T
ục lệ dựng nêu ăn Tết, dựng nêu với mục đích gì? Tra tự điển Hán Việt thì không thấy từ NÊU. Việt Nam tự điển thì giải thích NÊU là cây cắm cao
để làm dấu hiệu. Ngày tết thì trồng NÊU. Hỏi một người bạn Việt gốc Hoa mà ông nội anh ta mới sang Việt Nam, cha anh là đời thứ nhứt, anh
là đời thứ hai, anh không thấy và cũng không nghe ai nói về việc dựng NÊU ăn Tết dù gia đình ở Trà Vinh, khuôn viên nhà cũng rộng đấy.
Như vậy tôi cho phong tục dựng NÊU ăn tết nầy là của Việt Nam.Theo học giả Goloubew thì người Việt là giống dân In-đô-nê-giêng tới định cư ở lục địa Châu Á.
Như vậy phải nói là ban đầu họ sống ở vùng châu thổ và đồng bằng cho tiện việc trồng trọt sanh sống. Thú dữ ở rừng ra thì đuổi bằng cách
đánh vật gì cho tạo tiếng động ầm lên, đốt lửa để xua đuổi. Và ngày nay, dân ở vùng giáp với rừng cũng làm vậy. Theo các cụ già ngày xưa,
họ kể rằng dựng NÊU là dựng:
- Một cây tre dài để ngọn,
- Có một mão quan văn,
- Treo một mét vải đỏ,
- Cách xa ngọn tre hai tấc thì treo:
· Một vòng tròn đường kính hai tấc, xung quanh có gắn dây tua cũng dài hai tấc.
· Dưới mỗi dây tua thì treo chuông và khánh (khánh là vật giống như nắp hộp nhỏ, tròn, bằng đồng để các sư đánh beng beng khi tụng kinh)
xen nhau sao cho khi có gió thì nó chạm nhau kêu leng keng.
Ngày xưa, có lẽ không ai thoát khỏi óc mê tín dị đoan, có lẽ cũng có cả ba lá bùa trừ tà ma
cũng nên. Khi không có những ông thầy làm bùa, có lẽ người ta thay vào đó bằng ba tấm vải đỏ đại để ghi:
- Xua đuổi tà ma,
- Diệt trừ thú dữ
- Mọi người vui Tết.
Ngày nay, người ta thay vào đó bằng ba tấm vải đỏ với lời chúc ngắn, gọn.
Lễ dựng NÊU thì người ta đặt một bàn nhỏ trên đó có:
- Một lư hương,
- Hai chưn đèn có gắn đèn
- Một hay hai dĩa đựng lễ vật cúng.
>
Người chủ lễ lên đèn, thắp nhang và vái đại khái là cầu trời đất chứng giám cho tôi dựng NÊU ăn Tết, cho trong nhà trong cửa được yên
ổn và vui vẻ, làm ăn tấn phát.
>
Với cách cúng dựng NÊU ngày xưa tôi cho rằng đây là phong tục của Việt tộc, của dân ở đồng bằng. Dân du mục thì sống bằng nghề săn bắt hái lượm,
thấy thú rừng là họ tổ chức giết để ăn thịt chớ không làm ầm lên để xua đuổi đâu.
>
Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, xem dựng NÊU ở Lăng Ông Lê Văn Duyệt, tôi cũng không để ý đến vật treo ở câu NÊU. Những năm gần đây,
tôi thấy ở cây tre dựng NÊU có treo một cái giỏ, trong đó có treo ba tấm vải đỏ nhỏ có ghi lời chúc. Lần xem dựng NÊU đầu năm 2015,
người chủ trì là người thứ ba sau ông Đốc phủ Rỡ. Xa xưa thì ở Lăng Ông dựng NÊU như thế nào, có lẽ mọi người chỉ xem thôi.
Khi được cử làm thì noi theo hình thức xưa và tự nghĩ ra mà làm vì là người trưởng thượng kia mà. Nghe nói có bài văn cúng
dựng NÊU nhưng khi tôi hỏi và nói chỉ cần biết vái ai thôi chớ không cần biết bài văn thì người có trách nhiệm nói
là vái Thái Thượng Lão Quân. Thái Thượng Lão Quân là ai? Ai đặt? Chức vụ gì ở Thiên đình thì tôi chưa được biết.
Nhưng bài văn viết là ai viết và viết vào năm nào? Nhưng có điều là ngày nay cúng dựng NÊU có múa Lân mà trước đây không có.
Ca dao Việt Nam có câu:
Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Kêu mau tới Tết dựng nêu ăn chè.
Ngày mùng bảy Tết hạ NÊU thì các cụ nói là cúng bằng Chè và Xôi. Tuy vậy, tôi thấy người ta cúng bằng trái cây cả. Không biết có phải vì đứng
ở xa nhìn nên tôi không thấy chè xôi chăng? Tôi suy luận rằng ngày xưa thì cúng bằng chè xôi đấy vì việc mua trái cây khó lắm vì mỗi
mười ngày hay nửa tháng nữa mới có họp chợ gọi là chợ phiên nên cúng bằng chè xôi cho tiện. Ngày nay, chợ họp mỗi ngày nên cúng bằng trái cây
cho tiện vì dễ mua và khỏi mất công.
Thiển nghĩ phong tục nếu không ghi lại bằng văn bản thì nó biến dạng lần và có khi biến mất luôn đấy. Tuy nhiên, theo đà tiến hóa của nhơn loại,
cái nào lạc hậu mất nhơn tánh thì phải loại bỏ hay biến cải.
Việc dựng NÊU ăn Tết, ngày nay ngoài Lăng Đức Tả quân Lê Văn Duyệt, kiếm đỏ mắt cũng không thấy ở đâu, nhà nào có dựng NÊU. Ngay các thầy giáo
ở vùng quê già cỡ tôi cũng không thấy nhà nào có dựng NÊU ăn Tết.-/.
Khánh Hội-Quận Tư- Saigòn ngày 14.8.2015
Kêu mau tới Tết dựng nêu ăn chè.