Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


tranh Tạ Tỵ

MƯA BÓNG MÂY



      

C hỉ là cơn mưa bóng mây lướt qua đồng đất ải. Có một chút gì như vừa vuốt ve xa xót xoa nhột thấm dần qua vai áo. Niềm xúc cảm ân cần ấy rồi cũng tan đi trong khoảnh khắc, đất lại khô khốc công lên một màu trơ mốc cũ. Nắng đông cứng, nắng nén chặt như bức bê tông dày kiên cố bao giữ không một rò rỉ gió. Tối đã đi và đi như thế trên đường quê, giữa một ngày tìm đến thăm anh - anh Hoài

Xe đi chầm chậm. Tôi lan man nghĩ về anh, nghĩ về thân phận một đời người. Trong bạn bè có người bảo rằng – anh là kẻ trốn đời, một trí sĩ yếu mềm đa lụy. Không! Tôi không nghĩ vây. Anh là người yêu đời hơn ai hết. Anh quý trọng đời, anh nâng niu đời còn hơn cả chính bản thân mình. Anh đã bao lần đứng khóc lẻ loi một minh, anh đứng khóc mượt mà ngốc nghếch như một thằng dại một thằng điên giữa chiều bên bờ sông nước cạn, chỉ để nhìn đàn cá lòng tong đang vẩy chết cố tìm đường bời đi trong rãnh bùn đặc quánh. Anh nâng niu hàng giờ trong tay minh mõi chiếc lá gầy xương, đã hoang lấp bao đời bên sương bờ cỏ mục. Vâng, nếu không yêu đời không thường đời thì làm gì anh Hoài có đủ khả năng để vung chỏ nện gãy cả hàm răng của tên giám đốc nọ. Một tên giám đốc vốn đầy uy lực trong các phòng trà, sàn nhảy, cũng như thường lân la theo quán rượi lề đường để săn lùng gái lạ. Nhưng trên bàn giấy gả lại vô cùng bệ vệ, bệ vệ trong mọi rình rập và toan tính.

Trước thái độ xúc xiểm cợt nhã vô nhân của ngài giám đốc với người thiếu phụ bán vé số đáng thương kia, ông ta cỡn vờn chị bằng thứ ngữ nghĩa của một con thú bốn chân, ông ta coi chị như một đẳng cấp miệt hạn dưới đế giày. Trước thái độ tồi tệ ấy, anh Hoại không thể cúi đầu lặng im cố xoa bóp trái tim đau của mình. Sáng dậy, anh Hoài nghe tay mình nhưn nhức đau… hoá ra hai chiếc răng cửa của ngài giám đốc đã cắm phập và còn giữ lại nguyên xi trên đầu chỏ anh.

Dọc theo đường tôi đi. Vẫn mấp mô những bãi xương rồng nửa xanh nửa cháy. những con cừu làm biếng chậm chạp đứng bới tìm, bứt nhai nhóp nhép từng sợi rễ khô, chốc chốc lại ngước mõm nhìn theo làn sóng ngắn đang dờn dợn thở lên từ phía chân cát động, đối lập với con cò trắng phau đứng một mình bên bờ lau úa rũ, dáng vẽ trầm ngâm như chẳng có gì hệ luỵ.

Vẫn mái chòi nứa lá hai năm trước tôi đã về thăm anh. Giờ vẫn vậy, vẫn rúm ró nép mình dưới tán me già còm cõi. Căn chòi vắng lặng bỏ ngõ. Tôi rãi mắt tìm quanh thầm hỏi - với cái nắng giữa trưa như tát vào mặt thế này mà anh Hoài lại đi đâu, làm gì?!.

Chiếc võng tưa tơi móc dưới cội me già cũng giúp tôi dịu đi phần nào đôi chân mệt mỏi, cung như suy nghĩ ơ hờ cứ trôi đi luễnh loãng.

Ngoài bờ xa thấp thoáng bóng anh về. Tôi nhắm mắt vờ như minh đang ngủ. Tiếng chân anh Hoài rón rén đến chỗ tôi nằm. Hốt nhiên, anh bế xốc tôi lên, cùng với cả chiếc võng bao ngoài, tôi lòn tay ghì siết vai anh. Anh ú ớ há hốc… hai năm sự biến tưởng chừng không đáng có. Anh Hoài không còn nói được! Có không chỉ là sự cố gắng dồn nén trong tầng âm vụng vỡ ứ nghẹn nữa như muốn kìm giữ nữa như cố xổ tuông ra khỏi thanh quản minh ậm ực. Và cũng từ đấy, sự tiếp nhận âm thanh bên ngoài với anh có thể cũng không còn cần thiết gì, tai anh lễnh lãng dần đi. Suốt chiều tôi và anh chỉ trò chuyện với nhau qua bút đàm.

Dù khó khổ đến đâu, giữa một nơi chốn như thế này có gì gọi là xa chợ búa, với công việc của một người cầm cuốc, cầm cày như anh, đời sống thực tại gia đình anh, vợ anh, dâu con anh ngoài phố… họ cùng mạc lắm sao, chết tiệt rồi sao - Một bữa cơm trưa với anh cũng không có! Khô khát đến từng điếu thuốc, bầm bập trên môi giờ cũng chỉ là những sợi râu bắp khô. Như hiểu ý, anh Hoài xuống bếp bưng lên rổ khoai mì, đâu như đã luột từ đêm hôm.

Lâu lắm rồi, có hơn ba mươi năm thì phải. Ngày tôi mới bước chân vào hội hoạ với đấy ấp những đam mê và ước vọng, tôi gặp anh ở Sài Gòn, tôi anh quen nhau và quý thương nhau từ đấy. Anh mến tôi như một đứa em và hơn thế, anh đối trọng với tôi như một người bạn nhỏ, một người bạn của chung cùng và chia sẻ. Quyểt sổ bìa da dày khi đi tôi mang theo ý để tặng anh, giờ đã đặt đầy mẫu thoại. Tôi viết hỏi: - “Sao chị và các cháu không tiếp gạo cho anh… anh Hoài?”. Một thoáng chần chừ, anh đẩy quyển xổ và cây bút về phía tôi với dong chữ “If I die! I’ll go to heaven. Because I com from the hell”. Anh Hoài nhíp miệng cười.

Anh Hoài! Làm gì có thiên đàng địa ngục ở đây hả anh… Chỉ là sợi dây mỏng manh được bắt qua hai đầu núi, dưới kia là vực sâu thăm thẳm. Cả anh cả tôi đều là kẻ đứng giữa đường dây mỏng manh ấy. Anh nhìn tôi mếu cười, cái cưới đắng đau còn hơn cả nước mắt. Hỏi là hỏi vậy thôi. Bởi tôi biết quá rõ, biết từ lầu rồi – Nguyên nhân nào đã tống anh vào cơn trầm uất tự đọa mình như thế và ai… Ai đã ngu mụi dìm anh vào tận cùng đỉnh điểm của sự tồi tệ đến nhường này. Đôi lần tôi cố khuyên anh viết lại, viết bất cứ thể loại gì, một câu thơ một đoạn văn ngắn, việc mà bốn mươi năm trước anh đã từng say mê vì nó. Và biết đâu, đó cũng là một liệu pháp có thể níu anh thoág ra được những cơn đau địa chấn luôn nhồi dập trong lòng anh, họ đã vô tình áp đặt cho anh đã ngu muội đạp anh vào sâu hơn, vào chính tâm điểm của trùng trùng bão chướng mà anh chả có quyền gì đẻ lựa chọn hay không lựa chọn, để anh phải lông lốc phải quờ quạn bằng đôi tay và cả trái tim tật nguyền. Với chị Miễn vợ anh, tôi có quyền gì mà trách cứ mà oán hờn chị.

Những ngày anh Hoài còn chút tỉnh táo. Mỗi lẫn tôi thúc anh viết lại. Anh cười nói với tôi: - “Không nổi Dũng à! Viết là để giải tỏa sinh lực thừa, mang tính thư giãn. Viết là để tìm lại cho mình chút tự do, tự do không bị khuấy rối, tự do trong tâm thể… Hành hữu dư lực tác dĩ văn học mà em. Dũng ơi! Anh làm gì có cái sinh lực thừa ấy hỡ em”.

