Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


HÀO HOA LÀ LÍNH KHÔNG QUÂN..
ANH CÓ CÁI QUẦN ANH CŨNG BÁN ĐI ..


kỳ 6


C hương trình đi Huê Kỳ diễn thuyết văn chương vẫn trục trặc, qua thư của Paul Engle, ông cho biết tiền máy bay, đài thọ ăn uống ở Mỹ, đều do chương trình hội thảo văn chương quốc tế Đaị học Văn khoa Iowa đài thọ- chỉ cần có" visa" của Tòa Đại sứ Huê Kỳ ở Saigon cấp chiếu khán nhập cảnh là xong.  Nhưng chưa xong, bởi lẽ, thư của cố vấn văn hóa Tòa Đại sứ, ông Lincoln, đại diện đại sứ E. Bunker trả lời cho biết- họ không thể cấp  " visa", mặc dầu chi phí đã được đại học Iowa đài  thọ. Trong thư, họ không nói lý do, chỉ mời tôi tới , rồi họ giải thích chi tiết.  Hóa ra, chỉ vì cuộc hội thảo văn chương quốc tế có nhiều nước Cộng sản tham dự. và, cũng có lẽ, tuyển thơ" We Promise One Another" (*) của Don Luce, John C. Schafer, Jacqueline Chagnon, sưu tập thơ từ cuộc chiến châu Á, gồm đủ ba thành phần: Cộng sản, Giải phóng miền Nam, Quốc gia..., nên tôi được Tòa Đại sứ ở đây liệt vào loại " văn chương đen"  chống chiến tranh  nội chiến chăng?  Hỏi là, đã có câu  trả lời- vì Don Luce ,  người Mỹ rất giỏi tiếng việt, có bút hiệu Đoàn Lân, đăng bài trên tạp  chí " Trình Bầy" của Thế Nguyên- và cũng là người đưa các thượng nghị sĩ Huê Kỳ sang Việtnam, thăm  Chuồng Cọp ở Côn Đảo vào năm 1970- gây một dư luận báo chí chống chiến tranh can thiệp  ở Việtnam- làm Tòa Đại sứ Mỹ ở đây điên đầu.  Trong tuyển thơ ấy, giới thiệu thơ Nguyễn Du," bậc thầy văn chương cổ điển"-như lời dẫn" an ancient master", thơ Nguyễn Đình Chiểu, thơ phong trào ủng hộ  ' Giải phóng miền Nam " của  Tố Hữu,  Lưu Trong Lư,  Xuân Thủy, Thu Bồn,.. thơ  chống  sự can thiệp  ngoại bang - qua  các nhạc sĩ" phản chiến"   Việt Nam Cộng Hòa, như:  Trịnh Công Sơn Phạm Thế Mỹ, Miên Đức Thắng....  Nhất Hạnh , Nhất Chi Mai,  Thế Phong ( thơ)...  đến thơ  Tế Hanh, Giang Nam, Nhuệ Hà,, Hồ Bắc.. nói về nội chiến của Giải phóng miền Nam, thơ chống sự chém giết, nồi da nấu thịt  tàn khốc, của sinh viên trẻ tuổi miền  Nam: Hoàng Minh Nhân, Thy Can....; thơ  viết trong tù của Phan Châu Trinh, Hồ Chí Minh, Thảo Giang, Lê Giang ( nữ) , Thép Xanh, Cửu Long- thì dù  Dr .Paul Engle viết  thư riêng cho tôi ,trong đó có một câu" ... show it to them..."  cũng  chẳng ích gì!
Chỉ cần một bài thơ " 550 G.I in Vietnam " (chiếm 17 tr. /119 )trong " We Promise One Another"-  của tôi, đã đăng trên tạp chí" TENGGARA", Don Luce và các ban ấy- chẳng hề xin phép tác giả một lời, lại còn sửa chữ nghĩa- chữ  và nghia - sửa những từ  tiếng anh cho chính xác hơn (propre) , bảo đảm  nội dung chống chiến tranh nội chiến  ý nghĩa sâu sắc hơn . Cái khôi hài là: đã không xin phép  thì thôi -  tôi là một, một trong những tác giả- mà ở trang  2 tập thơ ấy- cả ba vị  còn lớn tiếng, huênh hoang , làm đại diện các tác giả - ghi rõ ràng"giữ bản quyền, và sách được in tại Wasgington, D.C "( Copyright (C) by: Don Luce, John.C. Schafer, Jacqueline Chagnon ) và cả không đề tên Đám Xuân Cận dịch giả,  cả  việc trích từ tạp chí TENGGARA ( Malaysia)  cũng quên xuất sứ luôn! Đúng là một " ...ăn cắp bản quyền , còn xấc sược ... !   Tôi trích một đoạn thơ  trong" 550 GI's In Vietnam"(**)   trong tuyển thơ  sưu tập  của  Don Luce, và... .cùng  thêm in ghi chú , " bài thơ ( tiếng việt) đă đăng tải trước rồi - trên tạp chí" Trình Bầy"( chủ nhiệm: Thế Nguyên) -trước  cả  đăng bản anh ngữ trên TENGGARA , cùng   Don Luce đưa  vào " We Promise One Another "năm 1971. Sở dĩ tôi có được tuyển tập thơ này trong tay-  cũng nhờ  Thế Nguyên
------------------------------------------------------------------------------------------  
(* "We Promise One Another" - Poems From An Asian War, Published  mimeographed book) by The Indochina Mobile of Education Project, Washington, D.C - Copyright: 1971, Don Luce, John  C. Schafer, Jacqueline Chagnon. ( tạm dịch" Đợi ngày chiến thắng", - tập thơ  sưu tập từ cuộc chiến châu Á, in  ronéo.
------------------------------------------------------------------------------------------
 
 (**   (...............) "......How many have died / We d'ont  know./ The dead never asked to be counted / Or even to be remembered. / We can only be sure  of one thing:/ We will never suffer over population / For the survivors / Each grain of rice we eat / Is mported from vast firlds in California ./ Germany and Korea are divided countries too, But they're doing  all right--/ While we suffer in the most cruel and obscene way,/ What an irony! / I've been  walking the roads of my  beloved land; / One afternoon when I stopped, terribly hungry, / What I have I tell you? / Where I can ask / For a clean breathing space ? / Is thousand of bars from muddy Pleiku, / Kontum buried in the mud / To dusty Nha Trang, Đà  Nẵng , / Our girls brazenly ply their trade to sex-straved GI's --/ Coloreds, / Whites ,/ Reds,/ Blacks, / Democracy protectors! / Freedom fighters! / I've seen them all ! /  Anyplace they set foot on / They are followed by our women and girls, / The fun-makers par excellence./ As for you, / You must produces passes / When you come down to any of these places, Don't you see signboards / Reading " Locals, Keep Out"?/  Without respite / Day and night / Our country exposes itself to rockets and bombs / Hundreds of raids are being arried out daily ./  Is an office there  was a Vietnamese woman  / Whose officer husband was away ;/ She had a cute son, / He could mumble a few words,/ He wept and screamed, / Scared of his mother's American visitors ;/ Unlike her, / He was not a bit impressed by dollars; / Shaking his head / Shouting louder ,/ Broken into tears ,/ He called his father's name ./ His father had long been denied a leave ,/ He was leading his troops /Against  the enemy in the highlands./ The woman worked for the Americans /To get money, / And what would be that -- /She thought ./ The American officer who employed her thought differently, / He said : " I will help you, / Your husband is an army officer ,/ He is my best friend..." Not long after that  / He fell madly in love with  her. / One rainy evening / He proposed to drive her home ./It rained, / It rained,/ The car  ran smoothly on the road / When suddenly he pressed the brake pedal./ The car didn't overturn / But she was trapped . / Holding her tight / In his two hairy arms/ He kissed her savagely / Then raped her in the back seat. / He gave her all the MPC's * he had ,/ A lot of money. / That night /  Her child  went to bed early ,/ Unaware the officer had taken the place of his father./ In the bed of his parents / The next morning/ He got yup / Amazed to see so many MPC's/ He did not like them / And tore them to pieces / Calling to his mother / Startled / She rushed to him / Handed him a parcel of candies / Telling him it was form his father tin the war zone. / Jubilant / He held tight his present, / Mumbling his father's name .../ I had a question / To ask good American like Bernard Fall, / Who wrote" The two Viet Nams", discussing problems in both / The  North and the South , / Who died on Vietnamese soil  / In a field trip with the  US marines in Quảng Trị ./ I want to ask good Americans /  Like  the US missionary / Who tried to learn about us / And to do good things in the name of Christ ./  You are people of wisdom,/ People of strength; / But are you honest enough / To admit the silly mistakes your fellow country men committed / In the name of friendship!/ I for one cannot entertain /  The prospect of your girls becoming prostitutes /And boys pimps/  This land  of ourd counts on you, / Men who are not Communists ,/ Men who have convictions ,/Men who are  not servants, / Men who have dignity / Men who do not allow wives to work for Anmericans,/ Men who bring salvation. / I know you will feel humilited./ I tell you / You must learn American / If you want to know / What the hell is going on....(**)
------------------------------------------------------------------------------------------  
(-  Military Payment Certificates ( MPC's) are issued to service-men as currency for military-operated facilities and services proovided in Vietnam.  They are used  in lieu of the green dollar.
------------------------------  
(**  " Asian Morning, Western Music" by  Thephong,  translated by Đàm Xuân Cận, with an Introduction of Professor  Lloyd Fernando , Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1971
 Bài này đã đăng trên tạp chí TENGGARA no 5 , 1969- Kulua Lumpur, Malaysia. Và Don Luce còn bút danh  Đoàn Lân ký trên đôi " mẩu  báo ngắn"  đăng trên  mục" Cây viết mới "( tạp chí" Trình Bầy, " (Thế Nguyên, chủ nhiệm)   cùng các cây viết mới khác- như  Huỳnh Như Phương chẳng hạn, vào thập niên 70.  Don Luce học tiếng việt đến nơi, đến chốn, rất rành rẽ ngũ âm: sắc, huyền hỏi, ngã, nặng.  Don Luce cũng từng làm thông dịch viên  cho các phái đoàn  chính phủ Việtnam ( CHXHCNVN) qua Hoa kỳ sau 1975.  Ngày 2 tháng 1 năm 2004, UBND/ tp. HCM đã tổ chức lễ trao tặng "Huy hiệu Tp HCM" cho hai công dân Hợp chủng quốc Huê Kỳ,: Don Luce và  Mark Bonacci. ( về hoạt chống chống AIDS tại VN). 

------------------------------------------------------------------------------------------  
chuyển lại- nghĩ lại, tôi càng thấy thấm thía hơn, về sự kiên nhẫn Dr Paul Engle- ở chỗ ròng rã mời tội sang Mỹ, trong vòng bốn, năm năm- mà không có kết quả! Tôi đã học Anh ngữ ở " Trường" Staff Development Center"  trên dưới 3 năm- qua lớp 6 sau cùng,  vì chưa đi- nên tôi cứ " fail on purpose "  để  được học lại; còn hơn là phải đi làm 2 buổi trong Bộ Tư Lệnh Không Quân .
Bây giờ, tôi không còn viết cho báo "Lý tưởng KQ"  nữa, tôi được chuyển sang nơi đại úy  Bùi Hoàng Khải-  lo ấn loát tạp chí" Chính huấn" - gọi là " cổ võ sĩ khí" cho chiến sĩ Không Quân. Sếp Khải , một người chỉ huy khôn ngoan, và riêng, chỉ một sự chịu đựng nổi những nhà văn, nhà báo, được đồng hóa vào quân chủng, làm dưới quyền ông lâu bền như thế- ông ta đáng được  tôi ghi lời tôn xưng!  Ông ta rất" hách' với thuộc cấp, nên chúng tôi thường gọi đừa" Ông là Đốc phủ sứ" - nhưng ông rất cón trách nhiệm  với  thuộc cấp.Mỗi khi bị cấp trên" khiền" , nào "   đám hạ sĩ quan đồng hóa vi phạm kỷ luật quân đội", thì,  ông đứng ra nhận lãnh  hết trách nhiệm.  Mỗi lần gặp-   khi ông cười- hàm răng trắng tuy không đều, mà đẹp- nụ cười rất tươi, ông luôn luôn chấp nhận, mỗi lần nghe tôi xin phép đi thăm các không , sư đoàn Không Quân- cũng như lần, tôi đưa  trình giấy  bà Baker ở Trung tâm Văn hóa Mỹ, giới thiệu tôi đi học Anh văn.  Ông gật đầu, cho phép miệng ngay lập tức, và  chẳng đợi trình thượng cấp nào cho phép  hết.  Ngoài việc đứng mũi chịu sào- Trưởng phòng Chính huấn BTL/KQ, ông cón làm  chủ nhà xuất bản - in cuốn truyện ngắn  đầu tay" Chết Non"  của tác giả Trần Văn Minh- còn là Tư Lệnh KQ, rồi in tập thơ" Đắc Khanh và Mầu sắc Quê Hương" của Phan- lạc  Giang Đông* .(nxb  Bùi Hoàng Khải KQ, Saigon 1968) . Ông lại còn" kiêm"  Tổng thư ký" Hội Túc cầu Việtnam"- chức vụ này giúp ông hướng dẫn  cầu thủ bóng tròn ( nay : bóng đá)  đi thăm các nước trong vùng Đông Nam Á- ông từng  cử tôi - biệt phái thư ký -giao dịch với Hội này (ở ngoài dân sự).
Bạn bè xưa cũ, nay ở trong KQ, thường lại kiếm tôi ở sở vào buổi sáng. Lần này, đại úy Trưởng đoàn Truyền tin 295 KQ- "thằng Chính Lùn" - tôi vẩn thường đùa anh:  "... nếu  một khi, chẳng may mày qua đời, thì "Đường Nguyễn Mai Lâm"  phải được nối dài, mang tên"  Đường ' Nguyễn Mai Chính" . Anh trai của Chính ( Nguyễn Mai Lâm)  cùng khóa lái máy bay , tốt nghiệp" trung sĩ hoa tiêu"  ở Marrakeck với "tướng " Nguyễn Cao Kỳ, anh ta đã tử nạn  trong một phi vụ ở Nhà Bẻ- nay được đặt tên  đường trong cư xá KQ- dãy nhà  có tư thất  Sếp Khải. Một lần, Chính đến rủ tôi-  chiều nay 4 giờ, nếu rảnh, sẽ cùng bay trên một chiếc máy bay vận  Caribou ( Úc)  ra Đà Nẵng- tham dự lễ Kỷ niệm Phi đoàn A 37 - Phi Hổ 516- chỉ huy  trưởng Phạm Bình An, trung tá- bạn học một lớp với tôi và Chính ở Hà Nội thời xa xưa.  Mai Chính còn tỉ tê"... " ra đó, mày lại được gặp  thằng Vượng- bạn học cũ chúng mình-  chẳng nói làm gì  rồi; riêng mày còn được gặp lại  trung tá  Nguyễn Tấn Định Yểm Cứ,"giặc lái"  hoa tiêu Trịnh Đức Tự, Trần Viễn Phương, và nhất là máy có cơ hội đi thăm cô bạn gái xa  xưa, hiện là trưởng Phòng Xã hội Quân đàon I..... vv... 
Nguyễn Mai Chính không là dân văn nghệ,-  thằng bạn" nối khố trung  học"  rất" văn nghệ tính" - nó biết sở thích bè bạn, đánh trúng tâm lý, mỗi khi muốn mời gọi, nói một điềi gì?.
 Nguyễn Mai Chính còn giải thích:" .. sỡ dĩ thằng  Bình An  mới tụi mình, bởi lẽ nó đã gọi cho Sếp Phi đoàn Caribou giữ hai ghế  dành cho tao và  mày- nhưng lính Không quần  xin" pắc" đâu có khó khăn gỉ?  bay theo phi vụ bạn bè,  chẳng cần giấy tờ.Nếu   cần- " ...đã có thằng Phát "(  đại úy  KQ Nguyễn Văn Phát, nguyên Trưởng trạm Hàng không Quân sự Đà Lạt, nay về làm  ở Khối Không vận ở Bộ Tổng Tham Mưu) chỉ cần báo cho nó trước một ngày,  có "Lệnh Di chuyển ". tút xuýt. (ngay lập tức)   Còn tôi, chỉ xin phép miệng Sếp Khải, là  được chấp thuận bằng cái gật đầu; tôi" bay" theo Chính ngay!
Chiều hôm ấy,  chúng tôi bay theo phi vụ ra Đà Nẵng. Từ Tân Sơn Nhất, bay được  gần tiếng đồng hồ, bầu trời có mưa.  Ở trên phi cơ, ngoài sự điều khiển có đôi chút khó khăn; nhưng ở trên bầu trời, nhìn cảnh mưa bên ngoài không trung, lòng thấy nao nao.  Trưởng phi cơ Caribou quay lại nói với chúng tôi đột ngột.  Đại để, hoa tiêu báo cho biết, thằng bạn thân- một hoa tiêu tên Hùng thì phải, cũng bay Caribou ,chở một tướng , tên Trần Thanh Phong , Tư lệnh Cảnh  sát Quốc gia, đi thị sát,bị rớt ở  ngoại vi  Nha Trang- khi tàu bay bay " cao độ thấp". Anh kể tiếp:"... thằng bạn này tôi hôm qua cùng tôi đánh bạc trong Phòng Hành quân  Phi đoàn; tối qua nó thua sạch ; sáng ra , thằng được bạc mời nó đi ăn sáng.  Nó lắc đầu, kêu còn no. Thằng được bạc bảo" mày không ăn sáng, sáng  bay sẽ bị" vertigo"  thì đi đứt đấy!".Nó nhoẻn miệng cười," nào đâu đến nỗi vậy!"- câu nói thường dùng trên  môi miệng để kết thúc câu chuyện.  Quả thực, sáng nay, nó được lệnh bay chở tướng Phong thị sát miền Trung.  ra đi từ sáng sớm, bụng trống lỗng,  nó vẫn phải" cày". Đến trưa,  thằng này vốn khách khí,, chưa chắc đã chịu ăn trưa, nếu nó không được mời thực lòng,  và nhiều lần. Chiều bay tiếp, đói lả, sức yếu", bị  vertigo" tới bất chợt, nó không biết gì nữa, máy bay lao vào núi ,  rôi đời bay bổng! "
Tôi và Mai Chính nghe tới  đây, cũng mủi lòng, và riêng tôi, nhớ lại- một câu chuyện  một phi công lái DC3 (  phi cơ vận tải 2 động cơ)  thuộc Không đoàn 33 Tân Sơn Nhất, lái một VIP ( Very Important Person, nhân vật tối quan trọng)  đi Vũng Tàu. Buổi trưa, sĩ quan cận vệ theo VIP- quên   mời  anh lái  máy bay  cùng đi ăn trưa. Anh này chắc cũng khách khí như hoa tiêu Hùng, đói  thiếu sức, khi gạt cần "bốc "phi cơ vượt băng lên  phi đạo, không " kềm" nổi-  máy bay mất thăng bằng, lao  thẳng ra ngoài vệ cỏ phi đạo.  Cũng may là vậy, nếu máy bay lao vào vòng đai giăng đầy mìn Claymore; hẳn là toi đời chàng lái, và VIP rồi !  Sau, chàng hoa tiêu đùa, tại quên ăn trưa, nên mới sinh ra cảnh tức cười không lường được ! Sĩ quan cận vệ hốt hoảng, thở phào-  nhủ lòng -  đây lại là một kinh nghiệm thật quí báu trong đời làm cận vệ- người được nhớ tới bữa trưa- thì không chỉ là VIP trước tiên ,mà  trước nhất là hoa tiêu.  Còn VIP kia, sau khi thoát chết, nhìn thấy trên  vai áo' combinaison"  chỉ thấy hai mai vàng- ông bảo  cận vệ- nhắc  sau khi về, phải đề nghị  hoa tiêu lái cho VIP- phải từ cấp đại úy trở lên mới đầy đủ kinh nghiệm, và bớt sốc nổi vặt như hoa tiêu trung úy này, quên được mời cơm trưa.
Và thời tiết bắt đầu xấu , trưởng phi cơ lấy tay chỏ  chỉ xuống, báo " rough weather"- tuy vậy, tối hôm ấy, chúng tôi vẫn đến Đà Nẵng bình an.
Phạm Bình An, Trịnh Đức Tự đưa xe díp đón chúng tôi ở" parking" . Trời vẫn còn mưa,  một  phi công  nói ngay:
- Tụi này đọc bài ông viết về  Trần Duy Mỹ   rồi ( tên thật nhà văn KQ Trần Viễn Phương: 1944-1971) - sao không nói rõ hơn cái chết của nó.  Lãng xẹt phải không?  Phi công lại không tử nạn  theo phi vụ - mà  kẻ gây cho cái chết là. chuyện  từ" người nữ" đổ bệnh -  khôi hài như chuyện khôi hài! Đó là" chuyện Phi công và Phi cơ", kể cho các ông nghe luôn nhé! Đại để trong câu chuyện, một  giai nhân hỏi phi công như thế này:
- Em chả thèm lái phi cơ.  Em chỉ thích " lái phi công' thôi!
-Ừ, em chỉ thích" lái phi công". Được lắm!  nhưng em có biết sự khắc biệt giữa" phi cơ và phi công" không? 
-Anh làm ơn giảng cho em biết đi. " Phi công & phi cơ" khác nhau thế nào?
- Giọng đàn ông hùng hồn," ra cái điều" dạy dỗ:
-Dễ thế mà không biết! Có sự khắc biệt thấy ngay thôi. " Phi công thì càng lên cao, nó lại càng lớn; còn phi cơ càng lên cao lại càng nhỏ xíu".
-" Tổ cha" cái nghề của chàng phi công xạo sự.
Tôi  trả lời anh ngay:
- Biết rồi ! Trần Duy Mỹ- thiếu tá hoa tiêu Mỹ chết vì bệnh' người nữ định xin học lái phi công" , có đúng không?  Bác sĩ  quân y, thiếu tá Hà Xuân Dzu chữa mãi  bệnh không  giảm,  tới khi ông được" vời" về ngồi ghế" thứ trưởng" ,vẫn thường  gôi phone cho  hoa tiêu Mỷ" ở dưới mồ". Bời" máy "của phi  công hỏng hóc trước " máy" phi cơ  rệu rã." 
Tôi viết bài báo ấy về hoa tiêu Mỹ- nếu kể hết sự thật cái chết của  Mỹ-  nó sẽ làm run tay  "người thắp nén  nhang cắm cho người chết trẻ". ( bài viết của tôi đăng trên tuần báo " Đời")
Trần Duy Mỹ- hoa tiêu phản lực A 37- Phi Đoàn Hổ Cáp ở Đà Nẵng, sinh 1944 ở Huế, khai sinh đề năm 1945.  Chết ngày 14 tháng 7 năm 1971, trùng ngày Quốc khánh  Pháp quốc.  Bút hiệu thường ký: Trần Viễn Phương.
Tôi biết  hoa tiêu Trần Duy Mỹ, từ khi  còn mang lon chuẩn úy- làm biên tập viên tập san KQ" Lý tưởng". Hồi tết Mậu Thân ( 1968) , tôi là Tiểu đội trưởng, anh trung đội trưởng.  Những giờ cấm trại 100%, tối ngủ trại-  tôi cùng Thanh Chương  đi đánh xì phé cho có bầu, có bạn, cùng phe cánh-nếu không, thì đủa rỡn là chuyện thường đêm  quân nhân bị cầm chân trực chiến. Thượng sĩ Dương Hùng Cường- chúng tôi thường gọi" hỗn danh " Dê Húc Càn " nhiều hơn- cái miệng anh" chẩu" lên tròn như quả trứng gà, mỗi khi  tâm đắc câu chuyện nào kể - anh còn được gọi là" Con Gà Đẻ Trứng Vàng "- mà  Thần Tài "Tín Nghĩa Ngân Hàng"  làm" logo" treo các ngân hàng do ông  ta làm chủ. Thượng sĩ  Cường thường trêu chọc chuẩn úyTrần Duy Mỹ- mỗi lần anh leo lên bàn giấy ngủ. Hai tay  thượng sĩ Cường kéo khăn trải giường trắng phủ lên thân người  Mỹ cho tới khi kín mít- rồi Dương Hùng Cường lấy nến đốt cắm ở đầu bàn.  Sẵn bảng tên  để ở mỗi bàn làm việc từng người, nhà báo Dê Húc Càn lại còn nghịch ngợm thật độc, viết mấy hàng chữ" vinh thăng trung úy Trần Duy Mỹ, chết vì TỔ QUỐC KHÔNG( GÌ) ĂN".
Sau này,Trần Duy Mỹ ra khỏi cái nhàm chán  nghề viết lách, anh nộp đơn xin đi Mỹ học lái phản lực cơ A 37. Tôi lại cứ tưởng" có một thằng đã chán nghề cầm bút viết báo" quân đội , vô vị, nịnh hót" - thì vinh quang làm gì mà có, mà  chuốc tủi nhục nhiều hơn!  Nhưng không ngờ, sau khi ở Mỹ về, Trần Duy Mỹ ( với bút danh Trần Viễn Phương) lại viết hăng hơn bao giờ!  Một vài truyện ngắn thật hay, như " Chú lính đất"  xúc động vô cùng!  Tác giả tả  mối tình chàng phi công việt nam  biết, quen, rồi yêu cô  nàng có mái tóc bạch kim cho tới trở về Việtnam, sau cùng trở thành người lính nằm trong lòng đất chiến tranh.( chàng vẫn giữ ' chú lính đất" nàng tặng làm quà lần nào!).
Trần Viễn Phương, tác giả một  số bút ký chiến tranh, như " Ở Lào"  đăng trên tuần báo " Đời" của Chu Tử. ( thuê manchette).  Nghề cầm bút, theo tôi,  rất kỵ nghề" đi lính" - nói lại-  cả hai điều đó không thể tách rời, nó hỗ tương cho nhau, tạo thành tác phẩm đấy chất liệu sống thực.  Bới lẽ" kỵ", vì bây giờ,  ai chả phải" đi lính" -bạn cứ tưởng tượng đi, xã hội này mới có cảnh bắt người đang tuổi thanh xuân phải giã từ bút nghiên, gia đình, cuộc sống yên bình- mặc vào người bộ đồ  mầu" cứt ngựa"  rộng  thùng thình, ắc ê, đi làm" cỏ vê"  chịu cảnh huấn nhục quân trường- mà lương thì chưa được tới 5000 đồng ;chết đi' , không" Nơi an nghỉ cuối cùng..." thì" Tổ quốc ghi công,..."  một cách trừu tượng!  Tôi thường đùa " huynh đệ chi binh" , chỉ là cách nói bình đẳng trên môi miệng; thật ra" huynh đệ chi binh"  phải được dùng một hình ảnh  thực để so sánh - như" huynh đệ chi binh là" lỗ tướng anh em ơi! mới hay!"  Khi anh sống,  dầu binh nhì, dầu đại, thống tướng- đều  có một bổn phận chung giống nhau" sống  thường ngày phục vụ LỖ GIA ĐÌNH - giả dụ chết thì phục vụ LỖ TỔ QUỐC .  Chỉ một LỖ này là BÌNH ĐẲNG thôi, chẳng còn sự bình đẳng nào  khác! ( Thôi thì "nói toạc móng heo" - anh binh nhì, hạ sĩ quan, sĩ quan, tá, tướng- có gia đình anh  phục vụ LỖ GIA ĐÌNH, chết đi anh được gọi là phục vụ LỖ TỔ QUỐC.  Chỉ có vậy thôi!
Cuối tháng 6 vừa qua, tôi  cùng  trung sĩ Bảng ( tác giả Đồng lửa )  ra công tác tại  Đà Nẵng.  Đầu tiên,  tìm gặp đại tá Sếp để phỏng vấn sinh hoạt Sư đoàn KQ- Sếp lại bận đắt Cố vấn Mỹ dự đại hội chi chi đó."  Đại tá đi ,chưa biết giờ nào về", chánh văn phòng nói lại vậy.  Chúng tô bèn đi tìm Trần Viễn Phương- anh cho mượn chiếc xe hai bánh Honda. Khoảng 4 giờ chiều, anh bạn đang cởi trần ngồi ở bàn viết, mặc độc chiếc quần đùi.  Trần Viễn Phương đang sáng tác.  và có lẽ truyện ngắn cuối cùng trong đời anh,  mang tựa " Cồn Cát Láng".
Gặp tôi, Trần Viễn Phương đưa xe ngay, dặn dò , ra phố chơi, khỏang 6 giờ chiều về đây cùng đi ăn cơm.  Trịnh Đức Tự, hoa tiêu Trưởng phòng hành quân Phi đoàn  516 ,toàn chiến đấu cơ  A 37, ở chung  phòng với Trần Viễn Phương. Tự nói, " dạo này nó chịu khó viết truyện ngắn, ngoài ra còn" nuôi" viết truyện dài " Phượng Hoàng Bộng".
Tôi và Bảng trở lại Sư đoàn KQ khoảng 11 giờ đêm.  Phương và Tự trách, tụi  này đời, sao không về?  Thoái thác,  rong chơi cho đã cái khoái giang hồ vặt, nên quên lối về.  Hai hoa tiêu bèn rủ tụi tôi cùng tới quán cô Châu nhậu" la de".  Sau này, tôi mới biết  Trần Viễn Phương  thấy  tụi này ra đây, anh ta bèn  đi mượn tạm" hai xấp"( hai ngàn đồng)  để thết cơm chiều- tụi này không về,  bây giờ mời đi  nhậu" la de", ăn cháo gà . Quán Cô Châu" nằm trong Khu Gia binh, nổi tiếng ngon,  anh em rủ nhau  tới đây vừa ngắm cô chủ xinh xắn, duyên dáng vừa như làm" mồi nhậu" vậy!  Ôi  thôi! trong bàn nhậu, kể, nghe biết bao chuyện đời lính , chuyện" đấu láo", chuyện bay trên rời," ngủ" dưới đất, chuyện" hippies"  mới phá. Cả chuyện" chích choác" trong đời lính, đến chuyện" kể"  thân phận hèn mọn lính" nhược tiểu"  giao thiệp thường ngày với bọn cố vấn Huê Kỳ.  Chuyện kể " xôm trò" nhất, bàn  chuyện  một" Xuân Tóc Đỏ"( không phải một- nhiều như  châu chấu,) chỗ nào cũng có bọn" bưng bô tướng đái"" rước gái tướng ch..."  Như một quan tư , từng  phi công, nay" lạnh cẳng Đại bàng bay '- không còn bay ở trên trời, thì xuống đất làm An phi- đi đánh tennis ở bàn bên này, mắt  chỉ theo dõi Quan Sáu Sếp Tư lệnh Sư đoàn , rồi  khen ' bá vơ" , mong có  điểm. Đó là chàng  phi công  viết báo, viết truyện ngắn  hãy còn sống" nhăn răng" - mà bọn ghét nịnh bợ đã đặt" vòng hoa tang  đã sẵn trên mũ' cho  " nhà văn KQ Mây Trời . Nghề bay của chàng, bây giở tính điểm, kiếm huy chương cánh chim vàng, hơn là bay ra mặt trận thả  bom.  Nhưng tụi tui đều đồng ý với nhau,  ông mây Trời rất giỏi tiếng Anh-  vốn sinh ngữ này  chỉ dùng để" dạy kèm"con Quan Sáu. "Thôi cha, bay bổng làm gì chio nhiều, lạnh cẳng Đại bàng rồi.", Trần Viễn Phương kết luận vậy,  và lon lá  xum xuê là tốt.  Một câu ngạn ngữ xưa từng chỉ  ra,  hôm nay áp dụng vẫn đúng" mồm miệng đỡ tay chân".  Tôi chẳng nhớ " ai" trong bọn, lên tiếng chửi thề thậm tệ, cái thằng cha nào vẽ" insigne Con Ó' thành" Chim Cút trong lưới."  Chẳng là mỗi phi đoàn - hồn tinh thần chiến đấu ấy mà!- vậy hàng ngày xuất trận  "2 raids thả bom"- cơm tay cầm-( bánh mì  thịt đem theo) mà vẫn hăng hái thả bom trúng đích diệt địch hữu hiệu!  Một đứa trong  bọn, nói, " ... khi chúng ta phê nhược điểm "CÁNH CHIM LỚN" , hiện mắm quyền cao, chức trọng- không  có nghĩa  chúng ta ghen tức- nhưng  nói ra, để rút kinh nghiệm  cho cách xử sự, với những ai sau này lên nắm trọng trách- hãy nhớ lấy điều mà xưa kia phê phán, nay không được quyền giẫm lên với kẻ đến sau".
 Tôi nhớ, có lẽ, Trần Viễn Phương là người đồng tình nhất- sau đến cháng phi công quan ba gốc Huế- Nguyễn Du. Chàng đại úy hoa tiêu trẻ tuổi nhất của Không Quân- hăm hai, hăm ba chi đó-  mỗi lần xuất trận, mỗi  Raid  đều nhắm trúng đích  đối tượng. Xuất thân Khóa 65 D- có nghĩa nhập ngũ 1965- hôm nay mang cấp bậc đại úy  có 3 năm thâm niên - vẫn chờ' vòng hoa " trên nón,  chờ mang lon thiếu tá đấy! Huy chương xương máu  kín  sáu, bẩy hàng ( cả Mỹ và Việt)  trông cứ như " một tướng Tham mưu trưởng KQ Mỹ" vậy!
Khoảng nửa đêm, hoa  tiêu trẻ Lý Hợp về ngủ,  vì anh  nhường phòng cho hai chúng tôi.  Sáng hôm sau ngủ dậy, Trần Viễn Phương lại cho mượn  chiếc xe gắn máy để rong chơi ở Đà Nẵng.  hết ngồi trong quán Quỳnh Châu, lại sang Quán Dũng- rong chơi quên  lời hứa về ăn trưa với  Phương, An,  Tự. Phạm Bình An, học chung một lớp với tôi và Nguyễn Mai Chính- nay chỉ huy trưởng phi đoàn, vẫn độc thân theo kiểu" célibataire endurci" - năm  sinh 1937-  hay viết  tạp văn ngắn ngắn ký ZÔTA.
Chúng tôi tới thăm một chiến sĩ phóng viên chiến tranh Quân Đoàn I- gốc lính, làm thơ,thường ký bút danh Hoàng Vũ Đông Sơn. Anh ta thuê chung với vài bạn lính tráng ở một phòng nhỏ ngoài phố- bạn trẻ nhất định giữ lại ăn trưa- rồi đi uống cà phê  Quán Lá Đa,  năm trên tiền cát, đối diện nhìn sang núi Phước Tường(  mấy  tay " Victor Charly "dùng cứ điểm này bắn  bích kích pháo vào Sư đoàn KQ) . Tôi đành nhờ một bạn mang  thư tay vào phi trường- mới Phương + Tự ra ngoài  phố uống cà phê.
Hai bạn nhận  thư, ra ngay- và tối hôm ấy, trời mưa đột ngột đổ xuống ấm ầm-  chúng tôi không thể ra phố  được. Và Hoàng Vũi Đông Sơn lội mưa đi mua cà phê về nhà  pha , tán gẫu vậy. Lại đù thứ chuyện trên trời, dưới  đất, kể cho nhau nghe rôm rả cho tới khuya mưa tạnh ,mới trở về phi trường.  Lần này, chúng tôi tới phòng Hành  quân Phi đoàn 516 ngủ lại- cùng Tự. Còn Trần Viễn  Phương về phòng riêng ngủ để tiếp tục viết truyện  viết dang dở.
 Hôm sau, chúng tôi về Saigon.  Lúc ra " Air Terminal" , gặp  phi công  máy bay Cargo Trác Vũ. Anh này lái  C.119. Có  hoa tiêu Trịnh Đức Tự tiễn, khi sửa soạn lên máy bay- thấy trung tá Sếp Chiến tranh Chính trị Sư đoàn I KQ  dẫn một học sinh ra bãi, có lẽ xin" pắc" chăng? .Trịnh đức Tự có bộ râu quai nón , trông rất" hùng", trong bộ " combinaison" đen , nhìn cậu thiếu niên , hỏi cách trịch thượng:
-Cậu là con trai đại tá ... Bộ Tư Lệnh hả?
-Trung tá Hậu đỡ lời:
-Đúng là con đại  tá Trưởng phòng nhân viên Bộ Tư Lệnh KQ đó mà;  ba cháu nhờ tôi xin" pắc"  về Saigon kịp đi học.
-Này em, (Tự hỏi cậu học sinh ), có đúng em là con trai đại tá không?
-Thưa chú, đúng ạ,( cậu trả lời.)
-Trong quân đội không có' chú, cháu" - chỉ có cấp bậc- mày thấy lon lá tao là phải biết tao là " đại úy cụ" ( ý nói: thâm niên) , và tao khuyên chú mày nhé, chẳng cần phải về Saigon sớm làm gỉ? -kể cả kịp đi học, như trung tá đây cho biết.  Mày biết tại sao không?  "Thằng bố mày" bây giờ là đại tá, xưa kia có cần học hành gì đâu, bây giờ cũng  đầy uy quyền. Mày cứ bắt chước" bố mày" đi!
Tôi liếc qua phía cậu bé,  thấy nét mặt  thơ ngây kia sa sầm lại,. Còn trung tá Hậu thấy căng thẳng, quay sang trưởng phi cơ Trác Vũ nói, như phân bua:
- Đại tá Bộ Tư Lệnh điện thoại cho tôi, nhờ xin" pắc" -tôi đã nói với trưởng phi  cơ rồi- xin quí vị giúp cho...
-Này Vũ, mày vừa nói với mấy người lúc nãy đến xin" pắc"  rằng máy bay trục trặc không thể chở nhiề- bây giờ mày có can đảm nhận thêm con trai đại tá Trưởng phòng nhân viên BTL /KQ không?  Nó cũng nhẹ ký thôi mà!
Trác vũ biết Tự nói" móc" , trưởng phi cơ có quyền uy tối hậu như Vua con - quay sang trung tá Hậu, lễ ơộ thưa:
-Trình trung tá, chỗ thì thật chẳng thiếu- cậu em này chẳng nặng bao nhiêu. Nhưng tôi nhận thấy đại úy Tự nói có phần đúng, học hành thật  quan trọng; nhưng trễ một  đôi ngày về Saigon chưa hẳn quan trọng . Tôi đã từ chối khách đến xin " pắc" , chẳng lẽ lại nhận lệnh trung tá cho em này  một" pắc" được sao?  Trung tá cảm phiền!
-Mày đung là phi công  Cargo, Trác ạ!( Tự vứa cười, vừa nói- nhìn trung tá Hậu và cậu học sinh rời xa phi đạo).
 Cách đó , sau hai tuần- trung sĩ Bảng báo tin cho hay- Trần Viễn Phương đã qua đời.  Tôi sửng sốt.  Một anh bạn khác thêm lời, " quí vị có biết chàng phi công văn sĩ  ấy chết được chôn cất sao không? " Người ăn thịt người gọi là "người ngợm;" chó ăn thịt chó  gọi là "đồ chó má", gà ăn thịt gà là "gà qué-" còn tình bằng hữu" huynh đệ chi binh"  đối xử với nhau, đến lúc chết  chó má- gà qué thì gọi là"  lũ người ngợm"!!  Đó là chuyện trung tá thi sĩ bút danh Nhân Hậu, Tham mưu phó CTCT  Sư đoàn I KQ- kiêm Sếp ban Tống táng, đến nỗi không cho nhau mượn được một chiếc  Dodge 4 chở xác Trần Duy Mỹ ra khỏi phi trường- chẳng lẽ" huynh đệ chi binh"  chỉ có trên môi mép tâm lý chiến? "
Một anh khác thêm vào:" Một thằng ra đi chẳng có nghĩa lý gỉ?  Nhưng thằng còn sống ở lại, nhìn cảnh đối xử bất công của tình" huynh đệ chi binh"  như vậy- quả là chó  má, đểu cáng Ông Sếp Tống táng Nhân Hậu ơi, thằng nào chết đi mà chẳng chui vào 6 tấm- hỡi những 6 tấm còn sống mà lòng bất nhẫn vậy sao?  các người  đều là bọn bất cố vô liêm sỉ trên cõi đời ô trọc này! Hãy đợi ngày ông Sếp Tống táng" tự tống táng bản thân ông" ra sao?!
Tôi ngẫm  là phải, và nhớ lại, thực tâm  không muốn khen một anh bạn già văn chương-  nhà văn Chu Tử. Khi tôi thấy chàng phi công Đào Vũ Anh Hùng lấy vợ, Chu Tử tặng quà mừng tới  30000 đồng ( trước  khi vào lính KQ, Đào Vũ Anh Hùng viết báo cho Chu Tử )- nay thấy Trần Viễn Phương qua đời ( không tử trận, mà vì" bệnh tai quái từ " đàn bà'  đổ' bấy" ) chỉ có một , hai truyện ngắn  đăng trên tuần báo" Đời"-  Chu Tử cử hẳn nhà văn Nguyễn Thụy Long cầm 100 ngàn đồng bay ra Huế tặng gia đình Trần Duy Mỹ.
Nhận thấy trong gia đình Không quân VNCH -  nhà văn kiêm chủ báo Chu Tử là ân nhân.  Với Mỹ, lúc sinh thời- với anh, tôi thật chưa có một thâm tình bạn hữu- anh qua đời, tôi cảm thấy mình sững sờ, bơ vơ, thương tiếc cái gì quí nhất  mới lìa khỏi.
Vậy" cái gì  đả qua rồi, cho qua luôn" - viết về một nhà văn phi công trẻ qua đời- thật ra không phải cho kẻ ấy,- mà  chính cho bạn bè thân thiết, thân nhân gia đình còn sống của kẻ ấy quan trọng hơn nhiều !
 
Trích trọn chương 9 HỒI KÝ NGOÀI VĂN CHƯƠNG
Đồng Văn xb & Nhà Văn Nghệ Cali -USA- phát hành, 1995)



VVM.30.6.2024-NVATP.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .