NGÀN CÁNH HẠC
NHẬP: Đây là phần hai trong tập Ngàn Cánh Hạc của Yasunari Kawabata . Ngàn Cánh Hạc có một phẩm chất hay nhất trong lối viết của người Nhật Bản: giản dị và hấp dẫn lạ kỳ, một cảm thức duyên dáng và một họa nhân truyền cảm đưa tới một thế giới mơ hồ huyền ảo.Tác phẩm này được giải văn chương Nobel 1968. Bốn năm sau tác giả tự sát bằng dao (1972). Được dịch giả Edward G. Seidensticker chuyển sang Anh ngữ. Nay chuyển sang Việt ngữ đúng tinh thần văn bản dựng truyện của tác giả; theo lối ngắt câu và xuống giòng.(võcôngliêm).
C ơn gió nhẹ buổi chiều làm úa màu những chiếc lá non. Kikuji đi chậm rãi, đôi tay run run.
Từ một khoảng xa hắn đã thấy Bà Ota đứng lặng buồn nơi cổng chính. Hắn tìm cách lánh mặt bà. Hắn dốc sức đi từ bên mặt sang bên trái. Hắn có thể rời khỏi ngôi đền qua lối khác.
Dẫu sao; thì hắn đã tới nơi cái cổng rồi. Bộ điệu lộ ra vẻ nghiêm nghị trên mặt hắn. Bà Ota thấy hắn và tiến lại gần. Đôi lưỡng quyền của bà ta bừng đỏ.
“Tôi đã đợi cậu. Tôi muốn thấy cậu một lần nữa. Tôi tỏ vẻ sượng sùng, nhưng tôi phải nói một đôi điều. Nếu chúng ta phải nói lời giả từ ở đây, không cách nào hơn để biết nói gì khi mà tôi sẽ gặp cậu”.
“Có điều gì xẩy đến con gái của bà?”
“Fumiko đến đó kià. Nàng đi với người bạn”
“Cô ta đã biết hết; thôi được bà chờ tôi ở đây được không?”
“Được”. Bà nhìn vào đôi mắt hắn.
“Tôi nghi ngại nếu cô ta nhận ra. Tôi cảm thấy buồn cho việc trở lại đây của cô ta”. Những lời lẽ đó có thể là cạn cợt và hơn thế nữa phải thận trọng, nhưng đáp lời của con bé là hoàn toàn chân thật”.
“Điều này đã thúc đẩy cho Fumiko đến gặp cậu”
“Bởi cha tôi là sự cớ đưa tới cho cô ta một đối phó lớn lao về nỗi đau”
Kikuji có ý gợi lên những gì cho Bà Ota về sự cớ của nỗi đau đó.
“Không phải như rứa đâu. Cha cậu là người đối xử tốt với cô ta. Đôi khi tôi phải kể điều này cho cậu biết. Ở phút ban đầu cô ta không coi đó là bằng hữu, không đặc vấn đề lòng tốt của ông ta đối với cô, nhưng rồi; cuối cùng ai cũng hướng tới cuộc chiến, trong khi bầu không khí trở nên khó chịu; cô ta đã thay đổi hẳn. Tôi không hiểu tại sao. Trong cách riêng của cô, cô ta làm những gì tốt nhất đến với ông. Cô ta tốt bụng; nhưng cô là đứa con gái mới lớn. Tôi nghĩ vậy. Cô nàng có ý định tốt, đi ra chợ mua gà, cá và làm những gì mà ông ta thích ăn. Cô nàng đã quyết định dứt khoát và nàng không để tâm vào cái việc liều lĩnh này. Cô nàng về quê nơi trồng lúa gạo; cho dù trong lúc có những cuộc đột kích bất ngờ. Cha cậu đã làm kinh ngạc nhiều điều và thay đổi bất ngờ. Tôi cảm thấy kích động ở chính tôi. Và; cùng lúc đó tôi cảm thấy rằng tôi như bị trách quở điều gì”.
Kikuji tỏ ra lạ kỳ; nếu hắn và mẹ hắn cùng yêu thích đứa con gái của Bà Ota. Có thể ghi nhận những món quà của cha hắn mang từ nhà năm này qua tháng nọ.(Những thứ đó đều được nàng tính bằng tiền?).
“Tôi không biết tại sao Fumiko lại thay đổi như rứa. Có thể sự cớ như thế, bởi; chúng ta không biết từ ngày này hay ngày sắp tới có hay không, chúng tôi vẫn còn sống đây nè. Tôi tưởng cô nàng cảm thấy ân hận cho tôi, và rồi; nàng vẫn tiếp tục làm việc cho cha cậu”.
Sau những lần xung đột trong cuộc chiến, cô gái kia phải biết thế nào là sự tuyệt vọng nơi mẹ nàng phải bám vào cha của Kikuji.Trong những khi thực sự bối rối mãnh liệt của những ngày qua, cô ta đã bỏ lại phiá sau, tất cả những gì quá khứ là những gì của cha nàng; và chỉ thấy được sự thật hiện tại của mẹ nàng.
“Cậu có chú ý chiếc nhẫn mà Fumiko đang mang không?”.
“Không”.
“Cha cậu cho nàng đó. Cho dù khi đó ông còn lui tới với tôi, cha cậu có thể bỏ về nhà nếu ở đó báo cho biết có một sự công kích lẫn nhau. Fumiko thấy ông ta đi về nhà và không một ai nói cho nàng biết về sự cố đó. Không ai nói chi điều xẩy ra; nếu để cho ông ta lặng lẽ ra đi. Rồi nàng sẽ nói. Có một đêm nàng không trở về. Tôi chắc rằng cô ta ở lại nhà cậu, nhưng tôi lo ngại và sợ một trong hai người đã bị giết.Thế rồi vào một sáng cô ta trở về nhà và nói rằng nàng đã gặp ông ta từ xa ở cổng nhà cậu và chiếm thời gian nghỉ đêm trong hầm trú ần nơi xẩy ra xung đột. Lần sau; ông ta đến cảm ơn nàng và cho nàng chiếc nhẫn đó. Tôi tin chắc cô nàng lúng túng có cậu hiện diện ở đó”.
Kikuji hầu như không mấy thuận lợi. Và; đó là việc lạ kỳ mà người đàn bà tuồng như mong đợi sự thương xót như vấn đề hiển nhiên. Rứa mà tính khí của ông ta không rõ ràng làm cho một số người không thích hoặc không đặc niềm tin. Cái sự đó ấm lòng trong nàng là đặc ông ta ra khỏi sự canh chừng.
Mỗi khi người con gái hoàn toàn tuyệt vọng thì làm những gì mà nàng sẽ làm cho cha hắn hài lòng, cô nàng đã coi chừng ý tứ mẹ cô ta và chưa hẳn đây là điều có thể gọi là canh chừng?
Kikuji có cảm giác Bà Ota đã nói về cuộc tình riêng của bà tợ như bà kể về chuyện của đứa con gái đó.
Cô ta tỏ vẻ nài nỉ một vài điều với tất cả những gì đam mê, cảm xúc mà nàng có, đó là lần cuối để nói lên lời ẩn ý, khẩn cầu và không tỏ ra một đặc điểm nào khác giữa cha của Kikuji và ngay cả bản thân Kikuji. Có một sự gì sâu lắng, một chút ấn tượng về tình hoài hương trong đó; nếu như nàng để tâm nói về cha của Kikuji.
Cái sự căm ghét, bực mình là những gì trong người Kikuji, đối với mẹ hắn đã cảm nhận cho Bà Ota đã mất đi một vài điều chân thật, dù đó không là hoàn toàn đầy đủ để biến mất. Hắn sợ cho những điều đó ngoại trừ hắn quá cẩn trọng để hắn có thể tìm thấy ở chính hắn, người cha đã si tình với Bà Ota. Hắn đã bị lôi cuốn vào hình ảnh mà ở đó là những gì hắn biết về thân thể của người đàn bà đã một thời qua.
Cha hắn đã sớm lià xa Chikako, Kikuji biết rồi, nhưng cha hắn vẫn còn níu kéo nơi Bà Ota cho tới ngày ông chết. Tuồng như việc này có thể còn đó, Chikako cố sức giải bày cho Bà Ota với những gì chế nhạo. Kikuji nhận thấy quá nhiều dấu hiệu hung ác ở chính hắn, và; hắn tìm thấy một vài điều mê hoặc trong ý nghĩ, điều mà hắn có thể hàn gắn thương tích của nàng với tấm lòng cao thượng.
“Bà có thường đụng tới chuyện tình ái của Kirimoto không?” Hắn hỏi.
“Bà không có đủ những gì cho bà ở thời gian qua phải không?”
“Tôi chỉ có một lá thư sau khi cha cậu chết. Tôi không còn gặp cha cậu cho một trao đổi nào lớn lao cả. Tôi cảm thấy cô độc” Bà ta nói với cái đầu gục xuống.
“Và đứa con gái của bà cùng đi luôn chớ?”
“Fumiko phải không? Fumiko nắm tay tôi cùng đi”.
Họ băng qua đường rầy và vượt khỏi trạm xe Kamamura rồi cùng nhau bò lên ngọn đồi đối diện bên kia đền Engakuji.
-4-
Bà Ota ít lắm cũng bốn mươi lăm, Kikuji chừng hơn hai mươi tuổi già, nhưng bà đã tạo cho hắn quên đi tuổi tác để rồi họ làm tình với nhau. Hắn có cảm giác hắn có một người đàn bà trẻ đẹp trong đôi tay.
Chung vui hạnh phúc đến từ một người đàn bà giàu kinh nghiệm. Kikuji cảm thấy không có chi là trơ trẽn hay dè dặt qua cái sự thiếu kinh nghiệm của mình.
Hắn cảm thấy như lần đầu biết đến đàn bà, và; nếu như đây là lần đầu hắn biết ở chính hắn; đã ra đàn ông. Hắn không còn ước lượng rằng người đàn bà có thể không còn giới hạn thuần khiết để tiếp xúc, rất dễ tiếp nhận kẻ sau đó và quyến rũ hay dụ dỗ vào đó không một ngại nghi, tiếp nhận người ta mà người đó chìm ngập vào hắn trong một cảm thức say mê nồng nhiệt.
Kikuji; một gã độc thân vui tính, thường cảm thấy xấu hổ sau những lần chạm trán, nhưng; bây giờ mỗi khi cảm nhận về sự ô uế có thể sẽ là hăm hở, sôi động, hào hứng hơn, hắn chỉ có một ý thức về sự nghỉ ngơi thỏa mái đầy ấm cúng mà thôi.
Hắn thường thường muốn tạo sự khởi đầu của hắn là thô bạo hay bạo hành; nhưng hôm nay hắn nhẹ nhàng hơn cho phút giây ban đầu vỗ về ấm áp đến gần hắn và hắn trôi giạt vào sự mong muốn của thỏa thê. Hắn không chịu nổi mãi cho tới khi thấy những đợt sóng của người đàn bà xô vào sau đó. Cho thân thể hắn trôi theo sóng, ngay cả những gì mà hắn cảm thấy hài lòng, sung sướng như bị chết chìm bung mạnh lên trong chiến thắng vinh quang, là kẻ chinh phục rửa sạch đôi chân gông cùm của nô lệ.
Và; đó là cảm nhận của người mẹ nuông chiều liên đới nơi bà.
“Kurimoto có một cái bớt to tướng. Cậu có biết tới chưa?” Hắn gục gặc cái đầu như hắn nói. Chẳng chú tâm vào. Hắn tỏ ra bất mãn. Có thể; bởi vì có một ít chất sợi trong ý thức của hắn làm lơ đễnh, chùng xuống, nhưng không làm chi sai trái cho Chikako. Hắn bối rối với đôi tay của hắn. “Đây; trên ngực này, giống rứa chưa”.
Đôi khi nổi lên bên trong hắn làm cho hắn muốn nói được điều gì. Đôi khi nhức nhối, ngứa ngáy là những gì hắn muốn tung lên để chống lại ngay cả Kikuji và cả người đàn bà thiệt thoài thương tật. Hoặc có lẽ nó chỉ là một e lệ ngọt ngào duyên dáng trong cái điều muốn thấy thân thể của nàng. Thấy ở đây là thấy cái bớt to tướng trên vú nàng.
“Rứa thì thế nào gọi là ghê tởm, khinh khi!” Nàng vội vàng mang chiếc áo bướm-hoa đi chỗ khác. Nhưng ở đó như thể là không hoàn toàn để nàng chấp thuận. “Tôi không biết” Nàng nói trong yên lặng. “Cậu không thấy cái bớt đó dưới chiếc áo bướm-hoa (kimono); có thể vậy không cậu?”
“Thật không thể như rứa được”.
“Không! Thế nào gọi là không thể?”
“Cậu có thể thấy được nó, nếu như đã ở đây. Tôi cũng hình dung ra được mà”.
“Im đi. Có phải bà đang lùng kiếm để thấy, nếu tôi có cái bớt như rứa?”
“Không. Nhưng tôi lấy làm lạ thế nào cậu cảm thấy lúc đó, nếu như ở đây cậu có cái bớt đó”.
“Đây phải không?” Bà Ota nhìn vào ngực hắn. “Nhưng tại sao bà lại nói về cái sự này. Nó có gỉ khác lạ không?”. Trong cơn giận dữ để phản đối, cách xử sự của bà không nhịn được. Ảnh hưởng gieo rắc bởi Kikuji, tuồng như điều này không mang lại hiệu quả. Nó đã trôi ngược lại cho chính Kikuji.
“Nhưng điều này không làm chi khác biệt cả. Tôi chỉ thấy có một lần, trong thời tôi tám hoặc chín tuổi và tôi có thể thấy nó ngay tự bây giờ”.
“Răng rứa?”
“Cô là người không may mắn bị đời nguyền rủa về cái bớt nơi chính cô. Kurimoto không đến với cậu, nếu như nàng đã đấu tranh cho người Mẹ và tôi?”
Bà Ota gật đầu và bỏ đi. Kikuji đặc ngay một cái ôm choàng của hắn.
“Nàng luôn luôn cảm thức về cái bớt. Một cái bớt làm cho nàng căm phẩn”.
“Rứa thì cái gì là ý nghĩ sợ hãi”
“Sợ cái chi chơ?”
“Nàng nghĩ ông ta đã hạ giá trị của nàng bởi cái bớt ác độc đó. Nói cho ngay có thể nàng đã thuyết phục ở chính nàng, đó là lý do mà ông ta bỏ nàng cũng tại cái bớt thâm tím rùng rợn đó”.
“Thôi! đừng nói về những gì mặc cảm đó nữa”. Nhưng; tuồng như nàng muốn vẽ một hình ảnh đẹp đẻ của cái bớt trong trí nàng. “Tôi không nghĩ Cô Kurimoto lo lắng về cái bớt bất cứ gì hơn. Nỗi đau đó phải qua đi lâu lắm rồi”.
“Nỗi đau đó không còn nữa và rời xa không níu kéo gì hơn, thế thôi?”.
“Rứa mà đôi khi cũng còn một chút tình cảm về nó”. Nàng thốt lên như còn một nửa của giấc mơ. Để rồi Kikhji đã nói những gì mà hắn cho đó là nghĩa cử của tình cảm với tất cả cái giá của nó mà không cần phải nói.
“Cậu còn nhớ con bé đi bên cạnh cậu trưa hôm đó không?”
“Vâng nhớ. Yukiko con bé họ Inamura”.
“Kurimoto mời tôi tới dự buổi tiệc trà hôm nay như rứa là tôi dò xét hay để ý nàng”.
“Mô có!” Nàng nhìn chăm chăm tới hắn với tâm hồn rộng mở, đôi mắt cứng đơ không nhấp nháy. “Nó như cái mệnh; rứa phải không? Tôi không bao giờ nghi ngờ đâu”.
“Thiệt sự không phải là định mệnh”
“Rứa thì cái sự đó là chi rứa. Trên đường về nhà cũng từ một định mệnh”
Một giọt nước mắt đã kéo dài thành dòng từ đôi mắt nàng chảy xuống gối. Đôi vai nàng rung rung. “Điều đó sai lầm. Sai lầm. Tại răng không nói cho tôi biết?”
Nàng úp mặt vào gối. Kikuji không mong đợi để trả lời một cách dữ dằn như rứa.
“Nếu đã sai trái thì là sai trái, sai hay không sai tôi trực chỉ về nhà không từ một định hệ nào”. Hắn là một người hoàn toàn chân thật. “Tôi không thấy chi liên hệ giữa một trong hai”.
Nhưng dáng dấp của con bé họ Inamura ở buổi tiệc trà ấm cúng gia đình. Đến trước với hắn. Hắn cũng thấy được chiếc khăn quàng màu hồng và ngàn cánh hạc. Điệu bộ của những người đàn bà khóc lóc đã trở nên xấu xí.
“Ô! hỏng cả. Rứa thì làm răng mà xong được. Mọi thứ ở đây như là tôi phạm phải tội”. Đôi vai bà ta đổ xuống và run run.
Nếu Kikuji hối tiếc cho sự bắt gặp tình cờ, thời hắn sẽ nhận thức thông thường của việc làm ô nhục. Hoàn toàn bên cạnh từ những vấn đề của định hệ. Bà ta là người đàn bà của cha hắn.
Nhưng hắn vẫn vậy thôi, để rồi không những hối tiếc hay không thay đổi cảm xúc thô bạo. Hắn cũng chẳng hiểu xẩy ra như thế nào, xẩy ra quá tự nhiên. Có lẽ bà ta đã xin lỗi về cái sự quyến rũ hắn vào con đường tình dục, không những Kikuji cảm thấy rằng hắn đã bị lôi cuốn. Đó không phải khiêu gợi lên của một sự ngăn ngừa hay chống lại trên thân thể hắn hoặc trên thân thể của người đàn bà.
Không có chi là nghi ngờ hay băn khoăn, hắn có thể nói lên được điều này.
Họ cùng nhau đến một quán trọ trên ngọn đồi đối diện đền Engakuji, và họ dùng cơm tối, ở đó bà ta vẫn còn nói về cha của Kikuji. Kikuji không buồn nghe. Quả thực; nó đưa tới một cảm thức xa lạ điều mà hắn lắng nghe một cách dịu dàng; nhưng Bà Ota; chứng tỏ cho biết với ý nghĩ là không có chi lạ lung cả, hình như để biện hộ, bao che những gì xẩy ra cho những năm tháng qua. Nghe đây nè! Kikuji cảm thấy cần mở rộng lòng nhân từ thì hơn. Một thiện chí khoan dung phong tỏa tâm hồn hắn.
Điều đó đến với hắn là những gì cha hắn hạnh phúc, sung sướng.
Có lẽ; ở đây là đầu dây mối dợ của một sự nhầm lẫn.
Trong chốc lát đưa nàng ra khỏi những gì đã xẩy ra, và; trong cái sự buông thả ngọt ngào trong tâm hồn hắn. Kikuji từ bỏ những gì xẩy ra tự chính hắn.
Nhưng; tận đáy long hắn mà chỉ còn lại một bong mờ. Thiệt độc điạ; hắn đã nói hết những gì của Chikako và con bé Inamura.
Lời nói độc điạ dó chỉ là ấn tượng mà thôi. Với tiếc thương đó đến từ cái nhớp nhúa vụng dại và đến từ cảm xúc đột ngột, ngọn sóng táo bạo đến như tự hắn kinh tởm hắn quét ngập vào hắn, lộ cho hắn để nói lên những gì của con người tàn bạo.
“Hãy quên đi những gì về nó. Không có chi để phải nói?” Bà ta nói.
“Tất cả không có chi hết”
“Bà đang tưởng nhớ tới cha tôi?”
“Cái chi!” Bà ta ngước nhìn ra vẻ ngạc nhiên. Bà ta khóc và đôi mắt nàng đỏ rực. Đôi mắt đó mập mờ, bầy nhầy và trong đầu óc người học trò Kikuji vẫn thấy được nhợt nhạt miễn cưỡng của người đàn bà.”Nếu bà nói vậy, tôi chẳng phải trả lời. Nhưng tôi là con người bất hạnh”
“Bà không cần phải dối với tôi” Kikuji mạnh tay kéo chiếc áo bướm mở ra “Dù cho ở đó có cái bớt thời cô sẽ không bao giờ quên. Thật là ấn tượng…” Hắn bối rối những lời nói riêng tư đó.
“Cậu đừng nhìn chăm chăm vào tôi. Tôi đâu có trẻ trung gì nữa đâu”.
Kikuji đến cạnh nàng nếu như được chích vào đó.
Trước đó vẫy tai như dấu hiệu trở lại, vẫy tay của người đàn bà.
Hắn cảm thấy buồn ngủ trong bình yên.
Nửa tỉnh, nửa ngủ. Hắn nghe tiếng chim rúc rich. Hắn dậy vì lần đầu nghe tiếng chim đánh thức.
Một sáng sương mờ đầy hơi ẩm bên những cây cối ở hiên nhà, Kikuji cảm thấy những uẩn khúc trong trí hắn giờ đã rửa sạch. Hắn nghỉ mọi điều không có chi cả.
Bà Ota úp mặt ngủ sau lưng hắn. Hắn lấy làm lạ khi đó bà ta đã quay người. Hắn tự nhấc mình bằng cùi chỏ, hắn nhìn vào mặt bà ta trong một ánh sáng mập mờ.
-5-
Hai tuần sau; con gái bà Ota tới thăm Kikuji.
Hắn nâng đở, chỉ vẻ cho nàng nơi phòng đợi. Trong một cố gắng kềm chế con tim đập mạnh, hắn mở tủ trà, đặc tách ra xuống một cách dịu dàng. Người con gái đến một mình hay là mẹ cô ta chờ ở bên ngoài, chắc bà ta không muốn vào?
Người con gái đứng sững khi hắn mở cửa. Nàng cúi đầu chào và Kikuji thấy môi dưới trề ra thấy rõ.
“Tôi đã làm cô đợi ở ngoài”. Kikuji mở cánh cửa gương để ra vườn. Trong lúc đó hắn lướt ngang qua người con gái. Mùi hương hoa mẫu đơn gặm trong mình thoảng nhẹ qua hắn. Đôi vai đầy của nàng đổ xuôi về phiá trước.
“Mời ngồi” . Kikuji kéo ghế ngồi cạnh. Hắn điềm nhiên một cách lạ lung; nhận trong trí hình ảnh của người mẹ trong đứa con gái.
“Tôi thực sự muốn điện thoại trước cái đã”. Nàng gật đầu.
“Không phải chi hết. Nhưng tôi ngạc nhiên sao cô tìm ra chỗ ở của tôi”. Nàng gục gặc cái đầu.
Để rồi Kikuji nhớ ra: trong không khí bùng nỗ, nàng đã gặp cha hắn, thoáng một lần ở trước cổng nhà. Mà hắn đã nghe qua câu chuyện này từ Bà Ota ở đền Engakuri.
Đó là điểm đáng để ý tới. Hắn dập ngay ý nghĩ đó. Hắn nhìn vào cô con gái.
Cái sự ấm áp của Bà Ota đến với hắn như dòng nước ấm. Bà ta qui phục một cách hiểu biết trước mọi thứ. Hắn nhớ mãi và hắn cảm thấy an tâm.
Bởi đó là sự vững tin mà bây giờ hắn cảm thấy như một thận trọng đã qua đi. Đứa con gái không quay nhìn đôi mắt đăm chiêu của hắn.
“À … tôi”. Nàng phớt lờ và nhìn lên. “Tôi muốn hỏi một điều. Về mẹ của tôi”.
Kikuji nín thở.
“Tôi muốn anh tha thứ cho mẹ tôi”.
“Tha thứ cho bà ta?” Kikuji có cảm giác rằng người mẹ đã nói hết cho đứa con gái nghe về hắn. “Tôi là người dễ tha thứ nếu người ta là sẳn sang”.
“Tôi giống anh là là tha thứ cho bà và ngay cả cha anh nữa”.
“Và; ông ta không phải là con người khoan dung? Nhưng mẹ tôi là không phải sống đời và người sẽ tha thứ phải không?”.
“Đó là thiệt thòi, sai trái của người Mẹ, là điều đưa tới cái chết quá sớm của cha cô. Và rồi mẹ cô. Ý tôi muốn nói là người Mẹ”.
“Cô có hình dung ra điều đó. Và; cô phải là người không thích mẹ cô:.
“Người Mẹ sẽ phải chết trước” Nàng thốt ra những lời đay nghiến nếu như nàng hổ thẹn không thể chịu đựng nổi.
Kikuji nhận thấy nàng đã nói những gì nơi chốn của hắn về người mẹ của nàng. Thế nào sâu lắng trong long mà họ gánh chịu thương tích và hổ thẹn cho nàng!
“Tôi muốn anh tha thứ cho mẹ tôi”, Người con gái lập lại nhiều lần, một tiếng nói cầu khẩn trong giọng nói của nàng.
“Sự đó không phải là vấn đề cho tha thứ hay không tha thứ” Kikuji đã thốt với lời xác định.”Tôi là người qúy mến mẹ cô”.
“Bà ở tệ. Bà không phải là người tốt và anh không phải làm gì hơn đối với bà. Anh không cần phải lo cho bà ở chính anh”. Tiếng nói đó đã tuôn ra và giọng nói đó đã là lời run rẩy van xin. “Vui lòng cho”.
Kikuji hiểu những gì ý nghĩa mà nàng nói tới tha thứ.Nàng muốn bao gồm lời thỉnh cầu là xa lià Bà Ota.
“Xin đừng điện thoạ cho bà”. Đứa con gái mặt đỏ bừng trong khi nàng nói. Nàng nhấc đầu lên và nhìn vào mặt hắn; nếu như trong một cố gắng để nói lên sự hổ thẹn xấu xa đó. Đó là những giọt nước mắt khoan lượng, đôi mắt gần như bầm tím và không có một dấu hiệu của tà tâm, ác ý. Đôi mắt đó là thuần phục nghe theo cho một thỉnh cầu vô vọng.
“Tôi hiểu” Kikuji nói. “Tôi rất lấy làm ân hận”.
“Tôi van xin anh. Xin vui lòng”. Nỗi thẹn thùng chìm sâu trong long nàng, tràn chảy vào người nàng , đắng cả họng. Nàng mặc chiếc áo Tây và xâu chuỗi hột làm nổi bậc vẻ đẹp nơi cổ.”Nàng làm cái hẹn qua điện thoại và không theo đuổi gì hơn. Tôi chận nàng lại. Khi đó thì nàng muốn đi thôi. Tôi nắm chặt lấy nàng và không muốn nàng đi” Tiếng nói đó giờ đây như mang lại một sự chú ý của sự kêu cứu.
Ba ngày sau họ gặp nhau. Kikuji điện thoại Bà Ota. Bà ta có vui mừng và hẳn nhiên là bà không đến hẹn ở phòng uống trà. Ngoài một lần điện thoại mời gọi, Kikuji không còn liên lạc với bà ta.
“Về sau tôi cảm thấy ân hận cho bà, nhưng giữa lúc này thì quả là khốn đốn –tôi quá tuyệt vọng để tiếp tục với bà ta. Bà nói với tôi về sự bối rối của bà vì thế mà tôi điện thoại và không nói được gì thêm hơn. Người Mẹ đã đánh dấu khi điện thoại và nước mắt tuôn chảy trên gương mặt của bà. Bà ta cảm thấy như có mặt anh trong điện thoại. Tôi biết bà ta nghĩ thế. Đó là thể cách của người đàn bà mà bà ta là một.
Cả hai im lặng giữa lúc này. Rồi Kikuji thốt. “Rứa thì tại răng cô bỏ mặc mẹ cô và đợi tôi sau buổi tiệc trà ở nhà Kurimoto?”.
“Bởi tôi không muốn anh biết những gì mẹ tôi là người xấu bụng trong lúc anh có thể nghĩ tới”.
“Bà có nhiều mặt trái của xấu xa”.
Người con gái cúi đầu nhìn xuống đất. Dưới cái mũi nhọn hoắc, hắn chỉ thấy cái miệng nhỏ xíu và cái miệng môi trề,nếu như nàng bĩu môi ra. Gương mặt bầu bĩnh làm cho hắn nhớ tới mẹ nàng.
“Tôi biết Bà Ota có một đứa con gái và tôi mong muốn có thể nói với người con gái về những gì cha tôi”. Nàng cúi đầu tán thành.”Tôi cũng mong muốn rất nhiều lần những gì như anh nghĩ”.
Kikuji đã nghĩ đến những gì là tốt, điều mà có thể nói không bị hạn chế về cha hắn và không chỉ dành cho Bà Ota. Nhưng điều đó như đã là, bởi hắn không còn lâu dài “Không nhận lời giải bày” cho những gì mà hắn có thể tha thứ cho bà ta và ngay giữa lúc này hắn cảm thấy hắn đã tha thứ những gì bà ta và cha hắn đã xẩy ra.Ph3i tìm ở đó một sự kiện lạ lung phải không? Có lẽ; sự hoài nghi đó mà làm cho người con gái nán lại lâu hơn, người con gái hết sức bực mình vụt đứng dậy.
Kikuji thấy nàng đã ra tới cổng.
“Tôi hy vọng chúng ta sẽ có cơ hội mỗi khi nói về cha tôi. Và về mẹ của cô và tất cả cái đẹp có trong người bà”. Kikuji khiếp sợ mà hắn đã chọn một điều gì có tính chất cường điệu thổi phồng qua lối bày tỏ ở chính hắn. Vẫn cũng như rứa; nghĩa là những gì mà hắn đã nói.
“Nhưng rồi cô sẽ lấy chồng sớm”
“Tôi sẽ?”
“Đúng. Mgười Mẹ nói thế. Nó như một mệnh hệ với Inamura Yukiko; nàng đã nói.”
“Không phải thế đâu”
Ngọn đồi mờ xa từ cổng chính. Nửa đã lặn xuống bên múi dốc đường, và; trông lui chỉ thấy những bụi cây trong vườn nhà của Kikuji mà thôi.
Hình ảnh người con gái với chiếc khăn quàng ngàn cánh hạc đến trong hắn. Fumiko dừng lại và nói lời giả từ.
Kikuji bắt đầu quay hướng về nhà … ./.
(ca.ab.yyc.
30/11/2016)
Trong tập: ‘Ngàn Cánh Hạc’ gồm có 5 truyện khác, cùng nhân
vật và bối cảnh: -‘Lùm Cây trong Chiều Hoàng Hôn / The
Grove in The Evening Sun’-Gương Mặt Shino /Figured Shino’
–‘Thỏi Son của Mẹ Nàng / Her Mother’s Lipstick’ Và
-‘Song Sao / Double Star’.
* Yasunari Kawabata (1899-1972).