Theo lời bác tôi bảo,bác là một thiếu-tá vừa về hưu. Hơn nữa bác còn là đồng chí cùng chiến đấu với cha tôi.Người cha mà tôi chỉ biết qua lời mẹ tôi..Đó là người bội bạc vợ con.Tôi sống với mẹ và sự đùm bọc yêu thương của bên ngoại.Cha tôi đã chết vì theo một nử cứu thương cùng chỉ-huy-bộ ở mặt trận Ba Lòng.Chết vì trúng hàn và phòng.Ổng chết sau một tháng trước khi viết thư về cho vợ ruồng rẫy không nhìn nhận cái bào thai-là tôi-đang nằm trong bụng .Sự bội bạc không ngờ đã bị trả giá cả một đời người.
Khi tôi lớn mẹ tôi đã đưa lá thư khốn khổ ,khủng khiếp đó cho tôi đọc.
Sở dĩ phải dài dòng về khúc đời đen tối đó,chỉ vì tôi muốn nói đến bác ruột tôi,Thiếu tá Lê-Lương..Ngày cha tôi chết,bác bảo,một tay bác lo tẩm liệm chôn cất chu đáo.Nhưng sau này một người bác khác kể lại. Bác Lương chẳng hề hay biết gì về cái chết của cha tôi.Ông ta chỉ là một người nói láo và khoác lác.
Trở lại vấn đề.Khi Đà Nẳng bị chiếm đóng,gia đình tôi đang lênh đênh ngoài vùng biển Sơn-trà.Suốt bốn ngày trời sống trên chiếc xà-lan địa ngục.Đói,khát,cướp giựt và hãm hiếp man rợ.Chúng tôi tưởng đã chết vào buổi sáng trời đổ mưa.Bọn lính thủy-quân-lục-chiến Sài-Gòn bắn như vãi cát khi xà-lan cập vào mạn chiếc tàu Mỹ-Peorneer Contender.Chúng tôi tay xách nách mang,trên lưng cỏng hai đứa con nhỏ đã lã người.Về tới Sài-Gòn,chúng tôi lếch thếch như những người ăn xin khốn khổ.
Trong khi đó,ở Đà Nẳng,bác Lương đến ở nhà tôi như một người hùng thắng trận.Bác được tiếp đãi nồng hậu bỡi những người anh em họ của tôi từ ngoài quê chạy vào tránh loạn.Họ làm thịt con chó Thooc mà tôi không thể mang theo,ngã những chai rượu ngoại còn để trong tủ chè để mừng quê hương giải-phóng và mừng đoàn tụ,mừng bác chiến thắng trở về !Sau ba mươi năm xa cách bác tôi trở về.Ai mà chẳng mừng. Chính lúc này,người ta kể lại.Bác tôi bảo:Nó,tay sai thông-dịch-viên của Mỹ,là phản động,là quân vọng ngoại liếm gót đế quốc,ngụy tặc.Nó đi ngược lại truyền thống cách-mạng của gia đình ta (mà vẫn uống rượu Mỹ,ăn thịt chó ngoại).
Nghe kể lại,tôi nghĩ bác Lương có lý,vì hơn ai hết cha tôi là một chiến-sĩ Việt-Minh chống Pháp.
Hơn tháng sau gia đình tôi từ Sài-Gòn trở lại Đà Nẳng.Hàng xóm cho biết bác Lương và các anh họ của tôi đã thuê hẵn một chiếc xe tải lớn chở hết tài sản của gia đình tôi về Quảng-Trị.Nhìn căn nhà trống hoác. Còn chăng những manh chiếu cũ trải dưới nền nhà mà họ đã bỏ quên.Mẹ tôi bảo.Không có gì hai con phải tiếc.Đời mẹ đã bao lần gầy dựng và mất mát.Còn người,còn của.Qua lời khuyên đó mà khi bác Lương chiếm đoạt tài sản của mẹ và vợ chồng tôi,tôi không hề tiếc.Tôi chỉ thương con chó Thooc trung thành của tôi-trung thành với một thằng ngụy tặc như bác Lương gọi tôi trong buổi liên hoan rượu thịt.
May nhờ những lạng vàng,mẹ và vợ tôi dấu vào chổ kín,lính TQLC Sài-Gòn không tìm soát tới.Chúng tôi đem ra chợ trời buôn bán làm ăn cầm chừng đắp đổi qua ngày.
Bác Lương lại trở vào Đà-Nẳng.Ngày ấy là ngày giỗ thứ hai mươi tám của cha tôi (tôi mới sinh ra thì cha tôi mất).Vợ chồng,con cái bác mang chút lễ vật húy kỵ-gọi là của ít tình nhiều-để tưởng niệm người em ruột thịt,người chú ruột vắn số của các cháu.Bác Lương sụt sùi khấn lễ.Ôi! thật ngậm ngùi.
Tôi ứa nước mắt khi nhìn bác quỳ trước bàn thờ lâm râm khẫn nguyện.Lệ trào dầm dề,bác ngước nhìn bức ảnh bán thân của cha tôi đã ngã màu vàng chạch.Bác Lương nấc lên từng hồi.Tai tôi bổng ù đặc,xoay quanh những lời kể ngày nào.Hồi đó tôi không tin bác Lương lại hành động khiêng hết vật dụng nhà tôi như thế.Dầu sao bác cũng là người bác ruột thịt thay thế người cha đã mất của tôi.
Tôi nhớ,sau 30-4.Ngày nào anh Pháp-anh họ ở Sài-Gòn và tôi cũng đạp xe qua dinh Độc-Lập tìm tin tức của bác Lương.Tôi có người bác đi CÁCH-MẠNG năm 1945.Bác tên là Lê-Lương,người Quảng-Trị, các anh...Một cán-bộ tên Luyện cấp bậc đại-úy hỏi chúng tôi.Các anh hỏi thiếu-tướng Lê-Lương,người Trị-Thiên phải không?ông ấy là anh hùng,tư lệnh mặt trận Vĩnh-Linh đấy.Chúng tôi lạnh người sung sướng. Bác chúng tôi,bác Lương-thiếu tướng Lê-Lương.Trời ơi!chúng tôi là cháu ruột của một thiếu-tướng cách- mạng,một anh-hùng quân-đội nhân-dân.Chúng tôi nài nĩ mời đại-úy Luyện về nhà liên hoan một bữa tưng bừng.Chúng tôi chờ đợi gặp bác Lương như lời hứa sẽ liên lạc của đại-úy Luyện.Chúng tôi đã chờ mòn hơi.
Ngày giỗ cha tôi bác Lương đã nói như ở đầu tự truyện.Tôi bắt đầu chạy vốn.Vốn buôn bán chợ trời của tôi chừng một lạng.Tôi lấy sợi dây chuyền,di vật thời con gái của mẹ tôi mà hồi chạy Sài-Gòn mẹ tôi đã dấu ở chổ kín nhất.Tôi lên anh Diễn đổi một lạng vàng lá.Anh Diễn bảo.Thời mày đến rồi đó.Không ai bằng ruột thịt đâu.Làm ăn khá nhớ bia bọt nghe!Tôi hân hoan mang hai lạng vàng lá vào phòng bác Lương ngũ.Lột vãi bọc bên trong chiếc mũ cối muôn thuở của bộ-đội cụ Hồ.Tôi nhét từng miếng vàng vào giữa hai lớp điên điển.Bác Lương cười toác mồm tận mang tai bày hai hàm răng hô cải mã vàng thỏm.Tôi thấy hài lòng vì mình đã làm được một việc khôn ngoan.Hai bác cháu ngã chai Napoleon mừng thắng lợi.Trong cơn say bác Lương nói chỉ có bác là được phép ra bắc vào nam dễ dàng,chứ có mấy ai...(hồi đó ông ấy nói gì chẳng đúng !)Tôi sung sướng gật gù thán phục và tự khen mình có số làm ăn.Hai bác cháu xiết chặt tay nhau,cụng ly đánh chát rồi cười vang.
Bác Lương ra bắc ngay tối đó.Thế rồi tôi đánh cả chục bức điện tín ra Gia-Lâm như địa chỉ bác Lương để lại.Tôi nóng ruột nói với chị Thão,anh Thiệp.Họ bảo.Em bị nhầm và bị lừa rồi.Ông Lương đã từng bán gỗ cả sân bay Gia-Lâm.Anh Thiệp còn thêm.Ông ấy bán luôn chiếc xe máy của anh Hoàng-con bác Xếp mua ở Lào về không đưa một xu.Tôi nghe mà não lòng nhưng cũng tự an ủi mình dầu sao cũng còn lại tình máu mũ ruột thịt.Tôi không tin như thế.Với ai chứ với tôi,một đứa con của em ruột và cũng là đồng chí của mình đã mất.Bây giờ lẻ nào.
Anh Thiệp mang đến cho tôi lá thư kinh hoàng của bác Lương.Bác bảo.Bác bị mất trộm,kẻ gian đã cạy cửa chiếc tủ đứng trong đó để hai lạng vàng của tôi.Công an đang điều tra.Có gì bác cũng phải sòng phẳng với cháu.Tôi rụng rời tay chân.Tôi muốn ra Gia-Lâm gặp bác nhưng thời áy không ai cho một ngụy quân ra Hà-Nội bao giờ.Thôi thế là hết,đã sụp đổ kinh hoàng đói với gia đình của tôi.
Tôi trở về với hai bàn tay trắng.Vợ tôi ngậm đắng xách giỏ ra đứng đầu đường,xó chợ(trời) hỏi.Anh bán gì không? anh mua gì không?và tôi đứng sau lưng vợ tiếp cái điệp khúc rầu rĩ đó ở chợ trời đồng hồ,radio.
Bác Lương không về quê như bao cán bộ miền nam tập kết khác.Bác lập nghiệp ở ngã-tư-Sòng,phía bắc Đông-Hà.Tin đến Đà-Nẳng,ngay ngày hôm sau tôi đi cọp xe lửa ra.Khi xuống ngã tư,quẹo về hướng đông cách chừng một cây số.Từ dưới hố bom bên đường hiện lên một ông lão gầy ốm,lênh khênh.đầu đội mũ cối rách tươm và mặc bộ đồ bộ đội bạc màu.Tôi dụi mắt,tôi không tin đó là bác Lương.Bác Lương đó sao.Người bác đã lừa đảo,cướp đi của tôi hạt cơm của cuối cùng của gia đình tôi.Bác đang còng lưng gánh bùn từ hố bom về đắp vườn trồng táo lai tạo.Bác Lương buồn bả hỏi trước.Cháu ra đó à..Trời ơi,bác hỏi chi câu đó.Giá bác cứ làm mặt lạ,lạnh lùng,trâng tráo.Tôi đi sau cái bóng nông dân lọm khọm,khổ cực của bác.Bước vào mãnh vườn vừa khai phá.Chân tôi khựng lại trước mái nhà không phải là nhà.Mái tranh nghèo và bờ tường rơm trát bùn quá ư xơ xác.Tôi nhìn bác,lòng quặn thắt pha lẫn uất nghẹn.Buổi tối tôi nghe tiếng lợn kêu.Ngoài sân người lái lợn đưa cho bác gái bốn tờ giấy bạc năm chục màu xanh chim két.Bác gái bảo.Cháu ra,hai bác biết.Tình cảnh thế này biết làm sao hơn.
Hình như làm ăn không khá,bác Lương quyết định về quê.Dẫu sao ở quê nhà bác cũng được nễ nang hơn.
Bác cất nhà trên khoảnh đất cũ của ông bà nội tôi để lại.Không hiễu sao năm ấy bác Lương trúng chức chủ-nhiệm-hợp-tác-xã liên thôn.Hình như bác và đảng chiếu cố cho người đi theo cách-mạng hơn ba mươi năm.
Tôi lại về.Nhà bác khá hơn hồi ở ngã-tư-Sòng.Bên trong tinh tươm,đầy đũ.Bác có thêm chiếc xe đạp và chiếc đồng hồ để bàn(của quí lúc bấy giờ).Tôi cứ nhìn sự thay đổi đó mà mừng.Khuya đó nghe gà gáy,bácLương dậy dắt chiếc xe đạp và gói chiếc đồng hồ mang đi,trước khi tôi thức dậy.Tội nghiệp bác!bác sợ tôi xiết nợ.Tôi nói ý nghĩ này với bác Lương gái.Bác gái lắc đầu thở dài.Ông ấy bây giờ trở chứng.Suốt ngày ở lì dưới hợp về nhà thở ra toàn mùi rượu.Bây giờ bác đây thui thủi sống nhờ tiền lương hưu trí.Nhưng cănbệnh-hậu quả những trận đòn tra tấn của Pháp hồi còn hoạt động ở quê Thanh-Hương-chẳng cho bác yên thân.Bác đây có lổi với linh hồn ba cháu,với thím và hai vợ chồng cháu.Bác không hề biết được cái màu hai lạng vàng là màu gì.
Bác Lương về.Bác bảo đã thanh toán với tôi sòng phẳng.Tôi kết toán với bác.Tiền bán lợn đưa hai trăm đồng là một chỉ,một trăm đô-la đổi được ba chỉ.Tổng cộng bốn chỉ.Bác bảo đũ ở chỗ nào.Tao bảo chênh lệch giá thế là đũ.Giọng bác kẻ cả như khi nói với xa viên.Tôi mất bình tỉnh.Tôi liếc nhìn khẩu Carbin M1 dựng phía góc nhà.Tôi hỏi bác lần cuối.Bác dứt khoát.Không.Trong tích tắc,tôi nhào đến chụp khẩu súng lên đàn,rắcTôi chỉa súng vào bác hỏi.Bác trả lời thế nào?Bác Lương gái đổ ụp xuống.Bác Lương đứngsửng như trời trồng,Bác Lương lẫm bẫm những gì tôi nghe không rõ thoáng hơi mùi rượu mía.
Bác Lương,.Vàng,tiền.Tôi muốn bắn nát bác ra trăm mãnh rồi quay ngược lại bắn tôi cho vơi đi uất hận cay đắng mùi trần.Mắt tôi hoa lên.Bác Lương vụt chạy ra ngõ.Mười lăm phút sau du kích,công an xã vây quanh nhã gọi tôi đầu thú.Tôi giao khẩu súng lại cho bác gái Lương.
Bác Lương rời chức chủ-nhiệm hợp-tác-xã liên thôn từ đó.
Bác Lương mất trong những ngày đầu năm 1988,ngày đưa linh cữu ra nghĩa trang quê tôi ông chủ tịch hội hưu-trí đọc điếu văn:Thượng-úy Lê-Lương đã cống hiến đời mình cho Tổ-quốc.Vì nhân-dân và sự-nghiệp quang-vinh của Đảng.Đồng-chí đã bảo-vệ danh-dự của người đảng-viên cho đến hơi thở cuôi cùng.
Tôi đi theo sau quan tài bác.Bác Lương gái hai mắt khô khốc,kèm nhèm những hột ghèn chung quanh cáu bẩn.Bác chống chiếc gậy tre già gõ lốc cốc,âm điệu buồn xa ngái.
Bác Lương đã chết.Đơn giản chết như đã từng có ý đồ lừa gạt hai lạng vàng vốn liếng sinh tử của gia đình tôi.
Gia đình tôi,từ đó tan nát.Mẹ tôi buồn rầu bán căn nhà nhỏ chia đôi gia tài.Mẹ cùng ông ngoại tôi đi kinh-té-mới ở miền đông nam-bộ.Ngày ngày mẹ tôi còng lưng cuốc rẫy nuôi cha già gần trăm tuổi.Cay đắng nghĩ suy về người chồng phụ bạc,người anh chồng bất lương.Vợ chồng tôi đành không tròn hiếu đạo với mẹ.Chúng tôi ở lại Đà Nẳng lo toan cái ăn,việc học cho năm đứa con dại.Tuổi đời chồng chất,kinh-tế gia đình tôi càng ngày càng suy sụp.Con trai đầu tôi đang bị giam ở Hòa-Sơn.Tiền,vàng và đạo lý.Chúng tôi vì cơm ăn,áo mặc mà đã quên nhiệm-vụ giáo dục con cái khi chúng bắt đầu ý thức về cuộc đời.Mười sáu tuổi bỏ học chữ đi học nghề.Gia đình không một mái nhà.Cơm ngày một ghế đầy săn,khoai.Tuổi trẻ hận đời.Ai đã bày cho con trai tôi xâm lên trước ngực câu oán thù đời chết tiệt đó.Buổi rượu của bầy trẻ ngoài quán cóc là buổi nhậu cháu không về nhà mà đi thẳng vào trại giam.
Thời gian.Cuộc sống của vợ chồng tôi như hai con gà đói ốm.Thức dậy từ năm giờ sáng ra đứng ngã tư,ngã ba chợ trời cho đến đỏ đèn mới mò về nhà.Trên tay vợ tôi xách bịch nilon đựng vài loon gạo hoặc bó củi nhỏ.Tôi không hề đổ lổi tất cả cho bác Lương.Nhưng chính bác đã tiếp sức đẩy gia đình tôi vào thảm cảnh đau thương cùng cực này.
Giờ đây mỗi lần nhắc tới bác Lương tôi thầm nghĩ.Giá bác đừng trở về.Điều đó có hơn không ?. ./.