Đ
ó là một miền quê có biển, người Sài Gòn không một ai ngờ được rằng nơi vùng quê xa xôi hẻo lánh ấy lại có một bờ biển xanh biếc, thoai thoãi chạy dài, với một vẻ hiền lành êm ã đến thế, vẩn còn nét rất hoang sơ mộc mạc vì chưa có bàn tay con người can thiệp vào, như người con gái chân quê xinh đẹp một cách tự nhiên trong sự giãn dị, chất phát, không chút lụa là son phấn.
Tôi biết đến vùng biển miền quê này do một sự tình cờ - có thể gọi là may mắn – trong lần tôi lái chiếc xe du lịch 24 chổ ngồi- theo đưa nhóm nấu ăn về xã Phước Tỉnh hai ngày để nấu đám cưới cho một gia đình có con gái lấy Việt Kiều, xe rẽ vào một con đường đất nhỏ hẹp, hai bên là những ruộng lúa và rau xanh, sau đó quẹo qua trái chừng chục mét thì đến nhà có đám cưới.
Phận sự của tôi đơn giản là lái xe theo hợp đồng chở nhóm nấu ăn xuống đây và chờ đến chiều mai đón họ về. Thời gian quá rảnh rổi chẳng biết làm gì tôi đi thơ thẩn quanh làng để xem cuộc sống và phong cảnh ở nơi đây. Thật tình mà nói vùng quê này sao mà buồn quá, nhà cửa thưa thớt, nhỏ bé và đơn sơ. Hình như chỉ nhà có đám cưới là khá giả nhất vì cô con gái đi làm công ở tận Sài Gòn có chút nhan sắc, quen và lấy được Việt kiều…
Thấy tôi có vẻ lạ hoắc, ăn bận lịch sự nên mấy bà, mấy cô làm ruộng đứng nhìn chăm chăm, có thêm một đám con nít thò lò mủi xanh chạy theo líu lo hỏi chuyện:
- Bác ở đâu đến đây thế? Bác kiếm ai vậy? Sao bác lạ quá nhỉ?...
Tôi cười vuốt mái tóc vàng hoe khét nắng của một thằng bé có vẻ lanh nhất trong đám, vừa trả lời vừa hỏi nó:
- Bác ở Sài Gòn, à này, ở đây có nơi nào vui để chơi không?
Tụi nhỏ nhao nhao đua nhau chỉ chỏ:
- Có biển đấy ạ, bác thích biển không? Cháu dẫn bác ra biển chơi nhé.
Tôi ngạc nhiên trố mắt nhìn mấy đứa bé khi mà tôi chỉ thấy quanh đây toàn là những thửa đất trồng lúa và rau xanh, tôi hỏi:
- Đây mà cũng có biển? Thật không?
- Thật mà, bác cứ đi theo tụi cháu.
Thế là mấy đứa bé kéo tay tôi chạy băng băng về phía trước theo con đường đất nhỏ xuyên qua mấy thữa ruộng…
- Đó, biển kìa bác…
Tôi ngạc nhiên đến há hốc mồm khi trước mặt tôi đúng là biển thật, một màu xanh biên biếc của nước, một màu vàng mơ của cát và từng đợt sóng trắng xóa đang nhấp nhô vổ vào bờ, những làn gió mát từ biển thổi vào mặt tôi mang theo mùi muối mặn. Biển đẹp quá, thật tuyệt vời làm sao, tôi theo mấy đứa nhỏ chạy ào xuống nước, cùng nhau đùa nghịch với sóng biển và cười vui vang trời.
Đưa cho mấy đứa nhỏ một ít tiến gọi là “ trả công” đã đem tôi đến với biển, tôi ngồi dưới gốc cây phi lao nghĩ mệt và nhìn những con tàu ở tận ngoài khơi; rất nhiều và nhỏ xíu.
Bãi cát trãi dài thoai thoải không có chổ trủng hay đá san hô ngầm, trên bờ chỉ có chừng mười mái nhà lá rách nát nằm lưa thưa, nhà nọ cách nhà kia bằng một hàng rào cây tràm vàng và vài ba cây phi lao. Bất chợt tôi nghỉ: “ phải kiếm mua một miếng đất ở đây mới được”, vì tôi có đến năm đứa con còn nhỏ, với bờ cát có độ lài này thì thật là an toàn khi các con tôi được về đây tắm biển.
Tôi đi vào sân nhà của một người đàn bà đang ngồi vá lưới, thấy khách lạ chị ngừng tay ngước lên nhìn tôi và hỏi:
- Bác kiếm ai thế ạ? Bác ở đâu đến đây vậy?
Giọng Bắc của chị tuy mang âm hưởng nhà quê, hơi cứng nhưng khá ngọt ngào, đôi mắt có đuôi dài bén ngót, mủi dọc dừa và cái miệng có duyên, chị còn trẻ, khoãng bốn mươi tuổi mà thôi. Tôi ngồi lên cục đá chẽ nằm dưới chân nơi tôi đang đứng và nói chuyện vu vơ:
- Không ngờ nơi đây có biển, hoang sơ mà đẹp quá…À, tôi ở Sài Gòn…mấy đứa bé trong làng dẫn tôi ra đây.
- Vâng, biển của chúng em đẹp lắm đấy bác ạ.
- Chị vô đây lâu chưa?
- Vâng, gia đình em vào đây được mười năm rồi đấy bác ạ.
Chị tiếp tục công việc vá lưới sau khi trã lời mấy câu hỏi của tôi, đôi tay của người đàn bà này đen mốc và thô ráp, chai sần nhưng lại rất nhanh nhẹn, cầm con thoi thoăn thoắt đưa qua đưa lại vá mảnh lưới rách, như một người nghệ sĩ đang múa với những ngón tay của mình. Tôi tiếp tục câu chuyện thăm dò:
- Chồng và các con chị đâu mà chị vá lưới một mình?
Chị cười, rất xinh:
- Vâng, nhà em đi biển lưới cá rồi bác ạ, các cháu đi nhặt ốc mỡ…đấy…bác thấy một đám con nít ngoài kia kìa…có con em trong ấy đấy ạ.
Tôi nhìn theo hướng tay chị, ừ ha, tôi đã không để ý đến một đám choai choai đang lao xao ngoài bãi cát nơi mấp mé những bọt nước cuối cùng của con sóng, chị nói tiếp:
- Chắc nhà em cũng sắp về rồi đấy.
- Anh đi tàu đánh cá à?
Chị cười buồn:
- Ối giời, nhà em chỉ đi thúng thôi ạ, bốn giờ sáng là đi rồi, mãi trưa mới về, hôm nay lại về muộn.
- Nơi này đẹp mà sao ít người ở quá hả chị?
- Bác nói thế chứ chúng em ớn biển lắm, chỉ mong sao có tiến thì vào mải phía trong mua một rẻo đất xây cái nhà nho nhỏ, ở nhà lá khổ lắm bác ạ…chúng em đông con, làm ngày nào thì cứ là xào ngày đó, vất vã lắm bác ơi.
Tôi cười nữa đùa nữa thật:
- Cho tôi hỏi nghen, ở đây có ai bán đất không? Tôi muốn mua một miếng…
Chị tròn mắt:
- Bác…bác nói thật chứ?
- Thật mà, chị coi có ai bán thì chỉ dùm tôi, tôi cho chị tiền cà phê, mà phải là đất mặt biển như thế này mới được chứ vô trong nữa thì tôi không mua đâu.
Chị ta vội vàng nói mà không chút chần chừ suy nghĩ:
- Nếu thế…bác mua đất của em nhé, chúng em bán đấy.
- Thật không? Bao nhiêu tiền?
Chị cao giọng:
- Vâng…thật đấy ạ, chúng em đâu dám đùa, mà thôi, em mời bác vào nhà em xơi nước đã, nếu bác muốn mua, chờ nhà em về rồi ta nói giá cả luôn, bác nhé.
Người đàn bà đi đôi guốc mộc giãn dị mời tôi vào nhà, trong nhà có một bộ xa lông bằng gổ gồm một cái ghế dài, hai ghế ngắn, một cái bàn, ghế có những thanh gổ xếp ngang, vì không có nệm nên ngồi không êm cho lắm, chị pha nhanh một bình trà mời tôi, mùi thơm của trà thật dễ chịu, chị khoe:
- Trà Bắc đấy bác ạ, của bố chồng em từ Nam định gởi vào cho…
- Chị là người Nam Định?
- Vâng, chúng em quê ở Hải Hậu.
Tôi nhìn quanh, trong nhà không có gì quí hơn bộ ghế gổ này, cái tủ áo quần xập xệ mất hết một cánh cữa, một cái giường cũng xập xệ không kém, chị hơi ngượng khi thấy tôi nhìn quanh nhà, tôi cũng hơi ngượng vì sự tò mò của mình. Chị nhìn ra cửa và reo lên:
- A…nhà em về rồi đấy anh ạ…ông Chiến ơi, nhà ta có khách này…
Tôi đứng lên chào người đàn ông chủ của cái nhà lá này, anh ta cười xởi lởi vui vẻ, mới nhìn thôi đã có cảm tình rồi vì vẽ hiền lành, đôn hậu của anh, một cái bắt tay khá chặt giữa hai đứa tôi…:
- Mời bác ngồi đi ạ, vậy chứ…bác là người ở đâu đến ạ?
Chị vợ nhanh nhảu nói ngay:
- Bác ở Sài Gòn ra đây, bác hỏi mua đất, tôi bảo bác ấy mua đất của chúng mình…ta bán cho bác ấy đi ông nhé…
Anh chồng điềm đạm uống một hớp nước trà, thở hắt ra, nói:
- Vâng, nếu bác muốn, không dấu gì bác; tháng trước chúng em gã con gái, theo phong tục ở quê chúng em thì khi con gái lấy chồng, bố mẹ nhà gái phải có của hồi môn, chúng em phải đi vay hết mấy chỉ vàng đấy bác ạ, đang cố đi biển để kiếm tiền trả từ từ bớt nợ…nếu bác có lòng muốn mua thì chúng em cũng có lòng muốn bán.
Tôi đi ngay vào vấn đề:
- Anh chị định bán bao nhiêu?
Chị vợ lại nhanh miệng nói thay chồng:
- Bốn cây tư…ông nhỉ.
Người chồng hơi giật mình, nhướng mắt lên một tí nhìn vợ, chị vợ không để cho chồng có dịp mở miệng, lật đật nói tiếp:
- Chúng em quyết…bốn cây tư nhé bác.
Lúc này chồng mới được nói:
- Đất em rộng lắm bác ạ…
Tôi hỏi:
- Diện tích là bao nhiêu?
Chị vợ tròn mắt nhìn chồng, có lẽ chị không hiểu “ diện tích” nghĩa là gì, anh chồng có vẽ hiểu biết hơn, đứng lên nói với tôi:
- Bác theo em ra ngoài, ta đo xem dài rộng bao nhiêu nhé.
Chúng tôi ra ngoài, anh ta sãi từng bước chân để đo chiều dài và chiều rộng, tôi đi theo cùng đếm với anh ta, mổi bước chân ướt tính là một mét, cuối cùng có: Chiều ngang mười hai bước chân, chiều sâu là ba mươi sáu bước, dài nhân rộng là ra diện tích, đơn giản hết sức và giá bán chỉ có hai cây tư thì quá rẽ so với người Sài Gòn.
Tôi ngồi nói chuyện một lúc, giới thiệu mình tên là Thành, thứ ba nên thường gọi là anh Ba, làm tài xế xe du lịch, vợ tôi dạy học, có năm con…còn anh ta tên là Chiến, anh cả trong gia đình nên gọi là bác Cã Chiến, bảy người con…tôi hứa hẹn với họ là nhất định sẽ mua, hôm nay là thứ bảy, chiều mai về lại SG, thứ hai tôi sẽ đưa vợ tôi ra đây…chắc chắn là như vậy. Hai vợ chồng tiễn tôi ra về, có nhiều người hàng xóm ở mấy nhà bên cạnh xúm xít bu lại hỏi thăm hai vợ chồng anh Chiến.
Tôi trở lại nhà có đám cưới, ngồi ngoài xe móc điện thoại ra gọi về cho vợ:
- Alô, em à…ở đây có biển đẹp lắm, anh hỏi mua được một miếng ngay mặt biển…chờ anh về sẽ kể cho em nghe.
Vợ tôi tròn xoe mắt khi nghe tôi kể chuyện về miếng đất và quyết định của tôi mà không cần bàn bạc với cô ấy, nhưng vì đây là dịp may, là Chúa Mẹ cho gặp được, là cơ duyên trời đưa đến…thì phải quyết định ngay, tôi cười nói đùa cho cô ấy không giận:
- Anh đành phải “ tiền trãm hậu tấu” vậy…sáng mai anh đưa em ra đó, cũng không xa, chỉ cách Sài Gòn 110 km, lại không phải đi qua cầu Cỏ May, mai mình đi thật sớm, em nhớ đem theo tiền.
Vợ tôi gật đầu:
- Gần hơn Vũng Tàu 15 km.
Tôi chở vợ đi mua đất biển bằng xe du lịch Toyota bốn chổ ngồi. Thấy xe chạy qua những thửa ruộng lúa và rau xanh, vợ tôi cứ sốt ruột hỏi:
- Sao chưa tới biển? Bao giờ mới thấy biển? Toàn ruộng với ruộng không hà…
Tôi cười:
- Sắp tới rồi, em đừng có rối lên như thế…kìa…tới rồi đó.
Trước mắt chúng tôi là một khoãng xanh của trời và nước giao nhau, từng lớp lớp sóng trắng xóa đang vổ vào bờ. Vợ tôi trố mắt nhìn, ngạc nhiên và thích thú chồm qua ôm lấy tôi, không nhớ rằng tôi đang lái xe, nàng reo lên như con nít:
- Ôi chao, đùng một cái biển hiện ra trước mắt, đẹp quá, thích quá anh ơi.
Vì đã hẹn trước nên hai vợ chồng anh Chiến ở nhà chờ tôi, họ mừng rỡ chạy ra đón khi thấy chúng tôi vừa bước xuống xe. Chị vợ nhìn vợ tôi lom lom tứ đầu xuống chân, những người hàng xóm cũng bu lại trấm trồ – vợ tôi là một người phụ nử xinh đẹp, sang trọng và đài các, da nàng trắng mịn tuy không thoa phấn, môi nàng hồng tươi khi phớt nhẹ lên một chút son, đôi tay nàng thon thon từng ngón nuột nà, tóc nàng lúc nào cũng dài quá vai một tí, cắt từng lớp khéo léo và được uốn nhẹ để tạo thành những nếp bồng bềnh, dáng vợ tôi cao cao, nàng có một vẻ rất đặc biệt, rất Tây khi mặc quần Jean xanh nhạt, áo thun trắng và mang đôi giày thể thao, nhìn nàng thật mi nhon và có vẻ Sport lại rất trí thức khi đeo mắt kính cận – tôi nắm tay vợ đi vào nhà anh Chiến, đám đàn bà con nít theo sau.
Không trã giá vì vợ tôi nói:
- Anh chị phải bán nhà trả nợ, chúng tôi không nở kì kèo bớt một thêm hai, cứ làm giấy chồng tiền thôi.
Anh Chiến mừng rỡ:
- Phúc cho chúng em quá, tháng trước trên xã có cho người về đo đạt kê khai để làm sổ đỏ, bây giờ mình viết giấy tay, em sẽ lên xã khai báo đổi lại tên anh chị nhé.
Vợ tôi lấy trong túi xách ra mấy bịch kẹo đưa cho đám trẻ con hiếu kỳ đang đứng ngoài cửa, chúng nó vui mừng chạy ra biển, chia nhau,cải nhau chí chóe, mấy người đàn bà không chịu rời mắt khỏi vợ tôi. Chị chủ nhà nắm tay vợ tôi tấm tắc khen mãi:
- Bác gái đẹp quá, sao tay bác mềm thế, chã bù cho tay dân chài chúng em, sao da bác trắng thế? Sao dáng bác sang thế.?...
Tôi bật cười, nhớ đến những câu hỏi trong truyện “ cô bé quàng khăn đỏ”, cũng may vợ tôi không phải là “…” thôi; không dám ví von, nàng giận thì mệt lắm lắm…
Chúng tôi ra về sau khi chồng đủ tiền quy ra vàng, làm giấy tay và mướn lại anh Chiến trông coi đất, mổi tháng trả ba trăm ngàn ( vào thời điểm 1995 ). Mấy người hàng xóm của họ đến nhờ vợ chồng tôi có thể giúp họ bán những miếng đất bên cạnh nhà anh Chiến hay không? Vợ tôi vui vẻ hứa sẽ đưa bạn bè ra mua, họ mừng lắm. Theo đó thì vợ chồng anh Chiến bán được mảnh đất với giá cào, có nghĩa là anh chị ấy “vô mánh”.
Trên đường về vợ tôi hào hứng vẽ ra một bức tranh thật đẹp cho ngôi nhà ven biển của chúng tôi, nàng còn tính chuyện sẽ kêu bạn bè xóm giềng ở Sài Gòn ra đó chơi, đương nhiên là tôi phải lái chiếc xe 24 chổ đưa họ đi theo ý vợ.
Một sự tình cờ đầy may mắn, một cơ duyên trời dành sẵn để cho chúng tôi có được miếng đất ven biển đẹp như mơ.
Vợ chồng con cái anh Chiến dọn qua ở bên nhà người con gái lớn- đã về Bắc- cũng chỉ là một mái nhà tranh trống trãi. Chúng tôi thường xuyên ra đất biển của mình để sửa sang, làm đẹp, thay da đổi thịt cho nó, với óc thẩm mỹ, tánh ưa trồng cây, hoa kiểng của vợ, còn tôi mua đá chẽ về xây hàng rào…nên nói chung từ ngày chúng tôi sở hữu miếng đất này, nó đã xinh đẹp lên rất nhiều. Vợ tôi huy động bạn bè, xóm giềng theo chúng tôi – đông lắm, đủ một xe 24 chổ - ra vùng quê có biển ấy để mua đất, vợ tôi nói với vợ chồng anh Chiến:
- Tôi sẽ giúp anh chị có thêm một công việc để cải thiện cuộc sống, tôi sẽ đưa các bạn tôi ra đây mua đất biển, anh chị cứ đi kiếm đất, chị sẽ có tiến “ cà phê” của bên mua và bên bán, tùy theo sự khéo léo của chị…
Nói trắng ra đó là nghề “ cò đất”, chị Chiến là người khá lanh trong công việc này, các bạn tôi mổi người mua một miếng, to nhỏ tùy theo miếng đất mà người ngoài đó có để bán.
Chúng tôi đã xây dựng thành hình một cái làng mà nói theo dân địa phương ngoài đó là “ làng của người Sài Gòn”, vắn tắc là “ Làng Sài Gòn” như thế đó, tùy theo khiếu thẩm mỹ của mổi người để cất nhà, vợ chồng tôi lại có đam mê mua nhà gổ từ Xuyên mộc đưa về biển để làm mới lại, đẹp hơn, sang trọng hơn, mấy người bạn thấy thế cũng làm theo, vậy là có một nhóm “ cò” đi lùng sục kiếm nhà gổ ở Xuyên Mộc cho người Sg.
