cuối cùng họ mất miếng đất và đập cái tường, nếu ai cũng đều hy sinh như thế họ chẳng dám từ chối nhưng chỗ này đáng lẽ các ông trùm chẳng làm gì hơn còn những chỗ ngã quẹo như ngã ba hay lối, ta nói lối đi về lối nhà thờ trước đã cũng chẵng ai hy sinh cho ai có khi lại gương xấu nữa đàng khác như.

Khi bắt đầu đóng góp tiền để rải đá con đường chuẩn bị đổ nhựa các ông trùm moi móc chỗ của gia đình này đi ra, chỗ của gia đình kia đi vào suốt ngày lèo nhèo, không đóng cho ông này lại đóng cho ông kia.

Tôi thấy có lợi nhất là ông trùm chánh của hội Thánh thể mặt tiền có tám phần đất của tám căn nhà, sướng quá hóa rên tức ông và cả gia đình ông hưởng nguyên mặt tiền rộng thênh thang vì con đường mới vẫn chưa hả dạ ông kêu réo như chẳng ai đóng và chỉ có một ông đóng mà thôi, tám miếng đất tính tệ nhất mỗi căn nhà cũng phải bé là ba mét vị chi tối thiểu ba mươi hai mét mặt tiền trông ngay ra con đường là ít nhất nhưng theo sự quan sát người ngoài thì phải đến sáu mươi mét của gia đình ông trùm đó rồi. Còn ông trùm cựu cũng hay gọi là tú ông cũng được hưởng khoảng bốn chục mét mặt tiền rồi:

- Mặt tiền ông trùm được cha yêu mến cũng cả chục mét chứ bộ tức là nguyên các ông trùm không thôi cũng đã chiếm trọn bao mặt tiền của con đường xóm sau nhà  tôi. Thường vào buổi sáng các ông bà trùm thức sơm hơn mọi người vì thường họ muốn ra vẻ rằng nêu gương cho người khô đạo và muốn chỗ ngồi trên cao hơn nếu có chui vào lòng đất vẫn có chỗ trịnh trọng, vả lại một số ông bà từ ngoài bắc sau cơn địa chấn mới vào đây tập tễnh nhưng thật cố gắng bằng mọi cách nhưng dù có chuyên gia mở phòng trọ nghỉ để thu nhập cao như các cán bộ cỡ bự tức là khoảng mỗi anh chị cần cái gì của nhau thì cứ việc rủ nhau vào và chỉ trả tiền phòng chỉ bằng một ngày công, lại nữa khi nằm với nhau không sợ c/a hay dân phòng đến thăm viếng. Mặt trong vẫn làm chắc chắn ông hay bà trùm thế là mọi việc đều xong hết. Nhưng ai ngờ vài ngày sau phát sinh ra những lối vào của những nhà có lối nhỏ hoặc thảng là lối đi của phía sau để vào nhà nó lại dần chìm trong nước khi mùa mưa tới. Vì cái tội tôn nền  đường cao lên làm úng nước của những lối đi đó lại đến lượt nhà đó hoặc người đó kêu réo ầm ỹ chẳng ra cái thể thống gì cả nào là do các ông trùm này bà trùm kia ý kiến ý cò cho đường quá cao làm nước dồn vào nhà mình làm khổ cho mình nhưng được cái lành là nếu mỗi tối có ai mời ra đọc kinh tại đài của giáo họ thì chễm chệ ngồi trên cho nhiều người thấy mình xí xóa, theo lẽ chẳng xí xóa thì cũng chẳng thèm và  cần biết con đường vào nhà ai bị úng nhiều hơn của ai họ cũng tự nhiên như người hà nội nhìn vào các bà lúc này như những vị thánh nếu cãi nhau chỉ hơn có bà condizza rice *( một người đàn bà hiếm có của thế kỷ mà mỹ lấy điển hình để làm bang giao với bà Ngô Nghi của trung hoa lục địa vai trò chức vụ thì cũng không lớn hơn mgarette Thache, cái ý tưởng thì lại càng không được như bà Ghandi vì thể hiện vai trò nước lớn chỉ suốt cho các nước khác hưởng chiếc gậy và củ cà rốt, từ đó tôi thường trêu các bà của xóm tôi là bà rai tròm trèm rồi nuốt không nổi một đoạn kinh thánh cắn không vỡ nổi một câu kinh cầu các thánh mà nhiều lúc ra vẻ như giảng đạo, khuyên lơn, suốt ngày chỉ lo chữa bệnh thấp khớp. Tôi nói:

- Mình cầu xin chúa cất bớt sự khó cho để còn làm nhiều việc khác chứ suốt ngày lo bệnh hoạn còn biết an ủi ai và hướng dẫn ai, cũng được cái những ông chồng thường đi chăm só kẻ kiệt nữ còn nam nhường cho các bà kể ra cũng tiện lợi đôi đàng có lợi cho kẻ liệt tức và những giờ cuối đời được đối diện với  những chức sắc của chúa là mãn nguyện vui lòng chờ qua đi, họ đâu có biết là có tất cả cũng phải chết không có cũng phải chết thế thôi, nhiều khi còn đánh nhau khi xếp hàng kẻ nào cầm cớ khiêng trống đi trước kẻ nào sau.

Tôi nói lại câu chuyện từ đầu, bước đầu đường cái đi vào là một gia đình có một đứa con gái đi theo tiếng gọi ái tình:

- Nhưng ông bố cố chấp đánh con theo thú tánh làm đứa con hứa một tiếng rồi đi mất không trở về dù ông bị thương vì đi bắt con bò lạc qua vườn nhà bên té lọt xuống hố rồi nằm chờ cho đến chết, nghe tin hàng lang về bố chết vẫn không về như huyết hải thâm thù. Có tiếng nói phía sau tôi:

- Về làm sao được đánh nó gẫy dập hết hai gánh mía thế có khốn nạn quá không, bây giờ đến lượt đứa cháu của con nó cũng biền biệt. Nghe nói đi tìm mẹ vì vô tình bà dì nuôi cháu thế cho mẹ nhưng không tế nhị. Còn chuyện thằng cháu cũng bỏ đi mất như mẹ chuyện như sau:

- Khi cũng như con chị (là mẹ của thằng cháu) mỗi lần có bồ là một người con trai đến đón dì đi chơi thì chính bản thân dì vì chưa bao giờ sinh nở, thiếu tâm lý và vì chưa biết nuôi con đối xử xẵng với nó nên nó coi dì và mẹ như nhau liền bỏ đi mất dạng nay cũng cả năm chứ ít à.  Chuyện là như vầy:

- Bán bún, một hôm anh chàng đến thăm chị chàng cũng được chị chàng mời ăn bún, khi ngồi đó bà dì tức chị chàng cứ lấy cớ sai vặt đứa cháu mà đang ấp vú dì dù năm cũng đã hơn ba chục nhưng trên phương diện tế nhị thì bà dì chưa được diễm phúc chưa được đẻ một lần nên không biết cái đau của cháu, hình như đó cũng là một cách ghen của cháu, nó bực mình lấy cớ bỏ đi sống với dì bé hơn và ngay đến hôm nay không biết nó biến đâu mất, làm bà dì bán bún và chàng thợ điện chịu cái tiếng làm người bà bị liệt nằm trong nhà la lối om xòm không biết cách nuôi cháu. Nói cho đúng chưa một lần sanh nỡ và đẻ nên làm sao đã có kinh nghiệm nuôi trong chữ dậy dỗ, những đứa trẻ dỗ chúng khi chúng vòi vĩnh cũng là một kỳ công của các bà mẹ.

Bên cạnh đó còn một bà mẹ đau khổ nữa. Vừa cưới xong cho đứa con gái đám cưới cũng linh đình được khoảng hai mươi mâm, ngay hôm sau xin ở rể rồi chính đứa con gái thân yêu của mình kiếm cớ lấy mất căn nhà đứa con gái nghe theo tiếng gọi dục vọng đuổi mẹ khỏi cửa.

Vì cuộc sống vì sự sinh tồn chính bà mẹ phải đi bán vé số kiếm sống biến thành kẻ lang bạt không biết đâu là ngã, ngả đâu là giường, đứa con là đứa đáng băm vằm ai trong cái xóm tôi cũng nói vậy, có những lần bị bọn bất lương lừa lấy hết vé số mới đổi toàn số cũ, vì mắt đã mờ về nhà con gái than thở còn bị con chửi là:

- Chắc lại cho ông bồ nào chứ gì. Nghĩ đến tính cách chung của xóm đạo mà phát ngán. Ông trùm thánh thể nói:

- Cái khu giáo họ này chúa hay bà ở chẳng được nên chạy mất rồi.

