HỒ BA BỂ -
viên ngọc xanh giữa đại ngàn
N ước ta non xanh nước biếc.Nơi nào cũng đẹp như tranh.Nếu Vịnh Hạ Long là hàng trăm ngàn hòn đảo nhiều hình nhiều vẻ lô nhô trên biển sóng vỗ xôn xao thì Hồ Ba Bể lại là biển biếc bồng bềnh trên rừng núi đại ngàn.Chúng tôi đã từng xuống biển để bơi lội trên Vịnh Hạ Long...Bây giờ chúng tôi lên rừng đại ngàn thăm Hồ Ba Bể.
Một ngày đầu hạ,nhà văn Hoàng Quốc Hải cùng với vợ là nhà thơ Nguyễn Thị Hồng tổ chức chuyến đi kỳ thú đó.Chúng tôi gồm những nhà thơ, nhà văn,nhà báo ở Hà Nội cùng bạn bè cùng học Đại học Tổng hợp văn năm xưa với chị Hồng.Tất cả 16 người đủ một xe du lịch bon bon lên rừng...Xe lăn bánh chừng 1 giờ thì chúng tôi đến thành phố Thái Nguyên.Mới đươc một phần ba đoạn đường.Từ thành phố gang thép này lên Bắc Kạn phải đi gần một trăm cây số nữa.Đường mở rộng thênh thang phẳng lỳ, xe lướt qua những đồi núi nhấp nhô vòng vèo những đồi chè xanh tươi.Những rừng cây đại ngàn xanh thẫm,những mái tranh,nhà sàn chon von trên đồi thật thơ mộng.Sau hai giờ thành phố Bắc Kạn đã hiện ra với những dãy nhà cao tầng,những hàng cây xanh những cột đèn cao áp lấp lóa nắng chiều,Những con phố,vườn hoa thoáng đãng tươi xanh.Phong cảnh thật ngoạn mục.Năm 1965 tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên sát nhập thành tỉnh Bắc Thái đến năm 1996 lại tách tỉnh.Ngày ấy Thành phố trẻ này còn là thị xã nayđã lên thành phố là thủ phủ của tỉnh Bắc Kạn...Xe chúng tôi lại vun vút hướng chợ Rã,Phủ Thông, Na Rì lướt đi.Lại vòng vèo,uốn lượn trên vùng núi rừng nhấp nhô thật ngoạn mục. Xe hạ tốc độ.Lái xe chốc chốc phải dừng lại hỏi thăm đường vì không thấy có bảng chỉ dẫn (một cách làm du lịch không giỏi? thiếu cả tờ rơi,lại thiếu cả bảng chỉ dẫn)…Nhưng rồi du khách vẫn đến nơi khi trời đã nhập nhoạng.Chúng tôi nhận phòng khách sạn trải nghiệm một đêm ở vườn quốc gia Ba Bể để sáng mai du ngoạn trên con nước bồng bềnh.
Một cô gái người Tày tên là La Linh khá sinh hướng dẫn chúng tôi đi du ngoạn Hồ Ba Bể.La Linh cho biêt đi vào Hồ Ba Bể bắt đầu từ sông Năng...Con sông Năng bắt nguồn từ huyện Bảo Lộc-Cao Bằng đổ ra sông Lô ở ngã ba Hạc,Một nhánh sông Năng đổ vào hồ Ba Bể.Du khách xuống thuyền ởSông Năng. Chiếc thuyền bằng tôn sơn xanh nổ máy phành phạch lướt đi xuôi dòng,Mặt nước trong xanh nổi sóng.Con thuyền nhấp nhô bồng bềnh tiếng máy êm ru hòa cùng tiếng gió đại ngàn buổi sáng,tiếng chim hót véo von làm tâm hồn du khách nhẹ nhõm lâng lâng.Chúng tôi cùng ngước nhìn ra hai bên sông.Những rừng cây xanh rì mọc trên núi đá vôi.Những cây sung, cây Lát cổ thụ,những bụi tre tồng ngộc soi mình trên dòng nước cứ lướt đi lươt đi,Chúng tôi giơ máy ảnh thi nhau bấm tách tách,...phong cảnh thật ngoạn mục.Mọi người còn đang ngẩn ngơ chiêm ngưỡng thì kìa Động Cuông đã đến rồi các bác vào thăm đi –La Linh reo lên –La Linh giải thích Đông Cuông tiếng Tày có nghĩa là Thông nhau –Chúng tôi xuống thuyền bước vào động.Rào rào hàng vạn con rơi vỗ cánh trong hang động ẩm ướt.Tôi ước chừng Động Cuộng dài 30 mét cao 50 mét sức chứa hàng nghìn người.La Linh giới thiêu đây là hàng động có cách đây đã hàng vạn năm… Nơi đây trong chiến tranh phá hoại có thể chứa hàng ngàn người an toàn tuyệt đối.Trong hang này có 23 loaì Dơi sinh sống.Trong đó có loài làm thực phẩm rất tốt nên thường xuyên có thợ vào đây săn bắt Dơi đem bán như một món hàng được ưa chuộng. Lại chụp hình kỉ niệm rồi ai nấy lên thuyền để tiếp tục cuộc hành trình.Tiếng cô hướng dẫn viên La Linh lại cất lên ngọt ngào:
- Con thuyền đưa du khách đang qua ba bản của đồng bào Tày sinh sống.Đây là Bản Vài,tiếp đến là Bản Cám rồi Bản Đầu Đẳng
.Chúng tôi cùng nhìn lên trên bờ sông .Những mái nhà sàn chon von như những chiếc lá đa thấp thoáng trong vườn cây .Đây đó có những con đường ngoằn ngoèo dẫn xuống sông.Chốc chốc lại cómột chiếc xuồng đi ngược ra chở vài ba người và chiếc xe máy – La Linh cho biết đó là bà con đi chợ hay đi làm.Vườn quốc gia Ba Bể trong đó có Hồ Ba Bể thuộc huyện Ba Bể,tỉnh Bắc Kạn có 18 ngàn dân.Đồng bào thuộc các dân tộc Tày,Nùng, Dao, HMông, Kinh sinh sống trong 7 xã...Vườn Quốc gia Ba bể từ 2005 đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.Riêng Hồ Ba Bể đã rộng 500ha. Hồ dài 9km rộng 0,2 đến 1.8 km gồm 3 hồ hợp thành.Hồ Ba Bể chứa bình quân 90 triệu m3 nước.Từ tháng 3 năm 1995 Hội nghị quốc tế về hồ nước ngọt tại Mỹ đã công nhận Hồ Ba Bể là 1 trong 20 hồ nước ngọt tự nhiên của thế giới cần được bảo vệ.Hồ Ba Bể là hồ trên núi của Việt Nam có trên 1000 loài cá nước ngọt...Hướng dẫn viên đang say sưa giới thiệu thì người lái thuyền đã đưa con thuyền ghé sát bờ - Xin mời các bác lên nghỉ ngơi để chuẩn bị đi thăm thác Đầu Đẳng –Du khách bước lên tiến về ngôi nhà sàn có dòng chữ Tiếng Anh: GUESTHOUSE RESTAURANT. La Linh cho biết đây là tiệm ăn của nhà dân làm du lịch.Chúng tôi đặt món ăn buổi trưa rồi tiếp tục cuộc hành trình. Theo chân hướng dẫn viên chúng tôi cùng dạo bước trên con đường bê tông chạy trên bờ sông một bên là những ruộng ngô phơ phất lá bay trong gió. Đi cùng chúng tôi là những khách du lịch Tây ba lôthỉnh thoảng có vài người khách tây,khách ta đi ngược trở lại nói cười vui vẻ.Tôi biết họ là những du khách từ phương Tây xa xôi thích khám phá ...Còn đang say sưa ngắm cảnh thì có tiếng thác nước. Thì ra cách đấy không xa đã là thác Đầu Đẳng,Chúng tôi tiến đến cây nghiến cổ thụ cao vút,Dưới gốc cây có tấm biên chỉ dẫn THÁC ĐẦU ĐẲNG. Cách 30 mét Du khách bước xuống chừng 20 bậc đá thì đến sàn gỗ có lan can để du khách ngắm cảnh...Dưới kia là con thác dài chừng 800 mét đá lởm chởm từ trên cao 60m nước ào ạt tuôn xuống.tung bọt trắng xóa. hùng vĩ giữa một vùng núi đá vôi hoang sơ,Mọi người thích thú ngắm cảnh.ánh nắng chói chang,Thác Đầu Đẳng như con trăn khổng lồ đang trườn đi trong nắng vàng lấp lóa.Phong cảnh thật kỳ thú huyền thoại.Tách!tách! du khách mải mê bấm máy đèn Palas lấp lóa chói lòa.Người đi lên,đi xuống rộn ràng.
Sau phút thư giãn chúng tôi trở về nhà hàng ăn cơm trưa.Đã có nhiều du khách tây trong đó. Họ ăn uống thoải mái vô tư, đầu bếp là vợ chồng chủ nhà người Tày và hai người con giúp sức, thực đơn là thịt gà, canh măng xào, rau rừng cá chép Hồ Ba Bể.Đồ uống có bia hay rượu ngô.vị ngòn ngọt... Khách đông,người phục vụ luôn chân luôn tay.Bận rộn mà vui.Thức ăn tính ra không đắt mà ngon lại sạch sẽ.Ăn xong lại có chuối tây tráng miệng và uông trà. Ai thích Cà Phê chủ nhà cũng sẵn sàng phục vụ.Ngoài kia nắng gắt nhưng trong này mát mẻ.mấy chiếc quát máy quay tít.Không khí trong lành.Khách và chủ thật vui.Sau bữa ăn tôi ra bàn nước ngồi gần một cậu người Pháp.Không ngờ cậu biết tiếng Việt và nói khá sõi.Cậu cho biếtcha là Pháp còn mẹ mình là Việt.Cậu là con Lai và tên là DE LaMos là sinh viên ởParis thích đi du lịch.Cậu đã đến Việt nam nhiều lần và lần nay thì đi phượt DE LAMOS nói hôm nay đi thăm hồ Ba Bể,ngày mai thi đi thăm rừng.Nhóm của cậu có 3 người cùng sở thíchkhám phá.Vườn quốc gia Ba Bể là rừng nguyên sinh mà các cậu rất cần trải nghiệm nhất là trực tiếp quan sát các đông vật như Vọc,côn trùng như các loài bướm ở đây ...
De Lamos giới thiệu hai người bạn đến chào tôi rồi chia tay để tiếp tục xuống hồ vãng cảnh...Sau khi đã vãn khách tôi tranh thủ trò chuyện với ông chủ nhà hàng.Ông cho biết trước đây ông chuyên làm nương và đánh cá trên hồ.Khi có dự án Du lịch Hồ Ba Bể ông và nhiều hộ trong bản quay sang làm du lịch...Do phải thường xuyên tiếp súc với du khách tây ông có học thêm tiếng Anh nữa...Từ ngày làm du lịch gia đìnhông khá giả hơn.Ông nói làm Restauran phải có thực phẩm sạch,chế biến ngon và giá cả thì phải chăng.Ông hỏi tôi qua bữa ăn quí khách nhận xét xem chất lượng và tinh thần phục vụcó được không? Tôi đáp thực thà như thế là ngon đấy mà giả cả thì trung bình...Ông cười cởi mởnhà hàng của chúng tôi không bao giờ “chặt chém” nên thu hút được du khách.Ông vui vẻ rót nước mời tôi rồi hoan hỉ:
- Cho nên kháchTây cũng như khách ta đến ăn mỗi ngày một đông các vị ạ.
Trời đã ngả về chiều, chúng tôi chia tay chủ quán vui vẻ, mọi người hăm hở xuống thuyền tiếp tụctheo dòng sông Năng để vào hồ Ba Bể.Con thuyền xuôi dòng chạy giữa ngút ngàn màu xanh.Mặt hồ mở ra mênh mông.Những cánh cò chấp chới.Những cánh bướm chập chờn.Những vạt nắng vàng tươi.Những hòn đảo xanh lô nhô vẫy gọi...Hồ ở trong vườn quốc gia Ba bể có cấu tạo đặc biệt Thắt ở giữa và phình ra ở hai đầu.Xung quanh hồ là những vách đá.Chỗ thì dựng đứng như thành.Chỗ lại vòng vèo uốn lượn ăn sâu vào các thung lũng làm cho hình dáng mặt hồ rất độc đáo hoang sơ.Máy ảnh lại thi nhau bám tách tách.phong cảnh thật kỳ thú.Chúng tôi đang mải mê thì La Linh giới thiệu:
-Mời các bác lên thăm Ao tiên-con thuyền tiến sát bờ.Du khách bước lên theo các bâc đá có lan canlàm tay vịn chạy giữa hàng cây xanh tán.Du khách bước lên chừng 100mét thì Ao tiên đã hiện ra.Ao Tiên hình tròn rộng chừng 5000mét vuông lọt thỏm giữa những quả núi xanh rợp tán cây cổ thụ.Bên dưới tán cây là những bàn cờ tiên.Đó là những tảng đá rộng vuông vức phẳng lỳ.Tương truyền các ông tiêntừ trên trời xuống đây đánh cờ.Dưới hồ kia là các cô tiên tắm nô đùa trên sóng nước...Truyền thuyết nghe ly kỳ như huyền thoại.Chúng tôi say sưa nghe La Linh giới thiệu và được biết những dãy lều quán kia vào vụ du lịch thì hàng hóa nhiều và thật đông vui còn ngày thường thì còn khiêm tốn. Chúng tôi chụp ảnh kỉ niệm rồi xuống thuyền tiếp tục vãng cảnh.Con thuyền lại bồng bềnh trên sóng nhấp nhô...Nước hồ Ba Bể trong veo mà trong thật như nhìn thấy tận đáy hồ sâu thăm thẳm.Nhà thơ Vũ Bình Lục trong đoàn bèn ứng tác:
Nước hồ trong long lanh mắt thu
Núi xanh dan díu tiếng chim gù
Mây trôi gợn đáy vàng Ba Bể
Ai vớt chiều lên phơi đấy ư?
Ai cũng tấm tắc khen bài thơ ý hay lời đẹp.
Thuyền rẽ sang hồ thứ hai.Phong cảnh mở ra ngoạn mục.Thuyền ào ạt trôi đi giữa mây trời lồng lộng.—Kia là đảo AN Mã –La Linh chỉ hòn đảo xanh phía trước thấp thoáng mái ngói –Chúng ta sẽ lên thăm ngôi đềnthiêng trên hòn đảo này – Đền AN Mã gắn với tên tuổi nhà Mạc –Khi thua trận nhà Mạc bồng bế nhau chạy lên Cao bằng và các tỉnh xung quanh để dựng cơ đồ.Một bộ phận chạy đến đây thì cùng đường thất trận các quan cả người và ngựa lao xuống hồ tuẫn tiết.Họ Mạc ở vùng này sau đã đổi là họ Ma hay họ Mai.Dân làng lập đền thờtrên đảo kia gọi là đền AN MÃ.Chúng tôi lên bờ theo tấm biển đề ĐỀN AN MÃ ( ANMAPAGODA ) từng du khách bước theo đường bê tông chạy vòng vèo dưới tán cây ...Chừng 100 mét thì đến ngôi đền.Đây là nơi thờ các tướng nhà Mạcthất trận...Ngôi đền cổ nhìn ra mặt hồ mênh mông nhấp nhô sóng biếc,mờ mờ sương khói như huyền thoại. Tôi đọc bản hướng dẫn được biết Đền An Mã được trùng tu và khánh thành ngày 6 tháng 2 năm Đinh Hợi tức 24 tháng 3 năm 2007...Ngoài cửa đền có treo bài thơ của pháp sư Tuệ Pháp Thành như sau:
Núi xanh nước biếc cảnh phật tiên
AN Mã thiên thu mẫu độ hiền
Tâm thành Kinh tại hương một nén
Phúc độ trần gian khắp mọi miền
Bài thơ hay,ý sâu sắc lắm.
Sau khi thắp hương thành kính trong Đền và ngoài AM chúng tôi ra nhà thường trực uống trà và trò chuyện với anh cán bộ kiểm lâm kiêm luôn thủ từ và cùng ngắm cảnh phong thủy hữu tình Một lát sau. Chúng tôi tạm biệt anh xuống thuyền để tiếp tục cuộc hành trình.Con thuyền lại đưa du khách sang hồ 1.Mặt nước mở ra mênh mông.Xa xa phía trước nhô lên hình một quả núi như một người đàn ông ngửa mặt lên trời và kìa sau đó Đảo Bà Góađã hiện ra Cây xanh um tùm trên mặt sóng.Cây cối chen chúc sum suê thơ mộng.Phong cảnh như trong truyện cổ tích.Đảo bà Góa liên quan đến sự tích Hồ Ba Bể mà mọi người khi học tiểu học đã nghe:
Ngày xửa ngày xưa, có một bà lão ăn mày đi đến nơi đây ăn xin.Mọi người xua đuổi.Riêng có bà góa tốt bụng đón về nhà mình.Bà cho bà lão ăn mày ăn cơm.Nhà chỉ có một cái chõng,bà nhường cho bà ăn mày nằm ngủ.Còn mình thì nằm đất.Sáng hôm sau bà ăn mày bảo:- Ta là tiên giả làm ăn mày để thử lòng người.Sắp tới đây nơi này sẽ xảy ra trận hồng thủy… Bà dặn bà góa mọi thứ rồi biến mất...Nghe lời dặn bà góa đem tro rác xung quanh đất ở.Bà lại cắn đôi hạt thóc bà tiên cho.Quả nhiên bão tố kinh hoàng nổi lên.Quả núi nứt ra chìm xuống.Cả khu đồi núi mênh mông biến thành hồ.Riêng đấ nhà bà Góa biến thành Đảo.Bà lấy vỏ trấu đã biến thành thuyền chở đi cứu vớt người bị nạn.Từ đấy có Hồ Ba Bể và hòn đảo này là đảo bà Góa... Một câu chuyện đầy huyền thoại.Chúng tôi cho thuyền ghé sát đảo Bà Góa để quan sát rồi lươt đi rẽ vào bờ.Trời nhạt nắng phong cảnh nhôn nhịp.Du khách lên bờ vào nhà thủy tọa ngồi nghỉ uông bia và mua Giảo Cổ Lam về làm quà. một lúc sau ô tô đến đón chở chúng tôi về khách sạn-Một buổi thăm quan bập bềnh trên hồ Ba Bể đầy ấn tượng.
Nghỉ ngơi một lát xe lại đến đón đưa chúng tôi vào một bản người Tày để ăn cơm.Xe chạy trên con đường chon von ven núi rừng.Chốc lại ngoạt, Chốc lại rẽ.Dưới kia là thung lũng là măt hồ lunglinh.Qua chiếc cáu sắt chúng tôi vào bản.Những nhà nghi Hotel, quán Bar,Restaurant xuất hiện khá nhiều.Những biển hiệu bằng Tiếng Việt,Tiếng Anh chạy chữ điện tử lấp lánh chào mời du khách.Chúng tôi xuống xe đi thăm bản Nơi đây đang có dự án làm du lịch,Nhiều khách Tây đã vào đây trọ và ăn với dân bản.Họ muốn tìm hiểu văn hóa địa phương.Tôi lại gặp De Lamos lúc sáng.Cậu tây lai và hai người bạn kia vào bản này nghỉ tối nay để mai đi phượt thám hiểm Vườn Quốc gia Ba Bể. Từ các nhà nghỉ HOTEL,BAR, HOUSE, COFFE trong bản cứ rộn ràng.Tiếng nhạc cứ vờn lên lan tỏa....Như vậy đây là một hướng đi đúng để thoát nghèo cho người miền núi.Tôi nghĩ tới thiên nhiên đã ban tặng cho Bắc Kạn một báu vật,một hòn vàng đó là Hồ Ba Bể để làm du lịch Một vườn quốc gia ẩn chứa bao thực,động vật quý hiếm.Nguồn tài nguyên vô tận này bấy lâu để ngủ quên nay mới được đánh thức...Thiên nhiênkỳ thú đấy nhưng phảikhai thác như thế nào. để ra tiền đòi hỏi phải tài năng nữa chứ? Câu hỏi đó còn chờ ngành du lịch và địa phương tỉnh Bắc Kạn –Bắc Kạn đâu phải là tỉnh nghèo?
Bắc Kạn đang có hòn vàng
Chỉ do chưa biết đãi sàng mà thôi.