Bây giờ thì làng Sài Gòn ven biển của chúng tôi đẹp lắm, thơ mộng lắm, nhưng kể từ đó vợ anh Chiến tự nhiên sầu muộn, đâm ra héo úa dần mòn, chị mang một căn bệnh gọi là trầm cãm và vợ tôi là người được chị thổ lộ hết mọi tâm cang của mình.
Đến lượt vợ tôi kể về câu chuyện của người đàn bà trầm cảm này.
Nếu so tuổi với nhau thì tôi lớn hơn chị Chiến ba tuổi, nhưng nếu so sánh sự tươi trẻ thì tôi hơn hẳn chị. Hình như tất cả những người đàn bà chân quê, nhất là khi họ ở làng chài thì da của họ đen đúa, tay chân thô ráp nên đều già hơn tuổi. Chồng đi biển, vợ ở nhà vá lưới chờ chồng về, gở trong lưới được tôm, cá thì họ đưa ra chợ bán, hoặc bỏ cho mối lái, rảnh rang thì đi làm cá thuê cho các trại khô, trại mắm, vì vậy lúc nào trên người họ cũng có mùi tanh tanh. Nhà giàu thì ở sâu trong đường nhựa, chỉ có nhà nghèo mới ở ven biển. Họ sợ sóng và gió biển ghê lắm, nhất là vào mùa có mưa bảo.
Chị Chiến không giống như những người đàn bà ở ven biển có chồng làm nghề chài lưới, vì hầu như ai cũng cam chịu với số phận của mình, còn chị thì khác, chị không an phận, không cam lòng với cuộc sống hiện tại, chị xấu hổ vì vẻ quê mùa thô ráp của mình, chị đổ thừa là vì lấy phải ông chồng nghèo, phải sống bằng nghề chài lưới, đi thuyền thúng nên mới vậy; trong khi anh Chiến là người chồng rất giỏi, hiền lành và siêng năng. Chị muốn thay đổi bản thân mình, muốn lột bỏ những vết chai sần trên bàn tay, lớp da rám đen trên khuôn mặt, chị không muốn cứ phải khoác mải trên người những bộ áo quần quê mùa xấu xí. Khi những người Sg chúng tôi về đây xây nhà nghỉ mát thì chị muốn mình cũng được phần nào mang dáng vẻ dân Sài gòn.
Mổi lần tôi ra nhà biển, chị qua thăm và buồn rầu than thở:
- Nhìn các anh chị Sg, em thích lắm, chị nào cũng đẹp, cũng trắng trẻo, ăn mặc khác hẳn những người phụ nữ như chúng em, lúc nào cũng quê mùa xấu xí.
Chị tần ngần một lúc rồi rụt rè hỏi:
- Bác xem em có thể ăn mặc như các bác ở Sg không?em thích lắm.
Tôi cười hỏi:
- Nếu chị muốn tôi sẽ tặng chị một số áo quần…
Đôi mắt chị đang u tối vì buồn bả, nghe tôi nói chợt sáng bừng lên:
- Thật chứ? Vâng, em xin, nhưng bác cho em quần din và áo thun như bác nhé.
Tôi buồn cười nhưng cũng gật đầu, chị lại tối sầm đôi mắt, than thở tiếp:
- Em thấy các anh ở Sg nói chuyện với vợ mà em thèm, anh nào cũng “em ơi, mình ơi” thật ngọt ngào, còn chồng em nói với em là cứ xưng “ tớ” và “ đằng ấy” nghe khô lắm chị ạ.
Tôi cười:
- Để tôi nói anh Chiến kêu chị bằng em nghe.
- Ôi thôi, không được đâu, chồng em quen như thế rồi.
Chồng tôi cười khi nghe tôi kể về điều ao ước của chị, anh nói đùa:
- Chà…bà này muốn lên đời rồi đây.
- Em lại thấy tội nghiệp cho chị ta quá hà.
Lần này tôi xuống, đem theo quần jean và áo thun cho chị Chiến, chị tươi cười hớn hở xúng xính trong bộ đồ mới lạc điệu ấy, thật tình là áo đi đường áo, người đi đường người nhưng tôi không dám chê vì chị đang rất thích thú, đẹp sao được khi bụng chị tròn quay đầy mở mà mặc cái áo thun ôm sát của tôi cho, nó làm thân hình chị có từng ngấn như đòn bánh tét, đôi chân vòng kiềng của chị dấu trong hai ống quần bó hẹp nhìn kỳ cục hết biết. Chị lại buồn và nói:
- Bác gái ạ, môi em nó không tươi, lần sau ra đây , bác cho em một cây son nhé.
Tôi gật đầu, từ đó mổi lần ra tôi đều mang theo làm quà cho chị khi thì cây son, khi hộp kem dưỡng da, khi thì đôi giày xăng đan, vì hai bàn chân chị to đùng không thể mang vừa đôi giày sport của tôi, chứ nếu vừa thì tôi cũng cho chị một đôi.
Chồng tôi phàn nàn:
- Em đang làm cho chị ta hư đó nghe.
Tôi hơi giận anh ấy, cải lại:
- Có gì đâu, đó là người đàn bà thích làm đẹp mà lại rất tội nghiệp, em muốn giúp cho chị ta vui.
Nhưng sao chị vẫn buồn.
Một lần chúng tôi xuống đông lắm, không thấy chị qua nhà mà chỉ có anh Chiến, tôi hỏi thăm, anh lắc đầu nói:
- Nhà em nó dở hơi chị ạ, em bảo nó sang đây xem các anh chị có cần gì thì làm giúp, thế mà “nó” gây với em rồi khóc, chã biết ra làm sao…
Tôi qua nhà chị, chị đang ngồi sau bếp, nước mắt còn trên mắt, tôi ngồi xuống bên cạnh vổ về hỏi han, chị khóc và nói:
- Em buồn lắm bác ạ, mổi lần có các bác ở thành phố xuống chơi đông là em cám cảnh cái thân em, sao các bác ở trên đó sung sướng đẹp đẽ thế, em rất muốn sang chơi mừng các anh chị nhưng em tủi thân lắm…em cứ ao ước giá như em chỉ được bằng một nửa của các bác…
Gió từ sau ruộng rau đưa lên mát rượi, gió từ biển thổi vào làm gây gây lạnh, tôi cảm thấy tội nghiệp cho chị với những ước mơ “cháy bỏng”là được “lên đời”, tôi đứng lên, kéo tay chị theo:
- Muốn được như người Sg thì qua chơi với người Sg, chị đừng ngồi đây mà tủi thân nữa, đi qua chơi với tụi tôi, nấu nướng ăn uống cho vui…
- Em ngại lắm, với bác thì không sao, với những người kia…em sợ họ chê em quê mùa nghèo hèn…
- Đã có tôi đây, các bạn tôi không ai xem thường chị đâu, mọi người đều mến vợ chồng chị mà.
Chị nhất định không chịu qua nhà tôi chơi, mà buồn rầu nói với tôi:
- Thôi, bác về bên nhà đi, bao giờ rổi thì sang đây với em nhé.
Các bạn tôi hỏi thăm tại sao chị Chiến không qua cho họ nhờ dọn dẹp, tôi nói chị bị bịnh, ai cũng nghỉ chị nhức đầu sổ mủi gì đó nên đưa cho anh Chiến vỉ thuốc Panadol để chị uống, chỉ có tôi là biết bịnh của chị mà thôi, chị đang muốn “ lên đời” nên bịnh, một thứ bịnh của tư tưởng, của sự bất mãn về những gì mình muốn mà không có được, thật tội nghiệp cho những ông chồng khi có bà vợ mang căn bịnh quái ác này.
Nhóm chúng tôi gồm những cặp vợ chồng chơi thân với nhau, chương trình là sẽ ở lại đây tới chiều mai mới về, ai cũng thích biển, nhất là đêm nay là đêm rằm, trăng sáng vằng vặc, ánh trăng vàng chiếu soi cả một vùng biển đầy cát và sóng, chúng tôi thơ thẩn dạo chơi trên bãi biển, theo mấy đứa bé trong làng tìm bắt những con ốc mỡ, ốc này mà đem xào dầu và hành tỏi rồi chấm với muối tiêu chanh, thêm vài cọng rau răm thì ngon tuyệt vời. Một anh bạn đem cây đàn guitar ra ngồi trên cát, cả nhóm xúm lại vây quanh hai vợ chồng anh chị, thế là một màn văn nghệ diễn ra, anh vừa đàn vừa ca vọng cổ “ Tình anh bán chiếu”, sau đó cả hai người vừa đàn vừa hát chung với nhau một bài hát của Lê Uyên Phương…Hảy ngồi xuống đây; hảy ngồi xuống đây…yêu nhau thật gần…
Dưới ánh trăng vàng, với trời, đất, sóng, gió, với bãi cát trãi dài, chúng tôi; tám cặp vợ chồng thật là hạnh phúc, nhưng tôi biết ở trong mái nhà lá nhỏ bé, đơn sơ kia có một ngừoi đàn bà đang thổn thức, tủi buồn…tự nhiên tôi chạnh lòng. Ai mà chẳng có một khát khao mơ ước, chỉ là có người biết kềm chế để an phận, có người thì không nên chi lòng khổ sở không yên.
Chị Chiến; sau một thời gian bị bịnh trầm uất, mất ngũ, buồn rầu, tốn nhiều thuốc an thần của Bệnh Viện Biên Hòa, tự nhiên chị vượt qua được và “ thay da đổi thịt ” đến không ngờ. Bây giờ người khổ sở là anh Chiến. Cái nghề “ cò đất” nhờ tôi dẩn dắt làm anh chị khá hẳn lên, cũng dễ hiểu thôi vì chuyện mua đất ven biển nó như một vết dầu loang, bạn của tôi lại đưa bạn của bạn tôi xuống, ai cũng thích có một căn nhà nghỉ mát ngoài biển mổi cuối tuần, thế là ngừoi cần mua đến gặp chị Chiến, nhờ chị kiếm dùm một miếng đất. Người cần bán cũng đến gặp chị, dù sao khi chị đứng ra mua dùm thì được rẻ hơn là trực tiếp mua thẵng, tâm lý của mấy người nghèo miền quê hể thấy dân Sg đến mua đất là nói thật cao, đã có mấy trường hợp xảy ra như vậy rồi.
Lúc này chị không còn bận cái quần soa đen bình dân và áo bà ba nhàu nát nữa mà thay vào đó là những cái quần jean đủ màu, chị ưa mặc áo thun ba lổ phô trương, tuy nhiên chị rất là cẩn thận khi đi ra đường, vì sợ nắng gió làm sạm đen làn da đã được bôi kem dưỡng thường xuyên, nên chị bịt kín mặt mủi tay chân, mái tóc đen dài ngày nào được chị búi cao sau gáy, thì nay lại nhuộm vàng, uốn quăn và bôi keo bóng, trông giống mấy cọng mì tôm cua, dù ở trong nhà chị cũng mang đôi giày cao gót và bọc hai bàn chân vào đôi vớ da.
Thật tội nghiệp cho chị khi chị không chịu biết và nhận ra một điều là chị đã có sẳn một vẽ đẹp rất tự nhiên với những nét hiện hữu trên khuôn mặt chị, tuy rằng chân quê, nhưng cái đẹp chân quê cũng có giá trị riêng của nó, đâu cứ phải như người Sg thì mới đẹp, tôi thật tiếc cho chị quá.
Mổi khi chúng tôi ra nhà ngoài biển, chị chỉ qua chào hỏi chút xíu, nói đôi câu xã giao rồi thôi, không còn khóc lóc u sầu như trước kia, trông chị vui tươi hớn hở, có vẻ hài lòng vì sự “ lên đời” của mình…
Vợ trở nên xinh đẹp, thay da đổi thịt nhưng sao trông anh Chiến lại buồn rầu, ưu tư thở dài hoài, anh không đi biển nữa mà ở nhà nhận đan thuyền nan, ngoài việc trông coi đất nhà của chúng tôi, vì anh dễ mến, chân thật nên anh được các bạn tôi mướn trông coi luôn nhà của họ, thế là anh có nguồn thu nhập khá để gia đình sung sướng.
Hôm nay tôi ra nhà nghỉ mát ngoài biển một mình, anh chạy qua chào mừng tôi, hỏi thăm vài câu gọi là…rồi anh tuôn ra một tràn dài tâm sự mà nước mắt chảy dài:
- Em khổ lắm bác ba ạ, con vợ em lúc này nó ăn diện vào rồi đi tối ngày, cơm nước trong nhà cho bố con em nó không thèm nấu, mặc cho em và các cháu làm gì đó thì làm…
Tôi hỏi:
- Vậy sao anh không rầy chị ấy?
- Có chứ anh, em rầy nó thì nó mắng lại em, tuần trước nó đi hai ngày mới về. Em nghi nó có nhân tình đấy bác ạ.
Tôi ái ngại lẩn áy náy nhìn anh, không ngờ một người đàn ông cao to, có thể nói là khá đẹp trai lại bị một bà vợ “muối biển” cắm sừng.
Đang định nhờ anh Chiến trồng dùm mấy cây hoa giấy thì chị Chiến chạy vào, chị khóc to, kể lể phân bua với tôi:
- Bác ơi, lảo nhà em nó khốn nạn lắm bác ạ, nó đánh đòn em, nó giở thói vủ phu ra với em đấy bác.
Rồi chị kể thời gian sau này chị lấy tiền hai vợ chồng dành dụm ra để hùn hạp đi buôn cá với người ta, vậy mà anh lại ghen tương hạch xách…chị đang than thở thì anh quay qua phân trần với tôi và thế là hai người gây nhau:
- Đi buôn cái gì mà một tháng nay tôi chẳng thấy đem về đồng lời nào, tiền bạc trong nhà cứ không cánh mà bay?
Chị gân cổ cải lại:
- Thì tôi nhồi vốn lên cho nhiều…
- Đi buôn gì mà đi với thằng Ninh bán cá để vợ nó đến nhà làm ầm ỉ
- Ối, cái thứ ghen bóng ghen gió…
Anh chồng gào lớn:
- Tôi không ghen bóng gió, bà đi mấy ngày rồi bây giờ mới về? Đêm bà ngủ với thằng nào hã?
Chị vợ cũng không thua:
- Ừ đấy, tôi có chân thì tôi đi…
Thế là anh Chiến nhào tới đánh vợ một bạt tai, chị Chiến dẫy dụa khóc la. Không ngờ mới một phút trước đây tôi là cái HỦ để cho anh chị trút vào những bức xúc bực bội của nhau, một phút sau tôi chỉ là người chứng kiến một trận hổ chiến của hai vợ chồng, hầu như họ không còn nhìn thấy tôi đang ngồi trước mặt, hình như tôi biến mất đâu rồi…
Người đàn ông khi giận dữ họ có một sắc thái riêng đầy oai hùng, anh Chiến cũng vậy; anh nghiến chặt răng lại làm quai hàm anh bạnh ra, mắt anh như muốn tóe lửa, mặt anh đỏ gay, anh gồng mình nắm hai bàn tay lại, những đường gân nổi lên như những rể cây mọc trên mặt đất. Bao nhiêu danh từ xấu xa anh phun vào mặt vợ. Còn chị Chiến…không có gì xấu hơn khi người đàn bà nổi cơn thịnh nộ. Mắt chị long lên sòng sọc, má chị phồng to, môi chị dẩu ra để xỉ vả chồng, hai tay chị vung vẩy, quần ống cao ống thấp để chuẩn bị cho một cuộc đánh lộn, bây giờ chị không thèm để ý đến dung nhan của mình nữa, chị để lộ ra hết những vẻ xấu xí mà không cần che đậy, chị mắng chồng xa xả, chị chê anh đủ thứ...
Tôi hoảng hốt khi thấy cuộc khẩu chiến giữa hai vợ đang chồng leo thang vùn vụt; sắp sửa trở thành hổn chiến, lật đật chạy tới đứng giữa để xô hai người ra xa, tôi năn nỉ:
- Thôi mà, mổi người nhịn nhau một tí đi mà, vợ chồng với nhau mà…
Anh hơi nguội chút xíu, thã lỏng tay ra:
- Bác ba thấy rỏ nó đấy nhé, thứ đàn bà hung dữ…
Chị cũng kéo hai ống quần xuống cho bằng nhau, cố nói một câu:
- Tại lảo ấy trước…
Ngọn lửa sắp bùng lên rồi đây, tôi đẩy anh ngồi xuống ghế, dìu chị qua bên giường:
- Hai anh chị có con đàn cháu đống rồi, gây nhau thế này con nó buồn đó, nhịn nhau một tí có thiệt gì đâu.
Chị Chiến vớ cây quạt giấy trên giường, nẩy tay quạt phành phạch, anh Chiến ngó mông ra biển, mắt đỏ hoe, một lát thì kẻ trước người sau đi về nhà, vì quên nên không ai chào tôi lấy một tiếng.Tôi nghỉ là gia đình họ tạm ổn khi cuộc chiến có phần hơi lắng dịu, không một ai hay biết chuyện vừa xảy ra, ngoại trừ tôi.
Biển vẩn đẹp, vẩn hiền hòa, có lẽ là vì trong những ngày mưa bảo tôi không ra đây nên không thấy sự nổi loạn của biển, như đã thấy sự nổi loạn trong tâm hồn chị Chiến. Tôi có đôi chút ân hận, phải chăng chính tôi là tác nhân gián tiếp làm “hư” chị ấy như chồng tôi đã nói nữa đùa nữa thật lúc trước? Tôi đã vô tình khơi dậy những khát khao của người đàn bà thích được đẹp và muốn trở nên văn minh trong con mắt người khác, một người không chịu an phận với vẻ quê mùa kệch cỡm của mình, không cam lòng khi nhìn thấy những Qúi Bà Sg - xuống vùng biển miền quê này - có một phong thái riêng mà người phụ nử làng chài không có…Tôi buồn quá, phải chăng mổi lần xuống đây tôi đã làm quà cho chị những chiếc quần jean, áo thun bó, cây son môi, kem dưỡng da..v…v…với đôi lời khuyến khích, đôi lời khen không thật tâm cho lắm của tôi, nó đã tiếp sức cho chị Chiến có can đãm “ vùng lên đòi quyền lợi”?
Hình như có sự xâm thực của nước biển vào trong phần đất liền, tôi thấy bờ cát vàng không còn nằm tít tắp ngoài xa kia nữa, nhất là mổi lần thủy triều lên, làn sóng vào gần bờ hơn, những hàng cây phi lao chúng tôi trồng đang lớn rất nhanh, đã cho bóng mát và thân to có thể mắc võng nằm hóng gió được rồi. Tôi đâm ra lo lắng khi một bờ biển chạy dài năm trăm mét của “ Làng Sài Gòn” chúng tôi có nguy cơ bị biển lấn vào…Đang định gọi điện thoại về Sg nói với chồng nổi lo lắng của mình thì anh Chiến hớt hơ hớt hãi chạy qua, mặt anh trắng bệt, run rẩy nói:
- Bác ơi, bác sang xem nhà em nó ra làm sao ấy, em sợ quá bác ạ…
Tôi chạy theo anh Chiến, phía ngoài vắng lặng, anh chạy vào phía sau, thì ra chị Chiến đang nằm ngay đơ, cứng ngắt trên giường, tôi sờ vào người chị, nó lạnh ngắt, mắt chị nhắm nghiền, hơi thở nhẹ hều, anh Chiến vừa khóc vừa kể:
- Từ bên nhà bác về, nó vào phòng nằm, em tưởng mọi chuyện đã cho qua, đến tối kêu nó dậy nấu cơm cho các cháu, nó không ừ hử gì, em vào lay vai nó thì…thấy thế đấy chị…
Tôi hỏi:
- Nhà có dầu nóng không?
