kỳ 7
C
húng tôi đã thêm được một cháu gái nữa: Đỗ Thục Tường Khê- gia đình lúc này đã có 4 con- hai trai, hai gái, như vậy là quá lý tưởng! Tiền lương
trung sĩ 1 dưới 30 ngàn thật chật vật, tac phẩm không bán được, viết báo thì không; vợ tôi ở nhà chăm sóc con cái. Có một
buổi ,nhận lệnh đi công tác đột ngột ở một sư đoàn KQ -nhà sạch không còn một đồng bạc, tôi lại đôn đáo đi chạy tiền. Có tối phải đạp xe
đạp lên tận ngã tư Lê Quang Định -Gò Vấp, canh làm sao cho chủ nhà xuất bản Kiều Công Nhịn có ở nhà để vay tiền
ứng trước- vì họ đã nhận xuất bản" Maiakovski, thi sĩ Nga" tôi dịch tự-sự-kể Elsa Triolet. ( Maiakovsli,
Thi sĩ Nga- Nxb Kiều Công Nhịn, Saigon 1971). Cũng may, lần này gặp, anh Nhịn đưa cho tôi 5000 đồng; vậy là thoát được phương
án hai- dự tính sẽ xuống nhà ông Trần Tuấn Kiệt. Chẳng thể quên, đã có lần túng quẫn quá, xuống nhà Kiệt- lúc này thuê ở 516/ 2 Phan
Đình Phùng, quận 3-nhà thơ trẻ đã cho tôi 500 đồng, vậy là có tiền mua sữa đặc cho con. Lúc này , Trần Tuấn Kiệt có đồng ra, đồng vào,
vì anh vừa viết báo thường xuyên, vừa làm nhà xuất bản. Nhớ đến vợ chồng Kiệt, khi còn thuê nhà ở Trần Kế Xương bên Gia Định-
mỗi lần tôi ở Vũng Tàu về, đều ghé qua xem vợ chồng Kiệt sống ra sao? Thì lần đó ,gặp thiếu úy Địa phương quân , theo Kiệt giới thiệu, làm thơ ký
bút danh Du Tử Lê. Kiệt phụ chú, nhà thơ trẻ này , không chỉ làm thơ , còn có số đào hoa, nên cô kia ( chỉ vào một cô gái đang
ở trong nhà Kiệt) được gửi tạm. ở đây cho khuất mắt" cô cả". Vợ Trần Tuấn Kiệt rất tốt với bạn bè văn
chương của chồng, nên dễ chấp nhận; mặc dầu biết cô cả của Du Tử Lê sống ở khu nhà trong ngõ hẻm Xóm Chuồng Bò ở Ngã 7.
Bây giờ là năm 1967, tôi đã đồng hóa lính Không quân, viết báo Lý tưởng và Chính huấn. Ngày ngày, thời
khóa biểu vẫn giống như mọi ngày, sáng tạt qua sở, chiều 1 giờ đi học anh văn ở Staff Development Center, 41 Sương nguyệt Anh.
Ngày nào cấm trại 100% thì phải ngủ trại, ba lần điểm danh, ngày đi công tác thì thoát được thông lệ này. Cúng có tối điểm danh xong,
tôi thoát trại bằng Sự vụ lệnh do Tư lệnh Không quân ký cho xuất trại ( kể cả cấm trại, cấm quân) , ra nhà Phát, để xe Honda lại; Phát chở
tôi đến rủ Đàm Xuân Cận- ba chúng tôi đến quán , một cô chủ quán rất dễ thương nhâm nhi cà phê. quán nằm ở khu chung cư Nguyễn Thiện Thuật. Và
đại úy KQ Phát thường cho tôi xăng, và anh biết rõ, có lần hết xăng đổ vào xe gắn máy- vợ tôi phải qua nhà hàng xóm giật tạm chị
Năm giúp việc 500 đồng ,đủ mua 2 lít xăng. Chị Năm làm công cho nhà chuẩn úy Tiên rất tốt với chúng tôi ( sau 1975, nghe tin chị
là Quận ủy một vùng ven - hèn nào, mỗi khi Quân cảnh bố ráp nhà, chị chạy sang nhà tôi núp, vậy ra, chị ở trong Cư xá Phi
Long , không phải chỉ là giúp việc đâu?).
Lúc này, anh Đàm Xuân Cận cũng từ Úc đã trở về - anh sang bên ấy dạy Anh văn cho RAAF School ( trường Không quân
Hoàng gia Úc) -và anh cho biết , có ghé qua Singapore nhận tiền thưởng ba ngàn đô Mỹ .( tu chỉnh English for today) . Và anh
mua tặng tôi một chiếc máy chữ Olympia do Đông Đức chế tao, tuy không bền bằng máy cùng lọai Tây Đức; nhưng đánh bản thảo, và stencil
khá tốt. Anh tiếp tục dịch sách tôi ra anh văn, đôi khi tù túng không khí ở thành phố, rủ Phát lái xe hơi Wolswagen mà
anh đem từ Úc về, chở vợ chồng tôi xuống Mỹ Tho chơi. Anh Đàm Xuân Cận không chỉ dịch sách mà thôi, đóng góp khá nhiều tiền cho
việc ấn loát sách dịch Dai Nam Van Hien Publishing House, như vậy mới in được " Thephong by Thephong, The writer, the work &
the Life, 133 trang A4,. Voices, thơ tuyển của một số nhà thơ đang lên của Saigon. Sau này
TENGGARA cho in lại trên tạp chí. ( rồi ngoài 40 năm sau, Amazon.com in lại , dạng ebook, bán $64,99 /cuốn (
www.amazon.com/Thephong-writer-work-life,
autobiography/dp/B0007JUSLA 150 K )- tôi đã gửi "Thư ngỏ gửi Ông Jeff Bezos, Tổng giám đốc và đồng kính gửi Ngài Michael Michalak,
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việtnam nhờ can thiệp , buộc Amazon.com trả bản quyền cho tác gỉả Thế Phong ( Google/ Search / Thephong writer,
web trang 1, và trên Yahoo / Search/ thế phong ( web trang 1) . Và đếm được trên Google/ Search,
có đến 6, 7 nxb ở Mỹ in A Brief Glimpse at the Vietnamese literary, 1900-1956-. nào là : Amazon.com, đến Theis,
Booknear, Open Library beta, getCITED vv...
Có một lần, họa sĩ Thái Tuấn ( 1918-2007) gặp, thông báo tin ông Leonard Overton, người Mỹ , tr phụ trách Asia Foundation (
cơ quan viện trợ tiền cho Việt nam làm báo chí, phổ biến tư tưởng văn hóa Mỹ) muốn gặp tôi ở 46 Đoàn thị Điểm, quận 3, có ý mời tôi
tham dự hội thảo văn chương Đại học Iowa, mà Dr Paul Engle làm chairman .( chủ tịch) . Khi đến ,
tôi rủ anh Đàm Xuân Cận đi cùng ,đóng vai thông dịch. Anh Cận thông dịch chậm, và lối nói khác xa với cách dịch thuật. Kể chuyện này
ra , nghe thật buồn cười, nhiều người nói không mấy lưu loát ; mà dịch thuật rất tài tình- và anh Cận thuộc
loại thứ hai. Chẳng vậy, mà tạp chí TENGGARA đã giới thiệu tài dịch thuật X.H. như sau :"...đặc điểm
thơ Thêphong là khó dịch, và dầu sao đi nữa; tôi không có ảo tưởng rằng vốn anh ngữ của mình sâu nhiệm. Tin rằng sẽ có một ngáy nào đó, có một
thi nhân tài ba, đọc lại, hiệu đính, để trả lại sự công bình nguyên tác..."- thì giáo sư Lloyd Fernando, Trưởng Khoa Anh ngữ Đại
học Malaya, kiêm chủ bút tạp chí TENGGARA, đã phải nói lại:"...chắc chắn đọc giả có thể cảm nhận được rằng, dịch giả nói vậy,
là không công bằng đối với chính ông..". (1) .
Mà cũng chính giáo sư này, phụ trách TENGGARA DIARY (2) , trước mặt ông ngùn ngụt núi bản thảo của các nhà văn,
thơ trong Ceylon Times gửi đến, sau khi đọc xong, một nỗi buồn dâng lên mênh mang- ấy là đối với người biên tập. Có một tác
giả gửi thơ đăng, đã có câu thòng :"... nếu ông đồng ý đăng bài thơ tiếng anh của tôi, thì tôi sẽ đặt mua báo các ông, hơn nữa,
còn khuyên 25 cậu học trò của tôi cũng mua báo các ông nữa". Kết cục, " bài thơ" không được TENGARRA đăng, lại
phải nhận những câu viết, đại để đọc xong, như nhận một khổ hình, qua lời trưng dẫn ,thêm câu được gọi là thơ
trong bài" Ireland, A Tourin Verse" , tác giả, " thì sĩ thầy giáo" nước Ceylon!
Và trong cùng bài ấy, ở đọan cuối bàn về tài năng thi ca một nhà thơ khác của Indonesia, Taufiq Ismail , và nhắctới Việtnam,
có tôi trong đó .(3) Sau khi đọc, từ đây, tôi rút thêm được một kinh nghiệm tâm lý chung, chẳng phải đối với nhà thơ
nước tôi đâu; mà cũng có nhà thơ ở nước khác nữa - khả năng thơ thì kém cỏi ,lại thèm danh vọng cách mù quáng, còn mong
được đề cao- nên " thầy giáo tác giả nước Ceylon" , dụ dỗ chủ bút TENGARRA như thê này. Ông chủ bút ơi, đăng
thơ đi , ông ta sẽ làm lợi bằng cách đặt mua báo, chưa hết,., còn khuyến khích 25 tên học trò cùng mua báo nữa . Vậy
thì, nhà thơ vẫn cần phải có khả năng thơ ca trước đã; để tạo cho mình một bản sắc nào đó; chứ không phải dễ dàng mua chuộc bằng mồi nhử lợi
lộc được ?!
Những tác phẩm của tôi được nước ngoài biết tới- công lao lớn nhất thuộc về anh Đàm Xuân Cận
(1939- ) .Nếu không có anh, thì tác phẩm của tôi có " hay cách mấy,"
(4)cũng chỉ được biết đến quẩn quanh trong só bếp một nhược tiểu quốc, chẳng ai biết tới, mời đi dự hội thảo văn chương
này nọ ở Đại học Iowa,( Dr. Paul Engle mời , nhẫn nhục chờ đợi 4, 5 năm liền, cuối cùng Tòa Đại sứ Mỹ
tại Việt nam khộng cấp visa. ( thời Đại sứ E. Bunker) - hoặc truyện ngắn Immondices dans la banlieue được
đặc phái viên Jean-Claude Pomonti đưa về đăng trên Le Monde Diplomatique ở Paris . ( 12-1970 ) .
(1: The poems reprinted here are taken from a mimeographed collection of poetry by the Vietnamese poet, Thêphong, entitled" Vietnam: the sky under fire and flames", published in Saigon, May 1967. The collection was obtained for TENGGARA by the young Indonesia writer, Bur Rasuanto, who was on a visit there recently.
Thêphong was born in 1932 at Nghia Lo, Yen Bai, and spent his childhood in the nothermost part of Vietnam. He took part in the resistance at an early age and has been a farmer, soldier, poetry and critiques. X.H. ( Dam Xuan Can) , in presenting his English translations of Thêphong's poems in" Vietnam: the sky under fire and flames" , wrote: " Thêphong's poems are particularly difficult to translate, and I have no illusion whatever about my command of English. I trust that one day a poet of talent will revise this version and do more justice to the otiginal".
Readers are bound to feel that X.H. ( Dam Xuan Can) does not do himself justice.
( TENGGARA, April 1968, Volume II, Number I. )
(2: "... When I ( Pr. Lloyd Fernando) had put down the last manuscript a great melancholy had desended on the editor...(....)
" If you had accepted my "Ode "for publication, the like of which has never seen before ( he was problably right there) , I would have
taken out a subscription to your journal and, what is more, have persuaded 25 of my pupils to buy it too!." We must put the best face we
can on our loss.( TENGARRA, October 1968, Volune II, Number I).
(3: ..." In looking for the best work by Southest Asian writers, TENGGARA plays it quite literary by ear. The 1967 number was much enhanced by,
among much other excellent work, the tragic simplicity of Taufiq Ismail's poems. Readers of that issue will know how Taufiq's poems were
obtained.
For the present issue we were fortunate again in discovering the English translation of a book of poems by the Vietnamese poet, Thêphong.
The selection we publish here is a moving reminder of the spiritual devastation and waste his country has undergone for twenty years without
respite. We hope to publish more of Thêphong's work in the near future..." ( TENGGARA DIARY, Volume II, Number I).
(4: Những tác phẩm do Đàm Xuân Cận dịch sang anh ngữ:
" Vietnam: the sky under fire and flames", "South Vietnam, the baby in the arms of the American nurse"," Uplipting Poems," " Asian Morning, Western Music, preface by Professor Lloyd Fernando" .( poems) . Riêng tập thơ Uplipting Poems đã được một nxb ở Huê Kỳ in lại.
"I was an American militiaman , second edition, change title " The Ordeal of the American militiaman ".( reportage) .( tập ký sự này được một nxb ở Huê Kỳ in lại) .
" The Rubbish tip outside the City ( short story) .
" A Brief Glimpse at the Vietnamese literary scene, from 1900-1956 ( critiques).( cuốn này, 5,7 nxb ở Huê Kỳ in lại, trong đó Library of Congress
in lại và thay bìa ( change cover).
(5: truyện ngắn RỒI CHÚNG TÔI BAY MẤT ĐI của Thế Phong - tác giả tạm lược bỏ. (Chú thích: 5/2010)
Đồng Văn xb & Nhà Văn Nghệ Cali -USA- phát hành, 1995)