Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      

TRÁI KHỔ QUA

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Minh Ngọc

    
       Trái Khổ Qua là truyện ngắn đầu tay của nhà văn kiêm đạo diễn sân khấu và điện ảnh Nguyễn Thị Minh Ngọc đăng lần đầu tiên trên tập san VĂN số 12, ra ngày 31/3/1973. Truyện được hai nhà văn Trần Hoài Thư và Phạm Văn Nhàn sựu tập và in lại trong Tập 2 (từ trang 831 – 855), bộ sách VĂN MIỀN NAM TRONG THỜI CHIẾN gồm 4 tập, do THƯ ẤN QUÁN xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2013.
Bản dịch tiếng Anh của Thiếu Khanh.
Bản gốc tiếng Việt được đăng dưới dạng song ngữ với sự đồng ý của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc
                  

T ôi ngồi trong bóng tối trên một băng đá xa lạ của sân quần vợt. Gió thổi lồng lộng từ cửa biển. Tôi mân mê mảng thịt bong sau lưng. Xót như ai xát ớt chanh vào nơi thịt hở. Mãi đến bây giờ mới thấy đau. Nhớ đến một câu Kiều: “Dặm ngàn nước thẳm non xa, Biết đâu thân phận con ra thế này”.

Còn ai thèm đến thân phận mày mà than thở hả Phi. Tía tôi chết rồi. Một chuyến ra khơi. Bão dậy. Không ai về. Còn má tôi, đó là một người đàn bà hiếm có. Hơn năm mươi tuổi mà trông vẫn còn có nét lắm. Tiếc rằng lưỡng quyền bà hơi nhô. Người ta bảo đó là tướng sát phu. Chẳng thế mà bà đã có đến nửa chục ông chồng rồi. Người chồng đầu nghe kể là dân Huế, gặp má tôi ở Quảng Nam, cưới nhau chưa đủ một tuần ông đã giao vợ cho má, theo bạn bè đi tập kết. Người thứ hai là bạn thân của ông chồng đầu, mang được má tôi đến xứ này rồi cặp luôn, sanh được anh Hào, chị Hiền rồi bị giết trong một chuyến tải hàng đi ngang rừng lá. Kế đến tía tôi mà tôi là đứa con độc nhất. Cái gia sản đồ sộ ngày nay phần lớn là của người chồng thứ tư. Hình như ông vẫn còn sống. Má tôi không kể nhưng bà quán Móm thì rành rọt lắm:

“Gặp người khác lù khù thì chắc êm rồi, nhưng trúng nhằm chị Hai thì không chạy đâu cho thoát được hết. Chỉ buộc lão phải ký giấy nhường thuyền bè lại cho chỉ. Cho lão ôm bạc mặt với thằng Hồ đi thôi. Chỉ cũng không thương yêu chi lão. Chỉ tội con Hiên. Sau lần đó dở điên dở khùng”.

Có lẽ nhờ tiền bạc của ông ta tôi mới được đi học. Tám tuổi vào lớp tư, trễ mất hai năm. Nhưng trễ còn hơn anh Hào, chị Hiên thất học. Còn con nhỏ Phước - con của ông chồng bây giờ - thiệt là chướng. Rớt kỳ thi vào Ðệ thất năm kia, nó tuyên bố:

“Tui ở nhà phụ tá má để sau này lớn lên làm nghề của bả luôn”.

“Nghề của bả” là nghề làm đầu nậu cá, có thuyền cho thuê, có lưới cho mướn, có giếng nước ngọt cho gánh từng đôi, có bạc cho vay trả góp từng ngày bằng tiền hay bằng những gánh cá tươi chong mới lưới lên từ mặt biển để bọn làm công trút vô thùng lều làm nước mắm. Ðó là cái nghề mép giải mồm loa, giàu đến đâu cũng không tin ai, đích thân xắn quần móng lợn xuống bãi đếm cá, mắt sắc như ngạnh cá kim kiềm đừng hòng ai thò tay mặt đặt tay trái rút bớt cá đi. Cái nghề cần nhiều gan lì, bản lãnh đến mức tàn nhẫn, phi nhân. “Một cắc cũng không bỏ qua”. Ðó là châm ngôn của má tôi. Không phải để giàu có gì hơn cái sản nghiệp mấy dãy nhà chứa thùng lều (mỗi thùng độ năm, sáu triệu), mà vì bà không muốn ai qua mặt bà hết.

Rõ ràng là Phước rất có khiếu về nghề này. Thuở trước tôi là con mồi tốt để nó tập sự: “Mụ Phi nghe tui hỏi nè. Trái ổi tui cột xí phần rồi sao mụ dám hái cho thằng quỷ sứ tinh len nào chớ? Gan quá vậy ta!” Ðó là em, “bà em” thua tôi sáu tuổi. Má tôi tin tưởng nhờ sanh nó ra nên từ đó làm ăn phát đạt. Cũng vì vậy, nước mắm do nhà tôi sản xuất mang nhãn hiệu Phuớc Hương. (Ở cái xứ nước mắm này thiệt lạ, xác mắm thì thúi ói nồng nặc cả đường xá mà nhà nào làm nước mắm cũng chọn chữ Hương trong tên như Hồng Hương, Mậu Hương. Liên Hương, Thiên Hương, Hoàng Hương...). Bây giờ nạn nhân của nó là những bạn chài nghèo khổ mà có người bằng tuổi nội nó. Phước còn một ông nội. Ngày xưa ổng xin một góc nhà chứa lều nước mắm để ngủ. Về sau chịu không nổi “bà dâu” và “bà cháu” nên ông chạy ra ngoài bãi che chòi ở tạm. Ðôi khi sóng vẫn thường lên, lấp xấp chân giường, chiếc giường tre nát nan, gẩy mấu.

Trong mấy chị em tôi, tội nghiệp nhứt là chị Hiên, chị ngơ ngơ lầm lầm như kẻ mất hồn. Suốt ngày ngậm miệng làm lụng như một con trâu già. Má tôi ít khi cho chị xuống bãi. Ðể tránh tình trạng chọc phá của lũ tiểu yêu trong xóm, tay vổ, chân nện, miệng hô:

“Bà khùng bà điên, ăn cắp chuối chiên ở tù ba tháng, ăn cắp bánh tráng ở tù ba năm”.

Mấy lúc đó, chị Hiên thường đứng khựng lại, giương đôi mắt đục lờ nhìn chăm chăm tụi nhỏ. Không phải ở tù chi ba tháng, ba năm mà xem như là suốt đời chị bị đày đọa trong ngục tối từ một tai ương mà chị chỉ là nạn nhân.

Má tôi gọi anh Hào là thằng “phá gia”. Hồi đó, mỗi lần anh Hào chọc má giận như kéo bạn bè về bắt gà vịt nhậu, tôi vẫn rút xuống chỗ ông nội con Phước để yên tĩnh học bài. Tiếng má tôi vẫn lồng lộng vọng xuống. Nội con Phước cũng lẩm bẩm theo: “Ờ, phá gia chi tử thì khổ vạn niên. Như thằng Bảy của tui đó. Nhà cửa tôi nó đốt vô mâm đèn hết, bây giờ hút bám của vợ, chiều chiều nó chửi cho mà nghe”. Không phải một mà còn rất nhiều chuyện xảy ra trong nhà này thiên hạ rành rẽ gấp mười lần tôi. Chẳng hạn, một tháng dượng Bảy đốt của má bao nhiêu chỉ thuốc.

Chẳng hạn, anh Hào mới đớp được của má vài chục ngàn để cho con Chín Lim bán hột vịt lộn đầu ngõ phá thai. Chẳng hạn, con Phước mới đi xé mười cái áo xoa Pháp mười màu khác nhau nhưng cũng may một kiểu có hàng nút đóng hai chục hột chạy từ cổ xuống ngang lổ rún.

“Còn con, bác có nghe họ đồn đại gì con không?”

Bà quán cười móm mém:

“Cô hả, cô là tiên sa, phụng đọa xuống cái nhà đó. Cả cái xóm này nữa, có ai được đi học tới Ðệ Nhị như cô đâu. Thằng Tám Tàng theo cô quá trời đất. Nó gạ con Chín Lim, em nó ưng thằng Hào là để thằng Hào nhận nó làm em rể đó mà”. A, Tám Tàng, cái anh chàng thợ sửa Honda cho cái tiệm nào ngoài đường Gia Long thì phải. Bộ đồ dầu mỡ tứ thời. Khuôn mặt tròn xoay với hai cái răng cửa vàng như con thỏ. Sáng nào đi ngang nhà tôi cũng nghe tiếng hát đài đạn mà con Phước vẫn khen khá giống Minh Cảnh, Minh Phụng gì đó:

“Tôi với em là hai người cùng một xóm. Nhà của em có trồng đám khổ qua. Buổi bình minh còn nặng hạn sương sa. Tôi nhìn mãi cánh tay ngà của em tưới nước. Hỡi ơi, dây khổ qua nhụy vàng bông trắng, trái khổ qua tuy đắng nhưng đượm thắm hương ơ ơ tình!”

Phải chi không sợ trễ học, nán lại vài mươi phút, chắc chắn anh sẽ làm trọn sáu câu. Tiếc quá, đường xa không cho phép tôi đứng lại nghe tiếp. Có lần tôi định dừng lại hỏi thăm:

“Bộ anh chỉ biết một bài khổ qua đó thôi sao?”

Có lẽ trước khi trả lời, anh ta sẽ phải cười, nụ cười với những chiếc răng vàng tóe lửa sẽ làm khuôn mặt anh bớt lừ đừ, thảm hại.

Bà quán Móm nói có phần quá đáng. Tôi không là tiên sa, phụng đọa. Tôi tên là Phi. Phi là không gì cả. Ở lớp tôi lảng đảng lơ đơ, về nhà tôi lơ đơ lảng đảng.

“Lúc nào cũng như ở một cõi xa, lạc tớí!”

Ðó là lời trách âu yếm của Tụ. Tụ nói:

“Ðó cũng là lý do khiến tôi muốn dang tay bảo bọc lấy em...”

Ngay cả Tụ, với tôi, đôi khi cũng như một người nào rất lạ. Anh chàng người Huế, giáo sư Sử Ðịa của tôi năm ngoái. Ðệ Tam. Buổi học đầu, tụi bạn tôi cho Tụ hai mươi mốt diểm trên hai mươi về dáng dấp cao lớn, hơi ốm và khuôn mặt khá nghinh nghinh. Là người Huế bị trừ hết hai điểm vì ngay cả mấy ông thầy người Huế cũng khuyên nhủ lũ nữ sinh nên đề cao cảnh giác đối với những tên “ngoài nớ”. Và giáo sư, cái nghề bán cháo phổi, nhọc công, chỉ số kém còn bị trừ thêm ba điểm. Vậy là Tụ còn mười sáu điểm, vẫn hơn mấy ông thầy Toán Lý Hóa bị trừ đến năm điểm vì thiếu thước tấc.