- Không bác ạ…
Tôi chạy về nhà lấy chai dầu xanh qua, nhanh chóng xoa vào khắp người chị, tay chân chị ta lạnh ngắt, tôi trấn an anh chồng:
- Không sao đâu anh à, cứ chà dầu cho chị ấm rồi anh đắp mền cho chị, lát sau chị tỉnh lại ấy mà.
Anh Chiến khóc nức nở:
- Nó mà có bề nào thì làm sao em sống nổi, rồi các con em mất mẹ…hu…hu…
Hình như mấy đứa con của anh đã chạy đi kêu bố mẹ chị em của chị Chiến nên họ đến đông lắm, mổi người một câu bàn ra tán vào, lạ một điều là không một ai trong số họ trách phiền anh Chiến, mẹ chị nói một câu thật là chua chát:
- Tôi chỉ thấy thương cho con rể nhà tôi.
Mọi người từ từ ra về, còn lại anh và mấy người con, có thêm tôi nữa. Khá lâu có tiếng chị rên hừ hừ, anh mừng quá chạy vào, tôi ngao ngán khi anh dổ dành:
- Thôi, từ nay tớ không cấm đằng ấy đi buôn nữa, đắng ấy đói bụng không? Tớ chạy ra ngoài đường lộ mua phở nhé.
Tôi hối anh đi nhanh, chị vẩn nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh để nghe chị thổ lộ nổi niềm, thật tình mà nói trong lòng tôi vừa thương xót anh Chiến, vừa giận và tội nghiệp cho chị. Cái giường chị nằm kê sát bên bếp nấu, áo quần máng lung tung trên một chiếc dây giăng sát vách lá. Số tiến anh làm ra dư sức để chị tu bổ căn nhà lá này trở nên tươm tất gọn gàng, có đâu mà như cái ổ chuột, người đàn bà này chỉ muốn “lên đời” cho bản thân mà không chịu khó lên đời cho căn nhà của mình, một ngịch lý khi chị ngày càng cố chạy theo văn minh cho kịp người thì chị lại bỏ bê tổ ấm của mình để cho nó ngày càng xập xệ, rách nát. Nhưng thôi, mổi người mổi cảnh, tôi không dám lên án chị, chồng chị là người phán xét chị.
Chị khóc tức tưởi:
- Đó, bác xem, nói chuyện với em mà cứ “Tớ”mới lại “đằng ấy”, trong khi người ta gọi em là “ mình ơi” ngọt xớt, rồi xưng “ anh” với em nửa kìa, nghe mà mát dạ. Có bao giờ lảo khen em lấy một câu, em bây giờ đâu còn như lúc trước, ấy thế mà lảo chê em “chẳng giống ai”, còn người ta thì cứ khen em không tiếc lời…
Tôi ngậm ngùi thương cho sự thiển cận của chị vì lời khen cũng có cái giá phải trả cho nó, đồng thời cũng thương cho gánh nặng mà anh Chiến phải đeo mang suốt đời. Tôi đi về để anh đút phở cho vợ ăn. Chuyện tối nay sẽ là một cái thang máy cho chị vợ leo vút lên cao và anh chồng thì không còn dám hé răng lấy nửa lời trách móc, chỉ cố âm thầm nuốt lấy nổi đau vào lòng.
Có điện thoại của anh Chiến nhắn “ các anh chị Sg” ra gấp, biển vào sâu lắm rồi. Chúng tôi, nếu ai có thể được thì tạm gác công việc lại để ra biển. Trong lòng tôi nóng như lửa đốt, mặc dù chồng tôi chạy xe với tốc độ nhanh nhưng tôi vẩn thấy chậm rì. Khi biển hiện ra trước mặt thì ôi thôi…
Chúng tôi đứng nhìn sự tàn phá của cái gọi là xâm thực biển mà phát khóc, hàng phi lao ngã rạp xuống cát trơ cã gốc, sóng biển vào gần sát phía trong. Nguyên một dảy đất ven biển dài năm trăm mét đều chịu chung số phận như nhau, một sự tan hoang khủng khiếp.
Thấy chúng tôi xuống, anh Chiến lật đật chạy qua, không kịp để chúng tôi hỏi chuyện, anh đã kể ngay:
- Ba hôm trước thì biển cũng đã vào bên trong một tí nhưng em thấy cũng còn xa nên chưa báo cho các bác, sáng hôm qua thức dậy chạy ra xem thì…chết khiếp, chỉ một đêm thôi mà biển lấn vào đến mấy chục mét.
Chồng tôi trầm ngâm suy nghĩ, còn tôi thì đầu óc khô cứng, một lúc sau anh ấy nói:
- Anh Chiến à, anh có sáng kiến gì không? Anh từng ở biển nên kinh nghiệm hơn tụi tôi, anh nói cho tụi tôi biết đi.
Đến lúc anh Chiến đem hết sỡ trường lẩn sỡ đoản ra nói với chồng tôi về kế hoạch làm đê ngăn sóng và sự xâm lấn của biển. Chồng tôi khen anh Chiến giỏi, thông minh, có đầu óc và đầy sáng kiến, am hiểu về khoa học kỷ thuật. Tôi nói nhỏ với chồng tôi:
- Vậy mà bà vợ lại coi thường ông chồng, xem như đồ phế thải.
Chồng tôi nheo mắt nhìn tôi bỡn cợt ỡm ờ:
- Có lẽ vì ông chồng không làm cho bà vợ sướng.
Tôi đỏ mặt la lên:
- Đầu óc anh đen tối quá.
Kế hoạch xây kè chắn sóng được thông báo lại cho tất cã những ai có đất ven biển, mọi người đều nói một câu giống nhau:
- Anh Thành làm sao tôi làm vậy.
Mọi việc kể như xong, anh Chiến là người được giao cho “trọng trách” trông coi việc xây kè khi những người Sg không xuống được.
Chúng tôi nóng ruột về việc xây kè nên hai vợ chồng rất thường xuyên ra biển. Mổi lần chúng tôi có mặt, nếu không “đi buôn” thì chị Chiến vẫn qua chơi và tâm sự với tôi nhưng không nhiều như trước, không nói về những riêng tư thầm kín, mà chỉ là những lời than thở về chồng, con…về nổi mong ước khát khao… hình như chị cũng chưa vừa lòng cho lắm với sự thay đổi bên ngoài của mình, chị đanh còn muốn “ nâng cấp” con người mình.
Lần này ra biền, suốt một ngày không thấy chị qua chơi, tôi hỏi anh Chiến:
- Bà xã anh đâu rồi? đi vắng hã?
Anh cười lắc đầu:
- Nhà em nó nằm dí trong giường không dàm đi ra ngoài, đã mấy bữa nay rồi. bác gái qua chơi cho nhà em vui.
Hơi tò mò, tôi qua nhà, vào sau bếp nơi có kê cái giường, đó là nơi kín đáo nhất trong nhà anh Chiến. Chị Chiến đang ngồi trên giường quạt phành phạch, thấy tôi chị gật đầu chào. Tôi tá hỏa khi nhìn vào mặt chị…ối trời, hai cái môi của chị đỏ choét, lại sưng to tù vù, chu ra như mỏ con vịt Donal; thì ra chị ta xâm môi. Chị nói chuyện rất khó khăn, tôi chỉ nghe rỏ được một câu:
- Tuần sau nó lành thì đẹp lắm đấy bác ạ, hết bốn triệu…
Tôi chào người đàn bà “lên đời” để về mà lòng ngao ngán quá. Anh Chiến buồn bã và an phận khi nói với vợ chồng tôi:
- Thôi kệ nó hai bác ạ, nó muốn làm gì thì làm, em nhịn cho êm nhà êm cửa, miễn là nó còn sống cho bố con em nhìn thấy mổi ngày là em cũng vui rồi.
Có phải đó cũng là một triết lý sống dành cho những người cam chịu đến nổi trở thành người chồng nhu nhược như anh Chiến không nhỉ? Nếu đứng ở bên ngoài với góc độ nào đó của các ông chồng thì cho rằng anh Chiến ngu ngốc khi để yên cho người vợ quê mùa lột xác, nhưng với góc độ khác của các bà vợ làng chài thì họ ngưỡng mộ người chồng như anh Chiến vì đã cho phép vợ được “lên đời”. Ai mà không muốn từ Lọ Lem trở thành Công Chúa kia chứ? Chỉ là Dám hay Không Dám mà thôi, việc “ lên đời” của chị Chiến là một bức phá thể hiện sự can đãm tột bực khi mà không phải người đàn bà chân quê nào muốn cũng có thể làm được.
Biển vẩn đẹp dù rằng đang từ từ lấn sâu vào đất liền,vì vậy việc xây kè gặp khó khăn mổi khi thủy triều lên, trở nên chậm rì, phải chờ khi nước thủy triều rút ra xa, thợ mới làm được. Tôi vẩn tu bổ, làm đẹp thêm cho mảnh đất của mình, hoa mười giờ trồng dày đặc nở đủ màu sắc, tôi làm tiểu cảnh, đường đi bộ, đường xe hơi, nhà bát giác…ngôi nhà gổ của chúng tôi trở thành ngôi nhà đẹp nhất, các bạn tôi ra biển, họ chỉ về nhà mình vào ban đêm để ngủ, còn ban ngày họ dồn qua hết nhà tôi, vui chơi ăn nhậu, đàn ca hát xướng. Lúc này thì chị Chiến không tủi hờn khóc lóc khi người Sg xuống chơi nữa, mà chị qua lại rất tự tin, chị còn muốn cho mọi người thấy chị đẹp hơn, văn minh hơn. Thật tội nghiệp vì chị không biết rằng những lời khen tặng của người Sg dành cho chị; trước mặt chị chỉ là những lời xã giao đưa đẩy,tuy nhiên nó đã làm cho chị sung sướng, nó nuôi dưỡng tâm hồn khát khao cháy bỏng của chị, chị đâu biết rằng sau lưng mình, khi không có mặt chị; là những câu đùa cợt mĩa mai làm tôi cảm thấy xót xa cho chị. Nhưng riêng về anh Chíến; hầu như người Sg rất yêu quí anh, một cách thật lòng, đầy trân trọng.
Mổi ngày biển xâm lấn vào đất liền sâu hơn, bờ kè của người Sg chúng tôi làm đã xong nhưng chỉ chịu đựng được một năm thì có dấu hiệu hư hại, một anh bạn đi “ khảo sát” cho hay là chất lượng quá kém, ciment quá ít, nói chung là anh chàng thầu xây dựng đã ăn chận vật tư, mặc dù có sự giám sát của anh Chiến cũng như thỉnh thoảng có mặt vợ chồng tôi, nhưng một bờ kè dài năm trăm mét…nó muốn ăn gian thì dễ quá, vậy là mạnh ai tự gia cố lấy theo ý mình, cùng với độ dài ven biển của đất mình. Vợ chồng tôi cũng đở mệt.
Người Sg về mua đất xây nhà nghỉ mát ngày càng nhiều hơn, không còn đất ven biển nữa thì mua vào trong sâu một tí, miễn sao có đường đi ra tắm biển, có gió mát từ biển thổi vào là được rồi, vui rồi.
Thật là uổng phí khi chính quyền địa phương khép chặt cánh cữa mở mang làm giàu đẹp cho địa phương mình khi không cấp giấy phép xây dựng cho dân, ai có gan làm liều thì cứ xây, một số biệt thự rất đẹp mọc lên; mặc kệ có giấy phép hay không có giấy phép, cứ xây lên để nghỉ mát, để hưỡng thụ được lúc nào hay lúc đó, cuộc đời có bao nhiêu năm đâu mà cứ phải chờ với đợi một cái giấy phép kia chứ…
Ở biển thích lắm, sáng sáng ra tập thể dục, hít thở không khí trong lành, hít thở mùi muối mặn súc sạch lồng phổi, tản bộ đi qua đi lại, đi lên đi xuống xem người địa phương giăng lưới bắt cá, mùa nào cá đó, nhiều vô số kể, thích nhất là mùa lưới cá cơm, rồi cá đục, rồi thì đi “xịt” con ruốc…sản vật biển vừa đưa lên là được chúng tôi chế biến ăn ngay, đầy đủ chất bổ dưỡng, tươi xanh, ngọt lịm mùi tôm cá. Chiều lại ra bến ghe thuyền, thúng nhỏ, có cá Thu, cá nục, bạc má, tôm ghẹ… biển là thiên đường hạ giới, trong biển là vật chất dư thừa mà thượng đế ban tặng. Tôi nghỉ thế.
Nhưng thật đáng buồn vì…khi người Sg chúng tôi muốn làm đẹp hơn, sạch sẽ hơn cho vùng biển này thì chúng tôi chỉ biết làm trong lén lút? Khi người Sg muốn xây dựng làm sao cho vùng ven biển này có một cảnh quang “ hoành tráng”, cho người già và phụ nử làng chài có việc làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình thì lại bị cái gọi là “ Qui hoạch” của các quan trên chận lại. Muốn xây khách sạn? Không được, chờ qui hoạch. Muốn mở nhà hàng? Không được, chờ qui hoạch…v..v…
Bao nhiêu tâm huyết của chúng tôi - những người Sg - có khã năng, có điều kiện bị chận đứng lại, nghẹt cứng. Một dãi đất ven biển vẩn còn nhếch nhác, xấu xí khi không phải ai cũng có can đãm để xây dựng cho thật đẹp, bờ kè lại bị sóng biển đánh vào làm hư hại, muốn xây cho chắc để không bị mất đất cũng không được, vì chính quyền đang siết chặt lại, không cho phép. Thật buồn cười khi chính quyền không làm được nhưng lại không cho chúng tôi- những người làm được- được phép làm.
Người Sg chúng tôi đau xót khi thấy đất ven biển của mình ngày càng bị xâm thực thế mà đành phải chịu bó tay đứng nhìn,chảy nước mắt.
Đến một ngày kia hai đầu đất ven biển dựng lên hai tấm pano vẽ bản đồ qui hoạch thì…coi như xong. Một công ty tư nhân muốn thôn tính đất vùng biển này, đưa giá đến bù cho 1500 hộ dân có đất sau lưng biển thì rẽ mạt, sát dưới đất, nhất là đất ven biển như của người Sg chúng tôi, nhưng khi công ty họ đem chào bán cho nhà đầu tư thì giá cao tuốt trên trời. Tâm huyết có thật sự dành cho người dân vùng biển của chúng tôi đã là bị bó tay cứng ngắt bởi một dự án chỉ nằm trên giấy của một công ty chịu khó chung chi đậm đà…
Ba năm rồi, bờ biển bị xâm lần sâu hơn, đất bị mất nhiều hơn, chúng tôi không thể làm gì được, cứ chờ và chờ hết sức là phi lý, bất công.
Dù sao thì người Sg chúng tôi, vẩn thỉnh thoãng ra biển chơi, tuy là không xây dựng thêm nhưng nổi đam mê biển vẩn còn nặng trong lòng.
Hôm nay cả nhóm ngồi ăn tôm ghẹ, cá biển, bình luận về sự phi lí của cái gọi là qui hoạch, tiếc rẽ vì mình đang có thực lực của mấy chục người Sg có đất biển mà đành bó tay nhìn đất của mình ngày qua ngày bị thu ngắn lại, tiếc rẽ vì thành ngữ “ Góp gió thành bảo” bị chính quyền ngăn chặn, chỉ cần họ cho phép chúng tôi xây dựng thì vùng biển này trở nên xinh đẹp, văn minh đâu thua gì Mủi Né…rồi miên man câu chuyện,vui miệng nói về nhà anh chị Chiến, tôi ví von:
- Giá như mà mấy ông chính quyền có tấm lòng thương dân như anh Chiến thương vợ thì…khu vực này được “lên đời” đẹp lắm ha.
Một tràn vổ tay tán thưỡng câu nói đùa của tôi
- Đúng quá rồi, thấy bà Chiến lúc này khác hẳn lúc chúng mình mới về đây mua đất, nhiều khi tôi nhìn không ra…
- Nếu mấy ông chính quyền thức thời, cứ đề ra qui hoạch nhưng cho chúng mình được phép xây cất theo như qui hoạch của mấy ổng thì nơi đây còn đẹp hơn cả Mủi Né.
Tôi nói ra ý tưỡng của mình:
- Phải chi mấy ông lớn thành lập một văn phòng kiến trúc, bất cứ ai muốn xây biệt thự, nhà hàng,nhà nghỉ dưỡng, khách sạn…v…v…thì phải đến văn phòng kiến trúc của chính quyền để hợp đồng bản vẽ cho đúng với qui hoạch du lịch biển, không xây dựng tùy tiện, bat nháo, như vậy phải là hay hơn không? Ngồi phòng máy lạnh chờ mấy công ty tham lam chỉ muốn ôm đồm vơ vét của người dân thì biết đến bao giờ mới được việc? Bởi vì có được lòng dân, dân vui thì mấy ông mới được việc của mình. Nói chung thì “có qua có lại mới toại lòng nhau”. Phải trải qua Bốn ngàn năm văn hiến, ông cha mình mới đễ lại cho mình những câu châm ngôn với những danh ngôn tục ngữ, đâu phải khơi khơi mà có, đúng không?
Lại một tràn pháo tay rào rào:
- Đúng ra bà xã ông Thành phải là nhà diễn giãi làm ngoại giao hay hùng biện gì gì đó, cho đi thương thuyết là nhất…
Đang lúc nói cười rôm rả thì anh Chiến qua chơi, lúc này thì anh chị đã xây được một căn nhà tường lợp tole khá rộng rãi, khang trang, nhờ anh khéo dấu tiền một nơi an toàn nhất- anh không dám làm lộ bí mật.
Mọi người mời anh uống bia, tôi nói đùa với anh:
- Naỷ giờ tụi tôi nói xấu anh đó nghe.
Anh cười to vui vẽ:
- Ối dào, các bác cứ thoải mái, em chả sợ.
- Chúng tôi nói rằng phải chi mấy ông chính quyền- ví như là người chồng- còn chúng mình là dân- ví như là vợ. Mấy ông chồng thức thời như anh Chiến đây, cứ cho các bà vợ thoải mái “ lên đời” thì ai cũng văn minh, cũng đẹp hết trơn, như vùng biển này nè, mấy ông chính quyền cứ để cho tụi tôi “ lên đời” đất của tụi tôi thì nơi đây bây giờ đẹp hết biết…như anh Chiến cho chị Chiến lên đời ấy nhỉ?...
Anh Chiến cười hết ga sau khi uống một hơi hết ly bia:
- Các bác nói thế cũng không đúng đâu, theo em thì…em bị vợ nó ép để cho nó được tự do “lên đời”, nói thật thì ai mà không muốn vợ mình đổi mới để được xinh đẹp hơn lên…nhưng mà các bác ạ…khổ tâm lắm cơ. Em cũng muốn cho vợ em nó lên đời nhưng phải có qui hoạch đàng hoàng thì khi “ lên đời” nó mới đẹp, đằng này vợ em nó phóng một cái ào, lên đời cái rụp làm em hoãng quá.
Sau câu nói của anh thì tất cã chúng tôi ôm bụng cười lăn, cả anh ta nữa, cũng cười sặc sụa vì câu nói đùa của mình. Hình như anh Chiến không còn đau đớn khổ sỡ như trước nữa, anh đã “sống chung với lũ” nên vui với lũ. Tôi nghỉ rằng anh đã biết thăng hoa nổi đau của mình để sống vui với nó. Tôi hỏi chị đâu sao anh không rủ qua đây chơi với tụi tôi, anh nói:
- Nhà em nó có công việc bận, lúc này nó thường đi “đóng hàng” lắm.
- Đóng hàng là gì?
- À, nó đi thu mua nhãn ở trên Xuyên Mộc, Đất Đỏ ấy mà.
Tôi hỏi xa hơn, riêng tư hơn mà chỉ mình tôi hiểu:
- Bộ chị không đi buôn cá nữa hả?
Anh Chiến hớp một ngụm bia, lắc đầu…tôi thoáng thấy trong ánh mắt anh có nổi buồn, anh nói nhỏ chỉ mình tôi nghe - vì ai cũng đang hòa hứng cầm ly bia mà “ dô…dô…”- :
- Hết lâu rồi bác ạ, nó đi buôn cá riết rồi nhà thằng ấy nới to ra còn nhà em thì hết vốn. Bây giờ nó đi buôn nhản, xa lắm, mổi lần đi mất mấy ngày, hể em có tí tiền là nó móc sạch, kêu là đi “ đóng hàng”,khi về nhà thì vốn liếng không còn. Em khổ tâm lắm, thôi, bác giử kín cho em với nhé.
Dỉ nhiên là tôi giử kín dùm anh với mọi người nhưng đâu thể không kể với chồng.
Chuyền của chị Chiến và cái từ “ đóng hàng” làm tôi liên tưởng đến chuyện đất đai của chúng tôi bị qui hoạch. Tôi ngẫm nghỉ mà buồn cười, mổi lần Công Ty kia có một mớ tiền là vội vã “ đóng hàng” đến gặp các quan lớn để được quan cấp cho một cái giấy phép: phép đo đạt, phép khảo sát, phép dựng pano vẽ hình một vùng biển của thiên đường hạ giới, rồi giấy phép gia hạn vì đã hết hạn mà công ty ấy vẩn chưa làm được gì.
Chị Chiến có tiền liền đi “ đóng hàng” cho người tình trai trẻ thua chị chục tuổi, để được anh này trao cho chị những phút giây lên mây, còn công ty kia có tiên liến đi “ đóng hàng” cho các quan để xin được giấy phép. Cả hai đều xử dụng đồng tiền của mình để đạt được mục đích, tuy khác nhau, nhưng có một điều giống nhau là: tiền này không phải do tự tay chị Chiến làm mà có, và công ty kia cũng thế, cũng phải mượn đầu này, vay đầu nọ “ xăng xít đít đui” để đi “ đóng hàng”.
Cuộc tình của chị Chiến cũng chẳng đến hồi kết thúc, chị làm cho chồng con chị khổ sở, điêu đứng, và công ty nọ cũng thế, không đi đến kết cuộc nên dân tình của 1500 hộ dân ngoài đó khổ sở quá chừng.
Nhớ có đứa con gái kế út của anh chị được chúng tôi đưa lên Sg để phụ công việc nhà cho cô em gái quen của chúng tôi, càng lớn càng xinh đẹp nên cô em gái làm mai cho Việt kiều, đám cưới khá lớn, là một đề tài nóng bỏng xôn xao cã cái xã Phước Tỉnh.
Bây giờ thì chị Chiến mua xe honda chạy vù vù quanh làng khắp xóm, áo quần càng ngày càng se sua diêm dúa, chị chỉ muốn làm sao cho thật nổi bật mà không cần biết rằng trông chị thật là lố bịch. Đi đâu chị cũng mặc quần Jean bó chật cứng, đáy quần ngắn ngủn xệ xuống lòi ra những khoanh bụng có ngấn, chị mang giày Adidas, và chiều chiều khi trời tắt nắng, chị đánh một bộ áo quần mõng đính, ngắn cũng cởn, hở sâu xuống để lộ hẳn một đường rãnh giữa ngực; bộ áo quần này thì người Sg chúng tôi chỉ dám mặc trong phòng ngủ mà thôi, nhưng với chị Chiến thì chị lại tung tăng hớn hở khi ra đường. Hình như càng làm cho người ta xì xầm to nhỏ ngứa con mắt thì chị càng thích thú, cái tôi trong chị được bay vút lên trời cao để chị sãng khoái nhìn xuống mọi người. Ghét hay Thương cũng đều ở trong phạm trù tình cãm của con người, cũng làm cho người ta phải chú ý lưu tâm đến, chị không làm cho người khác thương yêu quí mến mình như anh Chiến thì chị làm cho người ta ghét để mà nhắc tới chị, nói về chị, ganh tị với chị. Bởi vì chị đã dám làm cái việc mà không người phụ nử ngoan hiền đức hạnh nào dám làm.
Anh Chiến vẫn bình dị, vẩn chân chất dù có con rể là viết kiều và con gái anh qua Mỷ, anh vẩn làm quản gia cho bốn nhà, trong số đó dĩ nhiên là có nhà của vợ chồng tôi.
Chị Chiến lại đi xâm chân mày dù chị có đôi mày cong nhưng vì nó không được đậm nét, nên chị chưa vừa ý, môi chị xâm năm nào nay đã hơi phai nhạt màu, vì thế lại một lần nữa xâm tiếp, lần này là một màu đỏ chót như máu. Hình như chị…tăng đô?
Bây giờ mổi lần hỏi thăm về sự vắng mặt của chị Chiến thì câu trã lời của anh là chị đi “ đóng hàng”, mổi lần chuẩn bị đi “ đóng hàng” chị ra tiệm gội đầu, làm móng tay móng chân, sơn đậm đen màu của Hàn Quốc, chị lấy tiền con gái gởi về rồi sau đó bịt kín mặt mủi, nhởn nhơ phóng lên xe honda đi…” đóng hàng” tận Xuyên Mộc, mấy ngày sau mới về, mặc kệ anh chồng ở nhà loay hoay nấu cơm cho con cái ăn. Tôi nói đùa với chồng tôi:
- Chị ta đi đóng hàng hết tiền rồi mới chịu về nhà.
Chuyện của vợ anh Chiến vì do tôi không giữ lời hứa kín miệng dùm cho anh nên trong nhóm tụi tôi ai cũng biết, tôi áy náy xin lổi anh nhưng anh Chiến cười nói:
- Bác có lổi gì đâu, chuyện của con vợ em cả cái làng cái xã này ai mà không biết, nhưng mà bác ơi, cũng sẽ có một ngày em cho nó một trận tơi tã, chờ cho thằng con trai út của em lớn thêm tí nữa, khi cháu nó biết chuyện thì nó sẽ không trách bố nó bạo hành mẹ nó…
Ồ, thì ra là vậy, ai nói anh Chiến dại khờ kia chứ? “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” mà, đúng không?
Chị Chiến lại thay xe mới, đi honda wave không sang, chị đổi qua xe Attila màu đỏ rượu chát, con gái gởi bao nhiêu tiền về chị cũng làm cho nó hết sạch. Anh Chiến nhờ có thu nhập của công việc trông coi nhà cho người Sg nên cũng đủ trang trải cuộc sống, đôi khi đứa con gái út gởi riêng tiền cho anh, chờ đêm đêm anh ra nhà người Sg ngủ, chị lục tung tủ lấy hết.
Đến phiên chị Chiến “ lên đời” bộ ngực của mình.
Từ ngày bơm ngực cho to hơn, cứng hơn thì chị càng mặc áo rộng cổ hơn, nói chung thì bây giờ chị toàn mặc áo hai dây. Đứa con gái lớn của chị than phiền với tôi:
- Mẹ cháu ăn mặc gì mà ghê quá, làm cháu thật xấu hổ.
Kể ra thì bộ ngực của chị hấp dẩn thật, nó làm xốn xang biết bao nhiêu con mắt của các ông sồn sồn, chị cứ mạnh dạn phô ra cho mọi người được thấy. Thật buồn cười là chị rất kỷ lưỡng, che chắn cẩn thận từ A đến Z vào ban ngày; khi trời còn đôi chút nắng mổi khi chị muốn ra đường, nhưng rồi khi trời vừa tắt nắng thì…a lê hấp…hở hang hết mức.
Càng ngày chị Chiến càng đi “đóng hàng” nhiều hơn, dài ngày hơn, diêm dúa hơn. Chị mang đôi giày mủi nhọn kiểu Italia, cái bụng chị to mà cái mông thì xẹp lép nên nhìn dáng người chị thật tức cười.
Một lần tôi ra thăm đất một mình, ghé qua nhà chị chơi tôi hết hồn khi mặt chị tím bầm bị trầy mấy chổ, con mắt trái sưng húp, tay chị có một vết rách rất sâu, chị nói rằng bị té xe, nói vậy thôi chứ vết thương do bị té xe nó khác với vết thương do bị đánh đòn. Hỏi thăm xã giao mấy câu, tôi về nhà mình, đến trưa anh Chiến qua chào, tôi không giử ý tứ mà hỏi ngay:
- Bộ anh uýnh đòn bả hả?
Anh trợn tròn mắt nhìn tôi:
- Đâu có bác ba, em đâu có đánh nó, bộ nó kể với bác sao? Nó bị té xe đấy chứ.
Tôi định nói với anh Chiến là chị ấy bị đánh đòn, nhưng thôi, cứ để cho anh sống với ảo tưỡng, với những điều mà anh cố tự lừa dối mình.
Câu chuyện chị Chiến đi qua Vũng Tàu đánh ghen với cô bồ của tình nhân thì ai cũng biết, và chị bị cô kia đánh lại te tua, ngay chính con gái chị cũng kể cho tôi nghe. Nhưng thật tội nghiệp cho anh Chiến, anh cứ “ mủ nỉ che tai”. Lại thêm một triết lý sống của anh Chiến: không thấy, không nghe, không biết.
Bây giờ mổi lần nói về chồng mình, chị Chiến dùng đúng hai từ: “lảo hâm”., trong lòng chị không còn chừa một chổ nào cho anh- dù là nhỏ xíu-còn khi nhắc đến người mà chị thường đi “ đóng hàng” thì chị có một ngôn từ rất ngộ nghỉnh là hắn “êm” lắm. Chúng tôi cười quá chừng khi nghe chị dùng từ “êm” để ám chỉ cho…ai kia.
Anh Chiến vẩn xuề xòa trong cái áo thun ba lổ, cái quần xà lỏn và đi chiếc xe đạp cộc cà cộc cạch, mặc cho chị vợ tưng tưng trên chiếc Attila bóng lưỡng, người cũng bóng lưỡng đi “ đóng hàng”.
Những cây trồng ngoài biển của tôi xanh um cho bóng mát nguyên cã một khu vườn, các bạn tôi chán nản, không muốn động tay, không muốn bỏ một đồng xu nào vào ngôi nhà nghỉ mát của mình, nhưng riêng tôi thì khác hẳn, vợ chồng tôi vẩn có đôi chút lạc quan, vẩn yêu quí những giọt mồ hôi đã đổ ra trên mảnh đất này, tôi trồng thật nhiều cây Bằng Lăng, Phượng, Hoàng Yến, những cây Đại sứ đủ màu, thích nhất là cây có màu đỏ tím mà ngoài xứ Huế của tôi gọi là màu Cẩm.
Chị Chiến không qua nhà tôi nhiều như trước, chỉ có anh mà thôi. Thế nhưng có một lần vợ chồng tôi đi cùng với vợ chồng một người bạn thân, anh Chiến vừa thấy xe của chúng tôi quẹo vào sân nhà, anh lật đật chạy qua, nước mắt anh ràn rụa, anh nói mà không chờ chúng tôi hỏi:
- Các bác ơi, em khổ quá, có khả năng vợ chồng em ly dị mất thôi.
Chúng tôi kéo ghế mời anh Chiến ngồi để anh được bình tỉnh và kể tiếp lý do mà anh vừa nói, anh lại khóc:
- Em bắt gặp tại trận, lúc trước hỏi thì nó chối đây đẩy, bây giờ thì hết chối rồi…nó khốn nạn lắm các bác ơi…
Chị bạn lớn nhất trong nhóm chúng tôi từ tốn hỏi:
- Mọi việc như thế nào anh hảy kể lại cho chúng tôi nghe, chuyện gì cũng cần phải bình tỉnh để giải quyết.
- Vâng, hôm kia có người mách em địa chỉ nơi nó thường hẹn hò, em đâu ngờ rằng càng ngày nó càng quá quắc, nó không coi em ra gì, lúc trước nó còn sợ em nên đi xa xa, bây giờ nó hẹn gần nhà…em đến đó và nom thấy chúng nó, em lôi con vợ em về, đánh cho nó một trận nhừ xương, ấy thế mà nó chưởi em, còn đòi ly dị nữa đấy.
Biết nói gì với anh để mà an ủi đây? Chúng tôi mổi người khuyên mổi câu, mổi người an ủi một lời cho anh nguôi ngoai.
Buổi tối chị Chiến cho con mình qua nhắn tôi sang nhà chị, thấy người chị đầy vết trầy trụa tím bầm. Chị cũng khóc nức nở, kể lể theo cách của mình để dành phần phải về chị:
- Bác nghỉ xem, em đang bàn tính chuyện làm ăn thì lảo ấy đến, lôi em xềnh xệch ngoài đường, từ quán nước lảo đánh em về tận nhà, lảo xoắn tóc em mà lôi đi, em nhục nhã xấu hổ lắm bác ơi, em hận lảo í suốt đời.
Tôi nhìn người đàn bà “ lên đời” ưa đi “ đóng hàng” này mà thương xót cho anh chồng.
Sau chuyện anh đánh chị một trận tơi bời, đây là lần thứ hai mà tôi biết, thì khi đánh đòn chị xong, anh lại nhịn chị thêm một bước nữa, lần này chị đi bằng “thang máy điện tử”, bấm cái vèo chị bay vút lên mây. Anh nói:
- Bây giờ thì kệ nó, muốn làm gì thì làm, bao giờ nó chết; em chôn.
Không biết chúng tôi phải chờ đợi bao lâu nữa để cái qui hoạch này chết đi, hoặc để cho nó thật sự thành hình trong sự thỏa thuận với người dân? Thấy để đất trống đâm ra hoang tàn thì phí phạm, chúng tôi cho người địa phương mướn giá rẽ để họ kinh doanh. Bây giờ thì nhà hàng quán ăn mọc lên như nắm, một dãi đất dọc theo ven biển dài năm trăm mét của người Sg- nói như xưa là làng Sài Gòn- có gần chục hàng quán với đủ các tên, tên nào cũng có chử BIỂN trong đó, này nhé: Phố Biển, Cát Biển, Biển Xanh, Biển Vắng, Gió Biển, Vườn Biển, Hương Biển, Sóng Biển…Phía bên Vũng Tàu bây giờ quá tải, chật hẹp nên khách du lịch tìm qua bên này.
Thật sự nếu chính quyền cho phép từng người chúng tôi được phép xây dựng ngay trên chính mảnh đất của chúng tôi như đã nói ở trên, chắc chắn rằng vùng biển này đẹp lắm lắm.
Hôm nay vợ chồng tôi lại chở nhau về thăm nhà nghỉ của mình, anh Chiến vẩn là người khách; bạn rất thân tình, anh là người cung cấp cho chúng tôi nhiều nguồn tin mà anh đã thu lượm được từ mổi sáng uống cà phê, mổi chiều ra biển. Nhưng hôm nay anh cho vợ chồng tôi biết những tin không vui:
- Bác ơi, người dân như chúng em đây bây giờ khổ lắm, đất thì của mình, có sổ đỏ hẳn hoi nhưng chính quyền không cho mua bán sang nhựơng hay thế chấp ngân hàng gì hết cả bác ạ.
Rồi anh kể cụ thể hơn từng trường hợp:
1/ Ông An có con thi đậu đại học ngành y, muốn bán bớt vài trăm mét để đóng tiền cho con đi học mà…không được.
2/ Ông bà Cầu cưới vợ cho con trai, muốn cho hai vợ chồng son ở riêng, tách sổ cho chúng nó…không được.
3/ Chị Hoa có mẹ già bị bình nặng, muốn thế chấp ngân hàng cái sổ đỏ để đưa mẹ đi chữa bịnh…không được.
4/ Người dân vùng biển sống bằng nghề đi biển, sống bám vào biển…bây giờ đòi đưa người ta lên khu tái định cư trên núi rồi còn bán lại cho dân giá 2tr/m2. Lên núi…nhìn …khỉ và mây bay…
5/ Đất của dân mà dân không được nhúc nhích cục cựa gì hết, nhà dột cột xiêu cũng không cho sửa sang lại, cứ thế mà tạm bợ ngay trên chính mảnh đất mà mình đã đổ mồ hôi sôi nước mắt, thậm chí đổ cả máu, mất cả mạng sống.., để khai phá mới có được như hôm nay.
Anh Chiến kể nhiều chuyện lắm, nhưng tôi chỉ có thể nhớ lại chừng ấy thôi. Đất có mặt tiền biển như tụi tôi đây, theo giá thị trường có giá từ 8 tr cho đến 10tr / m2. đất phía bên kia mặt đường hướng ra biển có giá từ 5tr đến 6tr /m2, sâu hơn nữa có giá thấp nhất cũng 4tr/m2, thế mà mấy ông lên khung giá đền bù rẽ mạt như là muốn…cướp ngang xương máu của dân, công ty xin được cái quy hoạch ấy lại là công ty tư nhân mới buồn cười chứ…mà sao chính quyền lại “ừ” mới kỳ cục.
Lúc sau này chúng tôi không hỏi thăm về chị Chiến nữa, sợ động vào nổi đau của anh. Chị ấy cũng ít muốn gặp mặt tôi như lúc trước, đôi khi đi ngang nhà chị, thấy thấp thoáng bóng dáng chị bên trong: đẩy đà, tròn trịa nhưng mông thì vẩn lép kẹp, chắc chị quên không nghỉ đến chuyện phải “lên đời” cho cái mông của mình.
Khởi đầu biết về biển là công của chồng tôi, kết cuộc không muốn ra biển nữa cũng là chồng tôi, tôi phải nhường lại cho anh ấy phần kết thúc này.
Cái tin anh Chiến chết đến với tôi thật là bất ngờ, theo như con anh vừa khóc vừa nói trong điện thoại là “bố cháu bị đột quy”. Tôi vội vàng gọi điện thoại để thông báo cho hầu hết “làng Sg ngoài biển” biết tin, ai cũng lặng người như không tin đó là sự thật và cũng không ai muốn nghỉ đó là sự thật.
Chúng tôi hẹn gặp nhau ở quán sinh tố bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc , đó là điểm hẹn hò thường xuyên của người “làng Sg”. Mổi người đưa ra một giã thiết: tại sao anh Chiến chết khi đang còn khỏe, trẻ… vì tuần trước cả nhóm chúng tôi ra chơi, anh còn ngồi cụng bia, còn vui vẻ kể thêm về đủ thứ khổ sở của người dân vùng biển khi đất bị nằm trong qui hoạch, có người còn đòi chết nếu lấy đất của họ, tất cã đều là bạn chài của anh, láng giềng của anh…
Chúng tôi bàn tính việc phải ra viếng thăm anh vào ngày mai, ai đi sớm được thì cùng theo xe với tôi, ai bận rộn thì đi sau, nói tóm gọn lại là phải ra thăm anh lần cuối. Hôm nay chúng tôi không vui cười rôm rả như những lần trước mổi lần hẹn hò gặp nhau; những cặp vợ chồng: già có, nữa chừng xuân có, vài ba đứa còn độc thân…nhưng là những người cùng có đất ngoài biển, cũng là người của “làng Sg”. Tự nhiên ngực tôi nặng trì trì như đeo đá. Vợ tôi…là đàn bà; dĩ nhiên, đang cùng với mấy bà bạn kia nói về vợ anh Chiến, một người vợ lúc nào cũng vùng vẩy đòi “lên đời”, và khi đã lên đời được rồi thì tưng tưng đi “đóng hàng”, để cho ông chồng phải sống trong đau khổ bẽ bàng…
Tôi xua tay nói với vợ:
- Mình đang bàn tính chuyện ra viếng anh Chiến, mấy bà lại nói xấu vợ ảnh, kỳ quá à nghen, stop lại đi.
Sáng ra chúng tôi phải đi thật sớm vì sợ kẹt xe. Đến nhà anh thì vừa khoảng mười giờ, nhà anh đông nghẹt người, có rạp che trên mảnh đất trống bên cạnh, chúng tôi đưa vòng hoa cườm vào thêm bao thư phúng điếu.
Thi hài anh được tẩm liệm từ hôm qua, nằm trong chiếc quan tài kiểu Hồng Kông, mặt trên toàn bằng kiếng. Nhìn nét mặt anh bình yên thanh thản khi không còn vướng bận những nổi muộn phiền lo lắng, tôi vừa thương anh, vừa tiếc là đã mất một người bạn quê chân tình mộc mạc, đơn sơ nhưng có nhiều hiểu biết. Vợ anh đang vật vả than khóc, chị vừa rên hừ hừ như người đang lên cơn sốt, vừa kể lể đầy những lời yêu thương-không biết thật hay giả đây?-.
Chúng tôi ra ngoài bàn ngồi uống nước trà để nghe chị Chiến kể về cái chết của anh:
- Buổi sáng hôm kia, tầm vào lúc mười giờ, em và nhà em đang nói chuyện với nhau, nhà em nằm trên vỏng, em ngổi ghế bên cạnh, một chốc thì nhà em bảo là đi đánh một ván cờ tướng bên nhà bác Phú, còn em thì ra sau bếp thổi cơm trưa. Ấy nhưng mà chỉ một thoáng em nghe con nhà bác Phú chạy sang kêu em rằng thì là nhà em tự nhiên gục xuống bên bàn cờ tướng, em chạy sang thì thấy ông xanh như tàu lá chuối, quần dầy nước tiểu, chúng em vội đưa đi bịnh viện nhưng bác sỉ bảo rằng ông ấy đã chết rồi, phải đưa về nhà ngay…hu…hu…em đau khổ lắm các bác ơi…ông ơi là ông…hu…hu…
Không biết những giọt nước mắt và những lời than khóc của chị Chiến có ý nghĩa gì? Hối hận ăn năn? Sợ hải lo lắng? Đau buồn cô quạnh?.có lẽ là đủ cả. Anh ra đi, phủi sạch hết mọi ưu tư phiền toái, thanh thản yên bình. Nhưng thật sự là chúng tôi tiếc lắm, anh Chiến như cánh tay mặt của người “làng Sg”, bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng nhờ đến anh: làm chòi lục giác ngắm biển, làm đường đi trong mảnh đất của mình, gia cố bờ đê tạm thời ngăn sóng, trồng cây xanh, thông tin về qui hoạch, chuyện trong làng trong xóm, chuyện khu nghỉ dưỡng năm sao của La Guna, khu biệt thự cao cấp Kim Tơ…v…v…nhiều và nhiều lắm…
Người đàn ông đôn hậu, người bạn rất chân tình, một quản gia thật thà; ở nơi anh đều có đủ, chỉ thiếu một điều hết sức quan trong, cần thiết mà anh luôn ao ước; đó là một người chồng có hạnh phúc.
Hầu như chúng tôi ai cũng khóc khi nhìn anh, khi thắp cho anh một nén nhang. Anh đã ra đi vỉnh viễn, tự nhiên chúng tôi cảm thấy vùng biển này trống vắng, buồn tênh, cảm giác khi xuống đây mà không có anh làm chúng tôi không còn mấy hào hứng.
Chị Chiến thì…không có gì thay đổi, anh chết rồi, chị rộng chân để đi đóng hàng nhiều hơn, lâu hơn, thời gian sau này nghe đâu rằng chị đã thay người khác để “ đóng hàng”, đổi xe Nouvo đời mới nhất vì chiếc Attila đi không được hên…chị vẩn “lên đời” và vẩn sung sức mổi lần đi “ đóng hàng”, bây giờ nhan sắc chị đang có chiều hướng tuột dốc một cách thãm hại dù chị đã mấy lần đi căng da mặt.
Thời gian sau này chúng tôi rất ít khi ra nhà nghỉ mát của mình, tuy rằng trong chúng tôi – người làng Sg - ai cũng đều rất nhớ biển.
VVM.10.8.2024.
Vợ tôi tròn xoe mắt khi nghe tôi kể chuyện về miếng đất và quyết định của tôi mà không cần bàn bạc với cô ấy, nhưng vì đây là dịp may, là Chúa Mẹ cho gặp được, là cơ duyên trời đưa đến…thì phải quyết định ngay, tôi cười nói đùa cho cô ấy không giận:
- Anh đành phải “ tiền trãm hậu tấu” vậy…sáng mai anh đưa em ra đó, cũng không xa, chỉ cách Sài Gòn 110 km, lại không phải đi qua cầu Cỏ May, mai mình đi thật sớm, em nhớ đem theo tiền.
Vợ tôi gật đầu:
- Gần hơn Vũng Tàu 15 km.
Tôi chở vợ đi mua đất biển bằng xe du lịch Toyota bốn chổ ngồi. Thấy xe chạy qua những thửa ruộng lúa và rau xanh, vợ tôi cứ sốt ruột hỏi:
- Sao chưa tới biển? Bao giờ mới thấy biển? Toàn ruộng với ruộng không hà…
Tôi cười:
- Sắp tới rồi, em đừng có rối lên như thế…kìa…tới rồi đó.
Trước mắt chúng tôi là một khoãng xanh của trời và nước giao nhau, từng lớp lớp sóng trắng xóa đang vổ vào bờ. Vợ tôi trố mắt nhìn, ngạc nhiên và thích thú chồm qua ôm lấy tôi, không nhớ rằng tôi đang lái xe, nàng reo lên như con nít:
- Ôi chao, đùng một cái biển hiện ra trước mắt, đẹp quá, thích quá anh ơi.
Vì đã hẹn trước nên hai vợ chồng anh Chiến ở nhà chờ tôi, họ mừng rỡ chạy ra đón khi thấy chúng tôi vừa bước xuống xe. Chị vợ nhìn vợ tôi lom lom tứ đầu xuống chân, những người hàng xóm cũng bu lại trấm trồ – vợ tôi là một người phụ nử xinh đẹp, sang trọng và đài các, da nàng trắng mịn tuy không thoa phấn, môi nàng hồng tươi khi phớt nhẹ lên một chút son, đôi tay nàng thon thon từng ngón nuột nà, tóc nàng lúc nào cũng dài quá vai một tí, cắt từng lớp khéo léo và được uốn nhẹ để tạo thành những nếp bồng bềnh, dáng vợ tôi cao cao, nàng có một vẻ rất đặc biệt, rất Tây khi mặc quần Jean xanh nhạt, áo thun trắng và mang đôi giày thể thao, nhìn nàng thật mi nhon và có vẻ Sport lại rất trí thức khi đeo mắt kính cận – tôi nắm tay vợ đi vào nhà anh Chiến, đám đàn bà con nít theo sau.
Không trã giá vì vợ tôi nói:
- Anh chị phải bán nhà trả nợ, chúng tôi không nở kì kèo bớt một thêm hai, cứ làm giấy chồng tiền thôi.
Anh Chiến mừng rỡ:
- Phúc cho chúng em quá, tháng trước trên xã có cho người về đo đạt kê khai để làm sổ đỏ, bây giờ mình viết giấy tay, em sẽ lên xã khai báo đổi lại tên anh chị nhé.
Vợ tôi lấy trong túi xách ra mấy bịch kẹo đưa cho đám trẻ con hiếu kỳ đang đứng ngoài cửa, chúng nó vui mừng chạy ra biển, chia nhau,cải nhau chí chóe, mấy người đàn bà không chịu rời mắt khỏi vợ tôi. Chị chủ nhà nắm tay vợ tôi tấm tắc khen mãi:
- Bác gái đẹp quá, sao tay bác mềm thế, chã bù cho tay dân chài chúng em, sao da bác trắng thế? Sao dáng bác sang thế.?...
Tôi bật cười, nhớ đến những câu hỏi trong truyện “ cô bé quàng khăn đỏ”, cũng may vợ tôi không phải là “…” thôi; không dám ví von, nàng giận thì mệt lắm lắm…
Chúng tôi ra về sau khi chồng đủ tiền quy ra vàng, làm giấy tay và mướn lại anh Chiến trông coi đất, mổi tháng trả ba trăm ngàn ( vào thời điểm 1995 ). Mấy người hàng xóm của họ đến nhờ vợ chồng tôi có thể giúp họ bán những miếng đất bên cạnh nhà anh Chiến hay không? Vợ tôi vui vẻ hứa sẽ đưa bạn bè ra mua, họ mừng lắm. Theo đó thì vợ chồng anh Chiến bán được mảnh đất với giá cào, có nghĩa là anh chị ấy “vô mánh”.
Trên đường về vợ tôi hào hứng vẽ ra một bức tranh thật đẹp cho ngôi nhà ven biển của chúng tôi, nàng còn tính chuyện sẽ kêu bạn bè xóm giềng ở Sài Gòn ra đó chơi, đương nhiên là tôi phải lái chiếc xe 24 chổ đưa họ đi theo ý vợ.
Một sự tình cờ đầy may mắn, một cơ duyên trời dành sẵn để cho chúng tôi có được miếng đất ven biển đẹp như mơ.
Vợ chồng con cái anh Chiến dọn qua ở bên nhà người con gái lớn- đã về Bắc- cũng chỉ là một mái nhà tranh trống trãi. Chúng tôi thường xuyên ra đất biển của mình để sửa sang, làm đẹp, thay da đổi thịt cho nó, với óc thẩm mỹ, tánh ưa trồng cây, hoa kiểng của vợ, còn tôi mua đá chẽ về xây hàng rào…nên nói chung từ ngày chúng tôi sở hữu miếng đất này, nó đã xinh đẹp lên rất nhiều. Vợ tôi huy động bạn bè, xóm giềng theo chúng tôi – đông lắm, đủ một xe 24 chổ - ra vùng quê có biển ấy để mua đất, vợ tôi nói với vợ chồng anh Chiến:
- Tôi sẽ giúp anh chị có thêm một công việc để cải thiện cuộc sống, tôi sẽ đưa các bạn tôi ra đây mua đất biển, anh chị cứ đi kiếm đất, chị sẽ có tiến “ cà phê” của bên mua và bên bán, tùy theo sự khéo léo của chị…
Nói trắng ra đó là nghề “ cò đất”, chị Chiến là người khá lanh trong công việc này, các bạn tôi mổi người mua một miếng, to nhỏ tùy theo miếng đất mà người ngoài đó có để bán.
Chúng tôi đã xây dựng thành hình một cái làng mà nói theo dân địa phương ngoài đó là “ làng của người Sài Gòn”, vắn tắc là “ Làng Sài Gòn” như thế đó, tùy theo khiếu thẩm mỹ của mổi người để cất nhà, vợ chồng tôi lại có đam mê mua nhà gổ từ Xuyên mộc đưa về biển để làm mới lại, đẹp hơn, sang trọng hơn, mấy người bạn thấy thế cũng làm theo, vậy là có một nhóm “ cò” đi lùng sục kiếm nhà gổ ở Xuyên Mộc cho người Sg.
Bây giờ thì làng Sài Gòn ven biển của chúng tôi đẹp lắm, thơ mộng lắm, nhưng kể từ đó vợ anh Chiến tự nhiên sầu muộn, đâm ra héo úa dần mòn, chị mang một căn bệnh gọi là trầm cãm và vợ tôi là người được chị thổ lộ hết mọi tâm cang của mình.
Đến lượt vợ tôi kể về câu chuyện của người đàn bà trầm cảm này.
Nếu so tuổi với nhau thì tôi lớn hơn chị Chiến ba tuổi, nhưng nếu so sánh sự tươi trẻ thì tôi hơn hẳn chị. Hình như tất cả những người đàn bà chân quê, nhất là khi họ ở làng chài thì da của họ đen đúa, tay chân thô ráp nên đều già hơn tuổi. Chồng đi biển, vợ ở nhà vá lưới chờ chồng về, gở trong lưới được tôm, cá thì họ đưa ra chợ bán, hoặc bỏ cho mối lái, rảnh rang thì đi làm cá thuê cho các trại khô, trại mắm, vì vậy lúc nào trên người họ cũng có mùi tanh tanh. Nhà giàu thì ở sâu trong đường nhựa, chỉ có nhà nghèo mới ở ven biển. Họ sợ sóng và gió biển ghê lắm, nhất là vào mùa có mưa bảo.
Chị Chiến không giống như những người đàn bà ở ven biển có chồng làm nghề chài lưới, vì hầu như ai cũng cam chịu với số phận của mình, còn chị thì khác, chị không an phận, không cam lòng với cuộc sống hiện tại, chị xấu hổ vì vẻ quê mùa thô ráp của mình, chị đổ thừa là vì lấy phải ông chồng nghèo, phải sống bằng nghề chài lưới, đi thuyền thúng nên mới vậy; trong khi anh Chiến là người chồng rất giỏi, hiền lành và siêng năng. Chị muốn thay đổi bản thân mình, muốn lột bỏ những vết chai sần trên bàn tay, lớp da rám đen trên khuôn mặt, chị không muốn cứ phải khoác mải trên người những bộ áo quần quê mùa xấu xí. Khi những người Sg chúng tôi về đây xây nhà nghỉ mát thì chị muốn mình cũng được phần nào mang dáng vẻ dân Sài gòn.
Mổi lần tôi ra nhà biển, chị qua thăm và buồn rầu than thở:
- Nhìn các anh chị Sg, em thích lắm, chị nào cũng đẹp, cũng trắng trẻo, ăn mặc khác hẳn những người phụ nữ như chúng em, lúc nào cũng quê mùa xấu xí.
Chị tần ngần một lúc rồi rụt rè hỏi:
- Bác xem em có thể ăn mặc như các bác ở Sg không?em thích lắm.
Tôi cười hỏi:
- Nếu chị muốn tôi sẽ tặng chị một số áo quần…
Đôi mắt chị đang u tối vì buồn bả, nghe tôi nói chợt sáng bừng lên:
- Thật chứ? Vâng, em xin, nhưng bác cho em quần din và áo thun như bác nhé.
Tôi buồn cười nhưng cũng gật đầu, chị lại tối sầm đôi mắt, than thở tiếp:
- Em thấy các anh ở Sg nói chuyện với vợ mà em thèm, anh nào cũng “em ơi, mình ơi” thật ngọt ngào, còn chồng em nói với em là cứ xưng “ tớ” và “ đằng ấy” nghe khô lắm chị ạ.
Tôi cười:
- Để tôi nói anh Chiến kêu chị bằng em nghe.
- Ôi thôi, không được đâu, chồng em quen như thế rồi.
Chồng tôi cười khi nghe tôi kể về điều ao ước của chị, anh nói đùa:
- Chà…bà này muốn lên đời rồi đây.
- Em lại thấy tội nghiệp cho chị ta quá hà.
Lần này tôi xuống, đem theo quần jean và áo thun cho chị Chiến, chị tươi cười hớn hở xúng xính trong bộ đồ mới lạc điệu ấy, thật tình là áo đi đường áo, người đi đường người nhưng tôi không dám chê vì chị đang rất thích thú, đẹp sao được khi bụng chị tròn quay đầy mở mà mặc cái áo thun ôm sát của tôi cho, nó làm thân hình chị có từng ngấn như đòn bánh tét, đôi chân vòng kiềng của chị dấu trong hai ống quần bó hẹp nhìn kỳ cục hết biết. Chị lại buồn và nói:
- Bác gái ạ, môi em nó không tươi, lần sau ra đây , bác cho em một cây son nhé.
Tôi gật đầu, từ đó mổi lần ra tôi đều mang theo làm quà cho chị khi thì cây son, khi hộp kem dưỡng da, khi thì đôi giày xăng đan, vì hai bàn chân chị to đùng không thể mang vừa đôi giày sport của tôi, chứ nếu vừa thì tôi cũng cho chị một đôi.
Chồng tôi phàn nàn:
- Em đang làm cho chị ta hư đó nghe.
Tôi hơi giận anh ấy, cải lại:
- Có gì đâu, đó là người đàn bà thích làm đẹp mà lại rất tội nghiệp, em muốn giúp cho chị ta vui.
Nhưng sao chị vẫn buồn.
Một lần chúng tôi xuống đông lắm, không thấy chị qua nhà mà chỉ có anh Chiến, tôi hỏi thăm, anh lắc đầu nói:
- Nhà em nó dở hơi chị ạ, em bảo nó sang đây xem các anh chị có cần gì thì làm giúp, thế mà “nó” gây với em rồi khóc, chã biết ra làm sao…
Tôi qua nhà chị, chị đang ngồi sau bếp, nước mắt còn trên mắt, tôi ngồi xuống bên cạnh vổ về hỏi han, chị khóc và nói:
- Em buồn lắm bác ạ, mổi lần có các bác ở thành phố xuống chơi đông là em cám cảnh cái thân em, sao các bác ở trên đó sung sướng đẹp đẽ thế, em rất muốn sang chơi mừng các anh chị nhưng em tủi thân lắm…em cứ ao ước giá như em chỉ được bằng một nửa của các bác…
Gió từ sau ruộng rau đưa lên mát rượi, gió từ biển thổi vào làm gây gây lạnh, tôi cảm thấy tội nghiệp cho chị với những ước mơ “cháy bỏng”là được “lên đời”, tôi đứng lên, kéo tay chị theo:
- Muốn được như người Sg thì qua chơi với người Sg, chị đừng ngồi đây mà tủi thân nữa, đi qua chơi với tụi tôi, nấu nướng ăn uống cho vui…
- Em ngại lắm, với bác thì không sao, với những người kia…em sợ họ chê em quê mùa nghèo hèn…
- Đã có tôi đây, các bạn tôi không ai xem thường chị đâu, mọi người đều mến vợ chồng chị mà.
