T
hôi,
nói hoài, mệt quá!
-Cái
gì? Anh nói sao? Vậy không đúng chắc.
-Thì
đúng. Nhưng khuya rồi, đừng làm kinh động giấc ngủ
trẻ thơ. Chúng cần yên tĩnh. Em hãy tưởng tượng
một giấc ngủ trong veo, nhẹ tênh…
-Là
để cho anh yên tĩnh mà tơ tưởng, mà mộng
mơ… Chính miệng anh nói ra đấy nhé!
-Khổ
quá…
-Sao
lại khổ? Hình ảnh hồi sáng đó, nó vướng vất trong
đầu anh, xâm chiếm tâm trí anh, anh mộng mị, ngẩn
ngơ… để thành hoa, thành mây bay.
-Thiệt
bậy bạ. Mộng mị, ngẩn ngơ gì ba thứ tào
lao đó. Mà thôi không nói nữa. Khuya rồi. Ngủ.
-Không
ngủ. Không được ngủ.
Anh
quay lại nhìn vợ trong bóng tối nhá nhem, với một
chút ngạc nhiên. Hà đâu phải thế? Có thật
đó có phải là cách nói của Hà với chồng con? Ở
đâu mà vụt ra một kiểu nói lạ đời? Những ngọt ngào,
nhẹ êm thường ngày biến đâu mất rồi để dần dà,
rồi đột ngột biến thành trục ép nước cót két, chà
miết, vắt đến cạn kiệt chút chất lỏng sền sệt ngọt,
bày ra đống xơ, hoá thành áng mây đen với những sấm
chớp đì đùng, xé toạt sự bình lặng vốn có trong ngôi
nhà xinh xắn, đầy ắp những lời yêu thương, nựng nịu
này từ lúc nào anh không hề hay biết trước.
Anh
xoay mặt vào vách, co quắp một chân lên, một tay gối
đầu, tay kia bấu vào mép giường như kẻ thủ thế. Đêm
tối nhờ nhờ qua chiếc đèn hắt ra màu xanh bạt nhạt.
Khoảng cách giữa anh và vợ là chiếc mền chưa giũ ra,
tạo thành một cái gờ mỏng trong khoảng 5 tấc vuông mong
manh; thông thường không phải là bức tường thành để
ngăn chặn đối phương xông lên như những hào luỹ chống
giặc thời phong kiến mà là vật che đắp, giữ cho hai người
chút hơi ấm thương yêu chồng vợ. Trước nó đã từng,
đã nhiều lần thường xuyên từng như vậy. Nhưng giờ
này dường như đang bắt đầu có sự xộc xệch nho nhỏ
rất không đâu vào đâu, xuất hiện… Anh nghĩ vậy.
Chút
ánh sáng mờ đục không rõ mặt người, nhưng anh
đoán chừng vợ mình đang giận, tức và hình như
đang ghen. Có thể đang là cơn ghen vu vơ, một
loại cố tật của hầu hết phụ nữ mà
cánh đàn ông phải dè chừng. Nó không hề được báo
trước như sự bất thường của thời tiết. Chí ít những
cơn bão khủng khiếp cấp 12, 13 hay những cơn động đất
cấp 9, cấp 10 đi nữa, thì trước đó có những dấu hiệu
thật trõ ràng. Đằng này… không thể lường trước, không
thể đoán sẵn. Những cái vu vơ không tưởng ấy không
hình dạng, không khối lượng, màu sắc nhưng nó sẽ sôi
lên ùng ục, cháy bùng lên thành ngọn bất kỳ lúc nào
để nhấn chìm, thiêu đốt người trong cuộc chỉ còn lại
nhúm tro bay bung trong cơn gió lốc. Tất cả những hiện
tượng này, người đời gọi là ghen? Nếu vậy thì rõ
ràng vợ anh đang trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê này?!
Rồi
anh nghe như chiếc nệm rung lật bật từng cơn nhỏ,
rồi đến cái vạt giường, đến toàn thân chiếc giường.
Tất cả là những rung chạm khẽ khàng như
có bàn tay níu giữ, kềm ép lại để phát ra tiếng
nấc nghẹn không thực sự rõ ràng, nhưng thừa sức làm
tim anh co bóp đau nhói.
Anh
dịch người sát hơn vào thành giường, gần với vách tường
và nhớ lại buổi sáng với những người bạn
nghề có chút ít cảm tình. Chỉ là
một sự tình cờ: đó là một buổi sáng trong veo,
mát mẻ, đẹp với cơn mưa rào đầu hôm phủi sạch lớp
bụi mỏng trên cành lá, với những bông dại bất ngờ
chồi lên khỏi mặt đất khô nẻ, rung rinh trước mắt.
Và trước mắt là những con bướm màu sắc sặc sỡ đập
cánh chào nhau và chào những bông hoa. Và những tiếng chim
ríu rít trên cao. Tất cả khiến bọn họ không thể cầm
lòng, không thể dửng dưng giam hãm trong những ngôi nhà
hình hộp, những quán cà phê bay um khói thuốc lá. Họ bất
ngờ kéo đến nhà anh. Ban đầu là một, rồi hai, rồi
năm. Năm người với năm bộ mặt khác nhau, vóc dáng khác
nhau và cung cách cũng khác nhau xa. Hai người đàn ông tự
nhận mình là nhà thơ thì huyên thiên về chữ nghĩa, mượn
chữ nghĩa người khác lắp đầy vào đầu óc mình để
làm của riêng. Anh hoạ sĩ thì nối dài màu sắc thành những
vệt đen đỏ bay ngang qua đầu mọi người bằng búi tóc
dài luôn luôn lúc lắc qua lại trên hai vai mỏng để gây
sự chú ý của những người chung quanh trước khi người
khác kịp nhận ra mình là người cố tình làm dáng và gọi
đó là nghệ thuật tân hình thức. Người đàn ông thứ
tư là anh nhà báo tự do, luôn nở nụ cười bí hiểm mỗi
khi nghe ba ông bạn to tiếng tranh cãi về cái đẹp. Người
thứ năm là một cô gái đi cùng với người hoạ sĩ, có
vẻ như người mẫu, là nguyên nhân không xác thực mang
đến những giận hờn vu vơ cho người vợ xinh đẹp của
anh. Cô người mẫu duyên dáng lịch thiệp, luôn nghiêng
đầu và mỉm cười kiểu cách với tất cả mọi người.
Cô ta rót trà, cô ta châm rượu, y như thể những người
đàn ông đang lùi về quá khứ xa, được ngồi trên bàn
đá uống rượu ngâm thơ có tiên nữ hầu hạ?
Họ
thầm thì to nhỏ về cái đẹp vây quanh
chiếc bàn trà kê dưới gốc vú sữa. Họ
mang hết mọi hiểu biết bày lên mặt bàn gỗ, như
thể đó là những vật sờ nắm được,
cốt cho cô gái kia tiếp tục nở những nụ
cười tươi với họ. Nhưng khốn nỗi, hình như cô không
cười cho riêng ai, vẫn tiếp trà tiếp rượu đầy các
cốc tách… Có ai đó buộc miệng than “trời nóng dữ”.
Vậy là từ chuyện cái đẹp nhân thế chuyển hẳn sang
chuyện khí hậu, thời tiết rồi băng qua chuyện buôn bán
làm ăn. Giữa chừng, khi những ly rượu đủ sức làm cho
đầu óc lâng lâng, họ nhảy sang chuyện ca hát, rồi bay
qua thời trang áo tắm áo dài lúc nào chẳng hay. Chuyện
nọ xọ chuyện kia bay bổng với những cánh bướm chập
chờn, la đà với khí trời bỗng nhiên dịu lại đột ngột.
Anh nghĩ, tất cả mọi chuyển động cơ học trên và trong
thân thể họ dường như chỉ để nhằm vào cô gái ngồi
trước mặt; một cuộc chạy đua lúp xúp về kiến thức
và tình cảm không hơn kém, khiến anh nghĩ tới những con
gà trống trong sân nuôi gà vịt, con chìa vôi trên cành tre
cao ngút, con thiên đường… cố sức xoè hai cánh, vung vẩy
lông đuôi màu sắc sặc sỡ trước con mái? Sự liên tưởng
mơ hồ hình như gây cho anh niềm thích thú không thật rõ
rệt và bật cười với mình.
Tán
lá vú sữa xanh mướt màu xanh ngọc bích, phớt
màu nâu sậm bên dưới như chiếc rổ thưa lọc ánh sáng
ban mai đổ xuống lốm đốm trên mặt bàn gỗ thâm sì như
thể tay phú gia cẩu thả đổ những viên kim cương, ngọc
bích lên nền đất xám xỉn. Những đốm sáng nhảy nhót,
lúc đậu trên miệng chén trà, lúc nhảy sang bàn tay ai đó
đang vân vê chiếc quai nhỏ xíu, xoay xoay chiếc tách.
Anh đắm đuối nhìn theo những viên kim cương nhảy nhót.
Anh ngó sững chúng đậu trên mu bàn tay trắng nõn, thon mịn
phớt chút lông măng hắt lên màu sáng của kẽ nắng rớt
xuống. Năm búp măng động đậy, di chuyển chiếc tách khẽ
khàng mà như không hề chạm đến chúng. Anh say sưa nhìn
những đốm tròn sáng chuyển động, đùa giỡn với những
búp măng kia, lúc lảng xa, lúc áp thật gần, khi thì ôm
riết lấy bàn tay thon thả. Vợ anh ngồi đầu bàn thong
thả xách phích nước sôi rót vào bình trà, góp chuyện
dè dặt vừa ngó chừng phích nước đặt dưới nền đất
vừa chú tâm quan sát những người đàn ông ngồi lổng
chổng trên những chiếc đẩu nhựa thấp. Vợ anh không
nhìn bọn họ như anh đang nhìn ngắm những vệt nắng nhảy
nhót trên bàn mà là một mũi lửa nhỏ xíu xuyên thẳng
tới đôi mắt anh trong khoảng cách hơn mét. Nó như tia hồng
ngoại khiến anh cảm thấy hơi nhột nhột ở hai mép tai,
ngứa ngáy ở sống mũi, nóng như viên than hồng áp sát
vào bên má. Bất ngờ anh ngước nhìn lên. Hai tia mắt dịu
dàng mà thật dữ dội xuyên thẳng vào mắt anh, đẩy lùi
chúng ra khỏi năm búp măng thon trắng, đẩy ra khỏi chiếc
tách trà và cắm phụp xuống mặt bàn thâm sì. Anh quay sang
những người bạn . Nàng cũng ngước nhìn mọi người với
cặp mắt dịu dàng một cách thật bất ngờ. Cô gái hồn
nhiên cười nói, phô hai hàm răng trắng đều và chiếc
miệng duyên dáng đến lạ kỳ. Cô ta không hề cảm thấy
nhột nhột nơi tai, ngứa ngáy nơi má… bỡi tia lửa nhỏ
xíu xoáy thẳng vào chỗ trống giống như một bức tường
bê tông ngăn cách sự xáp gần đột ngột của một kẻ
nào đó cố công tìm kiếm cái đẹp ngoài khả năng cho
phép của sự bảo thủ mông muội một cách ngọt ngào.
Cảnh tượng ban sáng cứ tiếp tục lướt thướt trôi qua
đầu óc anh, tĩnh lặng và ồn ào.
Bỗng
dưng anh bật cười thành tiếng. Vợ anh quay lại, cầm
chiếc mền ném xuống phía đuôi giường, chồm lên lay vai
anh như người đốn củi lay gộc tre trong bụi rậm.
-Anh
cười gì? Tôi nói không phải sao? Đàn ông các anh đều
một giuộc. Hễ thấy đàn bà con gái là
y như con gà trống: xoè cánh, xum xoe, mỏ
mổ vu vơ xuống bãi đất trống không mà túc
túc gọi tình.
-Em
không thể ví von con người với gia súc gia cầm.
-Đúng.
Nó khác xa con người, Con người khác xa chúng. Nhưng
về cung cách khi đối diện với người khác phái thì
cùng một kiểu.
-Chỉ
mới nhìn thì chưa thể gọi là phạm tội.
Các bộ sách luật từ cổ chí kim, từ đông sang tây, chưa
thấy có điều khoản nào ghi người đàn ông nhìn ngắm
người đàn bà và ngược lại thì khép ngay vào tội được.
-Đã
đành. Nhưng đạo đức, luân lý, tập quán, phong tục thì
không thể được.
-Em
nói như thể chính từ miệng Tần Thỷ Hoàng nói
ra vậy. Phàm trời ban cho con mắt thì phải nhìn, tai phải
nghe, mũi phải ngửi… và… và… đầu óc thì phải
suy nghĩ. Giữa suy nghĩ và hành động là một khoảng cách
khá xa, nhiêu khê. Không thể cấm mọi người suy nghĩ. Càng
không thể bắt mọi người suy nghĩ một chiều. Ai cấm
cản mọi người không được nhìn ngắm cái đẹp. Cái
đẹp nó trong suốt, thuần khiết, tự nó đâu có “tính”
này “tính” nọ?
-Vậy
là anh đã công nhận hồi sáng này anh có nhìn cô
ta, suy nghĩ về cô ta, cảm cô ta và… và…
đẹp…
-Và
cô ta ra khỏi cổng, lên xe, nhấn ga, chạy xe về
nhà. Chấm hết?
-Không
chấm hết được. Chưa chấm hết được. Trong
đầu óc anh lúc này vẫn còn vương vất cái mà anh
gọi là thuần khiết với những trong suốt gì đó.
-Anh
có đọc ông Daisetz Teitaro Suzuki dẫn ra một công án
rằng: có hai vị hoà thượng đi tụng kinh ở một hóc núi
xa, chiều xâm xẩm trờ về tới con suối thì trời đổ
mưa tầm tã, nước dâng cao, chảy xiết. Sát nơi bờ suối,
có một thiếu phụ xinh đẹp ngồi khóc nỉ non. Thấy lạ,
một vị bước tới hỏi: “Cớ sao đã chiều tối mà thí
chủ còn ngồi đây mà khóc làm vậy?”. Thiếu phụ ngước
mắt lên, khóc ồ ồ còn hơn mưa xối: “Bạch sư cụ,
tôi đến chân núi kia để thắp nhang cho chồng tôi vừa
chết. Khi quay về thì trời đổ mưa. Nước suối chảy
xiết không thể lội qua được, mà con tôi thì ở nhà một
mình…” – nói và thiếu phụ không thôi khóc. Vị hoà
thượng nọ kêu “mô phật”, rồi ghé lưng bảo thiếu
phụ bám vào để ông cõng qua. Tới bờ bên kia, ông đặt
thiếu phụ xuống và bước thẳng về phía chùa không đợi
thiếu phụ mở lời cảm ơn. Vị hoà thượng thứ hai bươn
bả chạy tới: “Thầy tu hành đã lâu, sao lại đi cõng
người đàn bà trên lưng?”. Vị hoà thượng thứ nhất
không trả lời. Vị thứ hai cứ bám theo và nhùng nhằng
những lời trách cứ. Đến chỗ quẹo, vị thứ nhất nói:”Mô
phật, tôi có cõng người đàn bà nào trên lưng đâu mà
thầy ngầy tôi?”…
-Nguỵ
biện. Vả lại người ta tu hành chớ còn anh…
Tiếng
vợ anh nhỏ dần, nhỏ dần… vương vít
đâu đó trên táng lá cây vú sữa một mặt xanh
sậm, một mặt màu nâu sẫm. Anh có cảm giác như
mình đang bay theo tiếng nói rung rinh kia và nhảy nhót trên
táng cây xanh cùng với những ta nắng chảy qua tầng lá
tạo những vệt tròn di động lung linh.
Lại
một ngày nữa không phải đến sở, không phải nghe tiếng
máy nổ ầm ĩ, khói bụi bay mù mịt, tiếng than thở về
đồng lương còm cõi, vật giá gia tăng vùn vụt. Anh ước
sao trong tuần có nhiều ngày thứ bảy và chủ nhật như
vậy để lơ mơ nhìn ra góc vườn yên tĩnh, nơi những cây
cau kiểng xoã những tàu lá xanh vây vẩy với gió, mang quanh
mình buồng trái chín màu đỏ; cây mãng cầu đứng xa xa
giơ cánh tay như muốn kéo xích cây mít ngoài góc rào, cây
vú sữa đứng gần thềm giếng bước lại gần lại chút
nữa để tâm sự; rồi nụ tầm xuân tím xanh biêng biếc
xoắn lấy hàng rào dâm bụt, chè tiêu không muốn rời nửa
bước… Thật yên tĩnh. Hoàn toàn yên tĩnh.
Vợ
anh dọn bữa sáng lên bàn. Cháo trắng và cá mành kho tương.
Đứa con chống muỗng, bi bô:
-Con
không ăn đâu.
Vợ
anh trừng mắt:
-An.
Không được hỗn. An trứng hai ngày rồi, phải thay đổi.
Thằng
bé mếu máo chống muỗng vào chén cháo, uể oải
xúc từng muỗng nhỏ một cách nặng nhọc. Vợ anh ngồi
bên cạnh thằng bé, không nhìn nó mà xoắn mắt vào chiếc
muỗng đang kẹp giữa những ngón tay thả lỏng của anh
như thầm hỏi “còn anh, anh cũng ngán món cháo sáng này
rồi chớ gì?”. Anh cứ xoay miết chiếc muỗng quanh miệng
chén.
-Hồi
còn nhỏ xíu, sáng nào bà nội cũng nấu một nồi cháo
to cho cả nhà. Một năm có đến ba trăm ngày ăn cháo với
muối hay cá kho mặn. Thỉnh thoảng bà nhắc “ăn cháo để
nhớ những cơ cực, vất vả… Sau này các cháu có là gì
đi nữa thì vẫn phải nhớ và giữ lấy chén cháo trắng
mỗi buổi sáng để tự răn mình”.
-Tự
răn mình là một đức tính tốt. Mỗi khi ngồi
trước chén cháo anh vẫn tự răn như vậy. Sau
này con lớn hơn chút nữa, hẳn nó cũng sẽ làm
như em và anh thôi.
-Anh
nên thôi cái tính bông phèng không đúng chỗ ấy
đi.
Cuối
cùng thì thằng bé cũng ăn xong bữa sáng và chạy ra vườn
với con Bin. Vợ anh cho đường vào ly cà phê và đẩy tới
tận chỗ anh ngồi, nói bâng quơ:
-Thiệt
kinh khủng.
Anh
cắm cúi ăn hết phần cháo trong chén và đặt chén
muỗng vào chiếc thau nhựa để sẵn ở góc
bàn. Mặt trời buổi sáng dính ở lưng lửng bụi tre có
những cành cong chúc xuống. Nó không áp mòn những cành
gai tua tủa mà hình như những cành gai ấy cào nát vòng
tròn sáng kia, khiến con cu cườm thỉnh thoảng giật mình
buông vài tiếng cúc cu cu rời rạc.
-Người
ta vần thường nói câu văn câu thơ đáng giá ngàn vàng,
nhưng sao em thấy bản thân họ thì ngược lại. Buổi trưa
đó em thấy… - Vợ anh bỏ lửng câu nói.