Ở Tụ toát ra một vẻ gì bao dung, bất phàm. Nhất là khi ngủ. Những chiều những trưa dong chơi trên đồi cát, nấp dưới một vòm keo êm ả nào đó, tôi vẫn thích quỳ ngồi, ngậm một cọng cỏ chong chong, ngắm Tụ an nhiên (hay giả vờ) ngủ. Thân hình thẳng, bàn tay những ngón vàng nâu màu nhựa khói xếp chéo trên ngực trông hao hao giống Jesus lúc mới hạ thập tự xuống. Có lần, giữ không được, tôi nói rất nhỏ vào tai Tụ ý nghĩ này. Chàng điềm đạm cười:

“Như vậy em phải là Maria”.

Tôi kêu lên:

“Maria là mẹ của Jesus mà”.

“Thử tập làm mẹ anh đi, em nhỏ!”

Tụ làm tôi xúc động. Tía tôi chết hồi tôi nhỏ xíu. Quên mất mặt mày rồi. Những lúc vòng tay ngang người Tụ đứng trên đồi gió lộng, tôi vừa sung sướng vừa đau đớn nghĩ rằng chàng vừa là phụ thân, vừa là mẫu thân, vừa là anh em bè bạn của tôi. Bạn trên trường là những con mọt sách. Hai ba đứa chụm lại là moi móc đời riêng để cười cợt một cách dã man. Gia đình tôi thì như thế đó. Còn làng xóm, những con mắt bực tức khi tôi đi ngang áo trắng phơi phới, huy hiệu Phan Bội Châu chói chang đỏ rực, những cái miệng chửi đổng, những bản mặt kênh kênh. Tất cả là những vùng nước xoáy. Tôi như khúc củi rêu lạc tự rừng rậm nguồn cao lêu bêu lêu bêu chóng mặt. Tôi tin tôi không đến nổi bị rã tan trong chúng nhưng củi khô ngâm hoài ngâm mãi như vậy, thế nào cũng có ngày rã mục. Và Tụ, có phải là chiếc lưới đến rất đúng lúc? Mà tôi, có phải lúc bấy giờ chấp nhận, mừng tủi vẩy chào với bất cứ cái lưới nào dong mở?

Bắt đầu từ những câu thơ nho nhỏ chép dưới mỗi bài soạn, trao cho tôi:

“O ni! O ni! Lơ láo nhìn chi. Ðọc cho cả lớp chép bài này giùm tôi”.

Những ngón tay nhựa thuốc vàng nâu dí vào những dòng chữ xiêu vẹo. Tụ viết chữ như con rắn, những con rắn cứ làm vướng tầm nhìn của tôi! “Một cõi xa nào trong mắt nai!” Ðại khái những câu như vậy. Lúc đó tôi vẫn không nghĩ Tụ viết cho tôi. Nên chưa thấy rung động mà nghe kính phục cái dáng cô đơn, tách bạch riêng rẽ của Tụ khi phải đứng chung với những người thầy khác. Ðó là chuyện năm ngoái. Dần dà, tưởng chừng như Tụ là người ruột thịt độc nhất trên cõi đời này, với tôi. Nhà tôi bên nay sông. Bến cá tanh tao nhớp nhúa, bùn lúc mũn nhão nhe. Xuống bến, gọi một con đò hay ngoắc thằng nhỏ chèo thúng qua cửa biển. Chúng tôi không hẹn trước. Nhưng Tụ thường ngồi trên gốc đá đen chạy dài trại Hải Quan đâm thẳng ra biển. Như một kiếp nào đã thân nhau, Tụ nắm tay tôi, chạy thênh thênh trên những đụn cát chảy nhiễu dưới chân. Một cuốn sách rơi. Hai cuốn vở rớt. Cuối cùng là tim tôi tan hẫng khi Tụ nâng mặt tôi lên, hái những nụ hôn ngọt lịm.

Tôi ghét cái bộ loay hoay đốt thuốc sau mỗi khi hôn tôi của Tụ. Tôi ghét luôn cái giọng nồng nhiệt:

“Phi Phi, anh phải cưới em, bằng bất cứ giá nào”.

Hôn nhân! Tôi nghe chờm chờm muốn mửa khi nhắc tới hai chữ đó, nhất là khi liên tưởng đến những đụng chạm xác thịt. Mẹ tôi đó, năm bảy đời chồng, những đứa con khác biệt hẳn nhau vì không cùng dòng máu. Thuở tía tôi mới mất, nghe kể là phải đong từng lít nước mắm của ba thằng Hồ đi bán lẻ. Chiều chiều còn bế tôi xuống bãi chờ tía về. Vài năm sau, cơ sở đó lọt hết vào tay bà, thêm hai đứa con của hai người khác nhau. Một anh tủi nhục bế con đi. Một anh chết dở bên mâm đèn.

Cuộc đời mẹ tôi - mà không khi nào bà thèm kể lể với con cái - vẫn là những đề tài bàn tán rất hấp dẫn cho cái xóm Cồn Chà này mà đa số xem bà vừa là ân nhân vừa là kẻ oán. Và chị Hiên, nỗi nhục nhằn hiển hiện sờ sờ với tháng năm, là nạn nhân của tên dượng ghẻ thú vật hay chỉ là một con vật hy sinh trong hằng muôn thủ đoạn mà người ta vẫn gán cho má.

Có lần, tôi đã xoay lưng lại với Tụ để dấu nước mắt ứa nhưng giọng nói thì ướt sũng:

“Ðừng mạnh bạo với em bất cứ chuyện gì, không sợ em bị tan hẫng như sương sao?”

Tụ xoay đầu tôi lại, hôn dịu dàng lên đôi mắt long lanh nhểu giọt. Ðôi môi đó, chắc chắn đã hôn nhiều, rất nhiều những đôi môi khác sành sõi, nồng nhiệt hơn tôi.

“Nhỏ không biết hôn chút nào hết. Trông nhỏ run lập cập như con chim ướt trông đến mà thương”. Tôi sung sướng với ý nghĩ bao dong của chàng nhưng bao giờ cũng giả vờ nói lẫy:

“Em biết chắc anh đã hôn nhiều. Làm sao em so được với những người đó”.

Tụ nhìn thẳng vào mắt tôi, mũi cọ vào nhau, kêu lên vui thú:

“Trời ơi Phi Phi, em hay động lòng giống như một nhân vật miền núi của Hesse. Em là đàn bà. Thơm như trái chín. Nhưng trái sẽ úng thối. Em là lá cây. Tinh khiết chát non. Trái cây gợi ta thèm cắn. Nhưng lá cây mong manh buộc ai cũng phải nâng niu.

Lá cây là tôi? Tôi là cây lá? Không lời ví von nào làm tôi cảm động hơn. Lá sẽ khô ròn, vàng võ, nứt thịt, trơ xương. Lá mỏng mảnh tầm thường. Phải thánh thiện bao dung lắm mới can đảm sống một đời bên lá.

“Gạt đi những hoa hồng, trái thơm chỉ để ngắt một cọng lá, hỡi kẻ ngu muội tên Tụ, đã suy nghĩ chín chắn chưa?”

“Em không tin là em đẹp sao, Phi Phi?”

“Em không tin tôi thật tình yêu em à?”

Tôi cười mĩm, lắc đầu.

“Em không yêu tôi chút nào hết sao, Phi Phi?”

Vẫn lắc đầu, lắc đầu.

Lắc đầu. Lắc đầu. Tụ kêu tôi bướng bỉnh như loài chim cát thường ăn trưa trên mặt biển. Những trưa đứng bóng, vạn vật sững im, những con chim lạ trắng toát vẫn thường xuất hiện chờn chờn ngoài biển nắng và gan dạ đứng trên vai chúng tôi nhưng đừng hòng ai tóm được chúng. Tôi buột miệng:

“Không phải bướng mà là chướng. Má em vẫn gán cho em chữ chướng, chướng khí kỳ đời”.

Tim tôi bỗng đánh thót. Tôi vừa nhắc tới má tôi đó sao. má tôi với những đức ông chồng xếp hàng sau lưng và cái xóm Cồn Chà, những anh “ba-đờ-ghe” pyjama sọc ba túi, tắm rửa sạch sẽ dầu thơm xa tám thước còn nghe nhưng bao giờ cũng đi chân đất, áo phành phành để lộ những sợi dây chuyền đỏ ối tòn ten một quả tim vàng khá nặng ký. Từng nhóm, từng nhóm. Những vụ thanh toán nhầy nhụa quanh những sòng bài mập mờ tranh tối tranh sáng. Những chị “be” trạc tuổi tôi, dữ và hỗn như tinh leng. Nghề dạy nghề mà. Biết chửi tục và cấu xé là những điều kiện tối thiểu cho nghề bán cá. Cái xóm chi mà dữ dằn suốt ngày ơi ới tiếng chửi nhau (trừ khi má tôi cất tiếng thì chỉ mỗi bà độc diễn). Nhưng đến khi đêm phủ, cũng như bao sinh vật khác, rãi dài hẽm tối, áo bà ba phủ đít, quần chật bó, tóc búi cao đá lông nheo với pyjama sọc chân không. Cửa sổ trên gác của tôi trông ra một gốc cây mã đề. Ðó là một chỗ hẹn hò lý tưởng. Những tối chong đèn ngồi học, tôi vẫn cười một mình khi nghe vẳng lên những lời tâm sự của đôi bạn nào đó:

“Anh Khương Ðại Vệ ảnh chết thật thảm. Tui khóc ướt đầm cái mu-xoa hồng”.

“Sau này, anh có phụ mình, cho anh bị năm con ngựa phân thây như ảnh, mình nha!”

“Em mà có con dao chặt cá lúc đó, em chém nát mặt con mẹ Cao Bả Thu với thằng cha Trần Hồng Liệt”.

Tôi không ghét không thương họ, cũng như với cái gia đình tạp nhạp của tôi. Tôi sống lửng lơ như cọng rong xanh nhờ giữa vũng nước loi nhoi đá ốc. Nhưng còn Tụ. Chàng là cá ngạc, cá ngừ quẫy đuôi biển lớn. Cái quê hương chàng lớn, những ông chú, mụ o, những mệ ôn quan liêu đài các, ngôn ngữ thơm tho mùi trầm hương của một triều đại cũ liệu có thở nổi không ngôn ngữ tục tằn tanh nồng mùi cá mắm...

Có phải lâu nay tôi là chiếc lá buồn thiu, ẩn nhẫn cuộn gân trong bóng tối không dám phơi mở bạo dạn tự nhiên như những nụ hoa nhuận thắm nằm tênh hênh chờ kết tinh thành những trái no đầy. Lũ bạn chê tôi dấu nhà kỹ như mèo dấu cứt. Trong lớp thiếu gì đứa con nhà nghèo. Má đổ bánh căng. Cha kéo xe thuê. Nhưng bạn bè vẫn có thể tụ đến để đùa vui. Còn tôi? Còn tôi! Một lần năm lớp Nhứt, tụi bạn kéo đến vựa tre ven sông mua về làm lồng đèn rồi ghé qua nhà tôi xin nước uống. Thiệt tình tôi muốn chạy thẳng xuống biển cho sóng cuốn hút để đỡ mắc cỡ khi má tôi đang chửi một người khất nợ bằng những lời tục tằn dơ dáy nhất của bà. Con Kim Khuê bấm con Lài, con Lệ Liễu bấm con Sinh cười rích rích:

“Về tụi, về tụi, kẻo bả chửi luôn mình”.

Môi tôi cắn giữa răng, nước mắt ứa giữa mi, nước mũi tràn xuống miệng, tôi đứng nấc âm thầm ở một góc nhà chứa lều... Hiện nay trong trường có vài chú nhóc theo tôi (đồ ngốc, bộ chúng không biết chuyện của Tụ và tôi sao). Cũng may là có Tám Tàng thường cà kịa với mấy cậu nơi đầu ngõ nên chưa ai biết được nhà tôi. (Ða tạ anh, anh Tám!).

“Phi Phi, anh phải cưới em, bằng bất cứ giá nào”.

Trời ơi, tội quá ông ơi, làm ơn tắt giùm cái dĩa cũ cà lăm hoài cái điệp khúc lợm giọng đó. Mỗi lúc chia tay, Tụ cứ lập lại câu nói cũ mèm này hoài, tuồng như để an ủi những nụ hôn mỗi ngày mỗi mạnh bạo hơn mà tôi phải chịu đựng.

“Lầm rồi ông ơi, tui đâu có ham”.

Sao vậy Tụ, bộ anh quên anh đã từng ví em như lá cây. Trái và hoa ra sức làm đẹp cho ngon… nó sẽ chín sớm hơn một chút nhưng chắc không cảm thấy vui thú bằng tụi kia. Phải chi Tụ biết nói như anh chàng xốc nổi nào đó trong bóng tối gốc mã đề có lẽ vui tai hơn:

“Sau này, anh có phụ mình, cho anh bị năm con ngựa phân thây như ảnh, mình nha!”

Thôi, đừng ngắt sớm lá cây non chát. Nha Tụ. Tội nghiệp nó. Tội nghiệp em! Tụ không nói đùa cợt qua đường. Hôm Tết, về Huế, chàng lẳng lặng thưa với bà cụ rồi lẳng lặng dắt bà cụ ra đây xem mắt con dâu. Buổi trưa, tôi đi học về ghé quán bà Móm, uống bát nước chè như thường lệ. Bà già đon đả:

“Chèn ơi, cô có bà má chồng thiệt ngộ mà lâu nay dấu tui há. Bà già mà còn diện đẹp mê hồn vậy đó. Lông mày sắc như dao cạo. Lỗ mũi thanh nhọn. Ðôi môi thoa son đỏ chét, má dồi phấn trắng chạch y cheng mấy cô đào thương của ôn Bang Bạnh. Bận áo dài nhung màu xanh lá cây, cổ đeo tràng cẩm thạch, tay có chiếc lắc vàng cầm dù, tay kia xách bóp trắng. Bà già tốt tướng, phúc hậu lắm. Ở đâu xui khiến hai bà sui gia với nhau đẹp hết. Mà ngó thẩy cũng đẹp”.

Bát nước trong tay tôi rung rinh... Bộ Tụ cũng đến nữa sao.

...“Hai người đẹp đôi lắm đó nha. Vậy mà cả xóm lâu nay có ai biết chi đâu có. Cô giấu tài ghê. Chắc trên trường cũng có người biết chớ. Nghe nói thẩy là thầy của cô”.

Tôi hỏi dập dồn:

“Rồi sao? Rồi sao? Làm sao họ biết nhà con? Họ đã về chưa? Bao lâu rồi bác?”

“Thầy nói thầy xem học bạ kiếm địa chỉ của cô rồi ghé đây hỏi đường đi. Tui có mời vô uống nước. Ngồi đâu độ vài tiếng đồng hồ, hai mẹ con mới dắt vô đó. Bây giờ cô về nhà là gặp liền”.

Thiên địa ơi! Uống nước gì mà tới vài tiếng đồng hồ. Trúng nhằm bà già thổ công. chắc hai mẹ con Tụ đã thuộc nhàu tiểu sử mẹ tôi, một tay bản lãnh, ác đức bất nhân, dượng tôi, hút xách nhu nhược, anh tôi, chàng “ba-đờ-ghe” trốn lính ép gái phá thai, chị tôi, đầy đọa khật khùng làm việc như thú vật, em gái tôi, hỗn như tinh gấu, còn tôi, là cái giống gì đây... Bà quán, thổ công đất này mà còn công nhận tôi giấu tài. Nhưng mà công trình dấu che đó đã được xây trên cát, và bây giờ đang lúc lắc lung lay. Tội nghiệp tôi mà sóng biển. Tiếng móm mém của bà quán vẫn phấp phỏm bên tai:

“Chỉ tội thằng Tám Tàng. Tha hồ cho nó rầu rĩ. Ðây rồi coi, nó dám phá làng lắm chớ có chơi đâu. Còn cô, yên chí đi, tôi ca tụng cô không tiếc lời”.

Chắc lại tiên sa, chắc lại phụng đọa nữa chớ gì...

Dáng Tụ lêu nghêu lầm lũi với bà cụ dù nâu. Tôi tái mặt, năn nỉ bà quán:

“Cho con vô trong buồng một chút. Ðừng có nói con ở đây, con lạy bác”.

Cái miệng đang ngoáy ngon trớn, bà quán khựng lại, ngạc nhiên.

“Cô Phi, chi mà dị òm rứa, ra mà chào người ta, tội nghiệp bà lặn lội thân già từ Huế vào đây...”.

Qua kẻ hở của phên tre tôi thấy lưng áo nhung xanh của bà cụ và một phần tóc của Tụ lúc lắc:

“Mạ sao cố chấp quá, bà ta dữ tợn với ai nhưng lúc nói chuyện với mạ con mình thấy nhỏ nhẹ quá mức”.

Bà cụ xỉ ngón tay vào trán con.

“Thằng ni ngu dốt quá. Con mẹ dỏ dẹ nhưng là xóc óc xóc đầu tao”.

Rồi quay qua bà quán:

“Tui sợ quá mụ ơi. Nhà tui vọng tộc danh giá. Chồng tui dầu chi cũng quan quyền, răng đi làm sui đặng ví con mụ lái cá, chưởi ông chồng nghiện hút xoen xoét như chửi con”.

“Uớ, bà nghe sao?”

“Nghe chi, tui thấy, tui thấy rõ ràng đến nỗi muốn nổ mắt tui ra luôn. Con mẹ giận chồng chuyện chi nớ mà mạ con tui mới bước vô đã thấy vừa phành bài tứ sắc vừa phành phạch chưởi chồng. Cũng thì chửi, mà xứ tui họ chưởi dẹ dàng như ca hát, chưởi thanh tao, có mô mà tục tằn, hàm hồ hàm chứa như con mụ nớ. Mình tới con mụ bình tĩnh lắm, ngồi im nghe tui nói hết rồi xua tay lắc đầu. Thiệt bẽ mày bẽ mặt. Con mụ chê người Huế. Dứt định không cho con về làm dâu người Huế. Tại ông chồng đầu của mụ cũng dân Huế nên mụ có làm dâu một thời gian sau khi chồng đi tập kết. Mụ cũng kể như chịu không nổi nên một tên bạn chồng bá vơ mô đến chọc ghẹo, mụ cuốn gói trốn vô đây liền. Lạy thiên địa, đàn bà tai ngược, ngụy tặc, trốn chúa lộn chồng như mụ xưa nay có một. Lại còn một lũ con. Mô Phật! Một thằng du côn túm gà với Vĩnh Sanh Hòa nơi nhà mấy con nợ của mạ nó về bắt con ranh con làm. Con ranh bắt con chị khùng làm rồi đỏng đảnh rủa xả mấy thằng bạn của anh nó kéo đến dậu dẹt một đã. Mình ngồi nói chuyện với mẹ nó mà bọn nó có kiêng nể chi mô có. Rùm beng dậy xóm. Thôi Tụ ơi, con có thương mạ thì con từ con nớ ra. Ðời ni con gái thiếu chi con. Ở Huế còn biết bao nhiêu đứa nhu mì, nề nếp”.

“Nhưng mạ chưa thấy Phi. Con cưới Phi chớ con có cưới gia đình Phi đâu”.

Bà cụ lồng lộn:

“Ai hỏi cho mi mà mi dám cưới. Mụ mạ nó không thèm gả, mi nghe rồi mà. Con chi mà chướng khí kỳ đời nà”.

Sau tấm phên tre, tôi cười một mình. Lưng xoay lại, không nhìn nữa nên không biết Tụ có cười hay không khi nghe bà cụ gán cho chàng bốn chữ Chướng Khí Kỳ Ðời mà má tôi vẫn thường xài trong trường hợp tôi. Ít ra giữa bà và má tôi cũng có điểm giống nhau đó. Bà cụ coi bộ cũng khá nhiều lời. Ngồi láp dáp nói hoài. Chê bai. Mắng mỏ. Khuyên lơn. Thỉnh thoảng Tụ định chêm vào vài câu đã bị át giọng. Còn tôi, sao lại bình thản thế này. Chỉ cảm thấy hơi phiền khi phải đứng nấp lâu, chân tê rần, khó chịu. Có phải khi cảm thấy vô phương tuyệt cách vớt vát được gì nữa giữa vực xoáy thì sinh vật nào cũng hóa rong rêu, lì lầm trơ trơ như khúc củi rền mặc sóng nước đưa đến đâu thì đến. Trước khi hai mẹ con Tụ về tôi còn nghe câu chót:

“...Giàu bạc vạn rồi cũng không còn. Còn chi nổi trong cái gia đình đủ hết tứ đổ tường như rứa”.

Tôi ứa nước mắt, tức giận. Chưa mà cụ, má tôi đánh bài, dượng tôi hút sách, anh tôi nhậu nhẹt... nhưng vẫn còn vững một bức tường mà. Hay cụ định suy ra từ đó tôi sẽ là người húc đổ bức tường thứ tư.

Tôi nhìn theo dáng hai mẹ con Tụ ra ngỏ. Tụ cao hơn bà cụ cái đầu, tôi dưng không bỗng thấy anh quá nhỏ nhít lủi thủi bên mạ,

“Anh là con một”.

Tụ chỉ nói như vậy rồi thôi. Chúng tôi đã không hỏi cũng như không kể gì về gia đình nhau. Ðể bây giờ...

Tụ cúi xuống. Cột lại sợi dây giày. Tôi nghĩ chàng hẳn sẽ thấy tôi. Nhưng như chưa hề quen. Ðứng lên. Chạy theo cho kịp bà cụ. Cám ơn Tụ. Nếu anh quay lại tôi sẽ có thêm một cái cớ để ghét anh. Quay đi là đẹp nhất. Kệ cha tôi. Kệ cha cái gia đình hỗn độn và xóm chài tanh tưởi của tôi. Làm ơn đi nhanh thêm giùm chút đi.

Cám ơn anh lần nữa. Tụ, cám ơn và tội nghiệp anh...

Bà già Móm hỏi nhỏ:

“Chắc cô nghe hết”.

Tôi lừng khừng lập lại hai chữ cuối:

“Nghe hết”.

Có tiếng thở dài đằng sau lưng. Thôi thở dài giùm con chi bác. Con ghét cái âm hưởng não ruột đó. Bây giờ người khuyên: “Yên chí đi” chẳng lẽ lại là con hay sao. Ừ, yên chí đi, bác sẽ được một đề tài mới về con rồi đó. Phổ biến đi, gõ vào những cái loa, đánh thức những lỗ tai ngóng đợi, bạn tôi, trường tôi và tỉnh nhỏ, nào những ai ai... tôi đang chờ, đừng để tôi thất vọng.

Nắng lổ đổ trên lưng tôi, tóc dài khô rốc tê vàng đuôi ngọn. Cái nóng rát trên gan bàn chân. Ðôi guốc đen này Tụ vẫn khen nó làm đôi gót em đỏ hồng thêm, muốn cắn. Tội quá, cắn em chi anh. Em là lá cây, là đà trong bóng tối mù mờ. Bỗng dưng nghe thương má, thương cái gia đình “tứ đổ tường” của tôi quá đi. Hẻm nhỏ và sâu, không một bóng cây nhưng hình như tôi nghe có tiếng lá cây rơi đâu đó giữa trưa, lạnh lùng chao chác...

Mâm cơm đậy gọn trên bàn. Phước cười cười:

“Má để phần cho chị đó. Ði đâu mà giờ này mới lết về. Chắc gặp ảnh giữa đường? Cũng khá đẹp trai đó chớ. Giống thằng Lý Tiểu Long trong Tinh Võ Môn. Giấu kỹ quá ta. Qua mặt được con này là khá lắm. Bà lịch lịch mà chín mà mười như ai...”

Có phải nó mắng tôi đâu. Em tôi khen tôi đó. Tôi dở lồng bàn. Cá nục kho măng. Canh cá vò viên nấu rau bù ngót. Chả cá chiên rồi kho quánh lại với thịt ba chỉ. Ðó là tài nấu nướng của chị Hiên và con Phước. Nhiều lúc tôi thèm được như hai người đó, biết nấu được những món ăn ngọt ngào như vậy. Dầu sao cũng cám ơn má tôi. Nếu bà không cương quyết ngó bộ tôi khó có hạnh phúc sau này, với Tụ, nếu về cái xứ đó, lọt vào cái gia đình quan liêu của chàng với một bà già như vậy, bằng đôi tay vụng về này.

Tôi bò lên cái tổ tò vò của tôi trên gác, để nguyên cái áo đi học, như muốn thui chín người cùng với một nỗi mệt chán nào rất lạ. Thèm ngủ một giấc tới chiều. Tôi còn yêu Tụ hay không? Làm sao tôi biết trả lời! Ðiều chắc chắn là tôi chưa quên được anh. Hay nói đúng hơn, chưa quên được những nụ hôn vừa dịu vừa nồng, vừa rạt rào vừa mang mang một mầm mống chia lìa từ đó. Thấy rõ mình đang cần một thứ thuốc lú. Dẫu tạm thời, để quên lãng tạt qua chút xíu những sợi não rối beng. Với ý nghĩa đó, có lẽ là Tám Tàng đang giúp tôi, dưới gốc mã đề. Lần độc nhất tôi nghe trọn bài Trái Khổ Qua: “Ðám cưới của em mời bà con lối xóm, nhưng một mình tôi là chẳng thấy ai... ơ... ờ mời. Tôi nghe tiếng cười vui mà gan ruột tơi bời. Mưa rớt vườn cau sương gió lạnh. Lạnh giang hà lạnh cả lòng anh. Em đi cạn chén rượu mừng. Anh về suốt mấy canh trường khổ đau. Người ta vui vẻ làm sao. Còn tôi mượn giấc chiêm bao để gặp nàng...”

Rồi anh bắt qua một bài nhạc của thiên hạ (hình như là bài Em Là Cô Gái Bích La Thôn), lời của anh. Tôi chỉ nghe rõ một câu: “Có anh tám tàng làm Honda. Cô nàng đem lòng thương anh Tám...” Chữ Tám đó anh láy thành Tam am tám... nghe một tiếng rên dài, làm xốn xang đầu óc hơn.

Những ngày sau tôi nằm vùi trên gác. Lấy cớ nghỉ học để ôn bài thi. Má con tôi lâu nay đã ít nói chuyện với nhau lại càng như cấm khẩu khi đối mặt. Những bữa cơm lánh mặt nhau. Hình như bà tưởng tôi oán bà. Bà không hề hay rằng sau biến cố đó, tôi nghe yêu bà thêm chút chút. Có hôm anh Hào nhìn nói móc:

“Mầy có gì với thằng đó chưa?”

Tôi lừ đừ:

“Có gì là có gì?”

“Mấy con bạn mầy đồn mầy có thai với thằng cha giáo sư đó nên buộc chả cưới gấp. Rồi tại thằng chả thấy má chửi mắng dượng nên chả sợ quá, chả dông vô Sài Gòn mất. Còn mầy thì không dám đi học nữa”.

Tôi cười khan:

“Trí tưởng tượng của tụi nó không có gì mới mẻ hết. Cái lối suy luận ngu xuẩn, tội nghiệp mà dở ẹt đó, anh cũng tin sao?”

Anh Hào rung đùi:

“Phải chớ, ít gì em tao cũng khôn hơn con Chín Lim. Hổm rày nó băng huyết tao lo quá. Thằng Tám Tàng dọa có chuyện gì, nó giết em nó, giết tao, giết mày, giết luôn thằng cha đó rồi giết nó luôn. Thằng nói dóc tổ cho đỡ nhục chớ sức mấy nó dám làm. Mấy lần nhậu chung, biểu nó cắt cổ vịt nó còn làm chẳng nên thân, vịt mới đứt nửa cuống họng, vùng chạy ngời ngời khắp sân, máu nhểu ròng ròng. Hôm nào để nó cắt thì y cheng mất món tiết canh”.

Con Phước ngoáy miệng, xía vô:

“Mấy ông mấy bà bày đặt yêu iếc rồi ghen tuông chém nhau như tiểu thuyết của Nghiêm Lệ Quân hay Người Khăn Trắng. Ở nhà phụ má kiếm tiền may áo, coi xi-nê với mướn chuyện coi không sướng ha...”

Sao mà tôi muốn hôn đôi má chót chét của em tôi quá, để nếm được chút hạnh phúc hồng hào của nó.

Hôm đi học lại, bắt gặp mình chọn cái áo lụa cũ với đường chít ben thật sát thay vì cái áo dài mini bằng soa Pháp rộng bụng, tôi lại bật cười. Thì ra mình cũng sợ bọn thối mồm, nhờ cái áo để chứng tỏ eo co còn thon dịu, chẳng thể có được sự thâm nhập của một giọt máu khác giống tanh hôi nào khác. Lũ con trai bây giờ có thêm cái mốt ngồi xếp hàng dài trên vệ đường thông qua cổng trường. Tụi nó vổ tay độp độp khi tôi bước qua:

“Con gái của Batwoman đó bây. Batwoman muôn năm!”

Kể ra tụi nó cũng khá, điều tra được tên má tôi: Nguyễn thị Dơi để chế biến thành Batwoman. Tiếng tăm của má tôi như vậy là đã lẫy lừng tới trường học tôi...

“Phi Phi, bằng bất cứ giá nào, anh cũng phải cưới em”.

Có lẽ suốt đời tôi cũng không định rõ được rằng tôi có yêu Tụ không. Nhưng mà nhớ quá, những nụ hôn bao bọc của một Tụ ngày xưa nơi dãy đụn cát lồi lõm nồng nàn ven biển.

Chiều chiều tôi vẫn ra cửa sông, đi đò sang bãi Thương Chánh, mang sách theo học cho kịp kỳ thi tháng tám. Thôi không còn chạy dài trên đồi, một cuốn sách rơi, hai cuốn vở rớt mà là những tảng đá đen. Ngồi cho đến khi bóng sáng rút và triều sóng dâng, những gốc bàng lá nâu đỏ đập xôn xao. Một vài tiếng súng lác đác của mấy anh Nhân Dân Tự Vệ làng Vĩnh Thủy sau dãy đụn cát. Nhiều khi trễ đò về, tôi phải vòng ngã cầu Mương Mán. Mỗi người trong gia đình tôi vẫn theo đuổi công việc của riêng mình, không ai để ý đến ai.

Cho đến chiều nay, con Phước đi coi phim Mã Tố Trinh phục hận. Con nhỏ có cái tật coi đi coi lại hai xuất mới chịu về. Má tôi ngồi chửi đổng trên bộ phản rồi kêu tôi thay con Phước đi lấy tiền hụi tháng này. Ðây là một lối dặn dò của bà:

“Mẹ nó, thằng cha Mười Tài có tiền bao gái mà hụi không chịu góp, cứ lần lựa hoài. Con đĩ chó Chín Khanh mới lãnh tiền tử của chồng nên đi đánh sì suốt ngày, tới không bao giờ thấy mặt, để thằng Cu cho con ở coi, nó trét cứt đầy đầu. Chó nhà bà bảy Bủng mới đẻ đó. Coi chừng nó táp đứt (...). Ðừng kiếm cha Trùm Sáng ở nhà bà lớn, bả chửi cho mà nghe. Con mẹ nước mắm Diệu Hương hổm rày xuống chùa Liên Trì ăn chay để tụng mười lăm ngày kinh, nói với thằng chồng là Hai Dơi biểu phải đưa gấp không thôi tao đào bới xới giở bây giờ. Còn mấy chỗ đó nữa thôi, liệu mà về sớm nghe con đĩ ngựa! Còn con đĩ chó kia về biết tay tao! Quên nữa, lúc về, ghé chợ Gò mua mớ tần ô chấm nước cá ngừ”.