Chị nhất định không chịu qua nhà tôi chơi, mà buồn rầu nói với tôi:
- Thôi, bác về bên nhà đi, bao giờ rổi thì sang đây với em nhé.
Các bạn tôi hỏi thăm tại sao chị Chiến không qua cho họ nhờ dọn dẹp, tôi nói chị bị bịnh, ai cũng nghỉ chị nhức đầu sổ mủi gì đó nên đưa cho anh Chiến vỉ thuốc Panadol để chị uống, chỉ có tôi là biết bịnh của chị mà thôi, chị đang muốn “ lên đời” nên bịnh, một thứ bịnh của tư tưởng, của sự bất mãn về những gì mình muốn mà không có được, thật tội nghiệp cho những ông chồng khi có bà vợ mang căn bịnh quái ác này.
Nhóm chúng tôi gồm những cặp vợ chồng chơi thân với nhau, chương trình là sẽ ở lại đây tới chiều mai mới về, ai cũng thích biển, nhất là đêm nay là đêm rằm, trăng sáng vằng vặc, ánh trăng vàng chiếu soi cả một vùng biển đầy cát và sóng, chúng tôi thơ thẩn dạo chơi trên bãi biển, theo mấy đứa bé trong làng tìm bắt những con ốc mỡ, ốc này mà đem xào dầu và hành tỏi rồi chấm với muối tiêu chanh, thêm vài cọng rau răm thì ngon tuyệt vời. Một anh bạn đem cây đàn guitar ra ngồi trên cát, cả nhóm xúm lại vây quanh hai vợ chồng anh chị, thế là một màn văn nghệ diễn ra, anh vừa đàn vừa ca vọng cổ “ Tình anh bán chiếu”, sau đó cả hai người vừa đàn vừa hát chung với nhau một bài hát của Lê Uyên Phương…Hảy ngồi xuống đây; hảy ngồi xuống đây…yêu nhau thật gần…
Dưới ánh trăng vàng, với trời, đất, sóng, gió, với bãi cát trãi dài, chúng tôi; tám cặp vợ chồng thật là hạnh phúc, nhưng tôi biết ở trong mái nhà lá nhỏ bé, đơn sơ kia có một ngừoi đàn bà đang thổn thức, tủi buồn…tự nhiên tôi chạnh lòng. Ai mà chẳng có một khát khao mơ ước, chỉ là có người biết kềm chế để an phận, có người thì không nên chi lòng khổ sở không yên.
Chị Chiến; sau một thời gian bị bịnh trầm uất, mất ngũ, buồn rầu, tốn nhiều thuốc an thần của Bệnh Viện Biên Hòa, tự nhiên chị vượt qua được và “ thay da đổi thịt ” đến không ngờ. Bây giờ người khổ sở là anh Chiến. Cái nghề “ cò đất” nhờ tôi dẩn dắt làm anh chị khá hẳn lên, cũng dễ hiểu thôi vì chuyện mua đất ven biển nó như một vết dầu loang, bạn của tôi lại đưa bạn của bạn tôi xuống, ai cũng thích có một căn nhà nghỉ mát ngoài biển mổi cuối tuần, thế là ngừoi cần mua đến gặp chị Chiến, nhờ chị kiếm dùm một miếng đất. Người cần bán cũng đến gặp chị, dù sao khi chị đứng ra mua dùm thì được rẻ hơn là trực tiếp mua thẵng, tâm lý của mấy người nghèo miền quê hể thấy dân Sg đến mua đất là nói thật cao, đã có mấy trường hợp xảy ra như vậy rồi.
Lúc này chị không còn bận cái quần soa đen bình dân và áo bà ba nhàu nát nữa mà thay vào đó là những cái quần jean đủ màu, chị ưa mặc áo thun ba lổ phô trương, tuy nhiên chị rất là cẩn thận khi đi ra đường, vì sợ nắng gió làm sạm đen làn da đã được bôi kem dưỡng thường xuyên, nên chị bịt kín mặt mủi tay chân, mái tóc đen dài ngày nào được chị búi cao sau gáy, thì nay lại nhuộm vàng, uốn quăn và bôi keo bóng, trông giống mấy cọng mì tôm cua, dù ở trong nhà chị cũng mang đôi giày cao gót và bọc hai bàn chân vào đôi vớ da.
Thật tội nghiệp cho chị khi chị không chịu biết và nhận ra một điều là chị đã có sẳn một vẽ đẹp rất tự nhiên với những nét hiện hữu trên khuôn mặt chị, tuy rằng chân quê, nhưng cái đẹp chân quê cũng có giá trị riêng của nó, đâu cứ phải như người Sg thì mới đẹp, tôi thật tiếc cho chị quá.
Mổi khi chúng tôi ra nhà ngoài biển, chị chỉ qua chào hỏi chút xíu, nói đôi câu xã giao rồi thôi, không còn khóc lóc u sầu như trước kia, trông chị vui tươi hớn hở, có vẻ hài lòng vì sự “ lên đời” của mình…
Vợ trở nên xinh đẹp, thay da đổi thịt nhưng sao trông anh Chiến lại buồn rầu, ưu tư thở dài hoài, anh không đi biển nữa mà ở nhà nhận đan thuyền nan, ngoài việc trông coi đất nhà của chúng tôi, vì anh dễ mến, chân thật nên anh được các bạn tôi mướn trông coi luôn nhà của họ, thế là anh có nguồn thu nhập khá để gia đình sung sướng.
Hôm nay tôi ra nhà nghỉ mát ngoài biển một mình, anh chạy qua chào mừng tôi, hỏi thăm vài câu gọi là…rồi anh tuôn ra một tràn dài tâm sự mà nước mắt chảy dài:
- Em khổ lắm bác ba ạ, con vợ em lúc này nó ăn diện vào rồi đi tối ngày, cơm nước trong nhà cho bố con em nó không thèm nấu, mặc cho em và các cháu làm gì đó thì làm…
Tôi hỏi:
- Vậy sao anh không rầy chị ấy?
- Có chứ anh, em rầy nó thì nó mắng lại em, tuần trước nó đi hai ngày mới về. Em nghi nó có nhân tình đấy bác ạ.
Tôi ái ngại lẩn áy náy nhìn anh, không ngờ một người đàn ông cao to, có thể nói là khá đẹp trai lại bị một bà vợ “muối biển” cắm sừng.
Đang định nhờ anh Chiến trồng dùm mấy cây hoa giấy thì chị Chiến chạy vào, chị khóc to, kể lể phân bua với tôi:
- Bác ơi, lảo nhà em nó khốn nạn lắm bác ạ, nó đánh đòn em, nó giở thói vủ phu ra với em đấy bác.
Rồi chị kể thời gian sau này chị lấy tiền hai vợ chồng dành dụm ra để hùn hạp đi buôn cá với người ta, vậy mà anh lại ghen tương hạch xách…chị đang than thở thì anh quay qua phân trần với tôi và thế là hai người gây nhau:
- Đi buôn cái gì mà một tháng nay tôi chẳng thấy đem về đồng lời nào, tiền bạc trong nhà cứ không cánh mà bay?
Chị gân cổ cải lại:
- Thì tôi nhồi vốn lên cho nhiều…
- Đi buôn gì mà đi với thằng Ninh bán cá để vợ nó đến nhà làm ầm ỉ
- Ối, cái thứ ghen bóng ghen gió…
Anh chồng gào lớn:
- Tôi không ghen bóng gió, bà đi mấy ngày rồi bây giờ mới về? Đêm bà ngủ với thằng nào hã?
Chị vợ cũng không thua:
- Ừ đấy, tôi có chân thì tôi đi…
Thế là anh Chiến nhào tới đánh vợ một bạt tai, chị Chiến dẫy dụa khóc la. Không ngờ mới một phút trước đây tôi là cái HỦ để cho anh chị trút vào những bức xúc bực bội của nhau, một phút sau tôi chỉ là người chứng kiến một trận hổ chiến của hai vợ chồng, hầu như họ không còn nhìn thấy tôi đang ngồi trước mặt, hình như tôi biến mất đâu rồi…
Người đàn ông khi giận dữ họ có một sắc thái riêng đầy oai hùng, anh Chiến cũng vậy; anh nghiến chặt răng lại làm quai hàm anh bạnh ra, mắt anh như muốn tóe lửa, mặt anh đỏ gay, anh gồng mình nắm hai bàn tay lại, những đường gân nổi lên như những rể cây mọc trên mặt đất. Bao nhiêu danh từ xấu xa anh phun vào mặt vợ. Còn chị Chiến…không có gì xấu hơn khi người đàn bà nổi cơn thịnh nộ. Mắt chị long lên sòng sọc, má chị phồng to, môi chị dẩu ra để xỉ vả chồng, hai tay chị vung vẩy, quần ống cao ống thấp để chuẩn bị cho một cuộc đánh lộn, bây giờ chị không thèm để ý đến dung nhan của mình nữa, chị để lộ ra hết những vẻ xấu xí mà không cần che đậy, chị mắng chồng xa xả, chị chê anh đủ thứ...
Tôi hoảng hốt khi thấy cuộc khẩu chiến giữa hai vợ đang chồng leo thang vùn vụt; sắp sửa trở thành hổn chiến, lật đật chạy tới đứng giữa để xô hai người ra xa, tôi năn nỉ:
- Thôi mà, mổi người nhịn nhau một tí đi mà, vợ chồng với nhau mà…
Anh hơi nguội chút xíu, thã lỏng tay ra:
- Bác ba thấy rỏ nó đấy nhé, thứ đàn bà hung dữ…
Chị cũng kéo hai ống quần xuống cho bằng nhau, cố nói một câu:
- Tại lảo ấy trước…
Ngọn lửa sắp bùng lên rồi đây, tôi đẩy anh ngồi xuống ghế, dìu chị qua bên giường:
- Hai anh chị có con đàn cháu đống rồi, gây nhau thế này con nó buồn đó, nhịn nhau một tí có thiệt gì đâu.
Chị Chiến vớ cây quạt giấy trên giường, nẩy tay quạt phành phạch, anh Chiến ngó mông ra biển, mắt đỏ hoe, một lát thì kẻ trước người sau đi về nhà, vì quên nên không ai chào tôi lấy một tiếng.Tôi nghỉ là gia đình họ tạm ổn khi cuộc chiến có phần hơi lắng dịu, không một ai hay biết chuyện vừa xảy ra, ngoại trừ tôi.
Biển vẩn đẹp, vẩn hiền hòa, có lẽ là vì trong những ngày mưa bảo tôi không ra đây nên không thấy sự nổi loạn của biển, như đã thấy sự nổi loạn trong tâm hồn chị Chiến. Tôi có đôi chút ân hận, phải chăng chính tôi là tác nhân gián tiếp làm “hư” chị ấy như chồng tôi đã nói nữa đùa nữa thật lúc trước? Tôi đã vô tình khơi dậy những khát khao của người đàn bà thích được đẹp và muốn trở nên văn minh trong con mắt người khác, một người không chịu an phận với vẻ quê mùa kệch cỡm của mình, không cam lòng khi nhìn thấy những Qúi Bà Sg - xuống vùng biển miền quê này - có một phong thái riêng mà người phụ nử làng chài không có…Tôi buồn quá, phải chăng mổi lần xuống đây tôi đã làm quà cho chị những chiếc quần jean, áo thun bó, cây son môi, kem dưỡng da..v…v…với đôi lời khuyến khích, đôi lời khen không thật tâm cho lắm của tôi, nó đã tiếp sức cho chị Chiến có can đãm “ vùng lên đòi quyền lợi”?
Hình như có sự xâm thực của nước biển vào trong phần đất liền, tôi thấy bờ cát vàng không còn nằm tít tắp ngoài xa kia nữa, nhất là mổi lần thủy triều lên, làn sóng vào gần bờ hơn, những hàng cây phi lao chúng tôi trồng đang lớn rất nhanh, đã cho bóng mát và thân to có thể mắc võng nằm hóng gió được rồi. Tôi đâm ra lo lắng khi một bờ biển chạy dài năm trăm mét của “ Làng Sài Gòn” chúng tôi có nguy cơ bị biển lấn vào…Đang định gọi điện thoại về Sg nói với chồng nổi lo lắng của mình thì anh Chiến hớt hơ hớt hãi chạy qua, mặt anh trắng bệt, run rẩy nói:
- Bác ơi, bác sang xem nhà em nó ra làm sao ấy, em sợ quá bác ạ…
Tôi chạy theo anh Chiến, phía ngoài vắng lặng, anh chạy vào phía sau, thì ra chị Chiến đang nằm ngay đơ, cứng ngắt trên giường, tôi sờ vào người chị, nó lạnh ngắt, mắt chị nhắm nghiền, hơi thở nhẹ hều, anh Chiến vừa khóc vừa kể:
- Từ bên nhà bác về, nó vào phòng nằm, em tưởng mọi chuyện đã cho qua, đến tối kêu nó dậy nấu cơm cho các cháu, nó không ừ hử gì, em vào lay vai nó thì…thấy thế đấy chị…
Tôi hỏi:
- Nhà có dầu nóng không?
- Không bác ạ…
Tôi chạy về nhà lấy chai dầu xanh qua, nhanh chóng xoa vào khắp người chị, tay chân chị ta lạnh ngắt, tôi trấn an anh chồng:
- Không sao đâu anh à, cứ chà dầu cho chị ấm rồi anh đắp mền cho chị, lát sau chị tỉnh lại ấy mà.
Anh Chiến khóc nức nở:
- Nó mà có bề nào thì làm sao em sống nổi, rồi các con em mất mẹ…hu…hu…
Hình như mấy đứa con của anh đã chạy đi kêu bố mẹ chị em của chị Chiến nên họ đến đông lắm, mổi người một câu bàn ra tán vào, lạ một điều là không một ai trong số họ trách phiền anh Chiến, mẹ chị nói một câu thật là chua chát:
- Tôi chỉ thấy thương cho con rể nhà tôi.
Mọi người từ từ ra về, còn lại anh và mấy người con, có thêm tôi nữa. Khá lâu có tiếng chị rên hừ hừ, anh mừng quá chạy vào, tôi ngao ngán khi anh dổ dành:
- Thôi, từ nay tớ không cấm đằng ấy đi buôn nữa, đắng ấy đói bụng không? Tớ chạy ra ngoài đường lộ mua phở nhé.
Tôi hối anh đi nhanh, chị vẩn nằm trên giường, tôi đến ngồi bên cạnh để nghe chị thổ lộ nổi niềm, thật tình mà nói trong lòng tôi vừa thương xót anh Chiến, vừa giận và tội nghiệp cho chị. Cái giường chị nằm kê sát bên bếp nấu, áo quần máng lung tung trên một chiếc dây giăng sát vách lá. Số tiến anh làm ra dư sức để chị tu bổ căn nhà lá này trở nên tươm tất gọn gàng, có đâu mà như cái ổ chuột, người đàn bà này chỉ muốn “lên đời” cho bản thân mà không chịu khó lên đời cho căn nhà của mình, một ngịch lý khi chị ngày càng cố chạy theo văn minh cho kịp người thì chị lại bỏ bê tổ ấm của mình để cho nó ngày càng xập xệ, rách nát. Nhưng thôi, mổi người mổi cảnh, tôi không dám lên án chị, chồng chị là người phán xét chị.
Chị khóc tức tưởi:
- Đó, bác xem, nói chuyện với em mà cứ “Tớ”mới lại “đằng ấy”, trong khi người ta gọi em là “ mình ơi” ngọt xớt, rồi xưng “ anh” với em nửa kìa, nghe mà mát dạ. Có bao giờ lảo khen em lấy một câu, em bây giờ đâu còn như lúc trước, ấy thế mà lảo chê em “chẳng giống ai”, còn người ta thì cứ khen em không tiếc lời…
Tôi ngậm ngùi thương cho sự thiển cận của chị vì lời khen cũng có cái giá phải trả cho nó, đồng thời cũng thương cho gánh nặng mà anh Chiến phải đeo mang suốt đời. Tôi đi về để anh đút phở cho vợ ăn. Chuyện tối nay sẽ là một cái thang máy cho chị vợ leo vút lên cao và anh chồng thì không còn dám hé răng lấy nửa lời trách móc, chỉ cố âm thầm nuốt lấy nổi đau vào lòng.
Có điện thoại của anh Chiến nhắn “ các anh chị Sg” ra gấp, biển vào sâu lắm rồi. Chúng tôi, nếu ai có thể được thì tạm gác công việc lại để ra biển. Trong lòng tôi nóng như lửa đốt, mặc dù chồng tôi chạy xe với tốc độ nhanh nhưng tôi vẩn thấy chậm rì. Khi biển hiện ra trước mặt thì ôi thôi…
Chúng tôi đứng nhìn sự tàn phá của cái gọi là xâm thực biển mà phát khóc, hàng phi lao ngã rạp xuống cát trơ cã gốc, sóng biển vào gần sát phía trong. Nguyên một dảy đất ven biển dài năm trăm mét đều chịu chung số phận như nhau, một sự tan hoang khủng khiếp.
Thấy chúng tôi xuống, anh Chiến lật đật chạy qua, không kịp để chúng tôi hỏi chuyện, anh đã kể ngay:
- Ba hôm trước thì biển cũng đã vào bên trong một tí nhưng em thấy cũng còn xa nên chưa báo cho các bác, sáng hôm qua thức dậy chạy ra xem thì…chết khiếp, chỉ một đêm thôi mà biển lấn vào đến mấy chục mét.
Chồng tôi trầm ngâm suy nghĩ, còn tôi thì đầu óc khô cứng, một lúc sau anh ấy nói:
- Anh Chiến à, anh có sáng kiến gì không? Anh từng ở biển nên kinh nghiệm hơn tụi tôi, anh nói cho tụi tôi biết đi.
Đến lúc anh Chiến đem hết sỡ trường lẩn sỡ đoản ra nói với chồng tôi về kế hoạch làm đê ngăn sóng và sự xâm lấn của biển. Chồng tôi khen anh Chiến giỏi, thông minh, có đầu óc và đầy sáng kiến, am hiểu về khoa học kỷ thuật. Tôi nói nhỏ với chồng tôi:
- Vậy mà bà vợ lại coi thường ông chồng, xem như đồ phế thải.
Chồng tôi nheo mắt nhìn tôi bỡn cợt ỡm ờ:
- Có lẽ vì ông chồng không làm cho bà vợ sướng.
Tôi đỏ mặt la lên:
- Đầu óc anh đen tối quá.
