Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      



KỶ NIỆM ĐÓN NOEL TẠI GÒ VẤP 1987



M ùa Noel 1987 đã đến. Nhà thờ ở ngay bên nơi tôi ở. Nhân dân trong khu đang nhộn nhịp kết hoa, treo đèn, làm máng cỏ, họ đặt lên máng cỏ chúa Hài đồng , các thiên thần bay quanh chúa Trời, Nhà nào trong khu phố cũng chuẩn bị đón lễ Giáng sinh, Khi ở Hà Nội, tôi chưa có dịp đón lễ Giáng Sinh nay Nhà thờ ở ngay bên , chúng tôi ăn mặc đẹp cũng đi ra sân Nhà thờ xem lễ như mọi giáo dân. Trước đây, muốn đến xem lễ phải đến Nhà thờ Lớn , nhưng ở nơi đây, nhà thờ của những giáo dân xa xứ lại là chốn để mọi người tìm đến thăm nhau, an ủi nhau, Ai cũng ăn mặc chững chạc, nam mặc áo the đen, quần dài trắng, Nữ mặc bộ đồ tứ thân hoặc áo dài đã mang đi từ thuở 1954. Cả một xã hội trước năm 1954 cổ xưa hiện về, một xã hội mà lâu nay trang phục cổ đang bị quên lãng.bởi người ta thích mặc áo bốn túi coi như hợp mốt thời trang.

Trời đêm Sài Gòn , Noel không lạnh như ở ngoài Bắc. sao khuya lấp lánh trên đầu. Cả sân, cả hội trường im lặng, lắng nghe tiếng Đưc Cha đang thuyết giảng. tiếng Cha nói trong bệ thờ mà ở ngoài sân ai cũng nghe rõ. Cha đang thuyết giáo về đạo lý, nhưng tôi và Mỹ lại nghe thấy lời Chúa ban :


Xin ở bay , mà cho ở Ta


Có lẽ cuộc dời chúng tôi, ý định của ông bà Hảo định mở cơ nghiệp làm gốm lúc này cũng đành theo ý Chúa, không thể lấy sức người mà vượt qua được.

Mẻ lò đầu tiên cháy hừng hực, các thai nung trong lò đều hồng lên nhưng không hiểu sao thất bại . Men kính không chảy loang khắp mẫu hàng, mà chảy giọt loang như dúng nước nhấc lên. Nét vẽ cô ban của tôi không hiện ra, cứ mờ ảo dưới làn men đùng đục . Chúa chưa cho chúng ta ăn lộc. Ông Hảo buồn lắm. Nhưng kiên trì bảo chúng tôi :

- Mẻ này thất bại , ông Mỹ đã từng đốt nhiều lò, hãy giúp chúng tôi tìm nguyên nhân

Đêm hôm đó, đi chơi về, tình cờ qua phòng khách, tôi nghe thấy bà Hảo đang tính toán kinh tế với chồng :

-Chúng ta đã chi vào đây hết gần một cây, mà kết quả chưa đạt diều gì. Ông không nên đâm lao theo lao mãi . Cơ nghiệp nhà ta vốn là làm gạch. Nay thất bại lò gốm, tôi nghĩ ông nên tập trung vào gạch đi

- Tôi cũng đang khó nghĩ đây. Mình mời họ vào, mẻ đầu thất bại, mình đã nhụt chí thì bỏ họ đi đâu ?

Câu chuyện của hai vợchồng vô tình lọt tai các “chuyên gia làm gốm” Chúng tôi buồn bã về buồng, cùng nghĩ đến việc có lẽ nên ra Bắc, t>

Hôm sau, để giết thời gian trong khi chờ làm mẻ lò mới. Tôi lang thang đi chơi trong các khu của Gò Vấp, Mùa xuân đã dến lúc nào mà không ai biết. bởi khí hậu trong này làm gì có mùa xuân. Người ta chỉ biết Tết đến khi mà những cánh mai vàng nở rộ . Thú thật, tôi chưa trông thấy mai vàng bao giờ, chỉ quen như ngoài Bắc, ngắm cành mai trắng nở hoa dưới mưa xuân lất phất. Chơi chán trên chợ, tôi lên xe bus về Gò Vấp. Lên xe cùng tôi, có 2 phế binh mang theo cây ghita . Họ chào khách, rồi cất giọng hát một bài ca có từ thòi trước


Con biết Xuân này , mẹ chờ tin con

Khi thấy mai vàng nở rộ trên nương

Năm trước con hẹn mùa xuân sẽ về

Khi én bay vờn trước ngõ


Giọng hát già , gương mặt già, ốm yếu của hai phế binh như cứa vào nỗi nhớ nhà của tôi. thế là tôi như vô thức, móc túí lấy tiền, luống cuống không kịp đếm, trao cả tập cho hai ngưởi trước sự ngỡ ngàng của hành khách trên xe.

Về tới nhà, Mỹ cho biết “Ông có thư đấy”

Đó là một lá thư của vợ báo tin ngoài Bắc mất mùa, lương thực không điều kịp về Hà Nội vì các tỉnh vẫn ngăn sông cấm chợ nên đói kém là điều chắc chắn. Hậu phương bi bét thế này thì không thể ở mãi trong Nam . Tôi nói với Mỹ :”chúng mình ra Bắc ” Hai chúng tôi nói với bà Hảo, vốn e ngại hai người ở lại sẽ còn thiệt hại thêm kinh tế nên bà ta đồng ý . Bà Hảo nói :

- Ngoài Bắc thiếu gạo quá, các bác về giúp gia đình là đúng. Nhưng đi xe lửa không được mang quá 25kg gạo,, nên tôi chỉ có thể biếu mỗi bác một só gạo như vầy. Thôi thì duyên phận làm ăn của gia đình tôi chưa đến. Chúa đã ban lời “ Xin ở bay nhưng cho ở Ta” chúng tôi đâu dám oán các bác đã không giúp chúng tôi đến thành công.

Cách cư xử tinh tế của bà đã xoá đi những ngăn cách giữa chủ và thợ, Tôi chỉ thấy ở bà một nét ngoan đạo, một con chiên lành của Chúa mà thôi, Hôm sau, từ biệt Gò Vấp ra về, ước vọng làm giàu của hai người cũng vỡ . May mà rút chân về kịp.

Hai người hồi hương trong sự thất bại cay đắng, may mà bà Hảo đối xử tốt, biếu gạo, biếu vé tàu, biếu đủ tiền ra về mà không có một lời ca cẩm. Người đàn bà ngoan đạo có khuôn mặt thánh thiện cử chỉ cao sang khiến chúng tôi như ngộ ra nhiều điều : Mỹ nói :

-Thú thật với ông, qua chuyến đi này, tôi thấy tình người đằm thắm lắm. Cứ nghĩ lại tình cảm của vợ chồng bà Hảo mà mình thấy ngượng . Ngay mẻ đầu đã thất bại, đau lắm ông ơi

- Tôi biết tay nghề tôi chưa cao, nên chưa thể phân tích tại sao thất bại Nhưng về được là may lắm. Nếu họ không đối xử tốt, có lẽ chúng mình không có tiền ra về.

- Cuộc phiêu lưu này cay quá. Nói xong, Mỹ cười, bộ râu đen nháy nháy . Anh nói thê thảm : “Chưa biết về đến nhà, tôi sẽ làm gì đây”

Câu nói của Mỹ làm tôi cũng buồn, suốt đêm nằm ôm 25kg gạo, chỉ sợ có anh quản lý thị trường đi qua, khám thấy gạo là tịch thu thì thật là chết đói.

May mà đã về được Hà Nội an toàn.


Lời Chúa


Đêm nay , Chúa giáng xuống nhân gian

Ngưòi nô nức vui đi dự hội

Căn phòng nhỏ, bốn bề gió nổi

Ta bồi hồi nhớ Giáng sinh năm xưa


Hai người ra đi không kẻ tiễn đưa

Tiền không có, sống nhờ bè bạn

Con tàu chạy lúc nhanh lúc chậm

Xa quê hương, gần lại ước mơ


Chúng tôi đi. Từ giã quê nhà

Tuổi đã lớn, Chỉ ước mơ sự nghiệp

Vồn vào đời, là vài trang công thức

Mấy chục cân đất trắng mang theo


Giữa những ngày xứ Đạo ồn ào

Đốt pháo Kết hoa, chăng đèn mừng Chúa

Tôi cặm cụi, đắp lò, trộn vữa

Cậm cụi làm khuôn cho mẻ gốm sau này


Trên đỉnh Nhà thờ- Chúa đứng giang tay

chịu đựng, Người nhìn tôi phán bảo :

-“ Cho bởi ta , và làm bởi bay”

Lời Chúa dạy, vang âm như cõi mộng

Đêm Noel , chật sân người xem lễ

Bài Thánh ca đã hát lên rồi .

Người vui vì Chúa đến với đời

Tôi đất lạ quê người, chờ đợi

Một ngày mai, khi mẻ gốm ra lò

Có tất cả niềm vui và hy vọng

Tôi nhìn lên – Giê su vẫn đứng

Chịu thay tôi nỗi khổ cuộc đời

-Làm bởi bay, Cho bởi Chúa trên trờ”i

Ôi nhớ mãi . Noel nơi Xóm Mới

Nhớ Xóm mới Gò Vấp (PQT 1/17 TN XM-GV)



VVM.18.12.2024.NVA6752.