T rong làng mọi người đều trầm trồ, tấm tắc khen:
- Chà chà!... đám cưới của chú Tiến với cô Vân thiệt là "ngon" hết ý, to chi mà to rứa, khách đông quá chừng, ca sĩ rước từ Huế tới hát nghe hay thiệt.
Một đám cưới nói theo kiểu bây giờ gọi là "hoành tráng". Nhà ông bà Ngại - ba má của cô Vân - lấy làm hỡi lòng hỡi dạ vô cùng, Ở trong cái làng nhỏ xíu này; từ trước tới nay chưa nhà nào gả con gái mà có đước một cái đám cưới rình rang đến như vậy. Cũng nhờ con rễ của ông bà là anh Tiến đi hợp tác lao động bên Hàn quốc mấy năm , chắc chiu tiện tặn, vừa gởi tiền về cho ba má cất nhà, vừa dành dụm để cưới vợ... nghĩ thiệt là có phước cho con gái của ông bà.
Cô ca sĩ mặc cái váy ngắn củn cỡn, dù là cuối đông, sắp sang xuân nhưng tiết trời vẫn còn lạnh, ấy thế mà cô ta mặc áo hai dây, hở lưng hở ngực tùm lum, cô đang nhảy nhót với ca khúc "Anh cho em mùa Xuân", ban nhạc thì mạnh ai nấy đàn, âm thanh mỡ lớn hết cở, từ đầu làng trên đến cuối xóm dưới đều nghe. Khách được mời hầu hết là người trong làng, mấy chục năm sống bên nhau nơi cái làng chài nghèo khổ này, ai cũng là người quen thân.
Trên sân khấu cô ca sĩ vừa hát vưa nhún nhảy, nhạc công người thì đàn, người thì đánh trống, tất cả cùng lắc lư người theo cô ca sĩ. Bên dưới khách ăn tiệc nói cười hết cở, những cánh tay cầm ly bia lên cụng vào nhau, miệng hô to khi cô dâu chú rễ tới bàn chào:
- Dô... dô... "chăm phần chăm" cái coi... chúc cộ dâu chú rễ "chăm" năm hạnh phúc... đầu bạc răng... rụng... dô... dô...
Đương nhiên là chú rể cũng phải cạn ly. những khuôn mặt đỏ gay, những cái miệng há to nhai nhồm nhoàm, tất cả toát ra một vẻ rất là "phàm phu tục tử". Vân hầu như lết từng bước theo Tiến, ngoài miệng thì cười nhưng nụ cười của cô cứng ngắt, khô khan như một khúc gỗ mục, còn trong lòng cô thì héo úa như bông hoa sắp tàn. Hình như có tiếng còi tàu từ sân ga vọng lại? "Hôm nay ngày cười em, mừng vui họ hàng hai bên..." Cũng hôm nay anh "trở về mái nhà xưa". Vân muốn khóc nhưng không dám, đôi mắt cô rưng rưng, một vài đứa bạn nói đùa:
- Coi con Vân tề, hắn sướng quá muốn chảy nước mắt tề...
Một tràng cười lớn nối đuôi nhau, má cô vui vẻ nói:
- Con gái lấy chồng thường thì phải khóc tí chút mới đúng điệu chớ.
Tai Vân nghe có tiếng còi tàu vang lên từng hồi, rồi những tiếng thở của con tàu... "xình... xịch... xình... xịch... " nó đang chạy chậm lại trên đường ray. Anh ngồi ở đâu trên con tàu ấy? bên cửa sổ hay phía trong? mà có thật là đang có một con tàu chạy qua? hay những tiếng Vân nghe chỉ là sự tưởng tượng vì nhớ nhưng và khao khát? Đám cưới của Vân là có thật, còn anh có thật sự ngồi trên con tàu về Nam hay không thì cô không biết.
Tiến nhìn Vân, anh có vẻ khó chịu khi thấy nét mặt vợ bỗng dưng thay đổi, ánh mắt của cô vừa xa vắng, vừa đờ đẩn như người mất hồn. Hai người phải đi chào từng bàn tiệc, mỗi bàn Tiến phải cụng ly và uống cạn, mặt anh đỏ gay, hơi thở đầy mùi bia rượu. Mội khi anh ghé miệng sát vào đầu Vân, cô bỗng lạnh người và nhớ quá cái mùi hương nồng nàn ngọt ngào làm cho cô say đắm... mới hôm nào còn đó mà nay sao xa quá là xa. Cô lại nghe có tiếng còi xe lửa hú một hồi dài, nhưng sân ga ở mãi tít đằng xa, có bao giờ tiếng còi xe lửa vang tới tận nơi đang diễn ra đàm cưới của Vân, với tất cả sự ồn ào náo nhiệt kia chứ? Đây chỉ là ảo giác mà thôi, thứ ảo giác có từ nỗi nhớ thiết tha và khao khát của cô gởi đến một người.
Một ngày qua đi, tàn tích của cái đám cưới rình rang là một đống bầy hầy thừa mứa vương vãi khắp nơi trong sân nhà. Nỗi lòng của Vân cũng không khác gì mấy, với đủ thứ cảm giác rối bời, ngổn ngang. Chiều lắm rồi, nắng nhạt nhòa không còn chút màu sắc nào, hoàng hôn làm cho ngày lịm dần vào đêm tối. Tự nhiên Vân rùng mình sợ hãi, một nỗi sợ không tên gọi, Vân không hiểu tại sao cô lại có thứ cảm giác như vậy. Bây giờ thật sự Vân đã là vợ của Tiến, ván đã đóng thuyện rồi, con chim đã bị nhốt vào lồng, nay thì không còn mong chi một chút thư thái tự do nữa. Tâm trạng của Vân nó lộn xộn, nó lung tung và cuối cùng là nỗi buồn vô cùng lớn choán hết tâm hồn cô. Phòng ngũ của hai vợ chồng Vân nằm bên cạnh phòng ba má chồng. Vân ngồi trên chiếc giường mới với mền gối mới, nói chung mọi thứ đều mới, tấm ra trải nệm đầy màu sắc lòe loẹt in đủ thứ hoa xanh xanh đỏ đỏ, hai cái gối nằm in hình hai con chim phượng, bẹn dưới là hai chử "Hạnh phúc". Vân ngồi ghé bên mép giường, căn phòng đầy đồ đạt còn lòng Vân thì trống rỗng, xa lạ. Hình như có tiếng còi tàu đang hú dài? "phải chăng anh đang gọi em?"
Đêm tân hôn Tiến hỏi vợ, hơi thở của anh vẫn còn nồng mùi bia rượu, mặt anh đỏ gay:
- Làm như là em không vui? em có vẻ miễn cưỡng? tại răng rứa Vân?
Vân mệt mỏi nằm sát vào trong, cô vùi mặt mình dấu vào trong gối:
- Em có làm răng mô. Chắc tại lạ nhà.
- Nhà chồng chớ nhà ai mà lạ, hồi nhỏ em cũng thường qua nhà này chơi với anh mà. Anh nghe nhiều người nói là khi anh còn hợp tác lao động, mỗi chúa nhật em đi ra Huế, chiều mới về... phải rứa không?
Vân hỏi lại, cố ý kéo dài thời gian để tìm câu trả lời:
- Anh nghe ai nói rứa?
Tiến cau mặt:
- Úi chá, nhiều người nói, em gái anh cũng nói.
Vân lo lắng; điệu này thì... chị dâu em chồng khó mà vui với nhau. Cô nói dối:
- Chúa Nhật rảnh ở nhà buồn nên em ra Huế phụ bán hàng với cô bạn.
Tiến gằn giọng:
- Thiệt không? Răng mà khó tin quá.
Vân trở mình xoay mặt vô trong vách:
- Tin hay không tùy anh.
Tết đến với nhiều hương sắc của đất trời, nhà nhà rộn ràng chuẩn bị đón tết, người lớn cũng như trẻ nhỏ ai ai cũng vui tươi hơn hớn, Vân lấy chồng được một tháng, một tháng với nhiều nỗi buồn hơn là niềm vui, khi mà Tiến luôn rình rập, đay nghiến Vân. Vân chưa được nếm mùi vị của hạnh phúc mặc dù cô cố gắng quên đi một người để sống trọn ven cho một người là chồng của cô.
Tháng giêng là tháng ăn chơi. Từ ngày cưới vợ đến nay Tiến chưa có một công việc gì ổn định, nói đúng hơn là anh chưa nghĩ ra được một công việc gì để làm, ngày nào anh cũng "bận rộn" với đám bạn trong làng, mà dân làng chài nỗi tiếng về nhậu nhẹt, uống rượu thì lúc nào cũng là "không say không về", nên mỗi khi say để về được đến nhà thì anh ngã bịch xuống, nằm vắt vẻo nữa trên nữa dưới giường, Vân khổ sở đến mệt nhòi để kéo tấm thân nặng chịch của chồng lên giường, có nhiều khi cô phải lấy thau hứng những đồ phế thải từ trong bụng anh tuôn ra; nó hôi hám dơ bẫn làm cho cô ghê rợn.
