Việt Văn Mới
Việt Văn Mới





tranh vẽ Từ Hải của nữ họa sĩ Ngọc Mai (SàiGòn)

NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN ,“THANH TÂM TÀI NHÂN“



        PHẦN 1-
                          NHỮNG ĐIỀU PHẪN NỘ
                          hay “ những điều trông thấy mà đau đớn lòng “


I – Lời người dẫn truyện.

Tại hiện trường Văn chương Việt Nam, tính từ năm 1898 đến nay 2022 đã có sự hiện diện song hành hai tác phẩm có nội dung giống nhau đến hơn 90 %. Một là, tiểu thuyết thơ viết bằng Việt ngữ , Truyện Kiều của Nguyễn Du mang tên đúng là Đoạn Trường Tân Thanh. Hai là, một bản văn bằng Hoa ngữ, giọng văn bạch thoại chương hồi, mang tên Kim Vân Kiều truyện, nay được cho là do “Thanh Tâm Tài Nhân“ đời thời Minh Thanh viết. Bản văn thứ hai này còn gọi là bản văn A953, kéo dài từ 1898 đến tận cuối thập niên 70 với tên [(KVKT/TTTT) / =>. (_KVKT/TTTN.)]. Đến đầu thập niên 80 của thế kỷ thứ 20, bỗng dưng xuất hiện thêm bản văn [Á-A953 ],tức bản văn “Kim Vân Kiều Truyện do Lý Trí Trung hiệu điểm - Xuân Phong Văn nghệ Xuẩt bản xã - Liêu Ninh, 1983.” do Đổng Văn Thành, Tàu (Bắc Kinh), hô hoán đó là bản gốc nằm tại thư viện Đại Liên vào năm 1983. Tất cả các bản văn vừa kể đều liên quan đến câu chuyện “Vương Thúy Kiều với có liên quan đến 8 nhân vật gồm 4 nữ: Thúy Kiều - Thúy vân – Đạm Tiên và Hoạn Thư và 4 nam: là Kim Trọng -Thúc sinh – Từ Hải –Hồ Tôn Hiến.

Loạt bài này có nhiều bài viết liên quan hữu cơ đến nhau, thế nên các Bạn Ta phải theo dõi để khỏi lạc lõng vì các THUẬT NGỮ Văn học và sự kiện diễn biến phức tạp do từ các nguồn bài viết được lên các trang mạng từ trong nước đến cộng đồng Người Việt Hải Ngoại tại nước ngoài . Tất cả sai lầm hay các phát ngôn đậm nét tiêu cực từ xưa đến nay khi viết về nguồn gốc Truyện Kiều đều do vì sự không “ khảo sát trên một diện rộng “ các bản văn của người Việt đương thời có liên quan đến câu chuyện nàng Vương Thúy Kiều con trưởng nữ của Vương viên ngoại .Đó là hệ thống [K5] [K5] là gì ?

Đó là một hệ thống gồm 5 văn bản do người Việt viết trong vòng 50 năm. Một là từ bản văn của quan “Cần Chánh Điện Học Sĩ kiêm Lễ Bộ Hữu Tham Tri” khởi đầu và hai là Thám hoa Ngụy khắc Đản kết thúc [K(Nguyễn Du,Đoạn Trường Tân Thanh ),1815 –K (HạoNhư,Kim Vân Kiều lục ),1815-1816+ K(Thám Hoa,“Kim Vân Kiều chiệp” ,tuồng Kim Vân Kiều ),1865 + [Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị ,Nguyệt nhi cao" ] ,1828 + [Minh Mạng] ,1830 Thanh Tâm Tài Tử cổ kim Qua [K5] , có hai bản văn phủ nhận sự tồn tại của bản văn A953 tức bản văn (KVKT/TTTT) sau này là (_KVKT/TTTN.) có mặt tại Việt Nam vào thời điểm 1815-1884, (sđd(2)

Từ niềm tin đó, Bạn Ta có thể đọc phần dưới đây trong một tinh thần khác cho dù người phát ngôn họ là ai? . và phát ngôn của họ trở nên lạc điệu

II – Nhập cuộc

Tại phần thứ nhất này chúng ta sẽ được tiếp cận các điều tiêu cực nhất do lớp người Người-Đọc phát tán thông tin qua sách vở lẫn trên không gian ảo . Chính từ sự dễ dãi của chúng ra đã tỏ ra tạm hài lòng với các cụm từ, “Nguyễn Du không dịch”, “Nguyễn Du cải biên’, “Nguyễn Du đã sáng tạo mới từ một bản văn rất tệ mang tên là Kim Vân Kiều truyện , do Thanh Tâm Tài Nhân người đời thời Minh Thanh viết.

Đã có một tiến sĩ Văn chương người Mỹ khi đọc Truyện Kiều qua một bản văn Việt ngữ rất cũ của một người mẹ vợ ông cho ông. Bà là một người phụ nữ người Cần thơ sống vào giữa thập niên 65, sau đó đến năm 1981 vị này trình luận văn tiến sĩ Văn chương về đề tài “THE EVOLUTION OF THE WANG CUIQIAO TALE from Historical Event in China to Literary Masterpiece in Vietnam" tại đại học Đại học Havard (Hoa Kỳ) . Ông tên là “Charles Charles Benoit . Trong bản luận văn này ông đã khảo sát rất kỹ về câu chuyện liên quan đến ba nhân vật Thúy Kiều-Từ Hải-Hồ Tôn Hiến trong kho tàng lịch sử nước Tàu. Ông cũng tìm hiểu tại sao lại có sự giống nhau một cách “ mờ ám “ giữa hai bản văn, Truyện Kiều của Nguyễn Du và bản văn cái gọi là Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Ông dè dặt từ niềm tin của người Việt rằng đã có một Thanh Tâm Tài Nhân viết bản văn này. “Thanh Tâm Tài Nhân“ , ông là ai ? . Và Charles Benoit đã đi đến tận cùng của câu trả lời, rằng trong lịch sử Văn chương Trung quốc không hề có một ai mang tên đó. Điều này cũng dễ hiểu, cụm từ “ tài nhân” người Trung quốc thường dùng để chỉ thứ bậc các người thiếp của nhà vua. Tài nhân trong cách dùng của người Việt vay mượn Chữ Hán có thể lấp lẫn với “nhân tài”. Vào năm 1965 đã có một người Hoa Chợ lớn là Lý Văn Hùng, ông này đã để ra nhiều năm đi tìm nhân thân thật của “Thanh Tâm Tài Nhân“ tại HongKong & Đài Loan ( TAIWAN). Vô phương. Cuối luận văn của mình , Charles Benoit kết luận, “Nguyễn Du đã đọc một nguồn văn bản khác” khác với A953 , ông nêu ra một ví dụ minh họa, đó là câu 2451- Có quan Tổng đốc trọng thần//2452- Là Hồ Tôn Hiến, kinh luân gồm tài. Câu này hoàn toàn không có trong bản văn A953 tức bản văn [(KVKT/TTTT) / =>. (_KVKT/TTTN.)] Ngày nay người Tàu cố xóa sự tồn tại của bản văn A953 viết qúa dở, họ đã thay bằng bản văn [Á-A953 ] tức bản văn “Kim Vân Kiều Truyện do Lý Trí Trung hiệu điểm - Xuân Phong Văn nghệ Xuẩt bản xã - Liêu Ninh, 1983.” . Thực chất bản văn này viết lại trên nền A953 của ta. Nay chỉ cần đối sánh vài chi tiết, gót chân Achilles lộ ra tức thì tại hồi 14 và hồi 20. Trong việc đi tìm ai đã viết bản văn A953 thì chúng ta rất dễ tìm thấy sự sao chép lại của người Việt qua nền [K5] từ người Hoa Cholon vào nửa cuối thế kỷ thứ 19 đó là ông Duy Minh Thị . [K5] đã được người Việt trước tác trong vòng 50 năm, từ năm 1815 khi bản văn Đoạn Trường Tân Thanh ra đời và kết thúc bằng bản văn “Kim Vân Kiều chiệp” tức tuồng hát bộ của Thám hoa Ngụy khắc Đản trước tác vào năm 1865 (+-5 ). Chúng tôi sẽ trở lại câu chuyện Gót chân Achilles trong một bài khác.

Cần nhắc lại, một bản văn quan trọng nằm trong số 4 bản văn nguồn mà Nguyễn Du đã có xử dụng, chính là hý kịch Thu Hổ Khâu của Vương Long viết vào năm 1676. Ba bản văn kia là Minh sử, là Ngu Sơ tân Chí mà Phạm Quỳnh đã cất công dịch và giới thiệu và cuối cùng là "Tình sử Phùng Mộng Long" với 24 dạng thức tình trong Văn học Trung quốc qua 804 câu chuyện nhỏ trên dưới 1000 từ .

Vào tháng ba năm 2016 , tiến sĩ Nguyễn Nam (*) đã viết các giòng dưới đây liên quan đến nguồn gốc Truyện Kiều như sau :

1-“ Từ những năm 1880 đến tận năm 1919, các học giả Pháp và Việt Nam như Abel des Michels, Georges Cordier,Henri Maspéro, hay Thượng Chi Phạm Quỳnh đã lần lượt đoán định và đưa ra những giả thiết khác nhau về lam bản của một tác phẩm mà nay được công nhận là kiệt tác văn chương thế giới - Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thế nhưng phải đợi đến năm 1924, khi Phan Sĩ Bàng và Lê Thước nhắc đến “một quyển tiểu thuyết Tàu, nhan là Kim Vân Kiều truyện” như là căn tích của Truyện Kiều,và khi điều này được Dương Quảng Hàm xác nhận khoảng 17 năm sau đó (1941),vấn đề lam bản mới có được giải đáp căn bản. “ (1)

Lớp Người-Đọc vừa kể trong đoạn (1) nói trên, tất cả họ đều không biết gì về sự tồn tại của 4 bản văn ngoài bản văn Truyện Kiều xuất hiện tại Việt Nam trong hệ thống Kiều [K5] như chúng tôi đã đề cập bên trên khi họ phát ngôn về nguồn gốc Truyện Kiều .

Các vị Lê Thước và Dương Quảng Hàm đã không biết gì về hệ thống [K5] này. Họ đã đọc Truyện Kiều , thế nhưng không hề viết về kết cấu Truyện Kiều cho thật tốt để từ đó nhận chân ra ra rằng Nguyễn Du đã tiếp cận nguồn văn bản nào trong quá trình sáng tác của mình.

Tại trang Facebook TÌNH TỰ DÂN TỘC , chúng tôi đã lần ra các vết vay mượn từ kho tàng Văn chương Trung quốc sau chuyến đi Thanh vào hai năm 1813- 1814 của hai cha con Nguyễn Du , cả hai đều cùng có tác phẩm để đời. Cha là, Trường thi bi kịch Đoạn Trường Tân Thanh và con là Nguyễn Tứ, người trưởng nam hay văn chương nhất mà ông đã có được với tác phẩm Kim Vân Kiều lục viết bằng chữ Hán, dạng tiểu thuyết Tài tử- Giai nhân chính quy với giọng văn ngôn trường lớp. Chính cái chết đột ngột của Nguyễn Tứ vào năm 1815-1816 đã khiến cho Nguyễn Du ngưng viết,ngưng sửa chửa Truyện Kiều do vì ông đã quá đau đớn điều này đã được sử nhà Nguyễn ghi lại lúc ông lâm chung. Nguyễn Du cho rằng sự nghiệp Văn chương của nhà Nguyễn Tiên Điền đến đây là dứt “?” & “!”.

Do lớp Đàn Anh, họ đã làm Người-Đọc có thuộc tính “đọc thoáng qua, đọc kiểu cỡi ngựa xem hoa”. Họ đã bỏ qua nhân vật Đạm Tiên có liên quan chặt chẻ đến hý kịch Thu Hổ Khâu của Vương Long đời Thanh viết vào năm 1676 . Với muc đích “mượn chó mắng mèo” , Vương Long ngầm kêu gọi người Hán từ bỏ thân tôi mọi cho nhà Thanh, khi mình cong lưng ăn chén cơm thừa canh cặn ,nhận chút quyền bính từ Thanh triều trao cho. Vương Long đã tái tạo hai nhân vật chính là Thúy Kiều-Từ Hải- ,ông cho mang cả hai một cốt cách khác, khác với những gì trong Minh sử cũng như trong câu chuyện Từ Hải Bản Mạc của Mao Khôn , hay bản văn Ngu Sơ tân Chí của Dư Hoài hay Vương Thúy Kiều của Phùng Mộng Long đã mô tả. Vương Long đã đặt tình yêu tổ quốc lên trên hết qua nhân vật Cui Qiao [翠翹] và Từ Hải (Tàu)/[徐海]Xú hǎi đã đặt tình yêu trước công danh sự nghiệp “ do “ngoại bang cấp cho “..

Từ đây Nguyễn Du xây dựng nhân vật Từ Hải ( Việt ) xuất thân từ một người dân Việt có tinh thần Lục Vân Tiên , mượn hình ành của Hoàng Sào, kẻ khởi binh chống lại vua Đường hoang phí trụy lạc, làm khổ nhân dân, nhân vật Hoàng Sào với chất nghệ sĩ qua câu 2174- Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo. Thế nhưng, sau đó đã bị nghĩ sai tại câu thơ Kiều số ( 2496- "Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào) câu Kiều này nằm trong ngữ cảnh sau 2493- "Ngẫm từ dấy việc binh đao/2494- "Đống xương vô định đã cao bằng đầu/2495 - "Làm chi để tiếng về sau/2496- "Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào/2497- "Sao bằng lộc trọng, quyền cao/2498- "Công danh ai dứt lối nào cho qua?"/2499- Nghe lời nàng nói mặn mà/2500- Thế công, Từ mới đổi ra thế hàng/

Riêng tại câu 2494- "Đống xương vô định đã cao bằng đầu ==> dân chết, người vô tội chết; "Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào ==> đã bị hiểu sai .Và gán nhãn cho Kiều rằng nàng đã cho Từ Hải là bất trung khi chống lại nhà vua. Có thật như thế chăng?. “Văn chương tự cổ vô bằng cớ ,chúng tôi nghĩ, không phải như thế đâu. Hoàng Sào bị chê do vì không liệu sức mình, “đường dài hay sức ngựa“. Trong hệ thống [K5] , bản văn của Thám hoa Ngụy khắc Đản đã viết đoan tuồng này rất rõ như sau :

Nghênh ngang một cõi biên thùy

Tuồng KIM VÂN KIỀU,“Kim Vân Kiều chiệp” do tiến sĩ Phan thị Thu Hiền dịch .

TỪ HẢI

Từ rày mỗ đổng nhung ( = từ ngày ta nắm việc quân
      Chưa thấy ai đấu lực .
      Đánh trăm trận, người đều thua sức,
      Phá năm thành, chúng thảy kiêng oai.
      ( =đạp đổ năm thành ,K2443-2444)
      Chớ chi hay Trung Quốc không ai,
      Thời ta đã xuất binh cửu hĩ.
      ( =nếu hay Quân triều dình yếu như thế thì ta đã xuất binh lâu rồi)

KIỀU:

Đại vương sao chẳng nghĩ,
      Trung Quốc dễ không ai.
      Chẳng qua bình trị đã lâu ngày,
      Nên nỗi tướng binh không xuất trận.
      Miếu đường thượng dầu không lương tướng,
      Thảo lai trung dễ thiếu anh hùng.
      (= triều đinh thiếu tướng tài nhưng trong dân còn lắm anh hùng)
      Sanh dân cửu khô’ binh nhung,
      Thánh thượng tất nhiên niêm mạc
      .( = dân còn bị đại nạn binh đao dây dưa ,chắc nhà vua phải rũ trướng mà kếu gọi người tài ra giúp nước )

TỪ HẢI tán:

Phu nhơn hảo ngữ,
      Chỉ thị gia mưu.
      Tuy khuê các nữ nhi,
      Đổng nhung nắm giữ việc quân.
      ( =phủ nhận nói phải .Thực là mưu hay .Tuy nàng ở chốn khuê phòng mà nào có khác chi lương tướng triều đình. Thực tế trước đó từ khi Thúy Kiều trở thành Vương phu nhân nàng đã dạy quân binh Từ Hải cách hành xử an dân… )