Con đĩ ngựa là tiếng gọi cưng đó. Chừng nào bà giận thì con đĩ chó. Tôi nhìn lén má tôi. Tóc bà lấm tấm đốm trắng. Gần sáu mươi tuổi rồi còn gì. Nói mà ai tin. Còn nghe bà chửi được là còn mừng. Mừng bà còn sức chửi. Má tôi bắt gặp ánh mắt tôi. Tôi ngoáy tóc, chạy phăng ra cửa. Hai mẹ con, chắc cũng có lúc nghĩ đến nhau, thương nhau, nhưng tôi dám cá cho tới chết cũng không ai mở miệng nói ra điều đó. Gia đình tôi là như vậy. Và tôi thấy đó là một điểm rất hay ho.

Lúc tôi về, ruột gan bỗng nóng như có một biến cố gì đã, đang hay sẽ xảy ra. Gặp Tám Tàng nơi cổng, tôi khoanh tay trước ngực, số tiền dày cộm nơi nịt vú:

“Anh Tám anh không đi coi phim Mã Tú Trinh sao?”

Lần đầu tiên tôi thấy một anh con trai khóc.

“Dạ không! Cô Phi ơi, con Chín em tui nó băng huyết nhiều quá chết rồi cô à”.

Cái gì? Chín Lim, Chín Hột Vịt Lộn, chết rồi sao? Mười mấy năm nghề cô ta luộc có đến cả triệu bào thai của tụi vịt. Mà bây giờ chỉ phá đi một cái bào thai trong bụng mình cũng đủ chết non. Tôi rùng mình khi nghĩ đến quả báo. Bóng tối trùm phủ ngôi nhà tôi, cả góc hẻm lẫn cái cổng mà tôi đang đứng với anh ta. Nhớ lời anh Hào:

“Nó dọa giết em nó, giết tao, giết mày, rồi giết thằng giáo sư luôn”.

Tôi cố nói to và bình tỉnh để ai đó đi ngang nghe thấy:

“Sao anh không về lo ma chay cho em gái, đứng đây làm gì?”

“Tôi kiếm anh Hào. Ảnh hứa có gì để ảnh lo. Ba má tui già, đàn con anh Hai tui để lại lâu nay sống nhờ thúng hột vịt lộn của con Chín. Tui sửa Honda đủ nhậu nhẹt một mình”.

“Mấy hôm nay anh Hào theo mấy cái xe chở xác mắm ở nhà lên Ban-Mê-Thuột rồi. Tết ảnh mới về. Ðể tui thưa lại với má tui giúp được anh chút nào hay chút đó”.

Tám Tàng cười gằn:

“Má cô! Thôi đừng hòng moi được cắc nào của bà già bất nhân đó”.

Rồi bất thình lình, hắm ôm chầm lấy tôi. Những xấp bạc nơi ngực tôi cọ vào ngực gả. Mùi rượu mồng nặc trên đôi môi tìm kiếm. Tôi hét lớn:

“Má ơi!”

Gả co giò chạy biến vào bóng đêm. Tội nghiệp gả. Chắc gả định gỡ gạc đôi chút với cái chết của Chín Lim nhưng vẫn chưa hôn được môi tôi. Tội nghiệp gả thiệt tình.

Tôi bước những bước dọ dẩm vào nhà. Má tôi chắc đi rồi. Phước chắc chưa về. Dượng chắc còn ngủ. Chị Hiên bộ chưa nấu cơm sao mà nhà bếp cũng không có chút lửa. Tôi mần mò lên căn gác hy vọng thấy đốm lửa trên bàn đèn của dượng. Nhưng tôi bỗng khựng lại nơi lưng chừng cầu thang. Căn gác vẫn tối lại có tiếng thở của hai người. Ai vậy? Vô lý. Căn gác ngăn ba. Trong tấm màn đó là giang sơn của dượng. Giữa là bàn thờ. Phần còn lại là của tôi. Mấy bữa thì có anh Hào lên thắp nhang. Chị Hiên một tuần mới lên lau quét một lần. Còn má tôi và con Phước thì chê gác dơ, không bao giờ thèm đặt chân lên. Tiếng tằng hắng của dượng Bảy cùng tiếng lăn trở làm ngã một lọ thủy tinh nào đó:

“Ai vậy, phải con Phi không?”

“Dạ, con lên mồi lửa”.

“Hột quẹt trên bàn thờ đó con”.

Chân tôi vẫn còn lóng cóng. Ruột gan tôi vẫn còn rối bời. Nhớ đến cái ôm khi nãy, tai ương đã qua chưa hở trời.

Que lửa rớt xuống nền gác ngay vùng dầu phọng ai làm ngã khi nãy, bốc cao và lan rất lẹ. Tấm màn đỏ đẩm lửa, rớt xuống phủ chụp lên dượng Bảy và cái bàn đèn dọc tẩu lổn nhổn của dượng. Lửa bừng bừng bốc cao soi tỏ mọi vật. Lửa vặn răng rắc những cây trính vững vàng. Lửa lừng lẫy reo như tiếng cười đắc hắng của ai. Lửa bóp méo nhuộm hồng khuôn mặt lâu nay mét xanh vì thiếu ánh sáng của người dượng già. Lửa lột rõ thân thể trần truồng của một người. Cây đà ngang rớt lên trước khi tôi nhận rõ mặt. Tôi cảm phục sự gan dạ của người đó. Tôi nghe lửa giòn giả gọi tôi:

“Phi Phi! Không kiếm lối chạy thoát đi, còn đợi chừng nào?”

Chân tôi líu quíu trên những bực thang đi xuống. Lửa chụp táp vào lưng. Tôi lăn xuống nền cát đập lửa rồi cắm đầu chạy. Chạy thục mạng. Hình như có tiếng lốp bốp của những mảnh lá phủ thùng lều, tiếng răn rắc của những cây rui cột của dãy nhà lều gần giếng. Vẫn chạy. Có cái gì đó nâng bước tôi cao. Tôi chạy như bay. Không hề ngoái lại. Làm như những người dân thành Sodome. Quay lui sẽ hóa tương muối. Ðâm ra bãi, ngược lên đường Ngư Ông, men bến Trưng Trắc, băng qua cầu Mường Mán và cuối cùng mệt mỏi trên cái băng đá của sân quần vợt này, Những bó bạc vẫn cồm cộm trong ngực. Bộ quần áo độc nhất đã xem xém sau lưng. Tôi xổ tung búi tóc để che chút lưng trần.


Sương tảng mạn từng chùm ngoài lùm cỏ hắt vào cơ thể tôi cùng cái vị lạnh mặn chan chát của biển sông trộn lên. Bây giờ tôi thèm ngủ quá chừng chừng. (Hình như sau một biến cố đổi thay nào đó, tôi vẫn thèm ngủ như thái độ đầu hàng tiêu cực của lũ đà điểu nhủi đầu trong cát). Nhưng lần này thì không cần thuốc lú, tôi tin rằng tôi sẽ phải quên. Bởi vì tôi chợt nhớ ra những dấu vết quen thuộc của người con gái chết thui trên gác. (Tại sao đó không phải là tôi!?). Bởi vì tôi chợt thấy thèm một lần nữa. Không điều gì không thể xảy ra. Cho dù tôi có cuộn thân lá xanh xao của mình vào bóng tối thì những sợi nắng vàng hực của ngày hôm sau vẫn lo le liếm tôi...-./.


NGUYỄN THỊ MINH NGỌC


THE BITTER MELON

I was sitting in the dark, on an unfamiliar stone bench of a deserted tennis court. The ocean wind howled, its chill biting at the exposed flesh on my back. A jolt of pain shot through me, as if someone had pressed salt and lemon into the wound. Not until that moment did I truly feel the pain. Verses from Kiều came to my mind: “Thousands of miles away, over deep waters, beyond distant mounts; Who could have expected that I would take this turn.”

Who would care about you now, Phi? So, stop lamenting. My dad had quit the scene long ago. One day he and his crew set sail in their fishing boat. A storm arose suddenly. The boat was lost. As for mom, she was an unusual woman, even at age 50, beauty still lingered on her face. It was too bad her cheekbones were a bit high. This facial feature was said to be fatal for the woman’s husband. No wonder she got married “one-half of ten” times. Mom’s first husband was a man from Huế who met her in Quảng Nam. They married, but barely a week later, he confided her to his mother’s care to join the Military Assembly in the North. The second, who was a close friend of the first, brought her to this province, coupled up with her, and fathered my brother Hào and sister Hiên, and he was killed during a trading trip through the Lá forest. Then came my dad, of whom I was the only child. Presently, the best part of her huge property was from the fourth husband. His fate remains unknown. Mom did not mention him, but the tight-lipped woman, owner of the refreshment stall over there, said she knew all about it:

“If it had been with someone silly enough it could have been done easily,” said the stall owner, “but with your mother it turned out different. She strong-armed him into a post-marital agreement, securing ownership of all his fishing boats. She let him get away with cash and Hồ, his own son. She did not love him, anyway. Only poor Hiên became unhinged after the event.”

It was probably thanks to his money, I was able to start school at the second grade at eight, two years late, but better late than never. I was luckier than Hào and Hiên, who never saw the inside of a classroom. And Phước, the nasty daughter of my mom's and her current husband's. After failing her high school entrance exam the year before last, Phước declared, "I'll stay home and help mom, do her job."

Mom's job revolved around fish. A ringleader in the trade, she also leased out boats and nets, sold freshwater wells in pairs of 20-liter cans, and offered daily cash loans. Borrowers would repay in installments with cash or baskets of newly caught fish, which her workers poured into large wooden barrels for fermentation into fish sauce. It was a demanding job, one that required distrust, regardless of wealth. At the fish port, trouser legs rolled up, eyes sharp as fin spines, she began counting the catch with meticulous precision. No duplicity here. This business necessitated a certain ruthlessness, fueled by a fierce intolerance for deceit. "Not a penny spared," was her motto. Not to further enrich her fish-sauce factory with its rows of wooden barrels (each worth millions) but to ensure no one took her for a fool.