-Anh
thấy họ là những người dễ thương, không
vì cuộc sống mà đánh mất sự trong sáng trong
tâm hồn. Họ yêu cuộc sống này, yêu bản thân họ
và những cái đáng yêu chung quanh họ.
-Nhưng
hơi bất bình thường. Em xin lỗi có chút thô tục
bám quanh con người họ.
-Em
ám chỉ cái gì vậy?
-Không
phải là ám chỉ mà là những cái có
thật, hiển hiện ngay trên con người họ.Họ tự
đánh mất họ trong buổi gặp gỡ sang trọng với những
câu thơ bóng bẩy, những đoạn văn óng mượt như dòng
suối mà họ đã phô diễn ra, bên cái đẹp mỹ miều của
cô người mẫu.
-Anh
không hiểu?
-Đó,
anh bận nhìn ngắm đâu đó, đâu để ý những
chi tiết chung quanh? Em thấy hình như những chi tiết quanh
cuộc sống giúp ích cho sự sáng tạo mà.
-Chi
tiết. Em nói đến chi tiết nào vậy?
-Em
thấy họ vừa đọc thơ – Em không rành
lắm về thơ – vừa nhai nhồm nhàm thức
ăn trong miệng đến độ tưởng chừng thức ăn văng
bắn theo những câu thơ bay bổng kia? Em kính trọng họ
vì họ là bạn anh, nhưng khi nhìn thấy cảnh ấy, có chút
gì gần như thất vọng. Chẳng lẽ nhà văn nhà thơ thì
họ được quyền làm như vậy? Giữa đời sống thật và
tác phẩm họ viết ra là hai chiều trái nghịch nhau? Họ
viết để làm gì nhỉ? Em đọc một ít tác phẩm, thấy
trong đó họ ca tụng cái đẹp, phê phán cái xấu, thì chẳng
lẽ lấy nguyên mẫu bản thân mình để phơi bày lên trang
giấy? Và cái đẹp ấy là để vợ con một mình ở nhà
ngày chủ nhật để xum xoe bên một cô gái hớ hênh?
-Anh
không rành lắm về ba cái vụ lý luận văn chương, văn
nghệ; nhưng không ai bắt nhà tu không được ngồi trên
xe máy, ô tô; cấm cản đứa trẻ lên mười nếm thử tách
trà, cà phê. Những điều em vừa nói chưa hẳn là thói
xấu. Anh nghĩ nó chỉ là thói tật. Thói tật thì chỉ mới
là khởi đầu cho điều tốt cũng như điều xấu. Dừng
lại và bước tới, đó là bản lĩnh của mỗi người.
-Vậy
còn như chuyện này thì anh giải thích ra sao? Hôm
thứ Năm rồi, con bạn cùng cơ quan em ngồi kể:
“tao có ông chồng không biết phải khóc hay cười,
suốt ngày la đà với bạn bè từ sáng tới tối mịt. Có
bữa giận quá tao nhắn tin “chẳng lẽ anh coi bạn bè là
lẽ sống hơn em và con sao”. Rồi có hôm tao nói “bữa
nay đi công tác xa, tối mới về”, nhưng có đi đâu. Trưa
về đã thấy đám bạn của ổng ngồi chật nhà. Như vậy
rõ ràng ông nhà tao rất vui mỗi khi vợ vắng nhà?”.
-Anh
cũng có mấy ông bạn vong niên thường hay nói
“trong cuộc sống mà không có bạn bè thì
coi như mất hết…”.
-Nhưng
cũng có năm bảy đường bạn bè.
-Anh
thấy hình như đã đến lúc phải đi chợ
rồi đó. Để trưa nay anh nấu nồi canh rau tập tàng.
Một tô canh có màu xanh đậm đặc bày ra giữa mâm để
thấy ngày chủ nhật thật xanh, như bầu trời trong xanh
trên cao kia.
