Việt Văn Mới
Việt Văn Mới



‘Trừu Tượng III / Abstract III’ - tranh Võ Công Liêm
      

HÀNH TRÌNH CỦA ĐỜI NGƯỜI




L à chặng đường đấu tranh của con người trước cuộc sống, đấu tranh để có một chính nghĩa, để có một nghĩa vụ xứng đáng làm người; nó mang tính chất hoài bão cho một lý tưởng muốn thực hiện, nhưng; thực hiện trong một chân lý có tính đạo đức luân lý, nghĩa là không vì mình mà vì người. Chủ thể đối xử tự hào là tán thành hành động nằm trong luân lý đạo đức và không ‘dựa hơi’ (upholds) trên chính sách pháp lý mà hành xử như tỏ ra một sự độ lượng hay khoan nhượng về nó. Nó đến trong một nghĩa cử của con người biết xử thế, đó là giá trị đã được yêu cầu cho sự sống của con người, với tư cách (qua) làm người trên hành tinh này; có nghĩa rằng giá trị đó luôn hướng tới nhân loại (human). Nhưng nhớ cho giá trị đó không phát sinh ra ‘ước muốn / desires’ mà những thứ đó gây ra do từ hằng hà sa số tỷ súc sanh đã ‘nằm vùng’ trong tư tưởng phá hoại, phá hoại dưới mọi hình thức, có thể mang một danh nghĩa khác, có thể kinh qua giáo điều để che mắt thế gian hoặc dưới một danh xưng nào đó, những thứ ấy gọi là ngụy tín tất không thể phát triển vượt mức; đấy là điều mà chúng ta phải thực hiện ở ban đầu, một thực tập đáng kể lòng hy sinh của nhân loại –practice of human sacrifices cho mục đích trung thực giữa đời này.