Tôi bất chợt cảm nghĩ rằng sẽ có một ngày cái thằng mỹ qua rồi nó sẽ đòi lại những căn cứ xưa kia của nó rằng:

- Bao nhiêu công lao của chúng tôi xây dựng bây giờ các anh phải trả cho tôi theo hiệp định giơ ne vơ. Vì khi đó các anh ký là ngưng chiến da beo tức đâu nằm yên chỗ đó, nhưng hình chụp bộ đội anh đưa thiết giáp và ngay phủ tổng thống, khi chiến thắng anh gọi công ty nike thành cty donavictor có lẽ vẫn còn mang tiếng mặc  cảm nên cúp đèn đường dù đèn đi vào đồng trường hàng trăm bóng tốn phí một cách vô lối, nói chung không làm thì thôi, đã làm thì tất cả chung tay vào xây dựng mới thành được nhưng các ông làm vô lối cái đáng làm thì lại không cái chẳng tha thiết làm lại làm. Nói về đèn đồng trường tức là đèn để cho soi sáng trên con đường đi thẳng vào chiến khu đê trước đa phần bằng đèn cao áp tốn phí rất nhiều tiền điện mà điện thì do cái nhà máy thủy điện trị an cách đó chừng chục cây số chứ nhiêu nhưng chỉ có một khúc khoảng năm mươi mét khu vực của một vài công ty thì lại cố cắt bỏ mục đích thợ điện kiếm cớ lấy tiền nhưng công ty nó cũng chẳng cần vì lúc đó người đi làm cũng chẳng bao nên cũng bỏ cho qua chẳng cần đèn sáng còn toàn bộ đèn phía trong công ty cũng đủ cho người vào ra tốt nên anh bèn phải chịu chết chẳng mè nheo được lại đâm dở dang câu chuyện, chuyện làm ăn mà mất tư cách như vậy coi như chuyện anh hùng nhất khoảnh như vậy ai làm chẳng được nếu lẽ ra phải chiếu cho họ để khuyến khích các công nhân đi làm những ca tăng thì đẹp biết bao lại có lợi cho nhân dân chứ dâu phải công ty không mà thôi. Lối đó các bà trong xóm thường hay lợi dụng đèn sáng để thể dục như đi, chạy bộ, đôi chỗ đánh cầu lông là một điều có lợi chứ đâu đến nỗi tệ quá nhưng cái cách quản lý của nhà đèn ích kỷ tiểu kỷ, tủn mủn không có các nhìn lớn hơn

Chiều xuống ánh mặt trời vàng choé phía cuối trời hướng đó xưa kia là những đồn trú của quân đội  mỹ nay lại biến thành những công ty còn được chiêu đãi hơn xưa nữa những công ty như giầy nike, chuyển hóa từ những công ty mà mỹ mua lại của đài loan, cũng chẳng ngon lành chi khi những công ty đó đầu tư vào nước mình vì họ lấy cớ rửa tiền hay ẩn danh chế biến những vật dụng mà không trong hợp đồng như chế biến dương hay âm vật cho những người đồng tính lấy nhau như họ thường gọi là (TOY) có khi sản xuất nhiều thứ lạ lắm như những vật dụng chiến tranh như mặt nạ chống chiến tranh hơi độc, bá súng các loại, nhẹ nhất là chế biến đồ điện dân dụng loại cao cấp và  nghe ông trả lời đài bbc rằng:

- Chuyện kinh doanh của các xí nghiệp đâu còn là bóc lột sưc lao động nữa vì mỗi thời một khác, ngày xưa bị pháp bắt làm culi cho các công trường  bây giờ chính mình làm cho nước mình và phát triển theo ý hướng của người việt mình tức tất cả có các lợi tức ở trong ấy và chúng ta được hưởng tất cả những công sức do chính bản thân mình không phải làm hộ lý cho họ nữa nếu có là mình lại làm cho chính bản thân mình và dân tộc mình, nói cho đúng với lúc này tôi cảm rằng đất nước VIỆT NAM ta phải đối phó với nhiều đau khổ qua đi đến lúc xây dựng thì chỉ có chính bản thân người việt mới tự giải quyết được những việc mà đất nước mình cần mà thôi còn người ngoài nhìn vào mà phê phán là chuyện phiếm họ chỉ cốt hướng và khiển theo ý của họ, nhưng có điều nên dành các ghế chính trường lại cho những người có và được học hầu đưa đất nước đến một khúc quanh khác hay hơn, đừng vì tham quyền cố vị, tôi viết bài này như bản tuyên ngôn:

- Hỡi kẻ tham quyền cố vị hãy can đảm đứng về phía hậu trường tham vấn, cố vấn cho các con em bước tới cho bước tiến khả quan hơn, đừng vì lợi danh tham quyền cố vị cho đất nước việt có thể đứng dậy sánh hàng với năm châu, cho đất nước mạnh giầu cho đời con cháu khỏi tủi hổ vì ông cha chúng là những kẻ không thức thời.