Bây giờ biển là người bạn thân thiết của Vân, mỗi buổi chiều sau khi lo dọn sẳn cơm nước lên bàn cho gia đình chồng xong, Vân đi ra biển, cô ngồi trên ghềnh đá sát mép nước nhìn những ngọn sóng từ ngoài khơi xô đẩy nhau chạy vào bờ, sóng đánh vào ghềnh đá nơi cô ngồi, bọt nước trắng xóa tung lên từng hạt li ti, có khi sóng vổ mạnh làm cô bị ướt tóc, ướt mặt, ướt cả áo quần, nó cho cô những cảm giác thật là dễ chịu. Ngồi nơi vắng vẽ này cô tự do buông lõng tâm hồn mình, để nhớ và nghĩ về một người, để nghe từ đâu đây, hay từ sự cảm nhận trong đầu mình là tiếng còi tàu hú lên từng hồi, tiếng thở "xình xịch... xình xịch... của con tàu, và rồi cái đầu nhỏ xinh của cô, mái tóc mượt mà của cô đang tựa vào một bờ vai êm ái với mưi thơm đàn ông đầy lối cuốn, hấp dẫn. Chiều nào không ra đây ngồi, Vân có cảm giác bồn chồn, nôn nao, thiếu thiếu một điều gì đó. Cô thường ngồi trên gềnh đá này cho đến khi hoàng hôn buông xuống, biễn không còn là màu xanh biếc nữa, mà đổi sang màu tím thẩm, lúc đó cô mới rời khỏi ghềnh đá để về nhà.
Mọi người trong nhà Tiến rất khó chịu về điều này, nhất là má và cô em gái của Tiến, dù Vân chỉ ra biễn một mình, ngồi trên ghềnh đá cũng một mình, nhưng sao trông cô khó hiểu và kỳ cục quá. Lời to nhỏ xì xào to nhỏ của hai người cố ý cho lọt vô lỗ tai của Tiên. Chiều nay cũng như những buổi chiều khác, sau khi làm xong công việc nhà chồng, Vân ra biễn... nhưng chiều nay trên ghềnh đá đã có người ngồi, Vân giật mình, sau đó thì ngạc nhiên. Tiến quay lại nhìn vợ, anh cười khẩy, hỏi móc:
- Râng? tới giờ thì em ra đây ngồi để nhớ ai đó chớ chi?
Vân ngồi xuống bãi cát, tự nhiên cô tủi thân ứa nước mắt khi trả lời chồng:
- Ngày mô anh cũng đi nhậu tới tối thui tối mịt mới về nhà, có ngó ngàng chi tới em? mỗi buổi chiều em ra đây ngồi hít thở hơi gió biễn cho khỏe người, nhớ nhớ chi ai mà anh nói lạ rứa?
Tiến trề môi:
- Thôi đi em ơi, tui biết quá mà, cái chuyện mỗi ngày chúa nhật em đi ra Huế... tui còn chưa tra cứu, bây chừ mỗi buổi chiều em ra đây ngồi... không để nhớ ai thì còn để mần chi?
Vân không trả lời, cô nuốt nước miềng xuống bụng như nuốt nỗi nghẹn ngào đang dâng trào. Hình như Tiến vừa đi uống rượu ở đâu về thì phải? mặt anh đỏ gay theo màu đỏ của ráng chiều, mắt anh tóe ra sự dữ dội qua cái nhìn ném về phía Vân, Vân rùng mình sợ hãi, nếu chồng cô điên tiết lên, túm cổ cô kéo ra biễn, dìm cô xuống nước thì coi như xong một kiếp người. Nhưng không; Tiến chỉ nhìn cô tóe lửa, sau đó thì cái nhìn dịu lại, anh ngó mông ra biễn, thở dài:
- Có lẽ anh phải đi Hàn Quốc vài năm nữa Vân à.
Vân giật mình trố mắt nhìn chồng, cô hoãng hốt:
- Răng mà anh phải đi xa ? anh mới về, anh mới cưới em... không lẽ em phải sống xa anh nữa răng?
Tiến nói với giọng buồn buồn:
- Có chi mà em lo, anh đi một lần nữa, kiếm thêm một số tiền để gầy dựng gia đình mình cho vững chắc. Số tiền anh lao động mấy năm vừa qua... phần thì đưa cho ba mạ xây nhà, phần thì lo đám cưới của tụi mình, nay thì chỉ còn một ít... mai kia một nọ có con có cái, để cho con cái mình sống thiếu thốn thì tội cho con mình lắm lắm...
Vân đến ghềnh đá, leo lên ngồi bên cạnh chồng:
- Mình ở xứ biễn, biễn cho mình tài sản, chỉ cần mình lo siêng năng đi biễn thì cũng sống đươc, như bao nhiêu người dân làng chài của mình đây...
Tiến lắc đầu:
- Anh sợ đi biễn lắm Vân à, anh cũng không thích nhìn em ngày ngày phải ngồi vá lưới... chờ chồng đi biễn về để gở con tôm con cá ra chợ bán, anh không muốn thấy em phải khổ cực, người ta không có điều kiện như anh thì đàng phải đi biễn, còn anh thì tiếng Hàn Quốc cũng khá nên chi cũng thuận tiện.
Những lời Tiến nói làm cho lòng Vân xót xa vì cảm động, nó như một luồng gió mới thổi vào hồn Vân làm bay đi những điều viễn vông và nặng nề đang chất chứa trong lòng cô, cô nhẹ nhàng nghiêng đầu tựa vào vai chồng, sao bờ vai của chồng cô lại rắn chăc mà êm ái đến thế? Và lạ lùng hơn nữa là mùi da thịt cùa anh, nó nồng nàn, cay cay, ngai ngái đến độ quyến rũ, sao mãi đến bây giờ cô mới nhận ra? Vân dụi mặt vào vai chồng, hít thật sâu mùi muối mặn của anh, Tiến quàng tay ra sau lưng Vân, ôm lấy bờ vai nhỏ bé của cô. Anh nói:
- Khi anh đi rồi, mỗi chúa nhật em đừng ra Huế nữa. Anh muốn là người duy nhất che chở cho em suốt đời.
Vân gật đầu, Tiến hỏi:
- Em có nhớ ghềnh đá này không? hồi tụi mình còn nhỏ, đứa mô cũng có cặp, hai đứa mình là một cặp, chiều chiều cả bọn kéo nhau lên ngồi trên ghềnh đá ni... vui thiệt là vui, rứa mà khi lấy nhau rồi. ít có cặp mô ra đây ngồi với nhau, chiều ni có hai vợ chồng mình...
Vân giật mình, chợt nhớ ra từ trong tiềm thức của cô, ghềnh đá này là một kỷ niệm của tuổi thơ cho đến lớn chứ không phải là tiếng còi xe lửa hú vang... Vân muốn khóc vì xúc động, bỗng dưng cô cảm thấy tình yêu cô đã có với Tiến từ thời thơ ấu, mà cô ngỡ đã quên nay đang sống lại.
Ráng chiều đỏ rực sau lưng hai người, mặt trời đang khuát dần sau núi, Vân mong chiều nay cứ mãi là chiều, đừng tối... nhưng nếu không tối trời thì làm sao hai người được ngắm trăng? vì hôm nay là ngày mười lăm âm lịch rồi. Duy có một điều chắc chắn là Vân sẽ không muốn nghe tiếng còi tàu hú vang và tiếng thở "xình xịch... xình xịch..." của nó. Tiến là người bạn thủa ấu thơ, là tình yêu của tuổi thiếu thời, và bây giờ là chồng, là phân nữa cuộc đời của cô, anh ấy là người tốt, chiều hôm nay cô mới nhận ra thật rõ ràng điều đó.
Chiều ơi chiều! Sao bỗng dưng chiều hôm nay trời đẹp quá, biễn đẹp quá... Nhưng hoàng hôn đang buông xuống, từ từ nhuộm tối không gian.
Tiền nhảy xuồng ghềnh đá, đưa hai tay ra nắm lấy hai tay Vân, anh nhẹ nhàng dìu Vân xuống, hai người đi dọc theo bờ cát như ngày xưa còn bé, Tiến lôi Vân chạy theo những con sóng nhỏ đang liếm bờ, rồi anh cố tình ngã lăn, kéo theo Vân nằm nhoài lên người anh. Một đợt sóng tràn vào phủ trọn lên người Tiến và Vân, hai người thích thú cười vang, nước biễn lọt vào miệng họ mặn chát...
Lòng họ rất ngọt ngào vì đã tìm lại được ngày xưa của nhau. Chiều đang xuống chầm chậm, mong sao chậm hơn tí nữa... nhưng mà không cần thiết lắm đâu vì đêm nay mới thật sự là đêm tân hôn của hai người.
Trời đang là mùa Xuân và mãi mãi vẫn sẽ là mùa Xuân. -./.