Nói tới đạo đức thì sự đó không phải là thứ ảo ảnh thần bí –Ethics is not a mystic fantasy. Mà cũng chẳng phải là qui ước xã hội, cũng chẳng phải một thứ có thể miễn trừ, buộc phải để có một đời sống sang trọng, lộng lẫy –nor a social convention nor a dispensable, subjective luxury… Đạo đức luân lý là một chủ thể cần thiết cho sự sống còn của nhân loại –Ethics is an objective necessity of man’s survival, nó cũng chẳng phải là hào quang của siêu nhiên (supernatural) chẳng phải coi đó là tình người hàng xóm của ta, đã giúp ta một lần trong đời, giúp đó là trợ vào (aid) để có nhau; cái sự đó nó nằm trong lăng kính của thỏa mãn tợ như thỏa mãn lòng tự ái, lòng ham muốn (whims) của đám nam nữ vị thành niên, như thể nó có một sự tỏ bày hiện thực là lẽ tự nhiên của cuộc đời.Thực ra; sự đó là hoài bão. Thông thường cái từ hoài bão đó là tính ích kỷ / selfishness tưởng như từ bỏ ích kỷ mà nặng lòng độ lượng hay khoan nhượng; thực nghĩa của nó là xấu xa (evil) nằm chình ình ra đó là hình ảnh ma giáo, là gợi ra một thứ súc sinh giết người, giẫm tràn bừa trên những xác chết để đạt được cho riêng mình –the image it conjures is of a murderous brute who tramples over piles of corpses to achieve his own ends. Thế thì ai để tâm cho sự sống hiện hữu đó mà để lòng vào cái sự không có đó (nothingness) và coi đó là thỏa mãn của lòng ham muốn. Muốn là không có lý trí cho những gì muốn có. Cái trò ma-giáo đó còn luân lưu trong huyết quản của con người, nó trở nên truyền kiếp, nó trở nên di truyền khó gọt rữa, có chăng là tự thức, là thấy được cái chân lý tối thượng của đạo đức luân lý để lại, nhưng; ác thay cái gọi là ‘whims’ hay cái ‘desiré’ nó không khai trừ ra khỏi vũng tối. Vũng đó nhà Phật gọi là vũng sân si ; vì vậy cái sự ích kỷ là nghĩ tới cái gì có lợi cho riêng mình –concern with one’s own interests nó không phát động cái lòng từ tâm để cứu nhân độ thế. Người ta quên nó vì ích kỷ. Con người là một vật thể biết suy nghĩ, nhưng; họ đã từ khước để cho lòng ích kỷ trổi dậy, khống chế tâm can làm hư hại biết bao điều. Ý niệm này không bao che cho một giá trị luân lý đạo đức mà cũng chẳng phải nói cho chúng ta biết điều phải trái, tốt xấu mà đặc vấn đề cái lợi ích riêng mình / one’s own interests. ngay cả chúng ta những gì hợp lý đúng nghĩa là có lợi ích của con người –what constitutes man’s actual interests. Đấy là giảo nghiệm của cuộc đời đang đứng trước vấn đề đạo đức luân lý cho những gì đặc ra và trả lời. Thí dụ: nhà văn Z. viết lên cái của mình hơn cái của người, viết như tường thuật sự kiện chớ không viết cái ‘ai oán’ của con người trước thời cuộc, lồng ở đó một âm vang không sống thực, tưởng tượng hóa vấn đề để trở nên bi thảm (tragety) của xã hội vô phương cứu chửa mà đồng tình vào đó để nói lên tội ác của con người; vô hình chung nói về cái lợi riêng mình hơn là cái lợi ích chung. Một phụ nữ khác; bà T. chả văn sĩ, chả thi sĩ, chả chí sĩ chỉ đem lòng từ tâm ra làm việc nghĩa để có lợi cho mọi người thì sự đó được coi là có luân lý đạo đức. Mấy sĩ kia chỉ là con tốt giữa bàn cờ người, chỉ là dục vọng ham muốn mà thôi. Với hai mẫu người cho ta một phân định rõ rệt giữa xấu / evil và tốt / good . Là một bao hàm tổng thể của cái gọi là luân lý đạo đức. Nói cho ngay cả hai cùng có lợi, nhưng; phải chính nghĩa mới là cái lợi đáng nói. Còn bằng không có đó như không có đó, bởi; họ ra khỏi nghĩa cử của đạo đức luân lý. Nhưng nhớ cho luân lý đạo đức của chủ nghĩa vị tha là biết độ lượng, khoan nhượng là thay vào đó hình ảnh của thứ ma-đầu, hoạt-đầu trong mọi lãnh vực; đấy là lời cảnh tỉnh dành cho những kẻ háo danh, ưa cái hay về mình hơn về người khác, bản chất đó gọi là ‘selfishness’ là bản chất tự-tại khó trừ khử. Viễn cảnh của vị tha chủ nghĩa là phép tự nhiên nơi con người, nó diễn cảm trong một tâm thức độ lượng nghĩa là biết phải, biết trái là kết quả của nó và cũng là tầm cở của vấn đề luân thường đạo lý đã gián đoạn nó liên tu bất tận suốt cả một hành trình dài. Vì vậy quan tâm của chúng ta về chủ nghĩa vị tha hoàn toàn mất tính năng động trong lãnh vực của lý thuyết đạo đức luân lý. Chúng ta trông chờ ở một tâm thức chủ quan của những gì giá trị thuộc về nó, tức thuộc về người hơn những gì thuộc về mình thì chủ nghĩa luân lý đạo đức mới phát triễn và gieo vào đó một tính chất chân chính. Giữ vững được nó tất chúng ta duy trì một đường lối hợp lý, hợp pháp cho mai sau. Một thứ luân lý đạo đức sống thực giữa đời này. Cũng khó lòng để gọi nó một cách chính đáng không chừng gieo vào tâm thức một thứ duy lý chủ nghĩa (rationalism) mà hầu hết những nhà lý luận, những triết gia đã quyết định một cách minh bạch cho rằng lý do đó có đôi phần khắc khe khi chưa đả thông tư tưởng hay chưa tìm thấy nguồn cơn tự sự của một nền luân lý chính đáng để gọi đó là đạo đức đôi khi đạo đức đó là nằm bên ngoài quyền lực của lý do –outside the power of reason, sự đó chưa hẳn phải luân lý đạo đức dựa trên lý trí hợp lý, có thể sự đó là một biện minh cho một lý lẽ nêu ra và có thể nó nằm trong lãnh vực thuộc luân lý đạo đức. Vậy thì hành trình của đời người là khám phá cái cốt tủy của nó một cách hợp lý và chính đáng thì sự kiện mới thành hình trong tư thế độc lập và phân định được hai trạng huống của tốt (good) và xấu (evil), giữa hai con người ích kỷ (selfishness) và vị tha (altruist) trong một chọn lựa của giá trị và hành động.

Từ chỗ phát sinh ra ích kỷ là do nguồn cơn của cụm từ: ‘quan tâm tới những gì có lợi riêng mình –concern with one’s own interests’ là một hủy thể tự tại chất đống hằng thế kỷ qua, nó tụ trong một tâm thức bị động để hành động, không còn quán chiếu vào lòng vị tha (altruist). Chủ thể của đạo đức luân lý thường cho rằng ý niệm đó đúng ở chính nó với một nhận định trong suốt; bên trong của vị tha là khuất phục để chế ngự lòng ham muốn của dục vọng; không còn mang vào người ý niệm đầu hàng trước kẻ thù, cũng không còn nhầm lẫn giữa quan niệm, giữa xuyên tạc hay bóp méo. Định kiến và sợ hãi vẫn cho là phi lý. Người ta tấn công vào sự ‘ích kỷ’ là người ta tấn công vào cái tự ái riêng mình (self-esteem) không biết tự trọng mà đưa tới đầu hàng và đầu hàng đến người khác. Lý do cụ thể của việc làm là tranh giựt cái ghế không chân, nó lỏng lẻo ngay ở chính trường để rồi bỏ cuộc, bó tay, chạy-làng, chạy tới đâu la tới dó, phất cờ khởi nghĩa hùm bà lằn, bầu cua cá cọp. Biết rằng quá khứ không bao giờ quên –the past never gone! Nhưng; chúng ta phải lập lại để thấy cái cần quên và cái cần nhớ, chúng ta không nên lập lại nhữg gì ‘tàn tích cố cựu’, nếu khăng khăng giữ lấy nó tất giữ cái tâm phân biệt là triền miên bất tận, nó dày vò tâm can, bởi; thất thế ‘thời phải thế’.Chúng ta đang ở trong ngụ ngôn của sa ngã, bởi; chính ta ích kỷ cho chính ta, quên có nghỉa là vị tha, có nghĩa rằng: ‘Binh giáp tàn hung trung’ (NCT). Cởi cái áo rách đó ra mặc cái áo ‘không gian’ vào để thấy mình thấy ta trăm trận trăm thắng. Đó là nghĩa vụ của người yêu nước ‘Vũ trụ chi gian giai phận sự’ (NCT). Nói chung những thứ đó là biện chứng xã hội, một xã hội mất gốc và mất luôn cả đạo đức luân lý, trở nên phi-chính-nghĩa (non-righteous cause), chính nghĩa là người hùng đến từ thế gian ‘Nam nhi đáo thử thị hào hùng’ (NCT); thành ra mọi thứ yêu cầu là do phát sinh ham muốn, ích kỷ mà ra. Đó là hình thái của kẻ thụ động luôn bao che cái riêng của mình, một thụ động ích kỷ là nghịch lý của lý thuyết đạo đức luân lý. Người ta kêu gọi lòng vị tha là gọt rữa những gì thuộc về mình. Ích kỷ và vị tha là hai đối kháng. Đứng trên phương diện chính trị giữa vị tha và ích kỷ một đôi khi phải hòa nhập vào nhau để ‘hai bên cùng có lợi’ nhưng thực chất của đôi bên vẫn ngấm ngầm một sự ích kỷ tự tại và tỏ lòng vị tha có tính độ lượng và khiêm nhượng để có qưyền lợi cho riêng mình. Thí dụ: viện trợ không hoàn lại là dụng ý của một ích kỷ tự tại. ‘Môi hở răng lạnh’ là một ‘self-esteem’ che lấp ở đó một tự ái hận thù. Cho nên chi lý thuyết đạo đức luân lý là sống thực trong một bản thể của con người. Vì coi thường hay lơ là mà đầu hàng vô điều kiện, Hủy thể của ích kỷ là vị tha là đúng nghĩa của nó; bằng không chỉ đầu môi trước lưỡi.Trên chính trường người ta biết vận dụng để thu hoạch; có lợi cho mình và lợi cho kẻ khác, nhưng; trong cái lợi hai chiều đó vẫn hàm chứa một sự ích kỷ ngấm ngầm chớ chưa hẳn phải là độ lượng với tấm lòng khoan nhượng.

Vậy thì hành trình của đời người là vượt qua mọi chướng ngại vật của ích kỷ và vị tha là hiện thân cơ bản, là nồng cốt những gì do con người đề ra giữa những tình huống ngược đãi; một hiện hữu tại thế, tất dấn thân. Con đường đi tới chủ nghĩa hóa là một hành trình dài lâu tức có từ ý thức khách quan đến chủ quan là thái độ phản tỉnh giữa hai đối đầu thường xuyên của con người là ích kỷ vi tha.

Hầu như những nhà triết học lấy hiện hữu của luân lý đạo đức cho đó là những gì ‘nặng ký /granded’ to tát hoặc quan trọng vấn đề. Thực tế nó chỉ là sự ban phát và quá lắm thì coi như chứng tích thuộc lịch sử -as a given, as a historical fact- chớ nó không phải là điều để tâm tới với những gì khám phá ra được trong luận cứ thuộc về siêu hình hoặc cho đó là điều hợp hiến, hợp pháp. Có những cố gắng khác để tìm thấy nguồn cơn tự sự của nó, cố gắng đánh vỡ những tập truyền có tính độc quyền về những gì huyền nhiệm trong lãnh vực của luân lý đạo đức hoặc những gì đạo đức phi tôn giáo (nonreligious morality). Thực ra những cố gắng đó là chú ý tới những gì công chính trên môi trường của xã hội. Đúng ra thì chỉ thay mặt xã hội cho có Thượng đế mà thôi – merely substituting society for God , để làm phép nghiêm túc cho một xã hội có nề nếp của ‘tam tòng tứ đức, luân thường đạo lý’ một xã hội có truyền thống. Chỉ có cuộc đời (life) là nhập thế để thấy người thấy ta là mục đích chính yếu để kiện toàn một tha hóa bị xâm nhập bởi đòi hỏi hay yêu sách là chứng cớ cho ta thấy được lòng ham muốn; nếu ham muốn đó có lợi chung, còn ham muốn cho đạt ý thì việc đó coi như phi nghĩa (illogical). Giá trị của cuộc đời đang sống là nhận thấy, tợ như sư Vạn Hạnh nói: ‘sống là nhận thấy’ thấy cái đạo hạnh chớ không thấy ở chính mình, nếu luận như vậy thì cuộc đời rơi vào cái gọi tự phát sinh (self-generated) cái gì mình muốn, cái gì mình có chớ trăm phần trăm không đạt tới, bởi; đó là mục đích nhắm tới (goal-directed) để hành động cho riêng mình. Đứng trên phương diện lý hóa nhiên tất cả chức năng của sự sống đều là sinh vật hữu cơ (organisms) nó có từ giản đơn nhất đến cái nhiều phức tạp, nó đến trong một chức năng dinh dưỡng trong một tế bào đơn của thứ siêu vi sinh vật (amoeba) một thứ siêu vi trong cây cỏ, rau, trái …và luân lưu trong khí huyết của con người tất nó qui tụ để tự phát sinh và tác động vào ý thức con người (xin đừng nhầm giữa amoeba và covid19). Sự lý đó được bảo trì của cuộc đời hữu cơ –the maintenance of the organism’s life. Cuộc đời hữu cơ tùy vào hai nhân tố: những gì thuộc vật chất hoặc những gì thuộc nhiên liệu, những yêu cầu đó thuộc ngoại giới của hữu thể, lấy từ những gì thuộc sinh lý (physical) của phiá sau đó và những gì thuộc hành động của riêng mình là chủ thể của hành động, là năng lượng sở hữu của cá thể. Năng lượng cá thể cái đó là ‘Ego’ là chủ-thể-tự-tại (trong The Ego and the Id của Sigmund Freud) là những gì hữu-thức (consciousness) và những gì là vô-thức (unconscious) là phân tâm (psycho-analysis) để hiểu rõ sự phân định tâm lý của con người đang đối diện trước hai hoàn cảnh cơ chế để có sự ích kỷ và vị tha, nó tích trử trong huyết quản như một vi trùng ‘amoeba’ lan tỏa không nhận ra được, chỉ đến trong tự thức nơi con người. Tiêu chuẩn đó có từ cuộc đời có cơ cấu (organism’s life) tạo thành cái ngon, cái dở, cái tốt, cái xấu nó ươm mần trong siêu vi (amic/amoeba) chính sự cố đó cho ta một sự sống còn của hữu cơ (organism’s survival) sống còn là chấm dứt tức hủy thể bởi phép tự nhiên, bởi một thực thể nào đó mà có –by its nature, by the kind of entity it is. Cuộc đời của đời người lại tiếp tục trên con đường hiện hữu là con đường triền miên tiến trình của những gì duy trì chịu đựng chiến đấu. Mục đích hành động là giá trị tối hậu một mất, một còn, là tiếp tục, phải chống trà dù trong chốc lát chớ thua cuộc ‘chạy làng’ là thất nhân tâm không còn nhân phẩm của người hùng. Giờ cho rằng ‘anh hùng’ là anh hùng lỡ vận, anh hùng ăn trường trai thời không ai gọi cuộc đời có cơ cấu, có cục bộ –is the organism’s life; còn nói ăn để mà sống là chuyện bình thường, nó chả có gì sâu sắc để mà ngợi ca. Ngợi ca cho một ảo tưởng là không thực với đời. Một cuộc đời có ngăn nắp, có cơ cấu là cuộc đời đáng sống. Giờ ra đi và đi về đâu thời không ai gọi là ‘organism’s life’ mà đó chỉ là dung thân trên mãnh đất không có cơ cấu của cuộc đời, trên mãnh đất tạm dung mà đói thương về ‘cố quận’.

Đứng trên lập trường triết học thời cho lý lẽ của cuộc đời là vấn đề của tự thức (The problem self-consciousness) là có ít nhiều ‘chất’ của hiểu biết / knowledge là cái tự có trong con người, nói thế không có nghĩa là vơ đũa cả nắm mà đưa ra trạng thái vật thể nơi con người (physical state) là cái để hiểu ra được trạng thái trí tuệ (mental state) hai trạng thái hết sức đặc biệt là một cơ cấu hữu cơ của cuộc đời, là vì; tự-thức có tương quan đến cái thứ không dứt (continuously) đưa tới nhận biết là điều làm cho thích thú khi thực hiện sự ích kỷ cho riêng mình trong một tri thức tiếp dẫn của cái thế giới vô tận đó –Self-consciousness involves the same kind of continuously updated knowledge that one enjoys in one’s continous perception of the external world. Nghe qua như vòng vo nhưng thực chất của nó mang trong người trạng thái lập lại, lập lại cái không dứt mà mình đã thực hiện, họ nhìn trước chớ không nhìn lui hậu quả của lòng ích kỷ, nhìn tới là một nhận thức hiểu biết của đô lượng và khiêm nhượng cho hành vi trong quá trình, bởi; nhận thức hiểu biết một cách thông đạt là coi như học tập những gì trong cuộc đời và học nhiều những gì phức tạp rối ren của bản chất tự nhiên nơi con người –comprehensiveness as one learns more and more about the intricacies of human nature. Tự thức là điều hết sức hiển nhiên; nó có một ý thức rộng lớn đã thu tập được mới cấu thành trong suốt hành trình sống của con người.

Tóm lại; trên cái nhìn tự thức chỉ là một loại thứ của tri giác: tức tự giác /self-perception .Nói như thế không có nghĩa là phải có tri giác với người một chân hay người một mắt mới nhận ra trong tri giác, nhận ra với những gì gần như là không biết chi mô răng rứa –largely in ignorance. Là thế đấy.Vị chi tự thức là không quá nhều và cũng không quá ít để nhận biết trong một tổng thể của tri giác. Nó chỉ đi thẳng từ bên trong hơn là bên ngoài –It is just directed internally rather than externally; chớ chẳng phải có từ đây hay từ đó mà nó đến nơi con người, ấy là điều không còn ngạc nhiên cho rằng u mê, đần độn tiến tới để tạo ra ra sở hữu của tự thức. Đọc ra cảm thấy bí tỉ của ngữ ngôn nhưng đó là lý luận của văn chương triết học, nó đòi hỏi người đọc phải tự thức trước cái tiến tới của u mê, đần độn (cognitively) thì may ra đạt tới cái ngữ ngôn của văn chương triết học, còn ấm ớ hội tề thì dù chi đi nữa cái đó là sự tự-giác (self-perception) còn đem cái sân si, ù lì, dốt nát ‘ra chơi’ hay thách đố thời việc đó không đặc vấn đề,thời việc đó coi như nghe qua rồi bỏ chớ chẳng để lại một dấu ấn nào. Cái quan trọng là gạc cái tư kỷ ra mà nhận ở đó tấm lòng vị tha là vô biên diệu vợi. Nếu chúng ta thực sự dấn thân tại thế thì không còn một chọn lựa nào hơn là chọn lựa sự thật. Điều gì thật thì lâu dài, nhất là lịch sử không thể thêm mắm, thêm muối vào đó; vô tình biến lịch sử thành chuyện thị phi mà đòi hỏi một tri giác nhận thức sai trái.