Ngày nay với sự góp mặt của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã giúp chúng tôi nhìn ra ai đã viết Kim Vân Kiều truyện và ký tên “Thanh Tâm Tài Nhân“ . Nay qua quyển KIM VÂN KIỀU TÂN TRUYỆN, 1872 của Duy Minh Thị viết vào trước năm 1871, hoàn chỉnh năm 1872. qua bản in mới mang tên “Kim Vân Kiều tân truyện ,tân thuyên Duy Minh Thị 1872”. Chính vì thế cho nên "Định Đề Hoán thai đoạt cốt" do Đào Duy Anh và Dương Quảng Hàm xây dựng đã sụp đổ hoàn toàn. Bản văn “Đào Duy Anh: Khảo luận về Truyện Thúy Kiều. Nhà xuất bản Văn hóa HaNoi 1958" ngày nay đã trở thành bản văn độc hại kể cả Chương 18 trong quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu của giáo sư Dương Quảng Hàm cũng cần được gởi bỏ ra khỏi giáo trình bậc học phổ thông ngày nay . Chúng ta đã có quá nhiều “Các thầy ta “ viết bài này sau năm 1975 hầu hết Họ đều đều thuộc hệ phái là Người-Đọc tin hoàn toàn tuyệt đối có bản văn Kim Vân Kiều truyện(20 hồi)) do “Thanh Tâm Tài Nhân?“, người Tàu đời Minh viết, tức họ thuộc lớp nhai lại như chúng tôi đã xếp hạng như trên.

Hệ lụy nhãn tiền xuất phát từ việc không hề biết hệ thống [K5]

Một hệ lụy nhãn tiền, từ chính người Việt xấu xí đã tự mình bôi tro trát trấu vào tiền nhân mình. Tàu nhân cơ hội bèn ra tay. Họ quyết tâm thi hành thủ đoạn chiếm đoạt, việc khởi đi từ khi Mao về lục địa vào năm 1949. Nhân vật Hoàng Dật Cầu thừa cơ khi nền hòa bình vừa lập lại trên đất nước ta, họ đã chèn ngay bản văn [Fakenews] vào Viện Hán Nôm, do vì Ta lúc này đã thiếu cảnh giác rằng, mình đang là người nắm giữ sự thật duy nhất giữ báu vật , tức bản văn A953 tức [(KVKT/TTTT) / =>. (_KVKT/TTTN.)] . Chính người Việt, họ đâu có ngờ rằng người Tàu + đã quá bẩn như thế! Bước kế tiếp, ngành Văn học so sánh của Tàu phát triển từ thập niên 60 sang 70 của thế kỷ thứ 20, họ đã đi bước trước Bắc Việt Nam khá xa , trong khi đó, trong Nam cho dù đã có tiến bộ nhiều thế nhưng cũng chỉ là hiện tượng tự phát qua các bài viết đăng trên Nguyệt san Văn hóa Á châu hay Văn hóa Nguyệt san trong thập niên 60 -70. Tại Đại học Văn khoa Sài Gòn dòng Văn học so sánh mới lạ này có mang ra giảng dạy với hai giáo sư Nghiêm Toản và Thanh Lãng v.v… …

Sự việc trở nên nổi đình đám với nhân vật Đổng Văn Thành tiếp nối theo lòi dạy của Mao như chúng ta đã biết qua loạt bài trên TALAWAS, (sđd(3) về Nguyễn Du .

Hiện nay ở ta đã có một sự thật đau lòng. Sự xuất hiện Trường phái Người-Đọc duy nhất thuôc cánh phê bình mang màu hệ phái Dosa mà thôi. Lớp người này tin hoàn toàn tuyệt đối rằng đã có bản văn Kim Vân Kiều truyện(20 hồi)) do “Thanh Tâm Tài Nhân?“, người Tàu đời Minh viết sẳn. Niềm tin của lớp người có "Tâm thức người nô lệ" đã làm thành một vết hằn trong não trạng học sinh phổ thông, trong khi đó chúng ta cần vô cùng NgườiĐọc thuộc hệ phái nhận thức luận [Epistomology] để giải nọc độc do lớp Đàn Anh đã để lại

Ngày nay với sự tiến bộ của bộ môn “liên văn bản học”, NgườiĐọc [Epistemist ] là thành phần cơ bản nhất, họ thuộc Trường phái Nhận thức luận [Epistemology]. Chính họ đã bác bỏ niềm tin vu vơ của lớp Đàn Anh vào lời nói của hai tiến sĩ khóa 2, năm 1826 thời Minh Mạng đó là Nguyễn văn Thắng ( qua Đào Duy Anh ) và tiến sĩ Vũ Thì Mẫn, (1795-1866) ,qua niềm tin của phó giáo sư tiến sĩ Vũ Nho (*) một người đã làm lâu nay trong bộ GD.

Nghĩ cũng cần nhắc lại rằng, đã có một bản văn phủ nhận hoàn toàn ý kiến nêu trên bắt đầu từ Đào Duy Anh tin Nguyễn văn Thắng, đó là bản văn của nhà vua Minh Mạng. Bài tổng thuyết của vua Minh Mệnh (1830) được viết có các nhà khoa bảng Hàn lâm viện biên tu thời Minh Mạng hổ trợ. Trong đó có Hà tôn Quyền (1798-1839) (Hội Nguyên). tiến sĩ khóa 1 ,năm 1822. Ông là học trò của Phạm Quý Thích, Lại bộ Tham tri kiêm Hàn lâm viện kiểm thảo. Hà Tôn Quyền người rất được nhà vua Minh Mạng tin dùng tham vấn hàng ngày từ Văn chương đến chính sự. Thiết nghĩ cũng nên nhớ rằng ,nhà vua Minh Mạng rất nghiêm túc , ông đã phạt rất nặng Hà Tôn Quyền khi Hà Tôn Quyền chú giải bản văn của nhà vua bị sai sót về điạ danh. Hà Tôn Quyền là học trò của Phạm Quý Thích. Ông hiện diện trong số 20 tiến sĩ đầu tiên đó. Rằng trong hai khoa tiến sĩ 1822 ,1826 đã có rất đông học trò của Hoa Đường,người Hải Dương thuộc nước Đại Nam , là Phạm Quý Thích. Tại khóa hai, 1826 cũng có thêm tiến sĩ Vũ Tông Phan đỗ thứ hạng rất cao. Ngoài ra lớp Người- Đọc này họ không hề biết gì về hệ thống văn khố được tổ chức lại một cách chặt chẻ dưới thời Minh Mạng. sđd(4 )

Niềm tin của Người-Đọc

1-Từ sự giả mạo tinh vi, với cách trình bày bìa chuyên nghiệp của Duy Minh Thị, là một người in sách, là một người buôn bán sách chữ Hoa,là một nhà viết sách sừng sỏ sống vào cuối thế kỷ thứ 19 tại Nam bộ. Nhiều người Việt đã măc lỡm ông . Ông đã trình bày bìa sách như vầy [(KVKT/TTTT) / =>. (_KVKT/TTTN.)] xem hình đính kèm. Hai trang đầu của bản chép tay ghi Quán Hoa đường; trang bìa (phải) với các dòng chữ đọc từ phải sang trái “Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ 青心才人編次; Kim Vân Kiều 金雲翹 Quán Hoa đường tử hành ; 貫華堂梓行”; (梓 tử = xuất bản )

2-Niềm tin vào cụm từ “ Ngũ Vân Lâu “ của Nguyễn văn Thắng do Hoa Bằng phát hiện vào năm 1943 trong tạp chí Tri tân. Với một sự lý giải mù mờ. Niềm tin của phó giáo sư tiến sĩ Vũ Nho,tác giả quyển “ Từ Kim Vân Kiều đến Truyện Kiều,so sánh và bình luận nxb TN,2019 “ tin vào lời của tiến sĩ 1826 Vũ Thì Mẫn, sau đổi là Vũ Đức Mẫn (1795-1866), (sđd(5).] Chúng tôi đã bác bỏ mọi sự lý giải bằng qua sự tồn tại của bản văn Bài tổng thuyết của vua Minh Mệnh (1830) có sự tham gia của Hà tôn Quyền (1798-1839) (Hội Nguyên). tiến sĩ ,Lại bộ Tham tri kiêm Hàn lâm viện kiểm thảo.

Do bởi người đương thời quanh họ , giỏi hơn họ rất nhiều là 18 vị tiến sĩ còn lại . Gồm 10 người thuộc lớp đàn anh, tiến sĩ khóa 1822 trong đó Hà tôn Quyền (1798-1839) (Hội Nguyên). tiến sĩ ,Lại bộ Tham tri kiêm Hàn lâm viện kiểm thảo.

III -Chú thích và nguồn sách tham khảo

(*) bài này nằm trong chuổi đề tài ,“ Sự thật về Lam bản hai bản văn Đoạn Trường Tân Thanh Và Kim Vân Kiều truyện do “Thanh Tâm Tài Nhân“ viết (*)Tiến sĩ NGUYỄN NAM là người Việt Nam được xếp vào hàng đầu trong khả năng hiểu biết về "lam bản" Kim Vân Kiều truyện.
Ông đã đến học tại trường Đại học HAVARD ( HOA KỲ ). Thầy của ông chính là đã hướng dẫn cho Charles Benoit (LÊ VÂN NAM) trình luận văn tiến sĩ Văn chương về đề tài “Charles Benoit "THE EVOLUTION OF THE WANG CUIQIAO TALE from Historical Event in China to Literary Masterpiece in Vietnam" trươc đó mươi năm ông đã cùng đồng đội dịch bản luận văn này và nhà xuất bản vào năm 2016 nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du . ngày nay việc chọn bản văn nguồn để trích dẫn phải được xem nhu điều quan trong bước thứ nhất trong các bài viết về nguồn gốc Truyện Kiều và bản văn [(KVKT/TTTT) / =>. (_KVKT/TTTN.)]
Việc chọn một nhân vật người Việt Nam có thẩm quyền về nguồn gốc Truyện Kiều hiện nay rất hiếm, ít nhất họ phải thuộc về lớp NgườiĐọc [Epistemist ], tức Người Đọc có Nhận thức luận [Epistemology]. Chúng ta là đang rất cần lớp NgườiĐọc này
Lớp Đàn Anh của chúng ta xưa nay là lớp Người-Đọc thuộc Trường phái Dosa tức là lớp người đọc không chuyên nghiệp, .
Lớp Người-Đọc này đa phần họ mang thuộc tính “ nhai lại”, cho dù nay đã lận lưng tiến sĩ là phó giáo sư, tiến sĩ . Họ đã có thói quen xấu là Copy & paste từ kiến văn người đi trước. Lớp nhai lại này có niềm tin do "Tâm thức người nô lệ" mà có. Họ không dám phát ngôn về một ý tưởng mới gì về nguồn gốc Truyện Kiều, điều đó nay đã trở thành quy ước. Các câu tiêu cực phải được xuất hiện ngay từ các dòng đầu tiên trong các bản luận văn từ cấp Thạc sĩ đến cấp tiến sĩ ,thế nên nay là giáo sư đại học họ lại càng cũng không dám, bởi họ đang chờ tấn phong hàm phó giáo sư hay giáo sư .
1-http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5966&rb=0102 Đổng Văn Thành,So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam,3 kì,Phạm Tú Châu dịch
(2) chúng tôi không thừa nhận có bản văn mang tên nhà vua Tự Đức được cho là đã xuất hiện vào năm 1871 . Bản văn này mang tên “Bài Tổng từ của vua Tự Đức ,1871 “ . Do vì –bản văn ra đời trong lúc tình hình đất nước ở giai đoạn dầu sôi lửa bỏng , người Pháp đang lấn ra Bắc. Bản văn quá nhiều từ phạm húy rất nặng. Bút lực rất tầm thường mang chất vần vè , chỉ có mỗi việc chơi chữ với vần “iên” ,đó là lối chơi chữ ở dạng thấp nhất khi xướng hoạ thơ Đường không xúng tầm của một vì vua hay chữ nhất của nhà Nguyễn . Toàn văn bản không mang một chút gì có chất khám phá về sự tinh hoa của bản văn Đoạn Trường Tân Thanh .Vả lại năm này thì Duy Minh Thị đã xuất hiện, và đã cho ra mắt bản văn Kim Vân Kiều tân truyện . So với bản văn Bài tổng thuyết của vua Minh Mệnh (1830) thì thua quá xa. Bản văn Minh Mạng ra đời khi nhà vua mừng thọ 40 tuổi , và duyệt lại 10 năm cầm quyền với thành quả cao nhất về Văn hóa , Văn chương . chắc chắn là do người đời sau chèn vào.
NgườiĐọc viết dính liền chỉ rằng đây là một thuật ngữ văn học chỉ rằng đây là thành phần thứ ba trong hệ thống “liên văn bản học” gồm tác phẩm tác giả và NgườiĐọc (gồm người đọc ,người-đọc( trở thành người phê bình ngang xương do câu phán xét về nguồn gốc Truyện Kiều. NgườiĐọc [Epistemist ], ký tự này chỉ nhà phê bình thuộc Trường phái Nhận thức luận [Epistemology]
(3) “Đổng Văn Thành ,TALAWAS, Nguyễn Du “ ==> http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=5966&rb=0102 Đổng Văn Thành,So sánh Truyện Kim Vân Kiều Trung Quốc và Việt Nam,3 kì,Phạm Tú Châu dịch
(4). Xin tìm đến các trang tư liệu này .
1-Võ Hương An Từ điển nhà Nguyễn, NXB TH-TP HCM ,2021
2-Nguyễn Văn Thâm & đồng sự -Lịch sử lưu trữ việt nam ,nxb đại học quốc gia tphcm ,2010
3-Nguyễn Hưng Quốc,MẤY VẤN ĐỀ PHÊ BÌNH VÀ LÝ THUYẾT VĂN HỌC,NXB VĂN MỚI.Ca,USA.2007
4-Trang Facebook nhóm TÌNH TỰ DÂN TỘC, và trang Facebook cá nhân laiquangnam

5 - [http://khxhnvnghean.gov.vn/?x=363/gioi-thieu-chung/mot-so-tu-lieu-co-va-dan-gian-xu-nghe-lien-quan-den-nguyen-du-va-truyen-Kiều] nếu link không dẫn đến bài viết thì Bạn Ta gõ “tiến sĩ Vũ Thì Mẫn, sau đổi là Vũ Đức Mẫn (1795-1866)”
Ngoài ra , Xin Bạn Ta đọc thêm hai bản văn này để biết người Tàu họ đã tiến hành ra sao trong việc chiếm đoạt xấu xa này
a)Những thẩm định mới về Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/11211-nhung-tham-dinh-moi-ve-kim-van-kieu-truyen-cua-thanh-tam-tai-nhan
b) Tình hình nghiên cứu Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân) và Truyện Kiều (Nguyễn Du) của giới học thuật Trung Quốc http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghiencuu/Vanhocnuocngoai/tabid/105/newstab/3042/Default.aspx
Tác giả: TS Bùi Thị Thúy Phương, TS Nguyễn Thị Diệu Linh
Cả ba tác giả trên, từ tiến sĩ Nguyễn Nam đến hai nữ tiến sĩ Bùi Thị Thúy Phương và tiến sĩ Nguyễn Thị Diệu Linh, tất cả Họ đều có niềm tin vững chắc rằng Nguyễn Du đã đọc [(KVKT/TTTT) / =>. (_KVKT/TTTN.)]. Điều này chúng ta không lấy làm lạ, do vì họ đã được đào tạo với niềm tin như thế khi họ học tại bậc học phổ thông trên Đất BẮC với bản văn “Đào Duy Anh: Khảo luận về Truyện Thúy Kiều. Nhà xuất bản Văn hóa HaNoi 1958". Đây đã được xem như là sách chuẩn phát biểu về nguồn gốc Truyện Kiều. Ngày nay vẫn còn tồn tại mệnh đề "Hoán thai đoạt cốt" trong sách giáo khoa bậc phổ thông và trong bộ Tổng tập Văn học Việt Nam. Sách của Đào Duy Anh chúng tôi đã xem là sách Rác từ khi trang Facebook TÌNH TỰ DÂN TỘC được thành lập vào năm 2019 ,một năm trước ngày kỷ niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du.

Chú thích đặc biệt
Bạn Ta có thể đọc bản văn của anh Lê Nghị tại trang -blogspot- http://phudoanlagi.blogspot.com/2020/09/thu-giai-ma-lai-truyen-kieu-le-nghi.html và bản văn pdf trên Chim Việt Cành Nam “lê nghị , Chim Việt Cành Nam” http://chimvie3.free.fr/baivo/lenghi/lenghi_KimVanKieu.pdf

ĐÓN ĐỌC : Bài kỳ tới NGUỒN GỐC TRUYỆN KIỀU VÀ KIM VÂN KIỀU TRUYỆN ,“THANH TÂM TÀI NHÂN“ (*) Phần 2 Niềm tin nào đã đóng đinh trong đầu người Việt




VVM.23.1.2022 -

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com