Cùng thế ta nhắc các vị trùm rằng:

- Dừng chân chất quá như câu chuyện sau:

- Ai muốn làm trùm thì phải có những điều kiện sau khi đi qua nhà những bà giá nghe lời người ta gọi:

- Mời anh vào chơi anh ta bèn đi thẳng vào nhà bà giá mời đó chơi liền có như thế may ra mới được làm ông trùm nọ bà trùm kia, nghĩa là phải thật chân chỉ hạt bột  thì may ra chúa mới chọn làm trùm được, nói cho cùng tôi đang đi trên con đường khu xóm giáo họ tôi mà ngổn ngang nhiều mối tơ vò dù rằng những chuyện không đâu quấn quanh xiết như những con rắn làm tôi phát hãi không biết rồi đây sau này đời những ông trùm khi nằm xuống có hơn chút của nào để lại đời sau không chứ ngay bấy giờ chỉ là những hư dang tước vị mà rồi chẳng có chút lợi lộc nào dùng rằng khi quyết định tham gia việc hội đồng hàng xứ có khi thường thả gà nhà ra rồi đuổi còn mang tiếng về sau.

Theo tôi có lẽ đợi chúa trả công cho đời sau, không biết được lên hay xuống nước trời cũng là củng cố địa vị mình mà thôi, trong lòng luôn mơ ước rằng:

- Một ngày nào chúa cho những người có nhiệt huyết chăm sóc đến chuyện nhà chúa thì chúa sống gần và với chúa thì tôi sợ ngày đó lại biến thành những ngày tù vì khi ở gần với vua như gần với cọp huống hồ bị bó gói chung trong một khuôn thước đừng có khôn ngoan cứng ngắc như mấy đứa con tôi sau này vuớng vào những câu chuyện như vậy sẽ nuối tiếc và ân hận, vì khi con người nhìn được đến chính chân của bản thân mình được thì sẽ thay đổi khác suy nghĩ và cách sống bởi trong một đoạn sống, dù có kinh nghiệm cũng chưa đủ để lấy cái kinh nghiệm đó làm quy chuẩn cho tất cả trọn vẹn, cho cả một đời người nói thì thế nhưng một đời người dài lắm chứ không phải đơn giản.

Vì như một câu chuyện kia có đứa cháu, hai chúng đã dự định ngày cưới hỏi cho chính mình vì mẹ lại là trưởng hội hiền mẫu không chịu cho chàng rể cưới vào ngày hăm bảy tháng mười một năm nay vì chỉ lý do chưa thuộc kinh nhập đạo.

Thì người nhà của cậu giảng là:

- Theo đạo thì theo cả đời chứ đâu phải một ngày một tháng đâu thì bà già khằng cu đế nói trịch thượng là có câu:

- Tôi lấy được vợ tôi thôi nhà thờ. Thì tất cả mọi người bên trai phản kháng bằng cách giảng giải lại thật kỹ cho bên đàng gái nghe và cuối cùng cũng phải xuôi lòng. Bà chủ gái nói cuối cùng cũng phán quyết rằng:

- Nghĩa là phải lấy được giấy chứng nhận đã học thuộc hết kinh sách, mới được cưới. Theo tôi thì đến cả đời bố cậu ta cũng chẳng thuộc hết cả được. Ngẫm nghĩ mà buồn cười mà chẳng dám cười ai cũng bảo tôi ngang nhất là người nhà của tôi thế mới chết chứ.

Anh chàng rể chết trân và cuối cùng cũng phải chịu theo lời của bà già vợ thôi chẳng cãi.

Ta đặt một vấn đề nếu chúng trẻ thời bây giờ chẳng nhịn được như mọi người đã định thì rồi đánh hay giết chúng hả?

Vừa nói xong tôi nghĩ thấy một chuyện tréo cẳng ngỗng. Miệng nói:

- Theo đạo thì theo lâu chứ đâu một hai ngày, tháng, mà cả đời. Những chính đó họ lại định ngày theo như cuộc sống của họ tự nhận là người bên lương. Và đó là cái quyền của các bà tôi chỉ có ý kiến mà thêm vào thôi còn quyền quyết định của gia đình.

Nhưng vài tuần sau đám cưới đứa con gái phải tổ chứa không dám giữ trịch thượng với chức danh hội trưởng hội hiền mẫu vì làm máng đâu đó vì chúng quan hệ sớm nên không chờ được nữa.

Tôi đối diện với mặt trời từ hướng tây.

Mặt trời có vẻ già nua làm chói lói mầu vàng về chiều và nghĩ một ngày nào rồi mình phải đối diện với nó để nghĩ về phía sau của   hướng mình đang đi.

Chính bản thân của tôi, nhưng lại cũng chính bản thân phải suy nghĩ với hai cái đài mà trong xóm đạo xứ tôi không can thiệp để rồi đây ai nếu đi qua vùng này cũng phải nghĩ chẳng thể quên tính chất phát xít của nó làm cho giáo họ chúng tôi thành e hèm cũng đáng tội như vậy đời vẫn trôi qua mùa mưa vẫn đến chuẩn bị đón những ngày tựu trường mùa hè đã qua.