Vợ
anh hứ đánh cốc, đứng dậy bưng thau chén muỗng đi
ra giếng nước. Bước đi vẫn thong thả lướt nhẹ
như mọi ngày, mang theo thau chén, mang theo nỗi bực dọc
vu vơ để gàu nước xối lên, rửa trôi nỗi phiền muộn,
để mọi thứ trở nên sạch bong.-./.
VVM.24.4.2024.
Lại một ngày nữa không phải đến sở, không phải nghe tiếng máy nổ ầm ĩ, khói bụi bay mù mịt, tiếng than thở về đồng lương còm cõi, vật giá gia tăng vùn vụt. Anh ước sao trong tuần có nhiều ngày thứ bảy và chủ nhật như vậy để lơ mơ nhìn ra góc vườn yên tĩnh, nơi những cây cau kiểng xoã những tàu lá xanh vây vẩy với gió, mang quanh mình buồng trái chín màu đỏ; cây mãng cầu đứng xa xa giơ cánh tay như muốn kéo xích cây mít ngoài góc rào, cây vú sữa đứng gần thềm giếng bước lại gần lại chút nữa để tâm sự; rồi nụ tầm xuân tím xanh biêng biếc xoắn lấy hàng rào dâm bụt, chè tiêu không muốn rời nửa bước… Thật yên tĩnh. Hoàn toàn yên tĩnh.
Vợ anh dọn bữa sáng lên bàn. Cháo trắng và cá mành kho tương. Đứa con chống muỗng, bi bô:
-Con không ăn đâu.
Vợ anh trừng mắt:
-An. Không được hỗn. An trứng hai ngày rồi, phải thay đổi.
Thằng bé mếu máo chống muỗng vào chén cháo, uể oải xúc từng muỗng nhỏ một cách nặng nhọc. Vợ anh ngồi bên cạnh thằng bé, không nhìn nó mà xoắn mắt vào chiếc muỗng đang kẹp giữa những ngón tay thả lỏng của anh như thầm hỏi “còn anh, anh cũng ngán món cháo sáng này rồi chớ gì?”. Anh cứ xoay miết chiếc muỗng quanh miệng chén.
-Hồi còn nhỏ xíu, sáng nào bà nội cũng nấu một nồi cháo to cho cả nhà. Một năm có đến ba trăm ngày ăn cháo với muối hay cá kho mặn. Thỉnh thoảng bà nhắc “ăn cháo để nhớ những cơ cực, vất vả… Sau này các cháu có là gì đi nữa thì vẫn phải nhớ và giữ lấy chén cháo trắng mỗi buổi sáng để tự răn mình”.
-Tự răn mình là một đức tính tốt. Mỗi khi ngồi trước chén cháo anh vẫn tự răn như vậy. Sau này con lớn hơn chút nữa, hẳn nó cũng sẽ làm như em và anh thôi.
-Anh nên thôi cái tính bông phèng không đúng chỗ ấy đi.
Cuối cùng thì thằng bé cũng ăn xong bữa sáng và chạy ra vườn với con Bin. Vợ anh cho đường vào ly cà phê và đẩy tới tận chỗ anh ngồi, nói bâng quơ:
-Thiệt kinh khủng.
Anh cắm cúi ăn hết phần cháo trong chén và đặt chén muỗng vào chiếc thau nhựa để sẵn ở góc bàn. Mặt trời buổi sáng dính ở lưng lửng bụi tre có những cành cong chúc xuống. Nó không áp mòn những cành gai tua tủa mà hình như những cành gai ấy cào nát vòng tròn sáng kia, khiến con cu cườm thỉnh thoảng giật mình buông vài tiếng cúc cu cu rời rạc.
-Người ta vần thường nói câu văn câu thơ đáng giá ngàn vàng, nhưng sao em thấy bản thân họ thì ngược lại. Buổi trưa đó em thấy… - Vợ anh bỏ lửng câu nói.
-Anh thấy họ là những người dễ thương, không vì cuộc sống mà đánh mất sự trong sáng trong tâm hồn. Họ yêu cuộc sống này, yêu bản thân họ và những cái đáng yêu chung quanh họ.
-Nhưng hơi bất bình thường. Em xin lỗi có chút thô tục bám quanh con người họ.
-Em ám chỉ cái gì vậy?
-Không phải là ám chỉ mà là những cái có thật, hiển hiện ngay trên con người họ.Họ tự đánh mất họ trong buổi gặp gỡ sang trọng với những câu thơ bóng bẩy, những đoạn văn óng mượt như dòng suối mà họ đã phô diễn ra, bên cái đẹp mỹ miều của cô người mẫu.
-Anh không hiểu?
-Đó, anh bận nhìn ngắm đâu đó, đâu để ý những chi tiết chung quanh? Em thấy hình như những chi tiết quanh cuộc sống giúp ích cho sự sáng tạo mà.
-Chi tiết. Em nói đến chi tiết nào vậy?
-Em thấy họ vừa đọc thơ – Em không rành lắm về thơ – vừa nhai nhồm nhàm thức ăn trong miệng đến độ tưởng chừng thức ăn văng bắn theo những câu thơ bay bổng kia? Em kính trọng họ vì họ là bạn anh, nhưng khi nhìn thấy cảnh ấy, có chút gì gần như thất vọng. Chẳng lẽ nhà văn nhà thơ thì họ được quyền làm như vậy? Giữa đời sống thật và tác phẩm họ viết ra là hai chiều trái nghịch nhau? Họ viết để làm gì nhỉ? Em đọc một ít tác phẩm, thấy trong đó họ ca tụng cái đẹp, phê phán cái xấu, thì chẳng lẽ lấy nguyên mẫu bản thân mình để phơi bày lên trang giấy? Và cái đẹp ấy là để vợ con một mình ở nhà ngày chủ nhật để xum xoe bên một cô gái hớ hênh?
-Anh không rành lắm về ba cái vụ lý luận văn chương, văn nghệ; nhưng không ai bắt nhà tu không được ngồi trên xe máy, ô tô; cấm cản đứa trẻ lên mười nếm thử tách trà, cà phê. Những điều em vừa nói chưa hẳn là thói xấu. Anh nghĩ nó chỉ là thói tật. Thói tật thì chỉ mới là khởi đầu cho điều tốt cũng như điều xấu. Dừng lại và bước tới, đó là bản lĩnh của mỗi người.
-Vậy còn như chuyện này thì anh giải thích ra sao? Hôm thứ Năm rồi, con bạn cùng cơ quan em ngồi kể: “tao có ông chồng không biết phải khóc hay cười, suốt ngày la đà với bạn bè từ sáng tới tối mịt. Có bữa giận quá tao nhắn tin “chẳng lẽ anh coi bạn bè là lẽ sống hơn em và con sao”. Rồi có hôm tao nói “bữa nay đi công tác xa, tối mới về”, nhưng có đi đâu. Trưa về đã thấy đám bạn của ổng ngồi chật nhà. Như vậy rõ ràng ông nhà tao rất vui mỗi khi vợ vắng nhà?”.
-Anh cũng có mấy ông bạn vong niên thường hay nói “trong cuộc sống mà không có bạn bè thì coi như mất hết…”.
-Nhưng cũng có năm bảy đường bạn bè.
-Anh thấy hình như đã đến lúc phải đi chợ rồi đó. Để trưa nay anh nấu nồi canh rau tập tàng. Một tô canh có màu xanh đậm đặc bày ra giữa mâm để thấy ngày chủ nhật thật xanh, như bầu trời trong xanh trên cao kia.
Vợ anh hứ đánh cốc, đứng dậy bưng thau chén muỗng đi ra giếng nước. Bước đi vẫn thong thả lướt nhẹ như mọi ngày, mang theo thau chén, mang theo nỗi bực dọc vu vơ để gàu nước xối lên, rửa trôi nỗi phiền muộn, để mọi thứ trở nên sạch bong.-./.