G
ần 80 năm trần thế, tưởng chừng đã trải qua tất cả thăng trầm, chua cay mặn đắng của hỉ - nộ - ái - ố đời người rồi, thì không còn “sự cố” nào lay chuyển cảm xúc tôi được nữa.
Nào phải thế!
Điều tôi chưa bao giờ hình dung đến thình lình khiến tôi choáng váng, không ngờ, không tin, không hiểu nổi. Bàn tay run rẩy thả rơi cây gậy, xô cả thân người loạng choạng mà nếu Lộc -cháu ngoại tôi- không nhanh tay đỡ kịp thì hẳn tôi đã lăn quay xuống sàn gạch rồi. Trái tim còn run hơn, nó làm tôi muốn nghẹt thở.
Có lẽ lúc này mặt tôi xanh ngắt, trán đẫm mồ hôi nên Lộc hoảng sợ, kêu lên:
-Ông ơi, ông làm sao thế?
Thằng cháu tưởng ông ngoại trúng gió, vội vàng đỡ tôi nằm xuống sofa, cuống quýt xoa dầu, vuốt ngực, nắn bóp tay chân. Đến khi nhận ra tôi vẫn tỉnh táo, nhịp thở dần điều hòa, nó mới thở phào:
-Ông làm cháu sợ quá...
-Ông không sao… Tự nhiên ông hơi chóng mặt…
Tôi liếm đôi môi khô khốc, cố giữ bình tĩnh để hỏi:
-Cháu vừa gọi ông, định hỏi… gì thế?
-À, cháu muốn hỏi ông về chiếc vòng cổ này.
Lần thứ hai, Lộc lại chìa chiếc vòng vàng trước mặt tôi. Chẳng đợi cầm lấy thì tôi mới nhận ra: vòng cưới của Bích Phụng! Tôi không quên cũng không thể nhầm lẫn vì ngày ấy, chính tôi bỏ tâm huyết chế tác chiếc vòng này theo yêu cầu của cha mẹ Phụng.
Hơn nửa thế kỷ rồi mà nước vàng vẫn sáng bóng, vẫn nổi bật đường nét chạm khắc cầu kỳ, tinh xảo. Nhất là 4 chữ tắt BP - KL cách điệu hình đôi rồng phượng uốn lượn bên nhau mà nhiều tuần tôi mới có thể hoàn thành. Ẩn dưới vô số viên đá quý có máu và nước mắt tôi hòa lẫn. Nỗi đau làm nước mắt không thể không rơi, khi nước mắt đã rơi tất mũi kim không còn chính xác, các đầu ngón tay tôi ứa máu đâu chỉ một vài lần…
-Nó… ở đâu ra thế?
-Của một bà khách, ông ạ.
“Ông biết. Dĩ nhiên là của một bà khách rồi!” Tôi nghĩ và nghếch cổ nhìn ra ngoài:
-Bà khách đâu?
-Bà ấy về rồi, để số phôn lại cho cháu trả lời sau. Bà ấy đặt cháu làm một chiếc vòng khác, theo đúng mẫu này.
-Theo đúng mẫu này? Không thể!
-Sao không hả ông? Mẫu này rất sang trọng, lại đẹp mà?
-Ý ông là không thể vẫn với bốn chữ tắt BP - KL được.
Lộc cười xòa:
-Đúng rồi, cháu quên. Bà khách có dặn thay bốn chữ tắt đó bằng tên Johnny.
Thái dương tôi nhói lên. Johnny? Rõ ràng là một cái tên đàn ông và hiển nhiên… không “thuần Việt”.
-Thế bà khách còn… còn… nói gì nữa? Ví dụ mục đích đặt thêm chiếc vòng, chẳng hạn.
-Bà ấy bảo để ghi dấu một tình yêu… Cháu không chú ý lắm, chỉ nhớ thế thôi.
Tôi gượng nhếch một nụ cười buồn:
-Phải, phải!... Đã là vòng cưới mà không “ghi dấu một tình yêu” thì còn để làm gì khác?
-Vòng mẫu này đẹp quá, ông nhỉ? Tay nghề cháu sợ chưa làm nổi.
“Những mẫu thủ công này, dĩ nhiên cháu không biết làm rồi”. Tôi lại nghĩ. Mà ngay cả tôi, mắt đã mờ, tay đã yếu, cũng không làm nổi.
-Bà khách kể đã đem đi nhiều nơi mà không ai nhận dù bà ấy sẵn sàng trả giá thật cao. Cháu muốn thử thách, chỉ sợ… lực bất tòng tâm nên phân vân chưa dám trả lời, chờ hỏi ý kiến ông.
-Thì cháu cứ nhận, ông sẽ hướng dẫn thêm. Mẫu thủ công này phải kiên trì lắm đấy.
-Vâng, vâng. Cháu sẽ cố gắng.
Tôi lạ gì tính khí thằng cháu ngoan này. Việc càng khó, Lộc càng hăm hở chinh phục. Cũng như tôi, nó rất yêu nghề thợ bạc, nhờ thế tôi mới có… truyền nhân!
Gia đình tôi nhiều đời làm ngư phủ, như một kiểu cha truyền con nối.
Có câu “rừng vàng biển bạc” nhưng ai giàu sang không biết, chứ từ đời ông nội tôi, quanh năm bám biển cũng chỉ dám gọi là đủ ăn. Xuống đến cha tôi càng khó khăn hơn. Điều đó không khó lý giải: nhà đông con quá mà mẹ tôi sức khỏe yếu, đau ốm thường xuyên. Tất cả chỉ ngóng chờ từng chuyến ra khơi của người đàn ông trụ cột trong nhà.
Do đó, khi cơn bão lớn nhấn chìm tàu cá xuống lòng đại dương, cha tôi cùng vài bạn chài khác không bao giờ trở về nữa, gia đình lâm khốn đốn. Ba đứa em kế tôi phải chia ra “ăn nhờ ở đậu” ba nhà bên nội, chỉ em út được ở với mẹ. Gánh bún ngày bán ngày nghỉ của mẹ nuôi hai miệng ăn đã thiếu trước hụt sau rồi.
Giấc mơ thi vào Đại học của tôi chìm xuống lòng biển theo cha. Lúc này, tôi cần học một nghề cho giỏi để thay cha nuôi sống gia đình. Thầy giáo là người dạy tôi nhiều năm, rất thương tôi, đã giới thiệu tôi vào Sài Gòn học nghề thợ bạc tại một tiệm kim hoàn mà bà chủ là họ hàng xa với thầy.
Ông chủ là một nghệ nhân tài hoa đích thân cầm tay chỉ việc cho các học viên. Mỗi ngày những người khác đến học nửa buổi rồi về, riêng tôi được nhận nuôi ăn ở tại chỗ. Tôi được ưu đãi thế dĩ nhiên vì có lời gửi gắm của thầy giáo. Nhưng tôi ngầm hiểu: còn vì ông bà chủ không thấy tôi có gì… “nguy hiểm” để phải nghi ngại cả. Ngôi nhà bốn tầng lầu rộng thênh thang vì ông bà chủ chỉ có một con gái nhỏ hơn tôi ba tuổi: Bích Phụng.
Từ năm lên sáu, cơn sốt bại liệt quái ác làm teo tóp một ống chân tôi, biến tôi ra quặt quẹo. Một thằng con trai quê kệch, khố rách áo ôm lại khuyết tật, đũa mốc hẳn biết thân phận chẳng dám mơ được dọn lên cùng bát ngọc, mâm son! Hẳn ông bà chủ yên chí thế. Nhiều người nhìn vào chắc cũng đinh ninh thế. Ngay Bích Phụng có thể cũng nghĩ thế!
Chỉ trái tim ngỗ nghịch và dại dột của tôi không cho là thế! Do đó, lần đầu nhìn thấy Phụng, tôi đã hiện thân làm anh chàng Trương Chi tội nghiệp. Rung động đầu đời của một thanh niên mới lớn tinh khôi mà sâu lắng. Có lẽ không chỉ riêng tôi, mối tình đầu của ai chẳng vậy?
“Giang sơn” của Bích Phụng thu gọn trên các tầng lầu: học bài, ăn, ngủ hay tiếp đón bạn bè. Cô chỉ xuống dưới để ra đường đi đâu đó. Những bạn bè đồng trang lứa với Phụng, cô nào cũng khép nép dịu dàng “đi nhẹ, cười duyên, nói khẽ” y như Phụng. Ôi, các cô gái trẻ ngày ấy -dù xấu dù đẹp- sao đều đáng yêu đến thế? Các cô chẳng bao giờ chú ý đến bọn con trai học việc chúng tôi.
Còn tôi cũng chỉ quẩn quanh trong phạm vi từ ngoài cửa tiệm vào đến gian bếp, ngày mấy lượt chờ dáng Bích Phụng thấp thoáng lướt qua. Thế thôi.
Sau gần ba năm chăm chỉ miệt mài, tay nghề đã vững, tôi được tiếp tục ở lại làm nhân viên chính thức cho tiệm kim hoàn này. Đồng lương từ thành quả lao động của tôi chắt chiu gửi về đã giúp ba đứa em “ăn nhờ ở đậu” sum họp một nhà với mẹ.
Bất cứ mẫu hàng dù cầu kỳ rắc rối thế nào, tôi cũng hoàn thành xuất sắc, đôi khi còn tìm tòi sáng tạo thêm thắt nhiều chi tiết độc đáo khác, khiến ông chủ rất hài lòng. Ông bảo tôi đã có thể tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh riêng được rồi, chỉ cần đủ vốn. Dĩ nhiên tôi biết phải còn rất nhiều năm nữa tôi mới có thể chạm tay vào ước mơ ấy.
Lúc này tôi chỉ mong có đủ tiền mua một căn nhà nho nhỏ gần đâu đây, để đón mẹ và các em vào. Vì tôi không muốn mẹ tôi sống mãi ở nơi chốn gợi nhớ nhiều đau thương ấy. Và vì tôi sợ phải... xa Bích Phụng. Tôi an phận muốn cứ mãi là một nhân viên của cha mẹ cô để còn được nhìn thấy cô mỗi ngày vào ra mấy lượt.
Tình đầu của tôi đúng nghĩa “tình câm”: Bao năm mang tiếng sống cùng nhà mà tôi và Phụng chưa lần trao đổi một lời, nói gì đến thổ lộ hay nắm tay? Bây giờ nghe tôi kể, hẳn nhiều bạn trẻ không tin, vì xa lạ quá, lý tưởng quá, nhuốm màu... thần thoại! Nhưng nếu các bạn đã tin “khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” của chàng Trương Chi khốn khổ, sau một lần gặp mặt Mỵ Nương mà về ốm tương tư đến chết, thì các bạn sẽ không thấy lạ lẫm nữa.
May mắn hơn Trương Chi, bệnh tương tư chỉ làm tôi đau khổ chứ không đến nỗi chết, để tôi còn chứng kiến ngày Bích Phụng đi lấy chồng. Tất nhiên tôi hiểu sớm muộn gì cũng có ngày ấy, thế mà vẫn không tránh được đau đớn, tuyệt vọng... Càng đau hơn khi ông bà chủ giao cho tôi chế tác một vòng cổ làm quà mừng cưới cho con gái. Một chiếc vòng vàng gắn vô số đá quý, với bốn chữ tắt cách điệu BP - KL bay bướm và tinh xảo.
-Em thích lắm, cám ơn anh. Em sẽ giữ nó cùng tình yêu của em đến trọn đời.
Lần đầu tiên cũng là lần duy nhất, Bích Phụng nói với tôi, chỉ một câu như vậy, trước ngày lên xe hoa với Kỳ Lân.
“Vật đổi sao dời”, hơn nửa thế kỷ qua, bất chợt hôm nay thấy lại chiếc vòng này, hỏi sao lòng tôi không chấn động? Thì ra quá khứ không mất đi, cũng chẳng ngủ yên. Nó chỉ ẩn khuất đâu đó trong một góc nhỏ tim tôi mà kiên nhẫn đợi chờ. Như Công chúa ngủ trong rừng chờ đợi một nụ hôn Hoàng tử.
Nhưng bây giờ, trong dấu yêu vừa được khơi dậy còn hòa trộn nhiều cay đắng xót xa, khiến lòng tôi thổn thức, ngậm ngùi. Thổn thức vì biết Bích Phụng nào ở đâu xa, vẫn quanh quất đâu đây, có thể rất gần tôi là khác. Vậy mà sau 30.4.1975, tôi đinh ninh gia đình lớn và nhỏ của Phụng đã định cư nước ngoài cả rồi. Ngậm ngùi vì nhớ tới Kỳ Lân, tình yêu thứ nhất của Phụng. Kỳ Lân giờ ra sao, ở đâu, để Bích Phụng cần một “ghi dấu tình yêu” khác?
Bất chợt, tôi nhớ một khổ thơ đã đọc đâu đó từ lâu:
Em bảo yêu tôi, yêu suốt đời
Đời em hay suốt cuộc đời tôi?
Đời em? Khi chết, hồn em sẽ…
Tôi chết, còn ai chứng giám lời?
Ngày đó, Phụng đã rất trân trọng chiếc vòng, nguyện giữ nó cùng tình yêu với chồng trọn đời. Trọn đời Bích Phụng hay trọn đời Kỳ Lân?
Trong bữa ăn tối, Lộc vui miệng kể:
-Chiều nay ở nhà thờ, cháu gặp bà khách hôm trước, ông ạ.
Tự nhiên tôi mất bình tĩnh, đến làm rơi miếng thịt đang gắp dở xuống bàn:
-Cháu nói… nói… ai?
-Bà khách đặt làm chiếc vòng tình yêu ấy. Ông không nhớ à?
Dĩ nhiên tôi nhớ chứ. Tôi rất nhớ là khác. Nhưng để Lộc không đọc ra tâm sự của mình, tôi ậm ừ như thờ ơ không hào hứng bắt chuyện.
-Bà ấy nhận ngay ra cháu. Cháu cũng nhớ hỏi thăm cả Johnny, mới biết ông vừa mất hai tuần trước. Thảo nào nhìn bà ấy buồn buồn…
Ôi, hạnh phúc sao mà bấp bênh, ngắn ngủi? Lộc mới làm chiếc vòng khắc tên Johnny nửa năm trước chứ lâu lắc gì? Tôi bùi ngùi thương Bích Phụng quá.
Lộc lại hăm hở nói thêm:
-Bà ấy hẹn vài hôm nữa đến đặt cháu làm chiếc vòng khác, ông ạ.
Thằng cháu phấn khích vì món hời trước mắt, không biết lời nói vô tình như khúc cây giáng xuống đầu tôi, choáng váng.
Lại một “ghi dấu tình yêu” mới sau khi tình cũ vừa mất hai tuần? Có lẽ nào và vì sao nên nỗi? Một bà lão qua tuổi “cổ lai hi” từ lâu, vẫn luôn khao khát đàn ông nên dễ dàng thay chồng như thay áo?
Tôi khó chịu quá. Mất mát. Hụt hẫng. Hoài nghi. Thương tâm. Dù cuộc đời dâu bể thế nào cũng đừng tàn nhẫn biến Bích Phụng ra“sa đọa” như vậy. Một đổ vỡ lớn lao trong tôi khiến tôi vô cùng tiếc nuối, vô cùng thất vọng.
Và tôi tự trách mình, nhận mình có lỗi. Bỏ mặc Bích Phụng tiếp tục sống trong tình trạng này, tôi yên lòng được sao? Tất nhiên tôi không cam tâm. Chỉ tưởng tượng thôi đã đủ cho tôi xốn xang, ray rứt rồi.
Tôi sốt ruột chờ đợi Bích Phụng quay lại như đã hẹn cháu tôi. Tôi chịu khó túc trực ở cửa hàng cùng Lộc, để yên chí rằng sẽ không vắng mặt lúc Phụng bất ngờ đến.
Lúc đó tôi phải làm gì, nói gì và phản ứng của Phụng ra sao thì bộ não già nua mệt mỏi của tôi không lường trước được. Nhiều khả năng Phụng cũng không nhớ tôi đâu. Năm xưa, trong gia đình ấy, tôi chẳng khác một bóng ma.
Cuối cùng, người đàn bà ấy đã đến, đúng hẹn. Mọi hình dung hay mục đích của tôi vỡ nhanh như bong bóng nước trời mưa. Hơn nửa thế kỷ qua, tất nhiên “ai rồi cũng khác”. Tôi đã vậy thì Bích Phụng cũng phải vậy. Không có ngoại lệ.
Một làn da mịn màng trắng trẻo có thể sần sùi, đen đủi. Một vóc dáng thon thả không khó để ra teo tóp hay ục ịch. Một mớ tóc huyền óng ả càng dễ biến thành... trọc lóc. Nhưng một chiều cao xấp xỉ thước bảy thì không thể nào rút lại chưa đầy thước rưỡi được. Không phải Bích Phụng! Tôi cam đoan.
Nên tất nhiên, người đàn bà kia cũng không biết tôi là ai.
Lộc giới thiệu gì, tôi không nghe, chỉ ngớ mặt nhìn, không để ý cả lời xã giao bà ấy cám ơn tôi đã nhận chế tác chiếc vòng Johnny cuối năm ngoái. Lúc này, điều tôi quan tâm chỉ là chiếc vòng vàng đầu tiên thôi.
-Nó là... là... kỷ vật của bà... Phải không, thưa bà?
-Ô, không phải đâu. Mà có chuyện gì thế, ông chủ?
Tôi không nén được, buột miệng nói ngay:
-Đúng là của bà Bích Phụng...
Người đàn bà lắc đầu, cười:
-Tôi không biết lai lịch chiếc vòng ấy... Tôi cũng không quen ai tên Phụng.
Tôi càng hoang mang:
-Thế thì sao... sao bà có nó?
-Là thế này: cách đây dễ hơn 25 năm rồi... Lâu quá, tôi không nhớ rõ. Khi đó, tôi có một tiệm cầm đồ. Một ông khách đến cầm chiếc vòng cho tôi. Để tôi nhớ xem... Phải rồi, ông ấy bảo cần số tiền lớn chữa bệnh cho vợ... Thế rồi ông ấy đi luôn, không thấy quay lại chuộc.
Lộc đột ngột xen vào:
-Cô không ghi địa chỉ của khách sao?
-Có chứ. Ghi theo căn cước. Mà căn cước mấy khi chính xác? Lúc đó người ta từ tỉnh này dọn sang tỉnh khác là thường.
Giọng tôi đã phần nào lạc đi:
-Và bà... bà giữ... chiếc vòng... tới nay?
Người đàn bà tặc lưỡi, nói như phân bua:
-Tiệm cầm đồ nào chẳng quy định như thế? Quá thời hạn không chuộc thì coi như khách tự ý bỏ luôn. Nhưng có phải vì tôi tham đâu? Nhiều người thích nó lắm, đòi mua giá rất cao, tôi không bán. Tôi cứ giữ lại, biết đâu có ngày ông khách đến chuộc về? Lúc nghe ông ấy nói cần tiền chữa bệnh cho vợ, tôi tội nghiệp lắm. Vòng khắc tên nhất định là kỷ vật của gia đình họ rồi. Tôi không nỡ để mất nó đi.
Bà ta còn nói gì nhiều lắm, tôi chẳng có tâm trí nghe. Dạ tôi héo như dưa, nghẹn ngào, u uất. Tôi cũng không can đảm hỏi nhiều thêm, sự thật phũ phàng có khi còn đau lòng gấp bội.
Lộc không phải là tôi nên vẫn hồn nhiên... chất vấn:
-Thế còn chiếc vòng tên Johnny, cô làm cho ai?
-À, Noel năm ngoái, bà chị cô định cư ở Mỹ về chơi, thấy vòng đẹp và sang trọng nên đặt làm quà sinh nhật tặng ông chồng tên Johnny.
Không đợi Lộc hỏi tiếp, người đàn bà nhanh nhảu kể luôn:
-Một hàng xóm khác của bà chị cô cũng gọi điện về nhờ cô hôm nay đến đặt cháu làm một chiếc đây. Tên Hải Đăng. Cháu nhớ nhé!
Hải Đăng! Một cái tên đàn ông và hiển nhiên...không “thuần Việt”!. ./.
VVM.31.5.2024.
Gia đình tôi nhiều đời làm ngư phủ, như một kiểu cha truyền con nối.
Có câu “rừng vàng biển bạc” nhưng ai giàu sang không biết, chứ từ đời ông nội tôi, quanh năm bám biển cũng chỉ dám gọi là đủ ăn. Xuống đến cha tôi càng khó khăn hơn. Điều đó không khó lý giải: nhà đông con quá mà mẹ tôi sức khỏe yếu, đau ốm thường xuyên. Tất cả chỉ ngóng chờ từng chuyến ra khơi của người đàn ông trụ cột trong nhà.
Do đó, khi cơn bão lớn nhấn chìm tàu cá xuống lòng đại dương, cha tôi cùng vài bạn chài khác không bao giờ trở về nữa, gia đình lâm khốn đốn. Ba đứa em kế tôi phải chia ra “ăn nhờ ở đậu” ba nhà bên nội, chỉ em út được ở với mẹ. Gánh bún ngày bán ngày nghỉ của mẹ nuôi hai miệng ăn đã thiếu trước hụt sau rồi.
Giấc mơ thi vào Đại học của tôi chìm xuống lòng biển theo cha. Lúc này, tôi cần học một nghề cho giỏi để thay cha nuôi sống gia đình. Thầy giáo là người dạy tôi nhiều năm, rất thương tôi, đã giới thiệu tôi vào Sài Gòn học nghề thợ bạc tại một tiệm kim hoàn mà bà chủ là họ hàng xa với thầy.
Ông chủ là một nghệ nhân tài hoa đích thân cầm tay chỉ việc cho các học viên. Mỗi ngày những người khác đến học nửa buổi rồi về, riêng tôi được nhận nuôi ăn ở tại chỗ. Tôi được ưu đãi thế dĩ nhiên vì có lời gửi gắm của thầy giáo. Nhưng tôi ngầm hiểu: còn vì ông bà chủ không thấy tôi có gì… “nguy hiểm” để phải nghi ngại cả. Ngôi nhà bốn tầng lầu rộng thênh thang vì ông bà chủ chỉ có một con gái nhỏ hơn tôi ba tuổi: Bích Phụng.
Từ năm lên sáu, cơn sốt bại liệt quái ác làm teo tóp một ống chân tôi, biến tôi ra quặt quẹo. Một thằng con trai quê kệch, khố rách áo ôm lại khuyết tật, đũa mốc hẳn biết thân phận chẳng dám mơ được dọn lên cùng bát ngọc, mâm son! Hẳn ông bà chủ yên chí thế. Nhiều người nhìn vào chắc cũng đinh ninh thế. Ngay Bích Phụng có thể cũng nghĩ thế!
Chỉ trái tim ngỗ nghịch và dại dột của tôi không cho là thế! Do đó, lần đầu nhìn thấy Phụng, tôi đã hiện thân làm anh chàng Trương Chi tội nghiệp. Rung động đầu đời của một thanh niên mới lớn tinh khôi mà sâu lắng. Có lẽ không chỉ riêng tôi, mối tình đầu của ai chẳng vậy?
“Giang sơn” của Bích Phụng thu gọn trên các tầng lầu: học bài, ăn, ngủ hay tiếp đón bạn bè. Cô chỉ xuống dưới để ra đường đi đâu đó. Những bạn bè đồng trang lứa với Phụng, cô nào cũng khép nép dịu dàng “đi nhẹ, cười duyên, nói khẽ” y như Phụng. Ôi, các cô gái trẻ ngày ấy -dù xấu dù đẹp- sao đều đáng yêu đến thế? Các cô chẳng bao giờ chú ý đến bọn con trai học việc chúng tôi.
Còn tôi cũng chỉ quẩn quanh trong phạm vi từ ngoài cửa tiệm vào đến gian bếp, ngày mấy lượt chờ dáng Bích Phụng thấp thoáng lướt qua. Thế thôi.
Sau gần ba năm chăm chỉ miệt mài, tay nghề đã vững, tôi được tiếp tục ở lại làm nhân viên chính thức cho tiệm kim hoàn này. Đồng lương từ thành quả lao động của tôi chắt chiu gửi về đã giúp ba đứa em “ăn nhờ ở đậu” sum họp một nhà với mẹ.
Bất cứ mẫu hàng dù cầu kỳ rắc rối thế nào, tôi cũng hoàn thành xuất sắc, đôi khi còn tìm tòi sáng tạo thêm thắt nhiều chi tiết độc đáo khác, khiến ông chủ rất hài lòng. Ông bảo tôi đã có thể tự mở cho mình một cơ sở kinh doanh riêng được rồi, chỉ cần đủ vốn. Dĩ nhiên tôi biết phải còn rất nhiều năm nữa tôi mới có thể chạm tay vào ước mơ ấy.
Lúc này tôi chỉ mong có đủ tiền mua một căn nhà nho nhỏ gần đâu đây, để đón mẹ và các em vào. Vì tôi không muốn mẹ tôi sống mãi ở nơi chốn gợi nhớ nhiều đau thương ấy. Và vì tôi sợ phải... xa Bích Phụng. Tôi an phận muốn cứ mãi là một nhân viên của cha mẹ cô để còn được nhìn thấy cô mỗi ngày vào ra mấy lượt.
Tình đầu của tôi đúng nghĩa “tình câm”: Bao năm mang tiếng sống cùng nhà mà tôi và Phụng chưa lần trao đổi một lời, nói gì đến thổ lộ hay nắm tay? Bây giờ nghe tôi kể, hẳn nhiều bạn trẻ không tin, vì xa lạ quá, lý tưởng quá, nhuốm màu... thần thoại! Nhưng nếu các bạn đã tin “khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan” của chàng Trương Chi khốn khổ, sau một lần gặp mặt Mỵ Nương mà về ốm tương tư đến chết, thì các bạn sẽ không thấy lạ lẫm nữa.
May mắn hơn Trương Chi, bệnh tương tư chỉ làm tôi đau khổ chứ không đến nỗi chết, để tôi còn chứng kiến ngày Bích Phụng đi lấy chồng. Tất nhiên tôi hiểu sớm muộn gì cũng có ngày ấy, thế mà vẫn không tránh được đau đớn, tuyệt vọng... Càng đau hơn khi ông bà chủ giao cho tôi chế tác một vòng cổ làm quà mừng cưới cho con gái. Một chiếc vòng vàng gắn vô số đá quý, với bốn chữ tắt cách điệu BP - KL bay bướm và tinh xảo.