Tội nghiệp anh quá, anh Hoài. Nói là nói vây, những ngày ấy nghe tôi anh cũng cậm cụi viết. Anh trốn viết trong nhà cầu, anh trốn viết dưới bờ mươn trong những lần dắt cừu đi chăn. Mỗi lần thấy anh cầm bút chị Miễn nguýt hứ bễu, trề: - “Thơ văn thơ văn cục cứt… quần què đách đéo ta”. Cứ thế họ vô tình đẩy anh, dúi mặt anh vào sâu hơn vào tận cùng lóc tố. Chút giải pháp cùng cụt thế chỉ mong cầu ít tự do, anh cũng không vin được. Triệu năm trước tập khủng long bị tuyệt chủng cũng chỉ vì một tiếng nổ, một cơn địa chấn. Còn giờ đây anh Hoài, tại sao… Tại sao anh phải thầm lặng, anh cứ phải lùi lũi húc đầu vào điểm ác hỡ anh. Có phải tại anh không anh Hoài. Một đời lam lũ vì vợ vì con, mọi việc lớn nhỏ đều giành lấy một minh, sự cưng chiều vợ con không an định thiếu chuẩn mực. Chính sự cưng chiều quá mức ây là tiềm ẩn cho hệ lụy. Lâu dần người được cưng chìu bị ám thị và thấy mình như có quyền thống lãnh, tự ban cho mình thứ đặc quyền tối thượng muốn ban phát hay trừng phạt lên chín người đã hết lòng vì mình, hy sinh hết mực cho mình. Họ trở nên ích kỷ hẹp hồi, thứ bệnh lý bản năng chợ búa được hình thành, sự nhạy cảm cho tính đanh đá hàng tôm hàng thịt được xác lập như một phòng tuyến ở hai đầu. Và anh Hoài, chính anh là người phải ngã sấp trước tiên bằng chính thứ vũ khí mà anh đã đặt vào tay vợ con anh.

Mâm cơm, dù có là mắm là muối anh Hoài cũng phải mơ mộng thèm ước – Giá mà vợ chồng dâu con quây quần bên nhau gõ chén nhịp đũa thì đầm ấm biết bao. Trưa ở đồng ở rẫy về, anh vẫn thui thủi cơm canh cá mắm tự sục cả vào tô rồi xúc ăn một mình, đầu óc lễn lơ đuổi theo dòng xe chạy bên ngoài - Một con chó của người vùng cao huyện Bác Ái,Ninh Phước nuôi. Khi cho ăn, họ vẫn phải đối xử thâm tình xới cơm ra chiếc rổ tre đan, âu yếm vỗ về lên đầu nó. Còn mỗi muổn cơm anh Hoài trút vào miệng mình, như thể ta trút ca nước lạnh vào hang ếch, han cua, nó cứ trôi đi tuồng tuộc mất hút. Nó trôi thăm thẳm vào tậng cùng hố sâu tư tưởng của một phận người!. Mưa dầm thấm lâu. Anh Hoài sống mãi trong sự khủng bố như thế, và sự tồi tệ phải đến - Chuyện bắt đầu tự con sáo sậu…

Người làng quê biết anh yêu quý chim muôn hoa, cỏ, họ tìm bắt tặng anh con sáo sậu non từ lúc còn nằm trong tổ mẹ, suốt ngày cứ há chiếc mỏ tươi vàng või vĩnh đòi ăn. Suốt hai năm anh Hoài chăm chút, anh cưng chiều yêu mớm đút con sáo sậu. Anh coi nó như một thành viên trong gia đình không thể thiếu.

Như mọi lần sau mỗi chiều ở rẫy về, thoáng thấy bóng anh con sáo sậu nhanh nhãu sà đậu lên vai anh, miệng líu lắc hót nịnh: - T…Rào bố T.rào bố rẫy về. Điều quý hoá và đáng cưng hơn là con sáo sậu cưng lanh quá chừng. Nó ngọng ngọng nghịu nghịu nhưng nó vẫn đọc xong bốn châu thơ lục bátcủa Nguyễn Bính mà anh Hoài vẫn thường đọc nho nhỏ bên nó vào những chiều dần tối. Bỗng đâu từ phòng bên bước ra, chị Miễn bầm bậm rung chổi đập chan chát vào tường: - “Chào hỏi chào hỏi cục cứt… ở đó mà lịch sự kiểu đĩ. Đồ giẻ rách”. Nghe tiếng chị, cón sáo sậu hoảng hốt đậu xuống lòng tay anh Hoài, chiếc mỏ ti tí vàng nghệ dễ thương của nó cứ chim chíp chim chíp rỉa nhè nhẹ vào năm ngón tay anh. Cùng lúc, anh Hoài chợt nghe như có ngàn con sống dữ xô tấp vào ngực anh lất ngất, anh lảo đảo anh ứ ngợp… Trước mặt anh là bóng núi, bóng núi không rõ hình rõ dạng cứ to mãi to mãi dần lên ngất ngưỡng, chao lắc, rồi hốt nhiên đổ chụp xuống đầu anh.

Con sáo sậu vẫn nằm nép trong lòng tay anh, hai chân run nhè nhẹ. Anh Hoài siết dần… siết dần.

Máu từ hốc mũi, máu từ khoé miệng con sáo sậu ứa ra. Đôi mắt hiền từ của nó vẫn mở, vẫn âu ếm, đăm đắm nhìn vào mắt anh. Và nó đã chết – Nó chết như một kẻ tuẫn đạo.

Nhìn vào lòng tay mình. Anh Hoài thét lên hãi hùng rồi ngà sập xuống như một thân chuối đốn lìa. Cũng như con sáo sậu, máu từ miệng máu từ mũi máu từ hai khoé mắt anh ứa ra thẳm cùng vào máu con sáo sậu. Máu anh Hoài máu con sáo sậu có cùng một màu thắm đỏ như nhau!

Vâng. Kể từ ngày ấy anh Hoài âm bật tiếng người, một thứ tiếng không phải của loài tộc mình. Không! Con sáo sậu không chết. Anh Hoài cứu rỗi nó, anh đã tháp cho nó đôi cánh thiên thần để nó mãi mãi được bay đi, bay đi mãi miết giữa trời cao thăm thẳm trong cội nguồng quê hương chính nó. Còn anh, anh Hoài! Tại sao tại sao lại chọn cho mình một điều nghiệt ngã như thế một sự lựa chọn bị trán và đầy kịch tính như thế. Phải chăng, anh chỉ là con thú cùng đường tự cắn đứt chân minh bỏ lại bên chiếc bẫy của tên thợ săn để mong cầu được sống. Cớ gì anh phải bỏ nhà bỏ phố lên đây sống thui thủi, sống kham khổ cơ cầu đến thế?!.

Chiều thấp thững liếm dần từng mãng lên cánh rừng chồi trước mặt.Tôi ra dấu với anh Hoài rằng tôi phải về.

Dắt xe chầm chậm đi trước, anh đưa tôi suốt đoạn đường dọc dài theo bờ ranh đây gai rối. Nỗi cô lặng chập trùng báo siết tôi và anh. Đến khúc quanh thoáng rộng, tôi nhìn anh làm hiệu: - Thôi anh về đi”. Chưa kịp bấm contac.Bỗng dưng tôi thấy tim mình giật thót từ một dòng cảm điện xuyên bắn qua lưng. Tôi thảng thốt tôi tê điếng, sự tê điếng hồi sinh. Trời ơi! Anh Hoài gọi tôi. Đúng là tiếng anh Hoài gọi rõ tên tôi mồm mộp. – “Dũng… Ngô Dũng”. Nỗi hân hoan tràn vỡ. Xô xô xiễng cùng chiếc xe toan chạy đến anh để ôm anh vào lòng. Nhưng cùng lúc không hiểu có sự nghịch biến kỳ lạ đã xích cứng chân tôi lại. Tôi nhìn anh đẩn buồn rồi cúi mặt… quay đi.

Con sáo sậu bị bóp ngạt vì ngọng nghịu học nói tiếng người. Còn anh, anh Hoài! Anh chối bỏ tiếng người. Và chăng anh đã tìm được về đúng chân tướng ngôn ngữ của chính mình. Tôi dại dột tôi độc ác – Thôi anh Hoài, anh cứ câm nín mãi mãi đi hoặc chết quách đi. Biết đâu đó là điều ngộ phúc cho anh.

Tôi cuốn ga xe và tôi cùng lao đi xiêu xiễng trên cát lầy. Tia nắng chiều run run mờ dần sau rặn núi, như thể mười ngón tay anh Hoài đang với hụt hẩn sau lưng tôi… Dũng….Dũng .-./.




VVM.11.4.2024

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .