L
oan,
Loan nói đúng đấy, những người già trong hoàn cảnh như tôi, họ đang đếm bóng thời gian của cuộc đời mình và chờ đợi cái giây phút tiếng cười xa hơn tiếng khóc. Thời gian là một dòng chảy miên viễn, không bao giờ ngừng. Có những người tiếc nuối thời gian, nhưng không biết làm sao mà níu kéo nó lại được. Nên có người đành buông xuôi, có người thì tư mình an ủi bẳng những lời chúc tụng nhau trong dịp sinh nhật bằng câu chúc nhau ” sinh nhật là khởi điểm của cuộc đời, kỷ niệm sinh nhật là ta đang đếm bóng thời gian, xin chúc cho thời gian “ngừng lại”, để môi em mãi mãi tươi hồng.” Ôi chu choa, lời cầu chúc sao mà thắm thiết thế. Nhưng thời gian nó đâu có nghe thấy tiếng van lơn, nó cứ lặng lẽ trôi, và môi em thì cũng cứ khô héo dần theo thời gian. Cái muốn của con người thì vô tận, nhưng cuộc đời của mỗi người cũng đã được đóng khung sẵn trong một con số. Do đó, chúc thì cứ chúc vậy thôi, chứ làm sao mà níu kéo thời gian ngược lại được; người ước mong thì cứ ước mong, và thời gian không thể chiều lòng người đươc nên vẫn cứ âm thầm trôi. Một ngày qua đi, là một ngày đưa ta gần đến cõi chết, định luật của tạo hóa, không ai cưỡng lại được.
Sống trên một đất nước văn minh và thực tế như nước Mỹ. Không có nghề nào là nghề xấu, mà chỉ có con người xấu mà thôi. Ngoại trừ nghề ăn cắp, ăn cướp là những nghề vô đạo đức, và vi phạm luật pháp quôc gia, là những nghề bị gạt ra rìa xã hội. Còn tất cả những nghề khác, dù chân tay hay đầu óc, đều được bình đẳng, và tôn trọng như nhau.
Chúng ta không nên tư ti về từ “lao động chân tay” hoặc tự tôn về “lao đông đầu óc”. Dù là chân tay, vẫn cần phải có đầu óc thì công việc mới hoàn thành tốt đẹp, và đầu óc cũng phải cần có chân tay thì công việc mới thông suốt hoàn hảo. Do đó, dù là công việc chân tay hay trí óc, chúng ta chỉ nên quan tâm vào công việc đó, là chúng ta có hoàn tất đươc nó một cách tốt đẹp hay không, đó mới là điều quan trong; chứ không phải nghề nào hơn nghề nào.
Trong cuộc sống, mỗi người có những hoàn cảnh khác nhau. Có người có trình độ, và kiến thức cao. Nhưng vì hoàn cảnh mưu sinh, mà phải chấp nhận làm một công việc thấp hơn khả năng của mình, mà họ vẫn vui vẻ với công việc họ làm để sinh tồn. Đối với người Việt tỵ nạn như chúng ta, vào những năm đầu cũng rất khó khăn lắm, tôi có một người bạn là Bác sĩ quân y ở Việt Nam chạy sang đây vào tháng 4/ 1975 ở tiểu bang Alabama. Trong khi chờ đợi vào Đại học để học lại lấy bằng hành nghề y khoa, người bảo trợ họ xin cho anh ta được một cái job làm trong một clinic thú Y (Animals Hospital) về chó mèo. Công việc hàng ngày của anh ta là giúp các y tá, buổi chiều phải rửa phòng các súc vật đi vệ sinh. Vì vấn đề sinh tồn, anh ta làm cho Clinic thú Y đó cho đến ngày trường Đại học gọi anh nhập học, khóa học y khoa đặc biệt, dành cho các Y sĩ và bác sĩ Y Khoa tị nạn Việt nam.
Ngay cả người Mỹ cũng vậy, cách nay khoảng hơn 10 năm, tôi được biết một người luật sư Mỹ, làm Judge ở tòa án Gaveston, khi mất cái job Judge, anh ta phải đi làm cho nhà hàng và rửa chén. Tuy nhiên, công việc này đối với anh ta, cũng chỉ là công việc tạm thời, và ngắn hạn mà thôi. Tại sao tôi lại biết? Vì tôi quen với bố vợ của anh ta, ông bố vợ anh ta nói chuyện với tôi. Và chính bản thân tôi cũng vậy, những ngày đầu đến Mỹ, rất vất vả, cũng làm đủ thứ nào là rửa chén, quét dọn nhà hàng từ 11 giờ đêm đến 7 giờ sáng mới ra vể. Nghĩa là thượng vàng hạ cám, đều phải làm nếu mình muốn sinh tồn (survival). Điều quan trọng nhất, là ta phải biết “quyết tâm”, lợi dụng thì giờ còn lại mà học hỏi để tiến thân. Lời của ông cha ta thường nói: “CÓ CHÍ THÌ NÊN” và tiếng Anh có câu “NO PAIN NO GAIN”, và những vĩ nhân trên thế giới, hầu hết họ đều xuất thân từ những gia đình nghèo khổ.
Cảm ơn Loan đã kể cho nghe câu chuyện về mẹ. Có lẽ Loan đã đọc được hết tâm tư của tôi, nên loan mới thật tình kể cho tôi nghe câu chuyện đầy xúc động. Câu chuyện vô cùng cảm động, đã làm cho lòng tôi trùng xuống và mắt tôi cảm thấy cay cay hình như dòng lệ đang tuôn chảy. Câu chuyện về mẹ, cứ chiều chiều mẹ ngồi bên song cửa sổ, nhìn ra con đường phía trước chờ cô con gái đi làm về, trong nỗi vui mừng, đôi mắt mẹ sáng hẳn lên khi mẹ nhìn thấy hình bóng của Loan tất bật rẽ vào đường quen lối cũ hướng thẳng về nhà. Ngày đó còn trẻ, nên Loan chưa thấu hiểu được hết tình thương yêu bao la của mẹ như thế nào. Ôi lòng mẹ thương con bao la hơn trời biển, mà con đâu có hiểu thấu nỗi lòng của mẹ. Phải chờ cho đến khi con khôn lớn, mới hiểu được thế nào là tình mẫu tử, cốt nhục yêu thương bao la của mẹ dành cho con, và lúc con nhỏ giọt lệ khóc, lúc đó con mới biết thương mẹ, thì mẹ đã không còn nữa.
Câu chuyện có một hình dáng hàng ngày ngồi bên song cửa sổ, để đợi chờ một hình bóng thân quen nào đó. Bối cảnh cũng khá trùng hợp với câu chuyên của mẹ Loan, nhưng đối tượng của hai câu chuyện thì có khác nhau.
Một người bên khung cửa sỗ, ngồi ngắm thời gian đi hay tìm bóng hình của một ai đó. Đúng vậy, người ngồi bên song cửa sổ mỗi ngày để nhìn theo bóng dáng người chàng mến thương, khi nàng dời khỏi nơi làm việc. Chàng ngồi đó dõi theo bước chân nàng như một cử chỉ tiễn đưa, mà nàng không hề biết. Chính hình bóng đó, đã làm cho chàng lưu luyến mỗi khi nàng ra về khỏi nơi làm việc.
Đúng như Loan đã mô tả mỗi khi ra về, bất chợt Loan nhìn thấy cái dáng dấp một người ngồi lặng lẽ bên khung cửa sổ, cái dáng vẻ như một sự cam chịu, như một sự chẳng đặng đừng, như bóng núi hoàng hôn, như một ngày đi qua không trở lại. Loan là người rất tinh tế, nhìn thấu nội tâm và tư tưởng người đó. Người đó cũng hiều rõ được rằng thời gian qua đi có bao giờ trở lại, và một hình bóng xa rồi, biết bao giờ gặp lại nhau, một tình yêu không bao giở đến hay đến với nhau trong nuối tiếc...
Thế rồi, một ngày đẹp trời nào đó, em trở lại nơi này, nơi căn nhà có cái cửa sổ đối diện với sân đậu xe mà em thường đậu, để tìm lại cái bóng dáng của một người hàng ngày thường lặng lẽ ngồi bên song cửa sổ ngày nào. Bỗng dưng em cảm thấy hụt hững và choáng váng, vì cảnh cũ thì vẩn còn đó, mà người ngồi bên song cửa sổ ngày nào, nay hình bóng đó không tìm thấy đâu nữa. Rồi em tự hỏi, giờ này người đó đang ở đâu, người đó còn hay đã mất?
Cuộc đời muôn vạn nẻo, cái bóng núi hoàng hôn đã khuất rồi, nàng ôm mặt khóc. Dù hình bóng đó có ở nơi nào hay vẫn còn đâu đây,
chắc chắn trái tim của hình dáng người ngồi bên song cửa sổ ngày nào “sẽ không sao ngủ yên”.
VVM.30.6.2024.
Cảm ơn Loan đã kể cho nghe câu chuyện về mẹ. Có lẽ Loan đã đọc được hết tâm tư của tôi, nên loan mới thật tình kể cho tôi nghe câu chuyện đầy xúc động. Câu chuyện vô cùng cảm động, đã làm cho lòng tôi trùng xuống và mắt tôi cảm thấy cay cay hình như dòng lệ đang tuôn chảy. Câu chuyện về mẹ, cứ chiều chiều mẹ ngồi bên song cửa sổ, nhìn ra con đường phía trước chờ cô con gái đi làm về, trong nỗi vui mừng, đôi mắt mẹ sáng hẳn lên khi mẹ nhìn thấy hình bóng của Loan tất bật rẽ vào đường quen lối cũ hướng thẳng về nhà. Ngày đó còn trẻ, nên Loan chưa thấu hiểu được hết tình thương yêu bao la của mẹ như thế nào. Ôi lòng mẹ thương con bao la hơn trời biển, mà con đâu có hiểu thấu nỗi lòng của mẹ. Phải chờ cho đến khi con khôn lớn, mới hiểu được thế nào là tình mẫu tử, cốt nhục yêu thương bao la của mẹ dành cho con, và lúc con nhỏ giọt lệ khóc, lúc đó con mới biết thương mẹ, thì mẹ đã không còn nữa.
Câu chuyện có một hình dáng hàng ngày ngồi bên song cửa sổ, để đợi chờ một hình bóng thân quen nào đó. Bối cảnh cũng khá trùng hợp với câu chuyên của mẹ Loan, nhưng đối tượng của hai câu chuyện thì có khác nhau.
Một người bên khung cửa sỗ, ngồi ngắm thời gian đi hay tìm bóng hình của một ai đó. Đúng vậy, người ngồi bên song cửa sổ mỗi ngày để nhìn theo bóng dáng người chàng mến thương, khi nàng dời khỏi nơi làm việc. Chàng ngồi đó dõi theo bước chân nàng như một cử chỉ tiễn đưa, mà nàng không hề biết. Chính hình bóng đó, đã làm cho chàng lưu luyến mỗi khi nàng ra về khỏi nơi làm việc.
Đúng như Loan đã mô tả mỗi khi ra về, bất chợt Loan nhìn thấy cái dáng dấp một người ngồi lặng lẽ bên khung cửa sổ, cái dáng vẻ như một sự cam chịu, như một sự chẳng đặng đừng, như bóng núi hoàng hôn, như một ngày đi qua không trở lại. Loan là người rất tinh tế, nhìn thấu nội tâm và tư tưởng người đó. Người đó cũng hiều rõ được rằng thời gian qua đi có bao giờ trở lại, và một hình bóng xa rồi, biết bao giờ gặp lại nhau, một tình yêu không bao giở đến hay đến với nhau trong nuối tiếc...
Thế rồi, một ngày đẹp trời nào đó, em trở lại nơi này, nơi căn nhà có cái cửa sổ đối diện với sân đậu xe mà em thường đậu, để tìm lại cái bóng dáng của một người hàng ngày thường lặng lẽ ngồi bên song cửa sổ ngày nào. Bỗng dưng em cảm thấy hụt hững và choáng váng, vì cảnh cũ thì vẩn còn đó, mà người ngồi bên song cửa sổ ngày nào, nay hình bóng đó không tìm thấy đâu nữa. Rồi em tự hỏi, giờ này người đó đang ở đâu, người đó còn hay đã mất?
Cuộc đời muôn vạn nẻo, cái bóng núi hoàng hôn đã khuất rồi, nàng ôm mặt khóc. Dù hình bóng đó có ở nơi nào hay vẫn còn đâu đây, chắc chắn trái tim của hình dáng người ngồi bên song cửa sổ ngày nào “sẽ không sao ngủ yên”.