Theo tâm lý học; có hai sự chọn lựa: ‘nghĩ tới hoặc không / to think or not’ là chọn cho mình ‘chú ý tới hoặc không / to focus or not’. Để có một hiện hữu tại thế là chọn: ‘chú ý tới hoặc không’, chọn ‘ý thức tới hoặc không’. Thật hết sức siêu hình; nếu chọn giữa hữu thức hoặc vô thức là chúng ta đang chọn sự sống (life) hoặc sự chết (death). Cơ bản ; cái đó là sống còn, là vì: sự sống là hữu cơ có thứ lớp, một sự sống có lý do chớ không ngẫu nhiên. Vạn vật đều có lý do của nó chớ không ngẫu nhiên mà tạo thành. Vũ trụ cũng cơ cấu mà thành (organism), con người cũng là cấu thành của hữu cơ (kim mộc thủy hỏa thổ, đồng chì sắt thiết than…) mà có. Tất cả đã phủ bởi siêu vi ‘amoeba’ nằm trong tế bào của cơ thể.

Đời là một hành trình đấu tranh, đấu tranh từ cái sống đến cái chết, từ hữu thể (être/being) đến vô thể (néant/nothingness), từ hữu thức (consciousness) đến vô thức (unconscious).Nói chung trong đấu tranh là có phản kháng, phản kháng trong hai chiều của nội tại và ngoại tại để phát sinh ra ích kỷ và vị tha chớ không thể nói ích kỷ là xấu, vị tha là tốt, nó tàng ẩn bên trong cái nghĩa lý đích thực và không đích thực; giữa giá trị đó đều có mục đích, một sự lý của con người, một giá trị hội nhập và một giá trị xác định. Để hợp lý hóa là cơ bản đức hạnh của con người là nguồn gốc của tất cả mọi đức hạh khác, nguồn gốc của những gì do con người tạo ra xấu hay tốt đó là hành động của việc làm không tập trung vào mục đích chính đáng, một tình trạng nhận thức bất ổn từ ngoại tại đến nội tại, một sự phẩn uất ngấm ngầm và cho rằng mọi hiện hữu siêu nhiên ít nhất cũng có một sự mâu thuẫn . Kẻ phản kháng vùng lên thách thức, đấu tranh đòi quyền sông để chống lại cái quyền cá nhân hay tập đoàn thống trị. Vị tha vùng lên để đòi hỏi công bình hợp lý và mở ra ở đây một lối đối thoại bình đẳng, mở ra một thái độ vị tha là xoa dịu lòng người: -một trận chiến giữa hữu thức và vô thức, giữa tốt và xấu, giữa thật và giả, giữa đạo đức luân lý và ma-đầu và sự sống còn của con người. Cuộc dấy động cuồng lưu, cuộc lật đổ phế đế, cuộc cách mạng hô hào bỏ cũ theo mới. Ôi! muôn hình vạn trạng cuồng lưu phong tỏa đưa tới phản kháng siêu hình từ thiện sang ác, từ ích kỷ đến vị tha, từ khoan hồng đến chiếu cố, từ tù đày hay trở về. Tất cả là ngụy tín giữa thật và giả. Những cố gắng vĩ đại của những nhà trí tuệ đều chận lại để cuồng phong thổi tới ngự trị thế gian này. Kêu gọi phản kháng là kêu gọi tiếng nói trung thực giữa hư vô phản kháng và siêu hình phản kháng để không còn thấy dấu giày đinh giẫm lên nỗi bi thương ai oán suốt mấy nghìn năm lịch sử. Một lịch sử đã được đánh dấu từ văn minh đũa tre, văn minh mắm ruốc, văn minh lúa gạo…tất cả đã biến mình vào hư vô chỉ còn lại tiếng nói giữa trùng trùng duyên khởi. Chỉ còn lại ở đó một thứ đạo đức luân lý mới mong tẩy trừ những gì ích kỷ tự tại và những gì vị tha đúng nghĩa nơi con người. Chỉ còn lại ở đó một phản kháng hư vô trên mãnh đất này mà thôi. Điều mà chúng ta mong đợi ./.

(ca.ab.yyc . Giữa tháng 11/2021)
*NCT: Chữ viết tắt nhà thơ Nguyễn Công Trứ (1778-1855)





VVM.24.1.2022

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com