Kế hoạch xây kè chắn sóng được thông báo lại cho tất cã những ai có đất ven biển, mọi người đều nói một câu giống nhau:
- Anh Thành làm sao tôi làm vậy.
Mọi việc kể như xong, anh Chiến là người được giao cho “trọng trách” trông coi việc xây kè khi những người Sg không xuống được.
Chúng tôi nóng ruột về việc xây kè nên hai vợ chồng rất thường xuyên ra biển. Mổi lần chúng tôi có mặt, nếu không “đi buôn” thì chị Chiến vẫn qua chơi và tâm sự với tôi nhưng không nhiều như trước, không nói về những riêng tư thầm kín, mà chỉ là những lời than thở về chồng, con…về nổi mong ước khát khao… hình như chị cũng chưa vừa lòng cho lắm với sự thay đổi bên ngoài của mình, chị đanh còn muốn “ nâng cấp” con người mình.
Lần này ra biền, suốt một ngày không thấy chị qua chơi, tôi hỏi anh Chiến:
- Bà xã anh đâu rồi? đi vắng hã?
Anh cười lắc đầu:
- Nhà em nó nằm dí trong giường không dàm đi ra ngoài, đã mấy bữa nay rồi. bác gái qua chơi cho nhà em vui.
Hơi tò mò, tôi qua nhà, vào sau bếp nơi có kê cái giường, đó là nơi kín đáo nhất trong nhà anh Chiến. Chị Chiến đang ngồi trên giường quạt phành phạch, thấy tôi chị gật đầu chào. Tôi tá hỏa khi nhìn vào mặt chị…ối trời, hai cái môi của chị đỏ choét, lại sưng to tù vù, chu ra như mỏ con vịt Donal; thì ra chị ta xâm môi. Chị nói chuyện rất khó khăn, tôi chỉ nghe rỏ được một câu:
- Tuần sau nó lành thì đẹp lắm đấy bác ạ, hết bốn triệu…
Tôi chào người đàn bà “lên đời” để về mà lòng ngao ngán quá. Anh Chiến buồn bã và an phận khi nói với vợ chồng tôi:
- Thôi kệ nó hai bác ạ, nó muốn làm gì thì làm, em nhịn cho êm nhà êm cửa, miễn là nó còn sống cho bố con em nhìn thấy mổi ngày là em cũng vui rồi.
Có phải đó cũng là một triết lý sống dành cho những người cam chịu đến nổi trở thành người chồng nhu nhược như anh Chiến không nhỉ? Nếu đứng ở bên ngoài với góc độ nào đó của các ông chồng thì cho rằng anh Chiến ngu ngốc khi để yên cho người vợ quê mùa lột xác, nhưng với góc độ khác của các bà vợ làng chài thì họ ngưỡng mộ người chồng như anh Chiến vì đã cho phép vợ được “lên đời”. Ai mà không muốn từ Lọ Lem trở thành Công Chúa kia chứ? Chỉ là Dám hay Không Dám mà thôi, việc “ lên đời” của chị Chiến là một bức phá thể hiện sự can đãm tột bực khi mà không phải người đàn bà chân quê nào muốn cũng có thể làm được.
Biển vẩn đẹp dù rằng đang từ từ lấn sâu vào đất liền,vì vậy việc xây kè gặp khó khăn mổi khi thủy triều lên, trở nên chậm rì, phải chờ khi nước thủy triều rút ra xa, thợ mới làm được. Tôi vẩn tu bổ, làm đẹp thêm cho mảnh đất của mình, hoa mười giờ trồng dày đặc nở đủ màu sắc, tôi làm tiểu cảnh, đường đi bộ, đường xe hơi, nhà bát giác…ngôi nhà gổ của chúng tôi trở thành ngôi nhà đẹp nhất, các bạn tôi ra biển, họ chỉ về nhà mình vào ban đêm để ngủ, còn ban ngày họ dồn qua hết nhà tôi, vui chơi ăn nhậu, đàn ca hát xướng. Lúc này thì chị Chiến không tủi hờn khóc lóc khi người Sg xuống chơi nữa, mà chị qua lại rất tự tin, chị còn muốn cho mọi người thấy chị đẹp hơn, văn minh hơn. Thật tội nghiệp vì chị không biết rằng những lời khen tặng của người Sg dành cho chị; trước mặt chị chỉ là những lời xã giao đưa đẩy,tuy nhiên nó đã làm cho chị sung sướng, nó nuôi dưỡng tâm hồn khát khao cháy bỏng của chị, chị đâu biết rằng sau lưng mình, khi không có mặt chị; là những câu đùa cợt mĩa mai làm tôi cảm thấy xót xa cho chị. Nhưng riêng về anh Chíến; hầu như người Sg rất yêu quí anh, một cách thật lòng, đầy trân trọng.
Mổi ngày biển xâm lấn vào đất liền sâu hơn, bờ kè của người Sg chúng tôi làm đã xong nhưng chỉ chịu đựng được một năm thì có dấu hiệu hư hại, một anh bạn đi “ khảo sát” cho hay là chất lượng quá kém, ciment quá ít, nói chung là anh chàng thầu xây dựng đã ăn chận vật tư, mặc dù có sự giám sát của anh Chiến cũng như thỉnh thoảng có mặt vợ chồng tôi, nhưng một bờ kè dài năm trăm mét…nó muốn ăn gian thì dễ quá, vậy là mạnh ai tự gia cố lấy theo ý mình, cùng với độ dài ven biển của đất mình. Vợ chồng tôi cũng đở mệt.
Người Sg về mua đất xây nhà nghỉ mát ngày càng nhiều hơn, không còn đất ven biển nữa thì mua vào trong sâu một tí, miễn sao có đường đi ra tắm biển, có gió mát từ biển thổi vào là được rồi, vui rồi.
Thật là uổng phí khi chính quyền địa phương khép chặt cánh cữa mở mang làm giàu đẹp cho địa phương mình khi không cấp giấy phép xây dựng cho dân, ai có gan làm liều thì cứ xây, một số biệt thự rất đẹp mọc lên; mặc kệ có giấy phép hay không có giấy phép, cứ xây lên để nghỉ mát, để hưỡng thụ được lúc nào hay lúc đó, cuộc đời có bao nhiêu năm đâu mà cứ phải chờ với đợi một cái giấy phép kia chứ…
Ở biển thích lắm, sáng sáng ra tập thể dục, hít thở không khí trong lành, hít thở mùi muối mặn súc sạch lồng phổi, tản bộ đi qua đi lại, đi lên đi xuống xem người địa phương giăng lưới bắt cá, mùa nào cá đó, nhiều vô số kể, thích nhất là mùa lưới cá cơm, rồi cá đục, rồi thì đi “xịt” con ruốc…sản vật biển vừa đưa lên là được chúng tôi chế biến ăn ngay, đầy đủ chất bổ dưỡng, tươi xanh, ngọt lịm mùi tôm cá. Chiều lại ra bến ghe thuyền, thúng nhỏ, có cá Thu, cá nục, bạc má, tôm ghẹ… biển là thiên đường hạ giới, trong biển là vật chất dư thừa mà thượng đế ban tặng. Tôi nghỉ thế.
Nhưng thật đáng buồn vì…khi người Sg chúng tôi muốn làm đẹp hơn, sạch sẽ hơn cho vùng biển này thì chúng tôi chỉ biết làm trong lén lút? Khi người Sg muốn xây dựng làm sao cho vùng ven biển này có một cảnh quang “ hoành tráng”, cho người già và phụ nử làng chài có việc làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình thì lại bị cái gọi là “ Qui hoạch” của các quan trên chận lại. Muốn xây khách sạn? Không được, chờ qui hoạch. Muốn mở nhà hàng? Không được, chờ qui hoạch…v..v…
Bao nhiêu tâm huyết của chúng tôi - những người Sg - có khã năng, có điều kiện bị chận đứng lại, nghẹt cứng. Một dãi đất ven biển vẩn còn nhếch nhác, xấu xí khi không phải ai cũng có can đãm để xây dựng cho thật đẹp, bờ kè lại bị sóng biển đánh vào làm hư hại, muốn xây cho chắc để không bị mất đất cũng không được, vì chính quyền đang siết chặt lại, không cho phép. Thật buồn cười khi chính quyền không làm được nhưng lại không cho chúng tôi- những người làm được- được phép làm.
Người Sg chúng tôi đau xót khi thấy đất ven biển của mình ngày càng bị xâm thực thế mà đành phải chịu bó tay đứng nhìn,chảy nước mắt.
Đến một ngày kia hai đầu đất ven biển dựng lên hai tấm pano vẽ bản đồ qui hoạch thì…coi như xong. Một công ty tư nhân muốn thôn tính đất vùng biển này, đưa giá đến bù cho 1500 hộ dân có đất sau lưng biển thì rẽ mạt, sát dưới đất, nhất là đất ven biển như của người Sg chúng tôi, nhưng khi công ty họ đem chào bán cho nhà đầu tư thì giá cao tuốt trên trời. Tâm huyết có thật sự dành cho người dân vùng biển của chúng tôi đã là bị bó tay cứng ngắt bởi một dự án chỉ nằm trên giấy của một công ty chịu khó chung chi đậm đà…
Ba năm rồi, bờ biển bị xâm lần sâu hơn, đất bị mất nhiều hơn, chúng tôi không thể làm gì được, cứ chờ và chờ hết sức là phi lý, bất công.
Dù sao thì người Sg chúng tôi, vẩn thỉnh thoãng ra biển chơi, tuy là không xây dựng thêm nhưng nổi đam mê biển vẩn còn nặng trong lòng.
Hôm nay cả nhóm ngồi ăn tôm ghẹ, cá biển, bình luận về sự phi lí của cái gọi là qui hoạch, tiếc rẽ vì mình đang có thực lực của mấy chục người Sg có đất biển mà đành bó tay nhìn đất của mình ngày qua ngày bị thu ngắn lại, tiếc rẽ vì thành ngữ “ Góp gió thành bảo” bị chính quyền ngăn chặn, chỉ cần họ cho phép chúng tôi xây dựng thì vùng biển này trở nên xinh đẹp, văn minh đâu thua gì Mủi Né…rồi miên man câu chuyện,vui miệng nói về nhà anh chị Chiến, tôi ví von:
- Giá như mà mấy ông chính quyền có tấm lòng thương dân như anh Chiến thương vợ thì…khu vực này được “lên đời” đẹp lắm ha.
Một tràn vổ tay tán thưỡng câu nói đùa của tôi
- Đúng quá rồi, thấy bà Chiến lúc này khác hẳn lúc chúng mình mới về đây mua đất, nhiều khi tôi nhìn không ra…
- Nếu mấy ông chính quyền thức thời, cứ đề ra qui hoạch nhưng cho chúng mình được phép xây cất theo như qui hoạch của mấy ổng thì nơi đây còn đẹp hơn cả Mủi Né.
Tôi nói ra ý tưỡng của mình:
- Phải chi mấy ông lớn thành lập một văn phòng kiến trúc, bất cứ ai muốn xây biệt thự, nhà hàng,nhà nghỉ dưỡng, khách sạn…v…v…thì phải đến văn phòng kiến trúc của chính quyền để hợp đồng bản vẽ cho đúng với qui hoạch du lịch biển, không xây dựng tùy tiện, bat nháo, như vậy phải là hay hơn không? Ngồi phòng máy lạnh chờ mấy công ty tham lam chỉ muốn ôm đồm vơ vét của người dân thì biết đến bao giờ mới được việc? Bởi vì có được lòng dân, dân vui thì mấy ông mới được việc của mình. Nói chung thì “có qua có lại mới toại lòng nhau”. Phải trải qua Bốn ngàn năm văn hiến, ông cha mình mới đễ lại cho mình những câu châm ngôn với những danh ngôn tục ngữ, đâu phải khơi khơi mà có, đúng không?
Lại một tràn pháo tay rào rào:
- Đúng ra bà xã ông Thành phải là nhà diễn giãi làm ngoại giao hay hùng biện gì gì đó, cho đi thương thuyết là nhất…
Đang lúc nói cười rôm rả thì anh Chiến qua chơi, lúc này thì anh chị đã xây được một căn nhà tường lợp tole khá rộng rãi, khang trang, nhờ anh khéo dấu tiền một nơi an toàn nhất- anh không dám làm lộ bí mật.
Mọi người mời anh uống bia, tôi nói đùa với anh:
- Naỷ giờ tụi tôi nói xấu anh đó nghe.
Anh cười to vui vẽ:
- Ối dào, các bác cứ thoải mái, em chả sợ.
- Chúng tôi nói rằng phải chi mấy ông chính quyền- ví như là người chồng- còn chúng mình là dân- ví như là vợ. Mấy ông chồng thức thời như anh Chiến đây, cứ cho các bà vợ thoải mái “ lên đời” thì ai cũng văn minh, cũng đẹp hết trơn, như vùng biển này nè, mấy ông chính quyền cứ để cho tụi tôi “ lên đời” đất của tụi tôi thì nơi đây bây giờ đẹp hết biết…như anh Chiến cho chị Chiến lên đời ấy nhỉ?...
Anh Chiến cười hết ga sau khi uống một hơi hết ly bia:
- Các bác nói thế cũng không đúng đâu, theo em thì…em bị vợ nó ép để cho nó được tự do “lên đời”, nói thật thì ai mà không muốn vợ mình đổi mới để được xinh đẹp hơn lên…nhưng mà các bác ạ…khổ tâm lắm cơ. Em cũng muốn cho vợ em nó lên đời nhưng phải có qui hoạch đàng hoàng thì khi “ lên đời” nó mới đẹp, đằng này vợ em nó phóng một cái ào, lên đời cái rụp làm em hoãng quá.
Sau câu nói của anh thì tất cã chúng tôi ôm bụng cười lăn, cả anh ta nữa, cũng cười sặc sụa vì câu nói đùa của mình. Hình như anh Chiến không còn đau đớn khổ sỡ như trước nữa, anh đã “sống chung với lũ” nên vui với lũ. Tôi nghỉ rằng anh đã biết thăng hoa nổi đau của mình để sống vui với nó. Tôi hỏi chị đâu sao anh không rủ qua đây chơi với tụi tôi, anh nói:
- Nhà em nó có công việc bận, lúc này nó thường đi “đóng hàng” lắm.
- Đóng hàng là gì?
- À, nó đi thu mua nhãn ở trên Xuyên Mộc, Đất Đỏ ấy mà.
Tôi hỏi xa hơn, riêng tư hơn mà chỉ mình tôi hiểu:
- Bộ chị không đi buôn cá nữa hả?
Anh Chiến hớp một ngụm bia, lắc đầu…tôi thoáng thấy trong ánh mắt anh có nổi buồn, anh nói nhỏ chỉ mình tôi nghe - vì ai cũng đang hòa hứng cầm ly bia mà “ dô…dô…”- :
- Hết lâu rồi bác ạ, nó đi buôn cá riết rồi nhà thằng ấy nới to ra còn nhà em thì hết vốn. Bây giờ nó đi buôn nhản, xa lắm, mổi lần đi mất mấy ngày, hể em có tí tiền là nó móc sạch, kêu là đi “ đóng hàng”,khi về nhà thì vốn liếng không còn. Em khổ tâm lắm, thôi, bác giử kín cho em với nhé.
Dỉ nhiên là tôi giử kín dùm anh với mọi người nhưng đâu thể không kể với chồng.
Chuyền của chị Chiến và cái từ “ đóng hàng” làm tôi liên tưởng đến chuyện đất đai của chúng tôi bị qui hoạch. Tôi ngẫm nghỉ mà buồn cười, mổi lần Công Ty kia có một mớ tiền là vội vã “ đóng hàng” đến gặp các quan lớn để được quan cấp cho một cái giấy phép: phép đo đạt, phép khảo sát, phép dựng pano vẽ hình một vùng biển của thiên đường hạ giới, rồi giấy phép gia hạn vì đã hết hạn mà công ty ấy vẩn chưa làm được gì.
Chị Chiến có tiền liền đi “ đóng hàng” cho người tình trai trẻ thua chị chục tuổi, để được anh này trao cho chị những phút giây lên mây, còn công ty kia có tiên liến đi “ đóng hàng” cho các quan để xin được giấy phép. Cả hai đều xử dụng đồng tiền của mình để đạt được mục đích, tuy khác nhau, nhưng có một điều giống nhau là: tiền này không phải do tự tay chị Chiến làm mà có, và công ty kia cũng thế, cũng phải mượn đầu này, vay đầu nọ “ xăng xít đít đui” để đi “ đóng hàng”.
Cuộc tình của chị Chiến cũng chẳng đến hồi kết thúc, chị làm cho chồng con chị khổ sở, điêu đứng, và công ty nọ cũng thế, không đi đến kết cuộc nên dân tình của 1500 hộ dân ngoài đó khổ sở quá chừng.
Nhớ có đứa con gái kế út của anh chị được chúng tôi đưa lên Sg để phụ công việc nhà cho cô em gái quen của chúng tôi, càng lớn càng xinh đẹp nên cô em gái làm mai cho Việt kiều, đám cưới khá lớn, là một đề tài nóng bỏng xôn xao cã cái xã Phước Tỉnh.
Bây giờ thì chị Chiến mua xe honda chạy vù vù quanh làng khắp xóm, áo quần càng ngày càng se sua diêm dúa, chị chỉ muốn làm sao cho thật nổi bật mà không cần biết rằng trông chị thật là lố bịch. Đi đâu chị cũng mặc quần Jean bó chật cứng, đáy quần ngắn ngủn xệ xuống lòi ra những khoanh bụng có ngấn, chị mang giày Adidas, và chiều chiều khi trời tắt nắng, chị đánh một bộ áo quần mõng đính, ngắn cũng cởn, hở sâu xuống để lộ hẳn một đường rãnh giữa ngực; bộ áo quần này thì người Sg chúng tôi chỉ dám mặc trong phòng ngủ mà thôi, nhưng với chị Chiến thì chị lại tung tăng hớn hở khi ra đường. Hình như càng làm cho người ta xì xầm to nhỏ ngứa con mắt thì chị càng thích thú, cái tôi trong chị được bay vút lên trời cao để chị sãng khoái nhìn xuống mọi người. Ghét hay Thương cũng đều ở trong phạm trù tình cãm của con người, cũng làm cho người ta phải chú ý lưu tâm đến, chị không làm cho người khác thương yêu quí mến mình như anh Chiến thì chị làm cho người ta ghét để mà nhắc tới chị, nói về chị, ganh tị với chị. Bởi vì chị đã dám làm cái việc mà không người phụ nử ngoan hiền đức hạnh nào dám làm.
Anh Chiến vẫn bình dị, vẩn chân chất dù có con rể là viết kiều và con gái anh qua Mỷ, anh vẩn làm quản gia cho bốn nhà, trong số đó dĩ nhiên là có nhà của vợ chồng tôi.
Chị Chiến lại đi xâm chân mày dù chị có đôi mày cong nhưng vì nó không được đậm nét, nên chị chưa vừa ý, môi chị xâm năm nào nay đã hơi phai nhạt màu, vì thế lại một lần nữa xâm tiếp, lần này là một màu đỏ chót như máu. Hình như chị…tăng đô?
Bây giờ mổi lần hỏi thăm về sự vắng mặt của chị Chiến thì câu trã lời của anh là chị đi “ đóng hàng”, mổi lần chuẩn bị đi “ đóng hàng” chị ra tiệm gội đầu, làm móng tay móng chân, sơn đậm đen màu của Hàn Quốc, chị lấy tiền con gái gởi về rồi sau đó bịt kín mặt mủi, nhởn nhơ phóng lên xe honda đi…” đóng hàng” tận Xuyên Mộc, mấy ngày sau mới về, mặc kệ anh chồng ở nhà loay hoay nấu cơm cho con cái ăn. Tôi nói đùa với chồng tôi:
- Chị ta đi đóng hàng hết tiền rồi mới chịu về nhà.
Chuyện của vợ anh Chiến vì do tôi không giữ lời hứa kín miệng dùm cho anh nên trong nhóm tụi tôi ai cũng biết, tôi áy náy xin lổi anh nhưng anh Chiến cười nói:
- Bác có lổi gì đâu, chuyện của con vợ em cả cái làng cái xã này ai mà không biết, nhưng mà bác ơi, cũng sẽ có một ngày em cho nó một trận tơi tã, chờ cho thằng con trai út của em lớn thêm tí nữa, khi cháu nó biết chuyện thì nó sẽ không trách bố nó bạo hành mẹ nó…
Ồ, thì ra là vậy, ai nói anh Chiến dại khờ kia chứ? “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” mà, đúng không?
Chị Chiến lại thay xe mới, đi honda wave không sang, chị đổi qua xe Attila màu đỏ rượu chát, con gái gởi bao nhiêu tiền về chị cũng làm cho nó hết sạch. Anh Chiến nhờ có thu nhập của công việc trông coi nhà cho người Sg nên cũng đủ trang trải cuộc sống, đôi khi đứa con gái út gởi riêng tiền cho anh, chờ đêm đêm anh ra nhà người Sg ngủ, chị lục tung tủ lấy hết.
Đến phiên chị Chiến “ lên đời” bộ ngực của mình.
Từ ngày bơm ngực cho to hơn, cứng hơn thì chị càng mặc áo rộng cổ hơn, nói chung thì bây giờ chị toàn mặc áo hai dây. Đứa con gái lớn của chị than phiền với tôi:
- Mẹ cháu ăn mặc gì mà ghê quá, làm cháu thật xấu hổ.
Kể ra thì bộ ngực của chị hấp dẩn thật, nó làm xốn xang biết bao nhiêu con mắt của các ông sồn sồn, chị cứ mạnh dạn phô ra cho mọi người được thấy. Thật buồn cười là chị rất kỷ lưỡng, che chắn cẩn thận từ A đến Z vào ban ngày; khi trời còn đôi chút nắng mổi khi chị muốn ra đường, nhưng rồi khi trời vừa tắt nắng thì…a lê hấp…hở hang hết mức.
Càng ngày chị Chiến càng đi “đóng hàng” nhiều hơn, dài ngày hơn, diêm dúa hơn. Chị mang đôi giày mủi nhọn kiểu Italia, cái bụng chị to mà cái mông thì xẹp lép nên nhìn dáng người chị thật tức cười.
Một lần tôi ra thăm đất một mình, ghé qua nhà chị chơi tôi hết hồn khi mặt chị tím bầm bị trầy mấy chổ, con mắt trái sưng húp, tay chị có một vết rách rất sâu, chị nói rằng bị té xe, nói vậy thôi chứ vết thương do bị té xe nó khác với vết thương do bị đánh đòn. Hỏi thăm xã giao mấy câu, tôi về nhà mình, đến trưa anh Chiến qua chào, tôi không giử ý tứ mà hỏi ngay:
- Bộ anh uýnh đòn bả hả?
Anh trợn tròn mắt nhìn tôi:
- Đâu có bác ba, em đâu có đánh nó, bộ nó kể với bác sao? Nó bị té xe đấy chứ.
Tôi định nói với anh Chiến là chị ấy bị đánh đòn, nhưng thôi, cứ để cho anh sống với ảo tưỡng, với những điều mà anh cố tự lừa dối mình.
Câu chuyện chị Chiến đi qua Vũng Tàu đánh ghen với cô bồ của tình nhân thì ai cũng biết, và chị bị cô kia đánh lại te tua, ngay chính con gái chị cũng kể cho tôi nghe. Nhưng thật tội nghiệp cho anh Chiến, anh cứ “ mủ nỉ che tai”. Lại thêm một triết lý sống của anh Chiến: không thấy, không nghe, không biết.
Bây giờ mổi lần nói về chồng mình, chị Chiến dùng đúng hai từ: “lảo hâm”., trong lòng chị không còn chừa một chổ nào cho anh- dù là nhỏ xíu-còn khi nhắc đến người mà chị thường đi “ đóng hàng” thì chị có một ngôn từ rất ngộ nghỉnh là hắn “êm” lắm. Chúng tôi cười quá chừng khi nghe chị dùng từ “êm” để ám chỉ cho…ai kia.
Anh Chiến vẩn xuề xòa trong cái áo thun ba lổ, cái quần xà lỏn và đi chiếc xe đạp cộc cà cộc cạch, mặc cho chị vợ tưng tưng trên chiếc Attila bóng lưỡng, người cũng bóng lưỡng đi “ đóng hàng”.
Những cây trồng ngoài biển của tôi xanh um cho bóng mát nguyên cã một khu vườn, các bạn tôi chán nản, không muốn động tay, không muốn bỏ một đồng xu nào vào ngôi nhà nghỉ mát của mình, nhưng riêng tôi thì khác hẳn, vợ chồng tôi vẩn có đôi chút lạc quan, vẩn yêu quí những giọt mồ hôi đã đổ ra trên mảnh đất này, tôi trồng thật nhiều cây Bằng Lăng, Phượng, Hoàng Yến, những cây Đại sứ đủ màu, thích nhất là cây có màu đỏ tím mà ngoài xứ Huế của tôi gọi là màu Cẩm.
Chị Chiến không qua nhà tôi nhiều như trước, chỉ có anh mà thôi. Thế nhưng có một lần vợ chồng tôi đi cùng với vợ chồng một người bạn thân, anh Chiến vừa thấy xe của chúng tôi quẹo vào sân nhà, anh lật đật chạy qua, nước mắt anh ràn rụa, anh nói mà không chờ chúng tôi hỏi:
- Các bác ơi, em khổ quá, có khả năng vợ chồng em ly dị mất thôi.
Chúng tôi kéo ghế mời anh Chiến ngồi để anh được bình tỉnh và kể tiếp lý do mà anh vừa nói, anh lại khóc:
- Em bắt gặp tại trận, lúc trước hỏi thì nó chối đây đẩy, bây giờ thì hết chối rồi…nó khốn nạn lắm các bác ơi…
Chị bạn lớn nhất trong nhóm chúng tôi từ tốn hỏi:
- Mọi việc như thế nào anh hảy kể lại cho chúng tôi nghe, chuyện gì cũng cần phải bình tỉnh để giải quyết.
- Vâng, hôm kia có người mách em địa chỉ nơi nó thường hẹn hò, em đâu ngờ rằng càng ngày nó càng quá quắc, nó không coi em ra gì, lúc trước nó còn sợ em nên đi xa xa, bây giờ nó hẹn gần nhà…em đến đó và nom thấy chúng nó, em lôi con vợ em về, đánh cho nó một trận nhừ xương, ấy thế mà nó chưởi em, còn đòi ly dị nữa đấy.
Biết nói gì với anh để mà an ủi đây? Chúng tôi mổi người khuyên mổi câu, mổi người an ủi một lời cho anh nguôi ngoai.
Buổi tối chị Chiến cho con mình qua nhắn tôi sang nhà chị, thấy người chị đầy vết trầy trụa tím bầm. Chị cũng khóc nức nở, kể lể theo cách của mình để dành phần phải về chị:
- Bác nghỉ xem, em đang bàn tính chuyện làm ăn thì lảo ấy đến, lôi em xềnh xệch ngoài đường, từ quán nước lảo đánh em về tận nhà, lảo xoắn tóc em mà lôi đi, em nhục nhã xấu hổ lắm bác ơi, em hận lảo í suốt đời.
Tôi nhìn người đàn bà “ lên đời” ưa đi “ đóng hàng” này mà thương xót cho anh chồng.
Sau chuyện anh đánh chị một trận tơi bời, đây là lần thứ hai mà tôi biết, thì khi đánh đòn chị xong, anh lại nhịn chị thêm một bước nữa, lần này chị đi bằng “thang máy điện tử”, bấm cái vèo chị bay vút lên mây. Anh nói:
- Bây giờ thì kệ nó, muốn làm gì thì làm, bao giờ nó chết; em chôn.
Không biết chúng tôi phải chờ đợi bao lâu nữa để cái qui hoạch này chết đi, hoặc để cho nó thật sự thành hình trong sự thỏa thuận với người dân? Thấy để đất trống đâm ra hoang tàn thì phí phạm, chúng tôi cho người địa phương mướn giá rẽ để họ kinh doanh. Bây giờ thì nhà hàng quán ăn mọc lên như nắm, một dãi đất dọc theo ven biển dài năm trăm mét của người Sg- nói như xưa là làng Sài Gòn- có gần chục hàng quán với đủ các tên, tên nào cũng có chử BIỂN trong đó, này nhé: Phố Biển, Cát Biển, Biển Xanh, Biển Vắng, Gió Biển, Vườn Biển, Hương Biển, Sóng Biển…Phía bên Vũng Tàu bây giờ quá tải, chật hẹp nên khách du lịch tìm qua bên này.
Thật sự nếu chính quyền cho phép từng người chúng tôi được phép xây dựng ngay trên chính mảnh đất của chúng tôi như đã nói ở trên, chắc chắn rằng vùng biển này đẹp lắm lắm.
Hôm nay vợ chồng tôi lại chở nhau về thăm nhà nghỉ của mình, anh Chiến vẩn là người khách; bạn rất thân tình, anh là người cung cấp cho chúng tôi nhiều nguồn tin mà anh đã thu lượm được từ mổi sáng uống cà phê, mổi chiều ra biển. Nhưng hôm nay anh cho vợ chồng tôi biết những tin không vui:
- Bác ơi, người dân như chúng em đây bây giờ khổ lắm, đất thì của mình, có sổ đỏ hẳn hoi nhưng chính quyền không cho mua bán sang nhựơng hay thế chấp ngân hàng gì hết cả bác ạ.
Rồi anh kể cụ thể hơn từng trường hợp:
1/ Ông An có con thi đậu đại học ngành y, muốn bán bớt vài trăm mét để đóng tiền cho con đi học mà…không được.
2/ Ông bà Cầu cưới vợ cho con trai, muốn cho hai vợ chồng son ở riêng, tách sổ cho chúng nó…không được.
3/ Chị Hoa có mẹ già bị bình nặng, muốn thế chấp ngân hàng cái sổ đỏ để đưa mẹ đi chữa bịnh…không được.
4/ Người dân vùng biển sống bằng nghề đi biển, sống bám vào biển…bây giờ đòi đưa người ta lên khu tái định cư trên núi rồi còn bán lại cho dân giá 2tr/m2. Lên núi…nhìn …khỉ và mây bay…
5/ Đất của dân mà dân không được nhúc nhích cục cựa gì hết, nhà dột cột xiêu cũng không cho sửa sang lại, cứ thế mà tạm bợ ngay trên chính mảnh đất mà mình đã đổ mồ hôi sôi nước mắt, thậm chí đổ cả máu, mất cả mạng sống.., để khai phá mới có được như hôm nay.
Anh Chiến kể nhiều chuyện lắm, nhưng tôi chỉ có thể nhớ lại chừng ấy thôi. Đất có mặt tiền biển như tụi tôi đây, theo giá thị trường có giá từ 8 tr cho đến 10tr / m2. đất phía bên kia mặt đường hướng ra biển có giá từ 5tr đến 6tr /m2, sâu hơn nữa có giá thấp nhất cũng 4tr/m2, thế mà mấy ông lên khung giá đền bù rẽ mạt như là muốn…cướp ngang xương máu của dân, công ty xin được cái quy hoạch ấy lại là công ty tư nhân mới buồn cười chứ…mà sao chính quyền lại “ừ” mới kỳ cục.
Lúc sau này chúng tôi không hỏi thăm về chị Chiến nữa, sợ động vào nổi đau của anh. Chị ấy cũng ít muốn gặp mặt tôi như lúc trước, đôi khi đi ngang nhà chị, thấy thấp thoáng bóng dáng chị bên trong: đẩy đà, tròn trịa nhưng mông thì vẩn lép kẹp, chắc chị quên không nghỉ đến chuyện phải “lên đời” cho cái mông của mình.
Khởi đầu biết về biển là công của chồng tôi, kết cuộc không muốn ra biển nữa cũng là chồng tôi, tôi phải nhường lại cho anh ấy phần kết thúc này.
Cái tin anh Chiến chết đến với tôi thật là bất ngờ, theo như con anh vừa khóc vừa nói trong điện thoại là “bố cháu bị đột quy”. Tôi vội vàng gọi điện thoại để thông báo cho hầu hết “làng Sg ngoài biển” biết tin, ai cũng lặng người như không tin đó là sự thật và cũng không ai muốn nghỉ đó là sự thật.
Chúng tôi hẹn gặp nhau ở quán sinh tố bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc , đó là điểm hẹn hò thường xuyên của người “làng Sg”. Mổi người đưa ra một giã thiết: tại sao anh Chiến chết khi đang còn khỏe, trẻ… vì tuần trước cả nhóm chúng tôi ra chơi, anh còn ngồi cụng bia, còn vui vẻ kể thêm về đủ thứ khổ sở của người dân vùng biển khi đất bị nằm trong qui hoạch, có người còn đòi chết nếu lấy đất của họ, tất cã đều là bạn chài của anh, láng giềng của anh…
Chúng tôi bàn tính việc phải ra viếng thăm anh vào ngày mai, ai đi sớm được thì cùng theo xe với tôi, ai bận rộn thì đi sau, nói tóm gọn lại là phải ra thăm anh lần cuối. Hôm nay chúng tôi không vui cười rôm rả như những lần trước mổi lần hẹn hò gặp nhau; những cặp vợ chồng: già có, nữa chừng xuân có, vài ba đứa còn độc thân…nhưng là những người cùng có đất ngoài biển, cũng là người của “làng Sg”. Tự nhiên ngực tôi nặng trì trì như đeo đá. Vợ tôi…là đàn bà; dĩ nhiên, đang cùng với mấy bà bạn kia nói về vợ anh Chiến, một người vợ lúc nào cũng vùng vẩy đòi “lên đời”, và khi đã lên đời được rồi thì tưng tưng đi “đóng hàng”, để cho ông chồng phải sống trong đau khổ bẽ bàng…
Tôi xua tay nói với vợ:
- Mình đang bàn tính chuyện ra viếng anh Chiến, mấy bà lại nói xấu vợ ảnh, kỳ quá à nghen, stop lại đi.
Sáng ra chúng tôi phải đi thật sớm vì sợ kẹt xe. Đến nhà anh thì vừa khoảng mười giờ, nhà anh đông nghẹt người, có rạp che trên mảnh đất trống bên cạnh, chúng tôi đưa vòng hoa cườm vào thêm bao thư phúng điếu.
Thi hài anh được tẩm liệm từ hôm qua, nằm trong chiếc quan tài kiểu Hồng Kông, mặt trên toàn bằng kiếng. Nhìn nét mặt anh bình yên thanh thản khi không còn vướng bận những nổi muộn phiền lo lắng, tôi vừa thương anh, vừa tiếc là đã mất một người bạn quê chân tình mộc mạc, đơn sơ nhưng có nhiều hiểu biết. Vợ anh đang vật vả than khóc, chị vừa rên hừ hừ như người đang lên cơn sốt, vừa kể lể đầy những lời yêu thương-không biết thật hay giả đây?-.
Chúng tôi ra ngoài bàn ngồi uống nước trà để nghe chị Chiến kể về cái chết của anh:
- Buổi sáng hôm kia, tầm vào lúc mười giờ, em và nhà em đang nói chuyện với nhau, nhà em nằm trên vỏng, em ngổi ghế bên cạnh, một chốc thì nhà em bảo là đi đánh một ván cờ tướng bên nhà bác Phú, còn em thì ra sau bếp thổi cơm trưa. Ấy nhưng mà chỉ một thoáng em nghe con nhà bác Phú chạy sang kêu em rằng thì là nhà em tự nhiên gục xuống bên bàn cờ tướng, em chạy sang thì thấy ông xanh như tàu lá chuối, quần dầy nước tiểu, chúng em vội đưa đi bịnh viện nhưng bác sỉ bảo rằng ông ấy đã chết rồi, phải đưa về nhà ngay…hu…hu…em đau khổ lắm các bác ơi…ông ơi là ông…hu…hu…
Không biết những giọt nước mắt và những lời than khóc của chị Chiến có ý nghĩa gì? Hối hận ăn năn? Sợ hải lo lắng? Đau buồn cô quạnh?.có lẽ là đủ cả. Anh ra đi, phủi sạch hết mọi ưu tư phiền toái, thanh thản yên bình. Nhưng thật sự là chúng tôi tiếc lắm, anh Chiến như cánh tay mặt của người “làng Sg”, bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng nhờ đến anh: làm chòi lục giác ngắm biển, làm đường đi trong mảnh đất của mình, gia cố bờ đê tạm thời ngăn sóng, trồng cây xanh, thông tin về qui hoạch, chuyện trong làng trong xóm, chuyện khu nghỉ dưỡng năm sao của La Guna, khu biệt thự cao cấp Kim Tơ…v…v…nhiều và nhiều lắm…
Người đàn ông đôn hậu, người bạn rất chân tình, một quản gia thật thà; ở nơi anh đều có đủ, chỉ thiếu một điều hết sức quan trong, cần thiết mà anh luôn ao ước; đó là một người chồng có hạnh phúc.
Hầu như chúng tôi ai cũng khóc khi nhìn anh, khi thắp cho anh một nén nhang. Anh đã ra đi vỉnh viễn, tự nhiên chúng tôi cảm thấy vùng biển này trống vắng, buồn tênh, cảm giác khi xuống đây mà không có anh làm chúng tôi không còn mấy hào hứng.
Chị Chiến thì…không có gì thay đổi, anh chết rồi, chị rộng chân để đi đóng hàng nhiều hơn, lâu hơn, thời gian sau này nghe đâu rằng chị đã thay người khác để “ đóng hàng”, đổi xe Nouvo đời mới nhất vì chiếc Attila đi không được hên…chị vẩn “lên đời” và vẩn sung sức mổi lần đi “ đóng hàng”, bây giờ nhan sắc chị đang có chiều hướng tuột dốc một cách thãm hại dù chị đã mấy lần đi căng da mặt.
Thời gian sau này chúng tôi rất ít khi ra nhà nghỉ mát của mình, tuy rằng trong chúng tôi – người làng Sg - ai cũng đều rất nhớ biển.