And Phước, undeniably, was a prodigy in this arena, and I myself had once been a target for her training. “Madam Phi, let me ask you. How dare you pick the guava I marked as my own? What devil did you do it for, you brazen little thing?” That was my sister speaking. “Madam Sister,” six years my junior. My mom believed that her business started picking up ever since she gave birth to Phước. That's why our family's fish sauce was named after her: Phước Hương. This province, the provenance of fish sauce, was truly funny. Despite the stench of decaying fish permeating the town, every brand name seemed to boast the word "hương" (meaning good smell), There were Hồng Hương, Mậu Hương, Liên Hương, Thiên Hương, Hoàng Hương... the list went on. Now, Phước’s victims were the poor fishermen, some as old as her own grandfather. Phước still had her grandpa who used to be granted sleeping quarters in a corner of the factory. As unable to tolerate his “madame” daughter-in-law and “madam” granddaughter, he'd chosen to build a shack on the beach, spending his nights there. Waves occasionally lapped at his small sanctuary, and dunking his bamboo bed posts in the salty water. Of all my siblings, I felt most sorry for Hiên. Her vacant expression made her seem almost unfeeling. When toiling away at work, she barely spoke a word all day. My mom would not allow her on the beach, fearing she would be teased by the mischievous kids who would clap their hands, stomp their feet, chanting: “You mad girl! You stole fried bananas, spending three months in prison. You stole rice papers, spending three years in jail.”

Hiên would pause then and her troubled eyes fixing on the children. Tragically, she wasn't locked away for months or years, but for a lifetime, the victim of a terrible accident.

Mom called my brother Hào "the black sheep of the family." He often made her angry, bringing his friends home, cooking her chickens and ducks, and going on binges with them. On such days, I sought refuge in the peaceful, undisturbed shack of Phước's grandfather, where I could focus on my studies. My Mom's voice still echoed after him, followed by Phước's grandfather’s murmured words: "Mischievous children often face consequences for their actions. As was with my seventh son, for instance. He burned down my property for his opium addiction. Now an addict, he clings to his wife, just to hear her daily tirade of insults.'"

This was just one of many stories of my family, more familiar to outsiders than to me. Whispers spread about how much Uncle Bay siphoned off mom’s money for his drug habit. Rumors swirled about how Hào managed to secure the hefty sum for Chín Lim’s abortion – the woman who sold balut, fertilized duck eggs, at the alleyway entrance. Even Phước couldn’t escape gossip. They buzzed about her buying enough French fabric in various colors to have ten identical blouses made, each with twenty decorative buttons running from neck to navel.

"What about me?" I asked. "Did anyone ever whisper about me?"

The stall owner gave a toothless grin: "Oh, you, an exiled fairy, a phoenix swept into this chaotic household! Who else in this whole neighborhood has had eleven-year schooling like you? Even Tám Tàng is head over heels for you. He tried to cajole his sister Chín Lim to accept your brother Hào's marriage propose to get him in the door as Hào’s 'brother-in-law.'"

Ah, Tám Tàng, that must be the mechanic from a Honda shop on Gia Long Street, who was always in those oil-stained work clothes. His round face with two dazzling front teeth like those of a rabbit. Every morning, I'd hear him passing my window, crooning out a tune that, according to Phước, vaguely resembled Minh Cảnh or Minh Phụng’s voice in a passage of vọng cổ...

“You and I are neighbors. You plant bitter melons in your garden. I was passing by when the early sunrise was still loaded with dew drops. I kept watching your silvery arms watering the plant. Alas, the bitter melon vine has white flowers with yellow pistils. The fruit is bitter but filled with beautiful… hmmm… love!”

I would love to linger for some more minutes to hear the next part; he would certainly sing the entire song. However, that would make me late for class. What a pity that the school seemed miles away!" Once I almost stopped to ask him:

“Don't you know any other song?"

Maybe before answering, he would smile, and his sparkling gold teeth would light up his face, dispelling his usual air of languor.

The toothless refreshment stall owner was a bit melodramatic. I wasn't a fairytale creature, exiled from the heavens. My name was Phi, a name that meant 'nothing'. In class, I drifted, prone to absent-mindedness and forgetfulness. Even at home, I couldn't help but be distracted.

'As if coming from a faraway planet…'"

It was Tụ’s loving reproach." He added, "That's why I want to shelter you."

Even Tụ, my History and Geography professor from last year's Tenth Grade class, occasionally struck me as quite peculiar. A native of Huế, he made a distinct impression from the first days in my class. My classmates awarded him 21 points out of a possible 20 for his tall, lean frame, and self-assured grin. Two points were docked, however, because he hailed from Huế. Apparently, even some teachers from this ancient capital warned their female students against the charms of men from that central region. Another three points were subtracted for his 'lung-selling' profession, as they called teaching, an arduous job. So Tụ's final score was 16, which was still higher than that of the Math, Physics, and Chemistry teachers. They received a deduction of 5 points due to their unfortunate lack of stature."

Tụ's generosity bloomed most when he was asleep. In noontimes and afternoons, we would spend playing on the sand dunes or seek refuge from the blazing sun in the peaceful shade of acacia trees. I still like half-kneeling, half-sitting with a tumbleweed stem tucked between my lips, watching him slumber (or he feigned slumber). His body straight, smoke-stained fingers crossed on his chest, he mirrored the Christ just after the cross was lowered. Once, unable to contain the thought, I whispered softly into Tụ's ear. He responded with a calm smile:"

“Then, you must be Maria.”

“Maria,… She is Jesus’s mother,” I exclaimed:

“Practice being my mother, then, darling.”

The words struck a deep chord within me. My dad had died when I was very young. His face had blurred in my memory. Each moment spent with Tụ on that breezy hill, holding him close, brought a bittersweet joy, the realization that he was, at once, a parent, a sibling, and a friend of mine. My classmates were all bookworms. When two or three of them gathered, they formed a clique to mock others’ life ruthlessly. My family was in such a way. Walking through my neighborhood in my white áo dài, with a badge of the Phan Bội Châu School on it, I often felt the sting of disapproving gazes, tongues wagging in my wake. All these were swirling waters. I was like a moss-covered log swept from a dense jungle stream, I was adrift, dizzy in their judgment. I believe I wouldn't shatter, but even the strongest log, submerged for too long, eventually disintegrates. And wasn't Tụ the right net at the right time? Wouldn’t I, at that time, happily reach out for any net offered to me?" It all began with short poems scrawled beneath my homework: Young lady, young lady, what's caught your eye? Please dictate this lesson to the whole class for me.”

Brownish, smoke-stained fingers etched lines of wobbly letters. His handwriting, a tangle of snakes, obstructed my view. “A distant world in innocent eyes!” Verses like that! In those days, I missed the point entirely. I didn’t feel moved. However, I admired Tụ's lonely, solitary appearance when he had to stand with other teachers. That was last year. But gradually, it seemed to me that Tụ was the only blood relative I felt I had in this world.

My house stood on this side of the river. The bustling fish market wharf was slick with mud. I'd descend to the quay, hailing a boy in his coracle to ferry me across the estuary. Though we never made plans in advance, Tụ would often sit on the black rocks by the Custom House, facing the vast expanse of the sea. As if we had hit it off since some previous life, he'd grab my hand, pulling me into a joyous sprint on the sun-drenched sand dunes. One by one, a book, then two notebooks, would tumble from his grasp before, finally, my heart melted when he'd cup my face and steal a harvest of sweet kisses.

I disliked the way Tụ fumbled with lighting a cigarette after kissing me. I also disliked his passionate voice:

“Phi Phi! I must marry you at any cost.”

Marriage! The word aroused a feeling of disgust in me, especially when I associated it with sexual contact. Just think about my mom with her many husbands and her many children of different fathers. I heard that, right after my dad’s death, mom had to buy from Hồ’s father, a liter fish-sauce each time, for retailing. In the afternoon she carried me to the harbor, waiting for dad to come home. A few years later, she got hold of the boy’s father’s business, with two other children by two different men. One going away in disgrace, taking the child with him; the other becoming a broken shell of his former self with his opium tray. Mom’s life, a subject she rarely shared with her children, was always a fascinating topic for gossip in this Cồn Chà neighborhood, where she was a target for both gratitude and hatred. And my sister, Hiên, the persistent disgrace lasting with time, was a victim of a beastly stepfather or, was she, as accused by many, a sacrifice in mom’s various survival tactics?

Once, I turned my back to Tụ, hiding tears in my eyes, but my voice caught in my throat, thick with unshed tears:

“Don’t be rude to me in anything. Don’t you fear I would melt like a drop of dew?”

Tụ turned my head to gently kiss my eyes, bright with tears. I was certain those lips had kissed many others, more experienced, more passionate than mine. “You don’t know how to kiss, baby. Poor you, trembling like a soaked bird!” His generous thought warmed me, but I still pretended to sulk:

“I am sure you are an expert in kisses. I can’t compete with your experience.”

Tụ looked into my eyes, his nose brushing mine, then exclaimed with joy:

“Wow, Phi Phi, that was really moving! It reminded me of a character in Herman Hesse’s Siddhartha, living in the mountains. You are a woman, smelling as sweet as ripe fruit. But the fruit will soon perish. You are leaves on trees, tasting pure and crisp. Fruits invite bites. But leaves are fragile and need to be cherished.”

A leaf were me? I as a leaf? No other comparisons had moved me so deeply. A leaf would rustle dry, turn pale and yellow, develop cracks in its flesh and reveal its veins. A leaf is delicate and ephemeral. You must be such a generous angel to have the courage to spend your whole life with a leaf.

“Spurning all roses and fragrant fruits and clutching a lone blade of grass? You, Tụ the foolish, are you sure you have thought thoroughly?”

“Don’t you believe you are beautiful, Phi Phi?”

“Don’t you believe that I truly love you?”

I shook my head with a smile.

“Don't you love me at all, Phi Phi?”

I kept shaking my head.

Shake. Shake. Shake. Tụ said I was as stubborn as those seabirds that usually had their meals on the sea surface. In the high noon, when the universe was motionless, those unknown white birds often appeared over the sun-drenched ocean and were bold enough to land on our shoulders. But they would never let themselves be caught.

“Not stubborn but nasty. My mom often ascribed me with the word nasty, nasty in this world,” I blurted out.

My heart skipped a beat. Hadn't I just mentioned my mom – the one with a string of husbands – and the Cồn Chà neighborhood? It was a place filled with “pas-de-guère” men(), in striped pajamas boasting three pockets, drenched in cologne that could be perceptible from eight meters away. They always walked barefoot, donning unbuttoned coats that exposed gold chains adorned with heavy dangling gold hearts. They formed clusters, engaged in dubious activities near dimly lit casinos, and carried out clandestine dealings."

Girls around my age who dealt with fish were all fierce and insolent. They learned on the job, picking up swearing and aggression as basic skills in the brutal world of the trade. During day time, it was such an aggressive place. Neighbors ceaselessly shouted swear words at one another (except when my mom raised her voice, she would be the sole speaker.) When darkness draped the alley, the whole dark place became active with Bà ba blouses covering buttocks, tight pants, and hair piled high, making eyes at men in pyjamas and bare feet. The upper floor window of my room opened to a nux vomica tree, an ideal place for dating. There were nights when I stayed up for my studies, I used to smile to myself when overhearing a couple’s passionate vows:

"David Chiang's passing was truly tragic; I found myself soaking my pink handkerchief with tears."

"If, my love, I were ever to betray you, may my fate mirror his: my body torn apart by five horses."

"If I had my fishing knife at that moment, I would have slashed the faces of Jiu Boyan and Chen Honglie."

Neither love nor hate bound me to them, as well as to my complicated family. Like algae adrift in turbulent waters, I clung precariously amidst the boulders and snails of their lives. Tụ, in contrast, was a tuna or darting fish, flicking its tails in the open sea. His ancestral home, a sanctuary of high society, pulsed with the perfumed whispers of aristocratic ladies and dignified uncles. But would they embrace the rough, unvarnished dialect of people, born from a world far removed from their own?

Have I been a sad leaf for a long time, hiding and curling its veins in the shadow, not daring to unfurl like the vibrant blooms around me, destined to ripen into succulent fruits? My classmates, thought I desperately tried to hide my humble home, like a skittish cat burying its waste. Though many of us came from families of modest means, with mothers selling bánh căng or fathers toiling as cart drivers, their homes buzzed with the joyous chatter of classmates gathering. But me? What about me? One searing memory from fifth grade still stings in my mind. My classmates, on their way back from gathering bamboo for lantern-making class, stopped by my home for some water. I really wanted to run into the sea and be carried away by the waves to avoid the shame when my mom was unleashing a torrent of her most colorful curses to some debtor in arrears. Kim Khuê clicked on Lài, Lệ Liễu clicked on Sinh and giggled:

"Let's get out of here before we catch her bad words!"

Teeth biting my lip, tears clinging to my lashes, snot dripping from my nose, I sobbed quietly in the corner of the cabin… Presently, I had several suitors in my school, (those dorks, didn’t they know about Tụ and me?). Fortunately, Tám Tàng often obstructed those men at the entrance of the alley, so none of them knew where I lived. Thanks, Tám.

“Phi Phi, I have to marry you, at any cost.”

Oh. Gosh! Enough already! Stop that record that keeps repeating the same obnoxious vows. Each time we parted, Tụ said that same thing over and over, as if to comfort himself about those kisses which were getting more and more unwelcome and which I still had to endure.

“You're mistaken, my friend! This isn't what I desire.”

What's the matter, Tụ? Did you forget how you once likened me to a leaf? Fruits and flowers strive to be beautiful, ripening earlier but missing out on the same pleasure as others. You could have borrowed the words of that carefree man in the darkness by the nux vomica tree, giving it a more resonant tone:

"If, my love, I were ever to betray you, may my fate mirror his: my body torn apart by five horses."

Don't pluck the young leaves with their bitter taste, Tụ. Poor leaves! Poor me!"

Tụ rarely indulged in humor along his path. During the last Tết, upon returning to Huế, he informed his mother and quietly escorted her here to meet her daughter-in-law.

One afternoon, on my way home from school, I dropped by the refreshment stall for a cup of tea as usual.

“Oh my, your mother-in-law is truly an elegant woman!” the stall owner exclaimed. “Still remarkably beautiful in her old age, with razor-sharp eyebrows and a delicate, pointed nose. Adorned with bright red lipstick and white face powder, she resembled the actresses from the old melodramatic plays of Bang Bạnh. Draped in a green velvet áo dài, adorned with a jade necklace, she held an umbrella in one hand, showcasing a gold bracelet, and a white purse in the other. She exuded the presence of a kind-hearted woman. What a coincidence! Both mothers-in-law are remarkably beautiful."

The cup was trembling in my hand. So, Tụ came, too?

“You two make a very good couple, don’t you know that?” commented the stall owner. “Yet, nobody in the neighborhood knows. You are very good at keeping secrets. I am sure some people at your school know it. I heard he’s your teacher.”

I bombarded her with questions:

“So what? So what? How do they know my house? Have they left? How long ago did it happen?”

“The teacher informed me he had consulted your school report for your address. Upon arrival, he inquired with various individuals to determine the precise location,” replied the stall owner. “I invited them in for some drinks. They stayed for a few hours, then mother and son went to your house. Go home, you’ll meet them.” Heaven and earth! A few hours for drinks! With the gossipy woman! They probably heard all stories about my mom, that of a mettle but inhuman person. About my stepdad, a drug addict unable to overcome his dependence. About my brother, who shirked military service and pressured his girlfriend into terminating pregnancy.

About my elder sister, the mentally ill girl who toiled away like an animal. About my younger sister who was quite insolent. And me, what was I like? Even that know-all woman affirmed my hiding skill. And now, all my efforts became useless. It was like a sand castle, now shaking. Have mercy on me, sea waves! The stall owner’s voice resounded in my ears:

"Poor Tám Tàng! His sorrow may last life long. You'll see; he might stir up trouble throughout the entire neighborhood. And you, don’t worry. I spoke highly of you.”

There must be stories of a fairy or a phoenix banished from heaven …. Seeing Tụ’s lanky figure quietly walking next to the woman with a brown umbrella, I turned pale.

“Please let me hide in the cubicle for a while. Don’t tell them I’m here. Please, please!” I interrupted her as she was blathering on and on. She looked surprised:

“Miss Phi, why are you acting so strangely? Go and say hello to her - the poor lady who came all the way from Huế..."

Peeking through the bamboo wall, I saw the green velvet back of the woman’s garment and part of Tụ’s hair that moved while he was talking.

“Mom, don’t be so opinionated. She may be rude to others, but when talking to us she was so gentle.”

The woman pressed her finger on her son’s forehead:

“You, naive boy. Her seemingly gentle words offended and piqued me.”

Then, turning to the shop owner, she said:

“How frightened! We come from a prestigious family, and my husband is a bureaucrat. I cannot envision becoming co-parents-in-law with a market woman, especially one who curses her drug-addicted husband as if he were her child."

“Did you hear her?”

“Hear her? I even saw her with my own eyes, so clearly that they almost popped out. I don't know what happened, but as soon as my son and I entered, we saw her raising her voice towards her husband while she spread four-color playing cards in her hands. In my hometown, while wives could also express their displeasure with their husbands, they often did so in more subtle ways. This woman’s behavior was unrefined or uncouth. At first, she sat calmly, listening intently to my words. But then she dismissed them with a wave of her hand. What a humiliation! She disparaged the people of Huế. She said she would never allow her daughter to be married into a Huế family. Her first husband was a Huế native. After he left for the armed force assembly in the North, she stayed with his family for a while, but she couldn’t stand the situation. When a friend of her husband came and flirted with her, she eloped with him and take refuge here. Oh, for heaven's sake! Such an outrageous, tyrannical woman who challenged societal norms was a rare case. And the band of her offspring! Oh, Buddha! A hoodlum among them took a chicken from those who owed her money and had his little sister kill it for food. This one in turn gave the job to her elder sister, who is a bit eccentric, and cursed all her brothers’ friends that came for the binge, creating a scene while their mother and I were talking. Please, Tụ, if you love your mother, you should see the last of that girl. Girls are not scarce in this life; there are still so many meek and well-mannered girls in Huế."

“But, Mom, you haven’t seen Phi! I love Phi, and I want to marry her, not her family.”

The old lady flied off the handle. “Who would dare approach her family with such a proposal? Didn't you hear her mother clearly say she won't let her daughter marry you? You’re nasty in this world!”

Behind the bamboo screen, I smiled to myself. Having turned away, I didn’t see if Tu had smiled, and I wondered if Tụ felt the same amusement when his mother echoed the tag my own mother used to give me as “nasty in this world”. At least, there is a similarity between her and my mom. The old lady seemed to be rather talkative, she spoke continuously. Disparaging, scolding, advising. At times, Tụ tried to get a word in edgeways, but his voice was easily to be shouted down. Despite the tense atmosphere, I found myself strangely calm. Perhaps it was the uncomfortable crouch I'd adopted, my feet tingling with numbness. Or maybe, caught in this whirlpool of family drama, I'd become like the moss clinging to the rocks, silent and unbothered by the swirling currents.

Before Tụ and his mother finally departed, I could catch her final words.

“Even great wealth can be washed away. Nothing can stand against a house consumed by four walls of vice.”

Tears welled up in my eyes. Not now, old lady. My family was a chaotic mix – a gambling mother, a stepdad lost to drugs, a brother drowned in alcohol – but in some inexplicable way, there still existed a resilient "wall." Perhaps a fragile one, but a wall nonetheless. Did you anticipate me dismantling it for your idle talk? My eyes tracked the mother and son as they vanished into the alley. Despite Tụ towering over his mother, within that confined space, he appeared small once again. "I'm an only child," he used to tell me. Just that. We had never talk with each other about the conditions of our families. And now…

Tụ bent down to tie his shoelaces. I thought he had seen me. However, he rose and moved on as if we were strangers, rushing to catch up with his mom. Thank you, Tụ. If you had looked back, it would have given me another reason to resent you. Turning away is kinder. Please, let me be, leave my chaotic family and this pungent neighborhood alone. Keep going, please. Thanks again, Tụ. I pity you.

The toothless woman asked quietly. "You must have heard all, miss?"

"Heard all," I echoed, the words bitter on my tongue.

A sigh brushed at my back. You don't need to be sorry for me. I don't like such heartrending pities. Am I now the one who offers solace to someone reassured? Yes, be assured you have plenty more to whisper about. Spread it. Strike the loudspeakers. Make tongues wag. My friends, my teachers, everyone. The whole town will hear their fill. Let them judge, let them gossip. I'll be waiting. Don't let me down."

Sun spots dappled my back, warming my long, parched hair that dipped bronze at the ends. The heat pressed through the soles of my feet, searing the arches. Tụ loved these black clogs, claiming they made my pink heels sing, begging for a playful nip. But spare me that bite, please. I am a leaf trembling in the alley's dappled shade. A sudden wave of love washed over me – for mom, for our four-walled haven of vices. The narrow alley stretched long and deep, devoid of trees, yet I thought I had heard leaves rustling with a cold, unsteady whisper.

The meal waited, neatly covered on the table. Phước said smiling. "Mom left it for you. Where have you been? Did you meet him? The handsome one, like Bruce Lee in Fist of Fury. You kept your secrets very well. Outsmarting me is no small feat, you smart aleck of a sister."

It wasn't my sister’s reprimand; it was her compliment for me. Beneath the food cover, I found wonders: round scads braised with bamboo shoots, plump fish balls floating in sweet leaf broth, and fish paste fried to a silky richness. That was my two sisters' culinary talents. I often crave to be as skilled at cooking as them, capable of conjuring such magic from simple ingredients.

I must be grateful to my mom anyway. Without her unwavering belief, the dream of a happy family with Tụ in his ancestral home, amongst those old-world aristocrats, would have remained a wisp in the wind. My unskilled hands wouldn't have stood a chance.

