Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
        



tranh Dương Ngọc Sơn

TẾT NGUYÊN ĐÁN
VỚI HOA VÀ CÂY CẢNH
Ở NHÀ QUÊ VIỆT NAM

  


1- Đặt vấn đề :

Nuóc Việt yếu quý của chúng ta là nước nông nghiệp. Do vậy nhu cầu bức thiết là phải sống hoà đồng với thiên nhiên và môi trưòng.Trong tâm thục nông phu luôn canh cánh :

Lạy trời mưa xuống
Lấy nưóc tôi uống
Lấy ruộng tôi cầy
Cho đâỳ nồi cơm

Mỗi mái tranh của dân Việt đã là một bức tranh nào chum nước mưa dưói cây cau, dậu dâm bụt hoa nở chói lọi .Hoặc đầu tưòng lửa lựu lập loè đâm bông. Những chậu ngâu , chậu sói thơm nồng sâu cả khu nhà. Rồi hoa bưởi ngan ngát , rồi hoa cau trắng gieo rác đầy sân lấp cả các tổ con công công đùn đất đầy sân. Sân đất nhà ai chẳng tim tím nhũng bông hoa rau sam bò lan mam vô tư lự. Nhưng có lẽ rực rỡ nhất là giàn hoa vàng chói lọi của mướp. Quanh năm , nhà người Việt ở quê đều thơm lừng hoa nở!

Vậy ngày Tết nguời Việt chơi hoa và cây cảnh gì!

2- Các hoa và cây cảnh ngày Tết :

Điều gần như thành nếp trên bàn thờ nguòi Việt , vào dịp Tết bao giờ cũng có cành hoa giấy nhuộm màu sặc sỡ. Nhà lợp rạ hầu nhu đều thấp lè lè , nhà tranh vách đất. Do vậy nhũng hoa và cây cảnh để trong nhà đều rất khiêm nhường! Nó cành hoa to qua sẽ che lấp hết cả bàn thờ tổ tiên!

Hoa và cây cảnh quý ở các gia đình nông thôn đều đuợc phô bày ngay ở sân nhà. Nuớc ta loạn lạc triền miền , nên thú chơi cây cảnh chỉ rầm rộ vào nhũng năm gần đây. Nhung ở nhà quê , theo khảo sát của tôi thì vẫn có hai loại hoa chủ đạo Bắc Đào đỏ , Nam Mai vàng.

Hiện nay như thước đo sự sành điệu , nên các trọc phú thị thành đều có trang trại ở nhà quê hoặc nơi sơn thuỷ hũu tình. Trang trại đế vuơng ở đó họ thuê các ngưòi làm vưòn cự phách thiết kế cho họ những vưòn hoa cây cảnh lạ lẫm chẳng thua gì cảnh vưòn của Vua Lê Chúa Trịnh ngày xưa!.

Nhất là gần đây , do giao thông phát triển nên , hoa đào Bắc đã vào Sài Gòn và Mai vàng miền Nam đã tràn ngập miền Bắc. Do đô thị hoá nên vuòn đầo Nhật Tân không xa Hồ Tây đã bị huỷ diệt để nhuòng cho Khu đô thị hiện đai .Một mét vuông đất thời giấ hiện nay 4-5 cây vàng. Mạnh đuọc yếu thua . Vuòn đào Nhật Tân xưa của Hà Nội đã bị cơ chế thị truòng chôn vùi vĩnh viễn.và các vưòn đào đã bị đẩy ra các tỉnh lận cận như Hải Duong, Hung yên , Bắc Ninh , Hà Tây . Và đặc sắc là Hoa Đào Đà Lạt đã lên ngôi.Nó bù vào sụ thiếu hụt trên thị truòng của hoa đào Nhật Tân. và đào rùng đang ùn ùn kéo về xuôi. Cuộc tàn sát thiên nhiên mạn ngưọc thật thảm khốc! Thú chơi cây cảnh hệ luỵ là tàn phá nhung rùng đào nguyên sinh. Nhũng nguòi dân sơn cuóc ngây thơ thật thà bị những lái buôn cây cảnh và hoa khuất phục bởi đồng tiền , nên truy nã phong nan cạn kiệt .

Nông dân miền Bắc , nhiều gia đình khá giả , con cháu đã biết mua chậu mai vàng Nam Bộ về cho gia đình ở nhà quê.

Cảnh Nam Bắc một nhà ngày Tết . Lòng nguòi nào nhìn mai vàng mà không xúc động !

3- Kết luận :

Bố đẻ tôi là ngưòi cho đào giếng khơi đầu tiên ở vùng Lục Đầu Giang. Trưóc đó chỉ dùng nưóc giếng Làng hoặc nưóc mưa . Giặt giũ thì ở nhũng ao tù nưóc đọng. Gần đây quê tôi có Nhà Máy nưóc , lấy nưóc thô từ sông Thái Bình. Thế là trên cái giếng khơi ấy , anh Trai tôi (nguoi cựu chiến binh thời chiến tranh trưóc năm 1975) đã trồng lên đó một cây Lộc Vùng .Do hơi mát của giếng xưa , nên quanh năm Lộc Vùng trổ hoa như dệt gấm , Nhũng chùm hoa theo gió như dệt mành truóc sân. Anh tôi tham gia Hội Hoa Cây Cảnh vùng Lục Đầu Giang. Nên truóc sân cũng có nhiều loại cây hoa và cây cảnh rất quý! Họ còn tổ chức cho anh tôi đi tham gia các vưòn cây cảnh đẹp nhất của các đại gia giàu sang nhất đất Việt! Nhưng cứ nhìn cây Lộc Vừng đung đưa Hoa như bức gấm, lòng tôi không dấu đưọc bùi ngùi. Nhà nào ở Việt Nam hiện nay cũng có cây Lộc Vừng. Vì Họ nghĩ Lộc Vùng sẽ mang Lộc đến cho nhà mình! Dục vọng hiển hiện ở thú chơi cây cảnh thời kinh tế thị truờng! Nhưng anh trai đâu biết , anh đã chôn vùi cái giếng khơi của cha tôi , với bao kỷ niệm xưa yêu dấu và nếp sống ngày xưa vô tư chân chất đâu còn nũa!. -/.




VVM.17.01.2025- NVA.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .