Việt Văn Mới
Việt Văn Mới

tranh của họa sĩ Hồ Thành Đức (HoaKỳ)










VỠ MỘNG..






Đ ặt ly nước xuống bàn, cô gái nói với Vũ :

Xe anh còn mới mà ngày nào cũng thấy anh sửa hết vậy ? Vũ cười cười :

- Thì chỉnh lại tí lửa cho nó chạy ngọt vậy mà!

- Xem ra anh cũng là người khó tánh !

Vũ chống chế :

- Coi vậy chứ tôi là người dễ nhất thành phố, cô ạ ..

- Phải không đó ?

- Không tin, cô đến nhà tôi ở thữ một vài ngày là cô biết liền hè..

- Không dám đâu..

Vũ tiếp lời :

- Em còn phải học bài !

Cô gái cười :

- Tuổi em mà còn học gì nữa anh ơi !

- Cô không nghe bảy mươi tuổi còn học đó sao ?

Cô gái đưa tay chỉ người thợ đang lui cui sửa xe cho Vũ :

- Người đang sửa xe cho anh là anh ruột của tôi đó!

- Vậy sao ?

Bổng tiếng điện thoại di động trong túi Vũ reo. Vũ lấy máy ra nghe :

- Vũ đây, có gì không ?

- Lan đây! Giá dừa sô nay anh thâu bao nhiêu hả Vũ?

- Ba ngàn tám, với em đó. Chứ giá thị trường nay ba bảy năm hà. Chừng nào đưa hàng đến ?

- Khoảng 3, 4 giờ chiều. Nhưng giải quyết tiền một lần cho em nghe, lúc nầy em ‘kẹt đạn’ lắm !

- Rồi, chuyện nhỏ như con thỏ..

- Lần nào anh cũng neo em gần cả tuần. Dứt nhé !

Vũ bỏ điện thoại vào túi :

- Con bé nầy rắc rối quá !

Bổng cô gái hỏi :

- Người yêu anh hả ?

- Khách hàng, một khách hàng ‘rắc rối’

Ngoài kia, xe đã sửa xong. Vũ kêu tính tiền nước :

- Cô bán ở đây lâu chưa ?

- Gần đầy tháng..

Vũ cười cười :

- Vậy là tôi có lỗi quá !

Cô gái hỏi lại :

- Sao mà có lỗi hở anh ?

- Lỗi là gần cả tháng rồi mới quen với cô !

Cô gái bật cười:

- Anh cũng chỉ là khách hàng thôi mà. Khách hàng ‘rắc rối’. Vũ cười nheo đôi mắt :

- Cô thông minh, mau thuộc bài quá !

Vũ ra chổ sửa xe tính tiền. Anh thợ sửa xe nói :

- Lửa chĩnh lại nghiêm chỉnh rồi đó, nhạy lắm..

- Cảm ơn anh! Vũ nổ máy chạy đi, quay mặt về phía cô gái vẫy vẫy. Anh thợ sửa xe đến gần cô gái nói :

Anh chàng nầy coi bộ không phải cốt đến đây sửa xe đâu! Có lẽ muốn đến uống đá chanh của em gái tôi thôi.

- Anh.. sao kỳ!

Nắng buổi sáng lung linh chảy trên vòm lá bàng. Một ngày chủ nhật mới tinh khôi. Cô gái sửa lại búi tóc. Ai cũng có ước mơ riêng cả. Nhưng ước mơ của anh em cô là làm sao có đủ tiền để nuôi đứa em gái đang theo học đại học Quản trị kinh doanh. Còn hai năm nữa là con bé ra trường. Cô gái nói với anh mình :

- Út Còng nó xin hai trăm ngàn đóng tiền học anh văn. Tháng sau là thi lấy bằng B rồi..Người anh bực dọc :

- Em kỳ quá, nó lớn rồi, sinh viên năm 3 rồi. Trong khai sanh nó là Mỹ Lệ thì gọi Mỹ Lệ, cứ Còng nầy Còng kia, bạn nó nghe được, cười nó chết..

Cô gái xâm xỏ anh :

- Ba đặt nó tên Còng. Ở nhà cũng gọi vậy quen rồi, sửa lại kỳ thấy mồ. Anh biết tại sao Ba đặt nó tên Còng không ?

- Thì hồi đó nhà mình nghèo, nhờ bắt còng bán nuôi nó lớn, nên Ba gọi để nhớ kỷ niệm gian khổ đó mà!

- Vậy thì mình gọi đâu có gì trật đâu!

- Mai mốt nó tốt nghiệp Cử nhân. Em gọi như vậy sao cho tiện.

- Thì chừng nào nó làm quan hãy hay, còn bây giờ em vẫn gọi nó tên Còng vậy thôi.

Người anh lắc đầu:

- Thua bây luôn !..

Có tiếng xe ngừng. Thì ra anh chàng vừa sửa xe quanh lại. Vũ bước lại mái chòi lá, anh lấy cuốn sổ và cái nón bỏ quên ở đó. Chìa về cô gái :

- Tôi bỏ quên mất thứ nầy. Cảm ơn anh đã giử dùm.!

Người anh nhìn Vũ :

- Dù bỏ quên giõ tiền thì cũng còn nguyên. Hà huống gì mấy tập sách nầy, mình ăn đồng tiền mồ hôi của mình thôi chú ơi..

Vũ lấy thuốc lá mời người anh và nói :

- Vắng khách, có thể mời anh ly nước không?

- Chà, cây nhà lá vườn mà chú mời tôi cái gì. Nói thì nói vậy, nhưng anh cũng đến ngồi đối diện với Vũ. Vũ nói như phân bua :

- Cuốn sổ nầy, đối với người ngoài thì không có giá trị gì. Nhưng đối với tôi thì nó rất quan trọng, vì nó ghi tiền bạc và hàng hoá. Mất nó thì không có gì đối chiếu. Hồi sáng thuận tay tôi dắt nó lên mái nhà, lúc sửa xe xong lại quên. Vũ lại ngó sang cô gái :

- Cũng tại cô đó !

Cô gái chỉ vào ngực mình :

- Tại tôi ?

Vũ gật đầu. Cô gái nghĩ anh chàng nầy muốn cái gì đây. Đừng tưởng bở nghe bạn. Vũ nhìn người anh :

- Anh uống gì đây ?

Người anh chưa trả lời, bất chợt Vũ thấy keo thuốc rượu trên kệ, anh nói :

- Ủa, ở đây cũng có bán rượu nữa à? Vậy anh em mình làm vài xị. Chủ nhật xưởng tôi nghỉ việc, anh cũng vắng khách, tụi mình có thể làm quen nhau không ? Người đàn ông gãy gãy đầu nói :

- Hủ thuốc rượu đó là của tôi, uống trị đau lưng đó mà, chứ em tôi không có bán rượu..

Anh đi về phía kệ, cầm hủ rượu lên :

- Chú thích thì mình chìu, tứ hải giai huynh đệ mà!

Cô gái nhìn anh :

- Chà, mới sáng sớm đã có độ rồi!

Người anh nói :

- Bất đắc dĩ mà em..

Nói thì nói vậy, chứ cô gái cũng giúp anh rót rượu ra xị. Người anh bỏ ra sau, loay quay một lúc mang lên mấy con khô khoai nuớng, chép miệng :

- Thôi thì cây nhà lá vườn vậy!

Người đàn ông rót rượu ra ly :

-Tôi tên Vọng, đưa tay chỉ cô gái anh tiếp, nó em gái tôi tên Mân. Thôi nhé, tiên chủ hậu khách..Nói xong anh ngửa cổ uống cạn ly rượu. Rót tiếp ly rượu đưa cho Vũ. Vũ đón ly rượu và nói :

- Tôi tên Vũ, Kiều anh Vũ, hai tám tuổi. Chắc nhỏ tuổi hơn anh ? Vọng xé miếng khô khoai bỏ vào chén Vũ :

- Nhỏ hơn tôi ba tuổi, nhưng lớn hơn Mân cũng ba tuổi! Cứ coi như bạn bè đi, chú làm việc ở đâu ? Uống cạn ly rượu Vũ trả lời :

- Tôi có cơ sở ép dầu dừa gần đây! Tôi làm giúp ba mẹ tôi. Vì ổng bả già lắm rồi !

Dân nhậu dễ làm thân với nhau lắm. Thì ra Vọng quê ở Ba Tri Bến Tre, ấp chín xã Bảo Thạnh. Ba mẹ đều mất cả. Vọng là anh lớn nhất, còn hai em. Mân và Lệ. Lệ thông minh, học giỏi. Hưởng được học bổng của tỉnh. Đang theo học Quản trị kinh doanh năm thứ ba. Do vậy nên anh em bồng bế nhau lên thành phố sinh nhai, ở quê họ chỉ có mỗi nghề là làm muối, tiền không đủ để nuôi chính mình hà huống gì nuôi người khác. Mân cũng học hết trung học cơ sở thì nghỉ học phụ anh làm thuê, nuôi Lệ ăn học.Vọng làm anh nên gánh mũi chịu sào, anh bàn với Mân lên SaiGon bán cà phê còn anh sửa xe đạp, xe gắn máy thông thường. Anh em đùm bọc nhau để lo cho Lệ yên tâm học hành.

Qua vài tuần rượu, họ nói chuyện với nhau rất ăn ý. Vũ hỏi Vọng :

- Khi thuê đất ở đây, anh gặp ai ?

Vọng hỏi lại :

- Là sao ?

- Ý tôi nói là khi anh thuê đất nầy, anh quan hệ với ai ?

- Với người phụ nữ ngoài sáu mươi ! Tóc bạc hoa râm..

- Mẹ tôi đấy ! Năm nay bà sáu mươi lăm tuổi rồi. Gia đình tôi có hai người, chị lớn có chồng ở nước ngoài. Ơû gia đình, còn lại chỉ mình tôi.!

- Thì ra, ngồi với cậu chủ mà không biết. Chim én không thấy đại bàng. Thất kính, thất kính..Vũ nắm tay Vọng bóp nhẹ :

- Anh đừng nói vậy. Mỗi người một hoàn cảnh. Quen với hai người là vui rồi, đừng phân biệt như vậy tôi ngại lắm !

Vọng nói với em :

- Cho anh thêm xị nữa đi Mân !

- Hai xị rồi, anh hai !

Vọng khoát tay giọng rất dứt khoát :

- Một xị nữa thôi !

Vũ cũng là đà, anh ngâm nga :

- “ Mặt trời rơi rất thấp.

Uống mãi mà chửa say

Xị nữa đi cô hai..”

Mân cười lắc đầu :

- Anh hai gặp chiến hữu rồi…

Tiệc rồi cũng tàn, họ chia tay nhau. Lần nầy thì Vũ chẳng những quên cuốn sổ nợ mà còn gởi lại chiếc xe gắn máy, bởi anh không còn khả năng lái xe về được.

Buổi tối Vũ giật mình thức dậy bởi tiếng chó sủa ngoài cổng. Vũ nheo mắt nhìn và bổng dưng bật dậy. Mân dựng chiếc xe của Vũ ngoài sân. Vũ chạy ra sân :

- Làm phiền Mân quá vậy ? Sao không để sáng tôi lại lấy ?

- Vì quán xá của em không an toàn, sợ kẻ trộm dòm ngó. Anh hai nói đưa xe cho anh chắc ăn hơn.

- Làm Mân vất vã quá, cho Vũ xin lỗi…sao lại đứng ngoaì nầy. Mời Mân vào nhà uống nước..

- Được rồi anh, để em về. Quán không có ai trông! Và còn cuốn sổ của anh đây, cất cẩn thận đi..Vũ chép miệng :

- Đó.. Mân thấy không, độc thân khổ lắm!

Mân cười, anh chàng nầy đang giở ngón đây!

Vũ ngượng ngượng :

- Mân cười gì vậy ? Không tin mình sao ?

- Thời nầy rất nhiều người đàn ông độc thân tại chổ! Thôi anh nghỉ, Mân về..

Vũ không thể làm gì khác :

- Cảm ơn cô Mân nghe!..Dịp khác sẽ đến làm phiền cô đó..

Mân cười và trở về quán. Dù gì cũng phải biết thân phận mình chứ. Có một khoảng cách nào đó rất xa…

Vũ đứng nhìn theo. Đúng là Mân rất đẹp. Không ai có thể ngờ được Mân là cô gái lớn lên và trưởng thành ở một xóm muối tít xa nào đó. Ba Tri địa danh Vũ có nghe nhưng chưa lần đến. Không trang điểm nhưng từ Mân toát ra sự thu hút đặc biệt. Vũ miên man suy nghĩ mà quên chiếc điện thoại đã reo lên nhiều lần.

Họ quây quần với nhau trong buổi ăn chiều. Cá hú nấu canh chua, cá rô kho tộ. Lại có thêm đĩa cà pháo mấm tôm. Đơn sơ nhưng nồng ấm tình gia đình. Uùt Còng cười cười :

- Mình ăn cơm như vầy là lai gốc rồi đó anh hai, cà pháo mấm tôm là món ăn đặc trưng của dân miền bắc. Còn với anh thì sao ?

Không trả lời nhưng Vọng nói :

-Tụi bây cho nước chanh ít quá, lại thiếu bột ngọt nên hơn mặn đây!

Mận nặn thêm nửa trái chanh :

- Đó, anh thử coi được chưa ?

- Được rồi, nhưng cũng còn thiếu..

- Thiếu một xị phải không ? Út Còng nói.

Mận rót rượu cho anh, mắt nhìn Út Còng :

- Hôm trước đại ca rầy tao sao cứ gọi mầy bằng Còng !?

- Đó là tên cúng cơm của em. Dù sao nầy với xã hội em có là gì đi nữa thì với gia đình em vẫn là cua còng. Chị gọi như vậy em rất thích ! Vọng nhướng mày :

- Nghe dân trí thức nói chuyện chưa ?

Út Còng :

- Trên vành chén cơm của em ăn, còn dính nhớt từ tay anh hai mà..

- Cảm ơn em, thôi ăn đi.! Coi bửa nay có dính nhớt không ?

- Bửa nay không thấy dính nhớt, chỉ thấy mùi cà phê thôi..

Mân liếc em :

- Cô giỏi nịnh lắm !..

Anh em họ đùa vui vẻ. Trong chừng mực nào đó, Vọng hy sinh để nuôi hai em. Anh đã làm đúng với lời hứa khi ba mẹ qua đời. Chính vì vậy mà ngoài ba mươi tuổi, anh vẫn chưa có ý một mãnh tình vắt vai. Sau một ngày cực khổ, anh tự thưởng cho mình vài ly rượu rồi đi ngủ. Chưa bao giờ ai thấy Vọng say cả. Vọng lật qua lật lại cái đầu cá hú :

- Xem ra chỉ có mồi nhậu. Xương không làm sao tụi bây ăn ?

- Cá xuất khẩu đó anh hai ơi, thịt họ xuất hết rồi. Ngoại quốc họ không ăn đầu cá. Cũng như tôm, họ chỉ ăn khúc mình, còn cái đầu để lại cho mấy tay như anh nhậu.. Út Còng vừa cười vừa nói.

- Đừng có mà giởn mặt, dân biển ăn tôm chán rồi. Coi chừng có ngày tao ăn thịt còng đó !

- Mặn lắm anh hai ơi.!

Vọng cầm ly đưa lên miệng nhắp nháp. Trong đầu anh hiện ra cảnh cùng ba đi đổ lù trên ruộng muối. Ruộng muối mùa mưa không hoạt động. Những gia đình nghèo như gia đình Vọng, thường đan lù rồi đem đến đặt trên ruộng muối. Ngày đổ lù hai lần, thường thì cá kèo.Cá rô phi chứ tôm thì ít lắm. Đúng mùa cá kèo, khoảng tháng bảy, tháng tám. Cá kèo vô số kể. Ăn không hết phải đem chợ bán bớt, lấy tiền mua gia vị. Cá kèo thì chế biến rất nhiều món ăn, như lẫu cá kèo nấu chung với bông so đủa, cá kèo kho tiêu.v.v Tự dưng Vọng nói :

- Tao nhớ ba quá. Và Vọng uống cạn ly rượu đang cầm trên tay.

Không khí lắng xuống. Trong đầu mỗi người một ý nghĩ khác nhau. Bửa ăn kết thúc trong không khí đầm ấm nhưng cô đơn của những kẻ xa quê. Vọng rút cây chưng nhang nơi bàn ông địa ra xỉa răng, anh bước lại ngồi lên chiếc võng giăng ngang trong chòi sửa xe. Trong quán cà phê, hai chị em Mân đang thu dọn chén đủa. Út Còng mở chiếc cassette nhỏ trên kệ. Tiếng hát Mỹ Linh “ để rồi.. đắm say..để rồi.. ngất ngây …”

Đã ba tháng rồi. Hầu như cách một ngày là Vũ đến quán Mân một lần. Thường thì mỗi lần đến Vũ đều mang quà cho Mân. Khi thì trái cây. Khi thì hộp bánh. Khi thì chiếc áo thun cho Vọng. Lúc thì hộp trang sức cho Mân. Ba tháng dù ngắn ngũi nhưng tình cảm của họ đầy ấp. Hôm nay, buổi chiều cuối tuần. Vũ đến quán Mân, tìm gặp Vọng và ngần ngại nói :

- Thưa anh hai, Vũ đã gọi như thế từ lâu. Thấy Vũ mãi ngập ngừng Vọng hỏi :

- Có gì thì chú nói đi, sao ấp úng hoài vậy ?

- Cũng chẳng có gì quan trọng. Nhưng xin anh hiểu đây là tấm lòng của em. Thấy anh và Mân sau một ngày hoạt động. Đêm đến không có gì để giải trí. Đi chơi chổ nầy chổ kia không tiện. Nên hôm nay em xin mua tặng anh và Mân một cái Tivi xem đở buồn. Xin anh nhận dùm em nha ?!..

Vọng suy nghĩ một lúc rồi nói :

- Vũ nầy. Lâu nay chú thường mang quà đến biếu anh em tôi. Trong chừng mực nào đó, tôi nhận để chú vui lòng. Nhưng vấn đề nầy hơi lớn. Dù gì tôi cũng phải hỏi em tôi. Vài ngày nữa tôi trả lời cho chú biết!

Sau khi Vũ về. Vọng gọi Mân đến trao đổi. Mân suy nghĩ và trả lời :

- Điều nầy em thấy không tiện anh à! Nghiêm chỉnh mà nói, Vũ rất có tình cảm với em. Nhưng cũng như anh, mình còn có lòng tự trọng. Anh em mình muốn yên ổn làm nuôi út Còng đến ngày nó ra trường. Phần em cũng chưa hẳn thương Vũ được. Mình với họ có một khoảng cách rất lớn. Vũ thì có ăn học lại giàu sang. Anh em mình ăn nhờ ở đậu. Chênh lệch nhiều quá. Không cân xứng thì sống với nhau sao được. Không lợi dụng lòng tốt của người khác đó là lời ba dạy tụi mình mà!

Hỏi em thì hỏi vậy. Chứ anh thấy mình không thể nhận quà của họ rồi. Nhận thì càng trói buộc nhau thôi. Tình yêu khác với tình thương hại. Vọng thở dài nói.

Chiếc xe ba gác vừa ngừng trước quán của Mân. Trên xe là cái tivi Samsung 21 in, Vũ cũng vừa chạy xe tới, anh hối :

- Anh ba gác, mau khiêng hộ vào đây đi!

Mân đứng nhìn chết trân. Vọng chạy đến nói với Vũ:

- Đã nói rồi, anh em tôi không dám nhận. Sao chú lại mang tới ?..

- Em lỡ mua rồi anh hai, nhận cho em vui mà!

- Không được đâu. Mân nó không nhận đâu!

- Thôi được, anh và Mân cho em gởi vậy. Chẳng lẽ em gởi anh cũng không cho ?

- Thôi được, chú nói vậy thì mang vào đi. Còn vấn đề sử dụng thì đừng ép tụi tui nghe!

Vũ và anh chạy xe ba gác khiêng vào. Trả tiền xong, Vũ nói với Vọng :

- Thưa anh hai, nhiều nhỏi gì đâu. Đây là tấm lòng của em..

Mân đi lãng ra chổ khác. Gần như lòng tự trọng của cô bị xúc phạm. Nhìn Vũ cô thấy thương thương. Nhìn lại anh mình, bất giác đôi mắt cô đỏ hoe.

Đã ba ngày rồi Vũ chưa dám đến thăm Mân. Cũng ba ngày qua, anh em Mân vẫn chưa khui thùng Samsung. Tự nhiên có món quà quá lớn làm họ e ngại. Có lẽ họ còn chờ Út Còng về rồi mới quyết định.

Đã đến ngày đóng tiền tháng. Như mọi lần mẹ Vũ đến lấy tiền. Bước vào nhà bà đã kêu lên :

- Chà, mới mấy tháng mà anh em bây làm ăn khấm khá lên quá ha. Vừa mua chiếc tivi hả?

Vọng nhanh nhẩu :

- Dạ không! Hàng của người ta gởi đó bác ơi.!

- Ờ, tưởng mới đây mà bây khá lên rồi. Thời bây giờ làm ăn khó lắm con ơi. Phải đổ mồ hôi, xôi con mắt mới có tiền. Còn tự nhiên mà có thì phải coi chừng. Lợi dụng nhau, đổi chác nhau đó bây ơi..

Lấy tiền xong, bà ra về còn nói vói :

- Qua có thằng con trai, mấy ngày nay, ngày nào nó cũng say. Nghe rù rì với ông già nó, đòi cưới con nhỏ nào đó dưới quê. Thời nầy tao sợ mấy bà nhà quê lắm. Gả Đài Loan, Hàn quốc toàn là dưới quê, chứ thành phố người ta biết quá rồi, ai thèm gả. Thôi qua về..

Mẹ Vũ về rồi, anh em Mân mỗi người ngồi một góc. Im lạêng. Lát sau Vọng nói :

- Phải tìm chổ khác mướn nhà thôi em à. Anh thấy chổ nầy ở không được nữa rồi.!

Mân nhìn chổ khác :

- Tuỳ anh ! Em cũng nhức đầu quá rồi..

Hai ngày sau, họ trả quán lại cho gia đình Vũ. Đến mướn một quán nhỏ đường Huỳnh Mẩn Đạt sau chợ Thị Nghè. Nơi đó gần chổ học của Út Còng. Nhưng đó không phải là chuyện quan trọng, quan trọng là Mân xa lánh mối tình mà chừng như sắp bước vào. Họ muốn dùng đồng tiền mồ hôi của mình để nuôi em ăn học. Xa hẳn cạm bẩy không biết tốt hay bất hạnh cho Mân. Hai Vọng rất bằng lòng, bằng lòng trước thái độ của em. Hãy tự đứng trên đôi chân của mình.

Hai năm sau. Út Còng ra trường và về công tác tại ngân hàng tỉnh nhà. Hai Vọng đưa em về Bảo Thạnh, trở lại ngôi nhà cũ. Họ tham gia vào phong trào nuôi nghêu của địa phương tổ chức. Nghe nói nhờ trúng mùa, bây giờ anh em họ khá lắm./-



.Cập nhật theo nguyên bản của tác giả đã chuyển từ TâyNinh.