-Em thích lắm, cám ơn anh. Em sẽ giữ nó cùng tình yêu của em đến trọn đời.
Lần đầu tiên cũng là lần duy nhất, Bích Phụng nói với tôi, chỉ một câu như vậy, trước ngày lên xe hoa với Kỳ Lân.
“Vật đổi sao dời”, hơn nửa thế kỷ qua, bất chợt hôm nay thấy lại chiếc vòng này, hỏi sao lòng tôi không chấn động? Thì ra quá khứ không mất đi, cũng chẳng ngủ yên. Nó chỉ ẩn khuất đâu đó trong một góc nhỏ tim tôi mà kiên nhẫn đợi chờ. Như Công chúa ngủ trong rừng chờ đợi một nụ hôn Hoàng tử.
Nhưng bây giờ, trong dấu yêu vừa được khơi dậy còn hòa trộn nhiều cay đắng xót xa, khiến lòng tôi thổn thức, ngậm ngùi. Thổn thức vì biết Bích Phụng nào ở đâu xa, vẫn quanh quất đâu đây, có thể rất gần tôi là khác. Vậy mà sau 30.4.1975, tôi đinh ninh gia đình lớn và nhỏ của Phụng đã định cư nước ngoài cả rồi. Ngậm ngùi vì nhớ tới Kỳ Lân, tình yêu thứ nhất của Phụng. Kỳ Lân giờ ra sao, ở đâu, để Bích Phụng cần một “ghi dấu tình yêu” khác?
Bất chợt, tôi nhớ một khổ thơ đã đọc đâu đó từ lâu:
Em bảo yêu tôi, yêu suốt đời
Đời em hay suốt cuộc đời tôi?
Đời em? Khi chết, hồn em sẽ…
Tôi chết, còn ai chứng giám lời?
Ngày đó, Phụng đã rất trân trọng chiếc vòng, nguyện giữ nó cùng tình yêu với chồng trọn đời. Trọn đời Bích Phụng hay trọn đời Kỳ Lân?
Trong bữa ăn tối, Lộc vui miệng kể:
-Chiều nay ở nhà thờ, cháu gặp bà khách hôm trước, ông ạ.
Tự nhiên tôi mất bình tĩnh, đến làm rơi miếng thịt đang gắp dở xuống bàn:
-Cháu nói… nói… ai?
-Bà khách đặt làm chiếc vòng tình yêu ấy. Ông không nhớ à?
Dĩ nhiên tôi nhớ chứ. Tôi rất nhớ là khác. Nhưng để Lộc không đọc ra tâm sự của mình, tôi ậm ừ như thờ ơ không hào hứng bắt chuyện.
-Bà ấy nhận ngay ra cháu. Cháu cũng nhớ hỏi thăm cả Johnny, mới biết ông vừa mất hai tuần trước. Thảo nào nhìn bà ấy buồn buồn…
Ôi, hạnh phúc sao mà bấp bênh, ngắn ngủi? Lộc mới làm chiếc vòng khắc tên Johnny nửa năm trước chứ lâu lắc gì? Tôi bùi ngùi thương Bích Phụng quá.
Lộc lại hăm hở nói thêm:
-Bà ấy hẹn vài hôm nữa đến đặt cháu làm chiếc vòng khác, ông ạ.
Thằng cháu phấn khích vì món hời trước mắt, không biết lời nói vô tình như khúc cây giáng xuống đầu tôi, choáng váng.
Lại một “ghi dấu tình yêu” mới sau khi tình cũ vừa mất hai tuần? Có lẽ nào và vì sao nên nỗi? Một bà lão qua tuổi “cổ lai hi” từ lâu, vẫn luôn khao khát đàn ông nên dễ dàng thay chồng như thay áo?
Tôi khó chịu quá. Mất mát. Hụt hẫng. Hoài nghi. Thương tâm. Dù cuộc đời dâu bể thế nào cũng đừng tàn nhẫn biến Bích Phụng ra“sa đọa” như vậy. Một đổ vỡ lớn lao trong tôi khiến tôi vô cùng tiếc nuối, vô cùng thất vọng.
Và tôi tự trách mình, nhận mình có lỗi. Bỏ mặc Bích Phụng tiếp tục sống trong tình trạng này, tôi yên lòng được sao? Tất nhiên tôi không cam tâm. Chỉ tưởng tượng thôi đã đủ cho tôi xốn xang, ray rứt rồi.
Tôi sốt ruột chờ đợi Bích Phụng quay lại như đã hẹn cháu tôi. Tôi chịu khó túc trực ở cửa hàng cùng Lộc, để yên chí rằng sẽ không vắng mặt lúc Phụng bất ngờ đến.
Lúc đó tôi phải làm gì, nói gì và phản ứng của Phụng ra sao thì bộ não già nua mệt mỏi của tôi không lường trước được. Nhiều khả năng Phụng cũng không nhớ tôi đâu. Năm xưa, trong gia đình ấy, tôi chẳng khác một bóng ma.
Cuối cùng, người đàn bà ấy đã đến, đúng hẹn. Mọi hình dung hay mục đích của tôi vỡ nhanh như bong bóng nước trời mưa. Hơn nửa thế kỷ qua, tất nhiên “ai rồi cũng khác”. Tôi đã vậy thì Bích Phụng cũng phải vậy. Không có ngoại lệ.
Một làn da mịn màng trắng trẻo có thể sần sùi, đen đủi. Một vóc dáng thon thả không khó để ra teo tóp hay ục ịch. Một mớ tóc huyền óng ả càng dễ biến thành... trọc lóc. Nhưng một chiều cao xấp xỉ thước bảy thì không thể nào rút lại chưa đầy thước rưỡi được. Không phải Bích Phụng! Tôi cam đoan.
Nên tất nhiên, người đàn bà kia cũng không biết tôi là ai.
Lộc giới thiệu gì, tôi không nghe, chỉ ngớ mặt nhìn, không để ý cả lời xã giao bà ấy cám ơn tôi đã nhận chế tác chiếc vòng Johnny cuối năm ngoái. Lúc này, điều tôi quan tâm chỉ là chiếc vòng vàng đầu tiên thôi.
-Nó là... là... kỷ vật của bà... Phải không, thưa bà?
-Ô, không phải đâu. Mà có chuyện gì thế, ông chủ?
Tôi không nén được, buột miệng nói ngay:
-Đúng là của bà Bích Phụng...
Người đàn bà lắc đầu, cười:
-Tôi không biết lai lịch chiếc vòng ấy... Tôi cũng không quen ai tên Phụng.
Tôi càng hoang mang:
-Thế thì sao... sao bà có nó?
-Là thế này: cách đây dễ hơn 25 năm rồi... Lâu quá, tôi không nhớ rõ. Khi đó, tôi có một tiệm cầm đồ. Một ông khách đến cầm chiếc vòng cho tôi. Để tôi nhớ xem... Phải rồi, ông ấy bảo cần số tiền lớn chữa bệnh cho vợ... Thế rồi ông ấy đi luôn, không thấy quay lại chuộc.
Lộc đột ngột xen vào:
-Cô không ghi địa chỉ của khách sao?
-Có chứ. Ghi theo căn cước. Mà căn cước mấy khi chính xác? Lúc đó người ta từ tỉnh này dọn sang tỉnh khác là thường.
Giọng tôi đã phần nào lạc đi:
-Và bà... bà giữ... chiếc vòng... tới nay?
Người đàn bà tặc lưỡi, nói như phân bua:
-Tiệm cầm đồ nào chẳng quy định như thế? Quá thời hạn không chuộc thì coi như khách tự ý bỏ luôn. Nhưng có phải vì tôi tham đâu? Nhiều người thích nó lắm, đòi mua giá rất cao, tôi không bán. Tôi cứ giữ lại, biết đâu có ngày ông khách đến chuộc về? Lúc nghe ông ấy nói cần tiền chữa bệnh cho vợ, tôi tội nghiệp lắm. Vòng khắc tên nhất định là kỷ vật của gia đình họ rồi. Tôi không nỡ để mất nó đi.
Bà ta còn nói gì nhiều lắm, tôi chẳng có tâm trí nghe. Dạ tôi héo như dưa, nghẹn ngào, u uất. Tôi cũng không can đảm hỏi nhiều thêm, sự thật phũ phàng có khi còn đau lòng gấp bội.
Lộc không phải là tôi nên vẫn hồn nhiên... chất vấn:
-Thế còn chiếc vòng tên Johnny, cô làm cho ai?
-À, Noel năm ngoái, bà chị cô định cư ở Mỹ về chơi, thấy vòng đẹp và sang trọng nên đặt làm quà sinh nhật tặng ông chồng tên Johnny.
Không đợi Lộc hỏi tiếp, người đàn bà nhanh nhảu kể luôn:
-Một hàng xóm khác của bà chị cô cũng gọi điện về nhờ cô hôm nay đến đặt cháu làm một chiếc đây. Tên Hải Đăng. Cháu nhớ nhé!
Hải Đăng! Một cái tên đàn ông và hiển nhiên...không “thuần Việt”!. ./.