I retreated to my haven in the attic; my school uniform clinging to me as if it might make me smolder under the weight of my ennui. Perhaps a nap till late afternoon could offer solace. Do I still love Tụ? The answer is uncertain. One thing I know for sure – letting go of his memory feels impossible. His kisses, tender yet fierce, whispered unspoken goodbyes. My mind, a tangled mess of emotions, yearned for oblivion. Maybe not forever, but just a temporary reprieve. That's where Tám Tàng, bathed in the shade of the acacia, came in. For the first time, I surrendered to the full melancholic melody of the song "the Bitter Melon".

“All your relatives and neighbors were invited to your wedding but me. Guests’ laughter cut me to the heart. As the rain wept in the areca grove, dew-laden winds chilled my bones. Not just the air, but a glacial grip squeezing my heart. Your smile as you toasted empty glasses mocked my solitary vigil. All night, I chased you in dreams.”

Then he switched to someone's song (probably the song "You Are a Girl from Bích La Hamlet"), and added his own lyrics. I could distinctively hear only one sentence: 'There was that Honda guy named Tám-Tàng...' He emphasized the single word 'Tám' with many notes, turning it into 'Ta-am-ám' and making it sound like a long lament, evoking a strong emotional response.

The following days, I buried myself in the attic, claiming exam cramming as my excuse. Silence had become the language between my mom and me. We barely spoke, even at mealtimes. Perhaps she thought I blamed her, but what she didn't know was that, after the incident, I actually felt a sliver of love for her. One day, my brother Hào's voice sliced through the silence, laced with mockery:

"So, have you been...intimate with that guy?"

I responded slowly, "What do you mean by 'intimate'?"

"Rumor on the street is you got pregnant with the teacher and blackmailed him into marriage. Shocked when seeing mom shouted at our stepdad, he apparently fled to Saigon. And you, too scared to face the music, disappeared from school." I let out a dry laugh. "Their imaginations know no bounds. What a ridiculous story. I pity them. You can't possibly believe such nonsense, can you?"

Brother Hào shook his legs:

"Exactly! At least my sister has more sense than Chín Lim. I'm worried sick about her bleeding. Tám Tàng threatened to kill everyone if something happens to her — his sister, me, you, that guy, and even himself. The fool just spouted nonsense to save face. He wouldn't dare follow through. Remember that drinking binge? He was supposed to kill the duck, but it took him forever. He barely managed to nick its throat before letting it wander around, bleeding everywhere. No blood pudding thanks to him, as usual."

Phước couldn't resist chiming in, "So men and women fall in love, get jealous, and then resort to sword fights like characters in Nghiêm Lệ Quân's novels or 'The One with a White Scarf'? I'd rather stay home and help Mom, earn money for clothes, movies, or hiring new books to read. Sounds like a much better plan, wouldn't you say?"

The urge to plant a kiss on my sister's chubby cheeks, to share in her simple, heartfelt joy, was almost irresistible.

The day I went back to school, I found myself choosing the old silk áo dài that hugged my body, instead of the loose French silk one. I burst into laughter. So, I had been afraid of their gossip and ended up wearing a dress that accentuated my slim waist, showing I hadn't been pregnant. Now, the boys had taken to sitting in a row on the pavement across the school gate. They clapped their hands as I passed by.

"Hey, that's Batwoman's daughter! Long live Batwoman!"

They were quite clever in turning my mom's name, Nguyễn Thị Dơi, into

"Batwoman." So, my mom's well-known name had reached my school…

"Phi Phi, I will marry you at any cost!"

Perhaps I would never know whether I loved Tụ or not. But I missed very much his tender kisses from the past days on the undulating sand dunes at the seaside.

In the afternoon, I went to the estuary, taking a ferry to the Thương Chánh beach with books for my August exam. Running along the hills with occasional tumble of a book or notebook was a bygone habit. Now, it was replaced by a black boulder. I perched on it until daylight surrendered, with the tides rising and the maroon leaves of the Indian almond sturdy tree flapping in a tizzy. Some gunshots by someone in the self-defense unit echoed from the Vĩnh Thủy village now and then, punctuated the serene atmosphere. Sometimes, missing the returning ferry I had to make a detour crossing the Mường Mán bridge. Every member of my family continued to pursue their individual interest, with little attention paid to one another. This afternoon, Phước was engrossed in the movie "Ma Su Chen took revenge." She often wouldn't get home until she had watched it twice in a session. Seated on her wooden bed, mom threw out her abusive hints, directed at no one in particular. This was followed by an unexpected request: I was to take over Phước's duty of collecting the monthly "tontine” money. Her instructions, I could imagine it would be like this:

"Damn it! Mười Tải always seems to have money to spend on women, but he is always in arrears with his tontine share. Chinh Khanh, that bitch, recently received a death gratuity upon her husband's passing. Now, darn it, she's engrossed in gambling, neglecting her infant son and leaving him in the care of her servant. As a result, the little boy is making a mess of himself. Be cautious around Mrs. Bảy Bùng's dog; it has just had puppies and may show aggression. It's highly unlikely that you'll find Trùm Sáng at his first wife's house, as he tends to be quite hot-tempered there. Meanwhile, the female owner of the Diệu Hương fish sauce factory has been residing at Liên Trì temple for a couple of weeks. She's observing a vegetarian diet and reciting sutras daily. Ensure that her husband, Hai Dơi, makes the payment for his wife on time, as there may be consequences otherwise. You're responsible for these individuals, so return home early, you mare. And when that other bitch comes home, she'll have to face the consequences. Oh, I almost forgot, stop by Gò market on your way home and purchase some fresh Glebionis coronaria for our upcoming meals. It pairs well with braised tuna sauce." For my mother, "you mare" was a term of endearment, while "you bitch" was considered a curse word. I peeked at my mom. Her hair is speckled with white spots. She's almost sixty years old now. Who would believe it? I felt relieved to hear her speak, knowing she was strong enough to raise her voice. Mom caught my discreet glance, and in response, I quickly tossed my hair and darted out the door. We probably both thought about each other, but we would likely never express our feelings aloud, even until our last days. That's what my family was like, and to me, it was something incredibly special.

On my way home, a sense of unease washed over me, as if something significant had happened, was happening, or was about to happen. Just as I reached the gate, I ran into Tám Tàng. I crossed my arms to conceal the money envelope stashed in my bra.

"Tám, don’t you go and watch 'Ma Su Chen’ at the movie theater?"

For the first time in my life, I saw a man cry. "No, Miss Phi. Chín, my little sister, has died from bleeding."

"What? Chín Lim, Chín-the-balut-seller was dead?”

Over her dozen years in trade, she had boiled millions of duck embryos. Now, aborting just one embryo in her own body had cost her young life. I shuddered at the thought of retribution?

Darkness enveloped my house, the alley corner, and the gate where I stood next to the man. Hào’s words echoed in my ears:

"He threatened to take our lives - his sister's, mine, yours, and even the teacher's, if something happens to his sister."

I made a deliberate effort to keep my voice loud and steady so that it could be heard by anyone passing by.

"Why don't you go home and attend to your sister's funeral? What are you standing here for?"

"I'm looking for Hào. He promised to take care of everything. My parents are elderly, and my older brother's children depend on Chín's basket of duck embryo eggs. As a Honda mechanic, I barely earn enough for myself."

"Hào is away, transporting fermented fish mash to Ban Mê Thuột. He won't be back until Tết. I'll talk to my mom and see if she can help or offer any assistance." Tám Tàng sneered.

"Your mom! Forget about her. Don't even think about getting any money from that heartless woman. Not even a single cent.”

Then suddenly, he snatched me into his arms. The bundle of money in my bra touched his chest. His searching lips reeked of alcohol. I shouted:

“Mom!”

The man ran away, fleeing into the darkness. Poor man. He probably wanted to make up for Chín Lim's death a little, but he still couldn't kiss me. Poor man, really.

I walked slowly into the house. Mom was probably gone. Phước was probably not home yet. Uncle Bảy, my stepfather was probably still asleep. I thought maybe my sister Hiên hadn't cooked yet, because the kitchen was dark and cold. I groped my way up to the attic, hoping to find a light on the stepdad’s opium tray. But then I stopped halfway up the stairs. The attic was still dark, and I could hear the breathing of two people. Who could that be? What an absurdity. The attic was divided into three partitions. The stepdad’s domain was behind the curtain. The altar was in the middle. The rest was mine. Brother Hào sometimes went up to light incense. My sister Hiên only went up once a week to clean. Mom and Phước thought the attic dirty, so they never set foot in there. Uncle Bảy's coughing and the sound of his turning over making some glass bottle fall.

“Who’s that? Is that Phi?”

“Yes. I need some fire.”

“The match box is on the altar.”

My feet were still awkward. I still felt a deeply entangling emotion. I was still thinking about that embrace and wondering if the troubles were over. The lit match fell onto the floor where someone had knocked down the oil-lamp earlier, rising high and spreading very quickly. The fire-drenched red curtain fell down and covered Uncle Bay and the opium tray with his opium pipe stem and other utensils. The fire burned high, illuminating everything. It twisted and crackled the sturdy beams. It roared like someone’s loud laughs in triumph. It distorted and dyed pink my old stepfather’s face, which used to be pale, due to lack of sunlight. The flames exposed a naked body. A crossbeam had fallen onto the victim’s face before I could identify it. I heard the fire urged me:

“Phi Phi! Find a way out! What are you waiting for?"

My legs stumbled on the descending steps as the flames licked at my back. Rolling onto the sandy ground, I desperately extinguished the fire and then plunged forward, running with urgency. There seemed to be the popping sounds of leaf-covers on brined fish barrels and the clattering of posts in the row of factory cabins near the well. I continued running, propelled by an unseen force that lifted my steps higher. Like the people of Sodom, I dared not look back; to do so would lead me into a precarious situation.

I reached the seaside, ascended the Ngư Ông road, ran along the quayside street Trưng Trắc, crossed the Mường Mán bridge, and finally, exhausted, found myself on the chilly court of the deserted tennis ground. The bundles of money remained snug against my chest, the only outfit barely covering my back. I let my tied hair loose, partially concealing my bare back.

Wisps of fog drifted among tufts of grass, carrying with them the chilling scent of the sea and the bite of the river. Now I want to sleep so much. (It seems that after some changing event, I would crave for a sleep like the negative surrender attitude of ostriches with their heads in the sand). But this time I don't need any bills for amnesia. I believe I will have to sink myself into oblivion. Because I suddenly remembered the familiar traces of the dead girl upstairs. (Why couldn't that be me?). Because I suddenly felt the craving to do something again. Anything can happen. Even if I curl my pale leaf stem into the darkness, the golden rays of the next day's sunlight will still touch me...

( ) (French) men shirking military service.

English version by



VVM.20.02.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .