Nhưng rồi, đối với cuộc sống của người dân thì chưa biết sự thể thế nào, sống chết ra sao, còn với trời đất thì có phần đã rõ. Ai cũng thấy không như mọi năm, năm nay các đợt rét giêng hai cứ kéo dài, thỉnh thoảng lại có mưa phùn gió bấc như là đang ở giữa mùa đông lạnh giá của năm cũ. Và như các cụ xưa đã nói thời tiết thường vận vào số phận của con người. Chắc là có biến động gì ghê gớm lắm đây, lành dữ chưa rõ !
Chỉ chưa đầy hai mươi năm, kể từ lúc thực dân Pháp đánh chiếm hẳn Hà Nội và chưa tới mười năm từ khi bọn chúng ép vua Đồng Khánh ký giấy chuyển nhượng thì miền đất này bị qui hoạch, san lấp, đập phá một cách vô tội vạ, miễn sao có lợi cho bọn chúng, chẳng kể chi tới ruộng vườn, làng mạc, đền miếu, chùa chiền của dân chúng.
Cô Nguyễn Thị Ba từ khi có chồng con, ai cũng gọi tên là bà Nhiêu Sáu. Nhiêu là một chức nhỏ mà ông Sáu phải bỏ mấy quan tiền ra mua để bớt lao dịch giữa cái thời buổi mua quan bán tước và cũng để khỏi bị bắt nạt mỗi khi vào làng ra họ hoặc lên tổng xuống xãø.
Hàng cơm, hàng nước ở đầu làng Tương Mai mỗi ngày mọc lên càng nhiều, việc làm ăn mỗi lúc một khó khăn. Hơn nữa, bà Nhiêu Sáu đã có con dâu phụ việc nên bà quyết định dời hàng cơm của mình lên phố Cửa Nam.
Từ khi dời về đây, hàng cơm của bà luôn đông khách. Một phần do giá cả bình dân hợp với túi tiền của đám thợ thuyền, lính tráng; một phần do bà là người luôn vui vẻ, niềm nỡ lại có lòng hay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, túng bấn.
Quán càng đông khách, bà càng bận rộn. Dường như từ rạng sáng cho đến chiều tối, thậm chí có lúc kéo dài đến nửa đêm, bà lăn vào công việc chợ búa, nấu nướng, bưng dọn… Nhưng hễ có chút rảnh rỗi vào những lúc vắng khách hoặc khi lên giường nằm mà chưa ngủ được, bà lại chợt nhớ đến cái làng Tương Mai chạy dọc theo con đường cái quan, nơi bà sinh ra và lớn lên còn lưu giữ biết bao kỷ niệm thời thơ ấu của mình. Bà làm sao quên được cây đa góc đình có hàng trăm năm tuổi, cái giếng đá nước trong như mảnh gương soi của thời con gái. Những con đường đất nhỏ chạy ngoằn ngoèo dưới bóng cây xanh đầy tiếng chim buổi sáng, những khu vườn thơm giọt phù sa sông Hồng, cây cỏ tốt tươi, trĩu nặng hoa trái, hay đám cỏ gà màu xanh lục bên cạnh lớp học trường làng.
Và cũng chính nơi đó, bà đã hiểu thế nào là chiến tranh, cảnh nhà cháy người chết, sự lùng sục, cướp bóc, bắt bớ người vô tội của bọn thực dân Pháp, cũng như sự oán than, phản kháng của dân làng.
Bà Nhiêu Sáu ở phố Cửa Nam nhưng lại thường đi chợ ở phía Cửa Bắc, có lẽ ở đó thực phẩm đầy đủ và giá cả rẻ hơn.
Ngày trước, khi cung điện và Hoàng thành còn thì dân chúng từ Cửa Nam đến Cửa Bắc phải đi đường vòng khá xa, nhưng nay Hoàng thành đã bị thực dân Pháp san bằng, nhiều công trình cũ bị giở bỏ; đường ngang đường dọc được mở ra thì việc đi lại giữa các cửa đã gần lại nhiều.
Mỗi lần đi qua Cửa Bắc, bà nhìn thấy cái cột cờ đồ sộ xây từ thời Gia Long, Minh Mạng chẳng còn dùng vào việc treo cờ nữa, đứng trơ vơ buồn thảm giữa mưa nắng, gió bão, nhất là khi bà tận mắt nhìn rõ vết đạn đại bác của bọn xâm lược còn lưu lại trên Cửa Bắc thì lòng đau như cắt, đầu nhức nhối với ý nghĩ là làm sao gột rửa được vết dơ nô lệ ấy. Và nhiều lúc không dằn được lòng mình bà lại đem những nỗi niềm ấy tâm sự với chồng con, với bạn bè đồng trang lứa trên quãng đường chợ búa.
Đến giớ cơm, hàng của bà Nhiêu Sáu khách vào ra tấp nập, ta có, Tây có. Đội Hổ, Chánh Tỉnh, thầy đồ Đỗ Văn Đàm, thầy lang Nguyễn Văn Phúc thường ghé lại ăn cơm vào chập tối. Vì lui tới lâu ngày nên tỏ ra thân thiết với gia đình ông bà Nhiêu Sáu. Nhiều lúc thấy gia chủ quá bận rộn công việc bếp núc, mấy ông không ngại ngần, ra tay bửa củi, xách nước giúp.
Một hôm, cơm nước xong mấy ông ngồi nán lại cho đến chín, mười giờ đêm, nói với nhau hết chuyện này đến chuyện nọ.
Thấy khách đã vắng, bà Nhiêu Sáu pha một ấm chèø ngon rồi cùng chồng mời khách vào nhà trong dùng trà. Hiếm có một chút rảnh rang, nay giữa khung cảnh tĩnh mịch, đầm ấm, ai cũng cảm thấy thư thái dễ chịu.
Công việc hàng ngày gợi lại biết bao nhiêu chuyện, rồi chuyện làng, chuyện nước, chuyện đang xảy ra trước mắt của mãnh đất Hà Thành. Thỉnh thoảng lại có câu chuyện dí dỏm chen vào đề cập đến chuyện quan Tây, quan ta dê gái bị chị em phục rượu say bí tỉ, xô xuống bờ mương, khiến ai nấy cười ồ, sảng khoái.
Khi thấy không khí thực sự cởi mở như người cùng một gia đình, Đội Hổ hướng mọi người vào câu chuyện có tính chất quốc sự. Mở đầu, ông nói:
- Từ khi ông bà dời hàng cơm về đây, việc làm ăn buôn bán có đỡ hơn không ?
Bà Nhiêu Sáu thấy Đội Hổ quan tâm đến đời sống của gia đình mình, tỏ lòng biết ơn, rồi nói :
Thời gian qua, khách khứa đông nên cũng có đồng vào đồng ra nhưng vất vả lắm. Như các ông thấy hai vợ chồng và con dâu cả ngày đầu tắt mặt tối. Nhưng chuyện vất vả thì chịu được, chỉ có cái việc bọn thuế quan Pháp ác nghiệt lắm thì chịu không nỗi. Thỉnh thoảng bọn chúng lại tăng thuế, lại xin xỏ tiền bạc. Giới mua bán ai cũng kêu ca nhưng chẳng thấu trời, thật là khổ.
Đội Hổ chăm chú nghe, rồi hỏi tiếp :
- Từ khi bọn Pháp đánh chiếm hẳn Hà Thành thì bà thấy thế nào ?
- Đất nước của mình khi mà đã thuộc quyền của kẻ khác thì vua quan cũng như kẻ đứng ngoài mà nhìn vào, đứng xa mà nhìn tới. Vua quan đã vậy thì thứ dân chắc là phải khổ rồi, phải chứng kiến bao cảnh đau lòng.
Như các ông thấy bọn chúng qui hoạch lung tung, chưa tới mười năm mà số dân bị đuổi đi nơi khác đã gần nửa. Bao nhiêu xóm làng êm đềm quanh đây không còn nữa, nhiều sông hồ bị san lấp, thậm chí cả cái hoàng thành có từ thời Lý Trần cũng bị cào bằng, khu điện Kính Thiên cũng bị giở đi để lấy đất làm trại lính, lập khu phố Tây, thật là quá quắt hết chỗ nói.
Nghe bà Nhiêu Sáu nói một hơi dài, Chánh Tỉnh cũng uất ức, không thể ngồi yên, bèn nói:
- Chùa chiền, đền miếu là nơi thờ tự linh thiêng, là nơi giữ gìn nếp văn hóa, đạo đức của một dân tộc mà bọn chúng còn phá thì thử hỏi còn cái gì giữa đời này mà bọn chúng nể nang. Cụ thể như gần đây chùa Báo Ân là một ngôi chùa lớn, có cả trăm gian, ba mươi sáu mái, được xem như là một trong những công trình kiệt tác đã bị giở bỏ để lấy đất làm Phủ Thống Sứ và khách sạn Chính quốc. Chùa Sùng Khánh cũng chịu chung số phận nhưng có điều oái ăm hơn là bây giờ chúng ta đi qua đó thấy một ngôi nhà thờ đã mọc lên với những tháp chuông cao vút.
Bà Nhiêu Sáu pha lại ấm trà rồi rót ra các chén. Mùi tra bốc lên thơm thoảng giữa đêm, Đội Hổ, Chánh Tỉnh, thầy đồ Đàm cùng nâng chén, hớp từng ngụm nhỏ. Thầy đồ nói như để động viên :
- Cứ phải nhẫn nhục, chịu đựng một thời gian. Rồi sẽ có ngày các lực lượng yêu nước sẽ kết hợp với quân của cụ Đề Thám đánh đuổi hết bọn xâm lược, thu hồi lại chủ quyền đất nước. Có điều, là chúng ta phải đồng lòng góp sức thì mới hy vọng việc lớn thành công được.
Ông Nhiêu Sáu bản chất ít nói, tính lại cẩn thận, cũng cảm thấy phấn chấn trong người, liền nói :
- Đúng đó, ai cũng cần phải tham gia, đừng ngại khó, ngại khổ, bàn quan đứng ngoài.
Trời đã khuya, các ngã đường của Hà Thành tối đen như mực. Một vài ánh lửa đèn của người bán hàng rong lập lòe như ma trơi ở các ngõ xóm. Hai vợ chồng chủ quán đứng dậy, kéo cánh cửa, tiễn mấy người bạn ra về.
Các ông Nguyễn Trị Bình, Đặng Đình Nhân, Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Nga đều là những người đi lính cho Pháp, đóng quân ngay giữa đất Hà Thành. Họ sống với nhau lâu ngày trong cùng một đơn vị nên coi nhau như anh em. Ai có chức tước thì được gọi một các tên ngắn gọn nhưng lại hàm ý tôn vinh như Đội Bình, Đội Nhân, Đội Cốc…
Một hôm, Đội Bình chứng kiến cảnh một tên quan hai Pháp, chửi mắng, đánh đập dã man một người lính Việt dưới quyền. Về sau ông cũng tận mắt thấy nhiều cảnh thậm tệ khác của lính Pháp đối xử với lính Việt trong cùng một đơn vị khiến ông rất bực tức, đến nỗi có lúc ông muốn đào ngũ về quê cày ruộng.
Những nỗi niềm ấy, ông thường đem tâm sự với Đội Nhân, Đội Cốc và nhiều anh em khác. Ai nghe cũng lấy làm tức tối, muốn thể hiện thành hành động để bảo vệ danh dự của người Việt. Khốn nạn hơn nữa là thực dân Pháp dùng lính Việt đàn áp các phong trào yêu nước, đốt phá các làng mạc, bắt gà, bắt heo về cung phụng cho chúng.
Nhân nghe Đội Bình nói, Đội Cốc cũng kể chuyện là có lần mình đã ném chiếc giày vào mặt một tên lính Pháp hầu cận, vì dựa quyền cấp trên làm điều xằng bậy với chị em phụ nữ bán hàng rong trước cổng trại lính. Sau vụ đó Đội Cốc suýt bị giáng chức, nhưng rồi ông cũng chẳng hề ngán, hễ cần là ra tay can thiệp, binh vực kẻ ỵếu ngay.
Hàng cơm bà Nhiêu Sáu cũng là nơi mà các ông Đội Bình, Đội Nhân, Đội Cốc và một số binh lính thường lui tới ăn uống, nhất là các chiều thứ bảy nghỉ việc. Qua bà Nhiêu Sáu, nhóm của Đội Bình, đã trao đởi việc quốc sự với nhóm Đội Hổ là đầu mối của Nghĩa quân Đề Thám sau cả hai nhóm mở rộng ra có thêm ông Đông Châu, ông Quang… và các đầu bếp nấu ăn cho bọn lính Pháp như Hai Hiên, Nguyễn Văn Bay, Vũ Văn Xuân…
Dần dà, ông bà Nhiêu Sáu dành cả căn gác của cửa hàng cơm cho các ông làm nơi gặp gỡ, bàn bạc kế sách chống Pháp. Và sau một buổi lễ cắt máu uống thề, các ông đã trở thành đồng chí của nhau. Bà Nhiêu Sáu gánh thêm nhiều công việc của tổ chức, trong đó có nhiệm vụ lôi kéo các chị em phụ nữ khác nhất là vợ của mấy người Việt đi lính cho Pháp, với mục đích dùng họ vào việc làm nội ứng khi có sự biến xảy ra.
Vào một buổi trưa trên đường đi chợ về, bà Nhiêu Sáu kéo cô Đồng Đa là người bạn chí cốt của mình và cô vợ đầu bếp Hai Hiên vào nghỉ chân dưới một gốc bàng đầy bóng lá với làn gió mát thổi lên từ các sông hồ.
Trước khi bắt đầu câu chuyện, bà mở chiếc túi vải lấy cau trầu mời hai người. Cau tươi lại có trầu hương têm cánh phượng, thật là vừa ý đối với người ghiền trầu.Cac bà nói hết chuyện xưa đến chuyện nay, từ chuyện chợ búa, cơm nước, nhà cửa, dâu con, lợn gà. Khi nói đến công việc làm ăn của chồng, bà Hai Hiên nói :
- Các chị tưởng ông nhà tôi làm đầu bếp cho bọn Pháp sướng lắm hả. Nói ra thì xấu hổ lây, chứ bọn Pháp nó bủn xỉn lắm. Nó coi mình như đầy tớ, ghét nhất là mấy mụ đầm, ỷ vào chồng rồi cứ sai vặt, chê bai, quát tháo mình. Nhiều lúc nghe chồng kể mà thấy ứa máu.
Nghe bà Hai Hiên nói, cô Đồng Da cũng tâm sự :
- Chồng tôi làm cu ly còn tệ hơn thế. Suốát ngày dầm mưa giải nắng, cuối tháng chẳng nhận được đồng xu nào! Bọn chủ thầu cứ hẹn lần hẹn lửa, hai ba tháng chỉ lãnh được một ít gạo để cầm hơi.
Bà Nhiêu Sáu đang chăm chú lắng nghe bỗng quay người nhổ phẹc bãi nước trầu xuống đất, kéo vạt áo lên lau miệng, rồi nói :
- Thời buổi này quan quyền còn khổ huống gì chị em mình. Tất cả cũng do cái bọn xâm lược mà ra cả. Đợi đến lúc đánh đuổi hết bọn chúng, họa chăng mới đỡ khổ.
Bà Hai Hiên thắc mắc :
- Chị nói vậy, chứ làm sao mà đánh đuổi được. Bọn chúng súng đạn nhiều lắm. Trước đây, bọn chúng đánh lấy thành Hà Nội chỉ hơn một ngày, dễ như trở bàn tay, ngay cả cụ Hoàng Diệu nổi tiếng mưu lược mà phải chịu tuẫn tiết.
Để giải tỏa tâm lý mặc cảm của một số chị em phụ nữ quanh năm chỉ biết chợ búa, ruộng đồng, bà Nhiêu Sáu chậm rải nói :
- Lúc nhỏ, tôi thường được cha tôi kể cho nghe nhiều chuyện lịch sử của nước nhà. Tôi thấy tổ tiên mình đánh giặc giỏi lắm. Có thời kỳ đất nước bị giặc Hán xâm lược cả ngàn năm mà đến thời Ngô Quyền cũng lấy lại được sự độc lập. Phụ nữ cũng có nhiều vị anh hùng phất cờ khởi nghĩa, chẳng hạn như hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, bà Triệu . Hiện nay, øbà Ba vợ của cụ Đề Thám nổi tiếng kiên cường, giúp chồng xây dựng chiến khu Yên Thế, mưu cầu cứu nước cứu dân.
Nghe bà Nhiêu Sáu giải thích, lòng ái quốc ái quần của hai người bạn cũng như ngọn lửa được thổi bùng lên, ý chí mạnh mẽ hẵn, trở nên đồng điệu, đồng chí của bà Nhiêu Sáu.
Mặt trời đã đứng bóng, cả ba người vội vả quảy gánh về nhà. Và dù không ai nói ra nhưng ai cũng muốn đóng góp sức mình vào việc chung, ngăn chặn sự bạo tàn của giặc.
Khi việc tổ chức tấn công diễn tiến thuận lợi thì nhóm lãnh đạo bàn với nhau, chọn ngày 14-11-1907, trong lúc dẫn lính đi tập bắn ở bãi tập Sơn Tây, bất thần quay trở lại đánh vào các cơ quan đầu não của Pháp. Nhưng rồi đến ngày đó không thực hiện được vì số vũ khí phát ra quá ít, thiếu điều kiện để mở cuộc tấn công trong diện rộng.
Từ lâu bọn mật thám Pháp và bọn Việt gian đã đánh hơi được những động thái của một cuộc bạo động, nên thường kiểm soát các nhà trọ, các quán ăn, những nơi có sự tụ tập đông người, các đơn vị binh lính Pháp có đông lính Việt.
Vào một đêm tháng 5 năm 1908, Đội Bình, Đội Nhân, Đội Hổ… cùng với ông bà Nhiêu Sáu đang họp kín trên căn gác của cửa hàng cơm, thì bất thình lình bị bọn lính Pháp ập vào kiểm tra, lục soát từ dưới lên trên, mọi người tưởng sẽ bị bắt hết.
Bà Nhiêu Sáu nhanh trí chỉ chỗ ẩn núp cho Đội Hổ, rồi bưng mâm cơm đã chuẩn bị sẵn đặt trước mặt những người còn lại, ai nấy liền cầm đũa, xới cơm vào chén, ngồi ăn tự nhiên như các thực khách ở phía dưới.
Bọn lính hung hăng, nạt nộ nhưng khi lên gác trên thấy Đội Bình, Đội Nhân đều là các sếp của cơ pháo thủ số 9, cũng thường đến ăn cơm ở đây như bọn chúng đã nhiều lần thấy nên chẳng làm gì được. Một tên tỏ ra hậm hực chỉ mặt Đội Nhân nói :
- Các ông sao còn ngồi đến khuya thế này ?
Đội Nhân chẳng ngán gì, quát trở lại :
- Bọn tao là lính Pháp, xa vợ con nên đến đây ăn cơm tối. Bọn bây đến kiểm tra theo lệnh của ai ?
- À, ghê thật! Ông có biết Jules Bosch không ? Theo lệnh của ông ta, chứ của ai !
- Có phải cái tên công sứ Hà Đông mê gái rồi làm bậy ? Bọn bay về nói với ông ta lo cút về nước mau để khỏi bị dân chúng trừng trị ! Tội lỗi quá rồi !
Thấy Đội Nhân đối đáp một cách ngang tàng, tên lính Pháp xông tới định đấm vào mặt Đội Nhân, nhưng Đội Bình kịp thời ngăn lại. Quá tức tối nhưng biết chẳng làm gì được, bọn chúng rút đi.
Với thái độ quyết liệt của Đội Nhân, bà Nhiêu Sáu thấy mình mạnh hẵn lên. Bà cố ý nói to để mọi người ở bên dưới cùng nghe :
- Cái thằng Công Sứ Hà Đông thật là độc ác. Nay ra lệnh kiểm soát, mai ra lệnh tăng thuế, chẳng biết đường nào mà tính. Muốn nện cho nó một trận dừ tử mới hả dạ.
Nghe vợ nói, ông Sáu cũng đệm vào :
- Phải như thế mới được, sợ gì bọn chúng !
Càng ngày bọn Pháp càng tăng cường bố ráp các làng mạc xung quanh Hà Nội, tìm manh mối hoạt động của các tổ chức : Trung Châu ứng nghĩa đạo, Hoành Sơn Hội, Nghĩa Hưng Đảng, nhất là các nghĩa quân của Đề Thám đang xâm nhập vào nội thành.
Trước tình hình đó, bộ tham mưu khởi nghĩa thấy không thể trì hoãn thêm nữa nên ráo riết chuẩn bị mở cuộc tấn công.
Do ý đồ xây dựng lại thành phố Hà Nội theo mô hình của Pháp, con đường trước mặt phố Hàng Buồm được mở rộng, đang bị cày xới lên còn ngổn ngang đất đá, mấy ngày mưa xuống sình lên như ruộng bừa. Bọn lính tuần tra ban đêm rất ngại qua đây.
Lợi dụng chuyện ấy, một hôm Đội Bình bí mật triệu tập một cuôc họp gồm 200 người ở chùa Bạch Mã, để bàn kế hoạch khởi nghĩa. Đều là những người có tâm chí muốn hy sinh cho đại cuộc, cứu dân cứu nước, nên ai nấy đều khẩn trương, cẩn trọng, giữ bí mật cho tổ chức.
Đêm đã gần khuya, phố phường tưởng chừng ngủ yên. Trong ánh sáng le lói của ngọn đèn dầu, chẳng soi rõ mặt mày, Đội Bình nói :
- Chúng ta đến đây để bàn cách tổ chức cuộc khởi nghĩa đánh đuổi bọn giặc Pháp, khôi phục lại nền độc lập của nước nhà, xây dựng lại đời sống của dân Việt. Hai mươi sáu năm qua, mảnh đất Hà Thành thân yêu này đã bị bọn chúng giày xéo, đã đến lúc không thể ngồi yên mà nhìn bọn chúng muốn làm gì thì làm.
Nghe Đội Bình nói một cách dõng dạc, mọi người như được sự trợ lực của hồn thiêng sông núi. Với ý chí từ lâu đã được trui rèn qua tổ chức, bỗng nhiên đứng bật dậy hô lớn: Nhất trí.
Một người trong ban chủ trì nhắc nhở là cần giữ sự yên lặng để đề phòng bọn lính tuần tra qua đây phát hiện ra chúng ta đang hội họp là hỏng hết mọi chuyện.
Sau một thời gian dài thảo luận. Đội Bình kết thúc cuộc họp bằng những chỉ thị có tính tổng quát :
- Tùy theo sự diễn biến của tình hình sẽ có những kế hoạch cụ thể. Điều quan trọng làphải tuyệt đối giữ bí mật của tổ chức và dù chết cũng không lùi bước.
Gà phía ngoại thành đã gáy canh một, ếch nhái dưới những ao hồ kêu ộp oạp. Mọi người lặng lẽ ra về. Bóng cây, bóng người đổ dài dưới ánh trăng hạ tuần, lấp loáng trên quãng đường đi đầy những vũng nước sau cơn mưa chiều.
Chỉ sau hai ngày kể từ sau đêm triệu tập đại hội các thành viên chủ lực, một kế hoạch tuyệt mật được ban bố :
- Chọn ngày 27/6/1908 làm ngày khởi nghĩa.
- Sau khi Hai Hiên và các đầu bếp khác bỏ độc dược vào bữa ăn chiều của bọn Pháp, chiếm kho vũ khí, các lực lượng sẽ đồng loạt nổi dậy, được phân bổ địa bàn như sau :
- Đội Nhân điều quân đánh vào Phủ toàn quyền Đông Dương, Đội Bình cho tấn công Bộ tham mưu Pháp, Đội Cốc đánh vào Tòa Thống Sứ Bắc Kỳ. Riêng nhóm thầy đồ Đàm phụ trách hạï cờ Pháp trong thành Hà Nội, treo cờ của nghĩa quân để làm hứng khởi lòng người. Còn vợ chồng Nhiêu Sáu phụ trách nhóm liên lạc giữa các lực lượng.
- Quân của Đề Thám bố trí ở mặt ngoài, chờ phối hợp khi có súng lệnh. Đồng thời nghĩa quân từ Yên Thế cũng sẽ đánh tràn qua Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Sơn Tây, Hưng Hóa.
Với sự phối hợp này, cuộc tiến công sẽ trở thành chiến thuật nội công, ngoại kích, trên diện rộng, khiến bọn Pháp rơi vào thế bị động, lúng túng, chẳng biết đâu mà đỡ.
Sau bữa ăn tối, 125 binh lính thuộc cơ pháo thủù số 40 và 80 tên khác thuộc cơ bộ binh thuộc địa số 9 bị trúng độc, kẻ bị co giật, kẻ bị té xỉu nhưng do độc nhẹ nên chẳng có ai chết.
Tin tức lan nhanh, bọn Pháp báo động và cho thiết quân luật toàn Hà Nội, giữ chặt kho vũ khí nên các lực lượng đã được phân công của ta chẳng có nhiều vũ khí để mở cuộc tấn công như đã ấn định. Lực lượng Đề Thám ở phía ngoài chẳng nhận được hiệu lệnh, chờ mãi đến khuya đành phải rút lui. Cuộc nổi dậy đã bị thất bại.
Sáng hôm sau tên Trương là lính thuộc cơ số 9 một trong những người tham gia bỏ độc dược vào thức ăn, hoảng sợ đến nhà thờ Hà Nội xưng tội. Sự việc được báo ngay cho trung uý là Delmont Belet. Bởi vậy, một số thủ lĩnh bị lính Pháp bắt một cách dễ dàng như Độïi Bình, Đội Nhân, Đội Cốc… đầu bếp Hai Hiên chạy thoát qua một tỉnh khác nhưng bọn thực dân Pháp chơi trò tiểu nhân, bắt và đòi giết hết dòng họ ông nếu không đi gọi ông về. Cuối cùng ông phải ra đầu thú để cứu lấy dòng họ. Trường hợp ông đồ Đàm cũng vậy, ông đã chạy về ẩn náu ở quê nhà là làng Tạ Xá, nhưng sau cũng phải tự nộp mình để khỏi liên luỵ đến dân hai làng Tạ Xá quê nội và Văn Hội quê ngoại khi thực dân Pháp đòi đốt hai làng này.
Để trả thù cho số lính Pháp bị đầu độc, đồng thời răn đe, khủng bố tinh thần ấi quớc của người Việt, vụ án đã được đưa ra xét xử tức khắc.
Vào ngày 06/7/1908 Jules Bosch ngồi ghế chủ tọa hội đồng đề hình Bắc kỳ kêu án xử chém Đội Bình, Đội Nhân và Đội Cốc. Hai ngày sau, cả ba người bị đưa ra chém đầu ở bãi Gáo, gần cột cờ Hà Nội và thầy đồ Đàm, ong Hai Hien cũng chỉ sau một thời gian ngắn bọn chúng mở phiên tòa tiếp theo và cũng bị chém đầu ờ bãi vườn Bàng thuộc xã Nghĩa Đô, gần chợ Bưởi. Thủ cấp của họ bị bỏ vào rọ tre đem bêu ngoài chợ hay ở quê nhà của họ.
Về sau, một số người khác lại tiếp tục bị rơi vào tay giặc. Có thể qua vụ này, 16 người đã bị xử chém, 6 người bị kêu án tử hình vắng mặt, 4 người bị án chung thân… và bao nhiêu người án giam nữa.
Mỗi lần đưa tù nhân ra pháp trường. Thực dân Pháp lại huy động người dân Hà Thành đến chứng kiến hầu làm nhụt chí đấu tranh của quần chúng, nhưng kết quả ngược lại. Khi nhìn thấy đầu của những bậc anh hùng rơi xuống, dòng máu Việt vọt ra, ai nầy đều căm tức bọn cướp nước và lòng ái quốc lại dâng trào.
Bởi vậy, đi tới đâu cũng nghe người dân luận bàn về sự kiên cường, dũng cảm của các tử tù. Họ ca ngợi thái độ hiên ngang của Đội Nhân khi bước ra bãi chém. Lời ông “Ta không làm loạn mà chỉ trung với nước” như một lời hịch. Cũng như những câu chuyện đầy huyền thoại xung quanh cuộc đời của Đội Bình, độc Cốc và nhất là thầy đồ Đàm, ông Hai Hiên về việc học trò, dân làng làm lễ tế sống trước khi phải ra đầu thú để cứu dòng họ, dân làng khỏi bị bắt bớ, giết hại. Hình ảnh thầy đồ Đàm hai tay bị trói, ông dùng chân viết thư dặn lại con báo thù cho cha, rửa hận cho nước; hoặc trước lúc bị chém ông cởi áo gởi về cho vợ để may áo cho con vì biết gia đình quá thiếu thốn.
Trong nhà lao Hỏa Lò, vợ Hai Hiên đã chết, còn bà Nhiêu Sáu thì đang bị tra tấn một cách dã man, vì bọn chúng cho rằng bà là đầu mối liên lạc nên muốn khai thác tiếp đề tìm thêm một số thủ phạm.
Trong một lần hỏi cung, bà bị nhiều đòn roi nhưng vẫn hiên ngang trả lời khi tên lính Pháp hỏi ?
- Bà tên gì ? Ở đâu ?
- Ta tên là Nguyễn Thị Ba tức là Nhiêu Sáu, chủ hàng cơm số 20 phố Cửa Nam.
- Có phải ở đó, bọn nổi loạn thường gặp nhau đề bàn kế hoạch ?
- Ta chỉ biết những người thường lui tới ăn cơm mà thôi.
- Bọn nổi loạn có bao nhiêu người ? Ai cầm đầu ?
- Không biết.
- Chồng bà hiện nay trốn đâu ?
- Không biết.
- Bà có tham gia không ? Chức vụ gì ?
- Người yêu nước, không cần chức vu, dịa vị .
- Vì sao họ nổi dậy ? Pháp là mẫu quốc mà.
- Họ nổi dậy để đánh đuổi bọn cướp nước, dành độc lập tự do cho dân tộc. Và chỉ có Việt Nam là mẹ, không có mẫu quốc nào khác.
Mỗi lần hai tiếng “không biết” thét lên, bọn chúng lại quất roi vào tấm thân mãnh khảnh của bà khiến áo quần rách bươm, máu nhỏ giọt tím bầm xuống mặt sàn gỗ của khu xà lim.
Biết là không khai thác được gì bằng biện pháp hù dọa, đánh đập. Bọn chúng đã dùng thùng bê tông có găm đều mũi sắt nhọn ở bên trong, dộng bà vào rồi lăn tròn mặc cho bà kêu gào. Cuối cùng bà đã chết giữa Hỏa Lò Hà Nội.
Trời lại vao đông.Những con dường lịch sử của Hà Thành,Thăng Long cũ như ngập chìm trong mưa bão,trong uât hận,trong nỗi tiếc thương khơng cùng.Tuy việc đại sự cứu nước, cứu dân không thành, nhưng Bà Hai Hiên và những người tham gia bị chém bêu đầu ở bãi Gáo, ở vườn Bàng, bị chết trong lao tù, thật là những bậc anh hùng mang đầy khí phách của dòng giống Lạc Hồng./.