Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


BỮA CƠM CÚNG GIA TIÊN -
NÉT ĐẸP VĂN HÓA VIỆT



                    
N gày 30 (năm đủ) hay 29 Tết (năm thiếu) ở bất gia đình Việt nào dủ ở trên đất nước mình hay ở một đất nước nào khác cũng đều tất bật dọn dẹp , lau chùi nhà cửa, bàn thờ. Sáng 30 nhà nào cũng đi chợ để mua thêm những thứ cần thiết để chuẩn bị cho mâm cơm chiều cuối năm. Đó là mâm cơm cúng gia tiên hay còn gọi là bữa cơm tất niên. Có nơi còn gọi là bữa cơm rước ông bà. Thường bữa cơm này con cháu đều trở về sum vầy sau một năm làm lụng vất vã, con cháu về quây quần bên ông bà.     

  Theo quan niệm ông bà ta thì ngày 30 Tết là ngày cuối cùng của năm cũ, người đi làm công sở hay đi học cũng được nghỉ, người làm nông đã xong vụ mùa. Công việc chuẩn bị đón chào năm mới cũng coi như xong từ mấy ngày trước: gạo đầy lu, nước đầy hồ, bàn thờ rực rỡ hoa đèn, mâm ngũ quà cũng được trưng bày đẹp mắt. Bây giờ là lúc tiễn đưa năm cũ, nhà đón ông bà, thần Táo quay về, là lúc con cháu hiếu thảo với người sống và biết ơn tổ tiên, ông bà đã khuất.     

  Nhiều gia đình có nhiều thế hệ cùng ngồi ăn cơm, trò chuyện. Có gia đình có ông bà cha mẹ, nhưng có gia đình cũng thiếu vắng vài thành viên vì lý do vì đó hoặc ở nước ngoài, hoặc nghèo quá không có tiền về quê…nên không về được. Nhưng dù thế nào đi nữa bữa cơm ngày ba mươi cũng ấm áp nếu có con cháu vây quanh. Bên khói hương ngan ngát trầm hương mọi người kể cho nhau nghe những lo toan được mất trong năm qua,từ chuyện học thành thi cử, đến chuyện làm ăn, gã cưới, hiếu nghĩa…Ông bà kể cho con cháu nghe bao điều hay, lẽ phải về đạo làm người.   

    Mâm cơm ngày 30 Tết dù giàu hay nghèo cũng có:    

   + Món hầm: thịt heo hầm măng Mạnh Tông, ông bà sẽ kể chuyện về lòng thương mẹ của Mạnh Tông, mẹ bệnh thèm ăn măng, ông đã đi tìm măng cho mẹ giữa trời giá rét. Chính lòng hiếu thảo của ông lay động lòng trời mà trúc nứt ra mục măng. Ông hái đem về nấu cháo đút cho mẹ ăn và bà hết bệnh, nhằm nhắc con cháu giữ lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ,     

  + Món kho thường là thịt kho nước dừa có hột vịt và vài khoanh cá lóc loại lớn,   

    + Món xào: củ kiệu hay khổ qua xào thịt bò… dưa hấu, bánh tét… Ngày xưa tất cả đều do các chị, các má,trổ tài khéo tay làm hết, không khí tết thật ấm áp náo nhiệt và thân thiết gia tộc. Cái thời bao cấp xếp hàng mua gạo, nếp, mua thịt đã qua. Tết mọi thứ đều có ở siêu thị nên nhiều người cứ đến đó mua hoặc một cú điện thoại là có đủ lễ để cúng . Tuy vậy không khí ấm cúng linh thiêng của bữa cơm ngày 30 vẫn không thay đổi.    

   Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: "Bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây không phải là lễ bắt buộc nên có nhiều nhà không có bữa cơm này, song là dịp cần thiết để mỗi gia đình sum họp, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, gặp gỡ những người con cháu ở xa sau một năm. Bữa cơm tất niên là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về".      

  Dư luận gần đây có người đề nghị nghỉ Tết chỉ cần nghỉ ngày mồng một là được rồi. Một năm có ba ngày Tết lễ nghĩa” Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” . Đó là truyền thống đạo lý tốt đẹp từ nghìn xưa nay,cây có cội nước có nguồn, nay nghỉ một ngày thì làm gì thăm viếng ai được? Sợi dây lễ nghĩa sẽ mai một đi! Có người đề nghị nhập Tết tây và tết ta làm một vừa ít tốn kém vừa hợp với hiện đại. Tết ta là tết ta, tết của người Việt mang quốc hồn quốc túy dân tôc Việt. Vì vậy mà từ khi đất nước mở cửa nhiều bà con Việt kiều trở về quê hương ăn cái Tết quê hương hoặc ông bà được con cháu rước ra ăn cái Tết Việt Nam ở xứ người, vui sum vầy đoan tụ…Nên văn hóa Tết mang một sắc thái mới mẽ hơn, hiện đại hơn. Chọn lọc cái tốt đẹp và loại trừ những hủ tục mê tín dị đoan.   

  Gia đình tôi năm nào cũng vậy, mấy anh chị em đều công tác, có gia đình ở xa, nhưng đều hẹn nhau chiều ba mươi Tết tụ về đông đủ dự bữa cơm ngày cuối năm. Má tôi đã hơn tám mươi nhìn con cháu đông vui nhìn cứ như trẻ ra.  -/.




VVM.09.01.2025.