NĂM BÀI THƠ XUÂN
ĐẶC SẮC ĐỜI ĐƯỜNG
T
rong
gần 50.000 bài thơ Đường còn lưu lại đời sau,
có một mảng đậc sắc mà các thi nhân lấy cảm
hứng từ mùa xuân.
Giữa
những ngày xuân này, thiết tưởng sẽ là đều
thú vị nếu chúng ta cùng nhau giở áng cảo
thơm, ngâm ngợi một vài bài thơ xuân tiêu biểu của các
thi nhân lỗi lạc đời Đường để một lần nữa thấy
rằng những cảm xúc của người xưa tinh tế biết chừng
nào!
Sau
đây tôi xin giới thiệu về năm bài thơ xuân nổi
tiếng:
Bài
thứ nhất:
XUÂN HIỂU
Mạnh Hạo Nhiên
Xuân
miên bất giác hiểu
Xứ
xứ văn đề điểu
Dạ
lai phong vũ thanh
Hoa
lạc tri đa thiểu?
[
SỚM XUÂN
Đang
giấc xuân, chợt sáng
Chốn
chốn rộn chim ca
Trong
mưa gió đêm qua
Biết
bao là hoa rụng?
Kiều Văn dịch]
Bốn
câu thơ đánh thức niềm vui sống khi con người chợt
giao cảm với thiên nhiên tuyệt mĩ của mùa xuân. Sau một
giấc ngủ rất ngon (hẳn là do thời tiết mát mẻ của
mùa xuân), ngay sau phút bàng hoàng nhận ra “trời chợt
sáng”, thi nhân lập tức rơi vào một khoảnh khắc mộng
mơ lúc còn nằm nán lại trên giường. Tưởng tượng bỗng
nhiên cất cánh. Tuy chưa đứng dậy bước ra vườn, nhưng
trong niềm vui háo hức của tâm hồn, thi nhân đã hình dung
ra một cảnh tượng đầy ắp chất thơ. Đó lả cảnh hoa
rơi đầy mặt đất sau một đêm xuân mưa gió và ẩm ướt.
Ôi mùa xuân tươi đẹp biết bao đang tràn đến với những
âm hưởng náo nức và những bước đi kì diệu của nó
trong trời đất và trong hồn người!
Bài
thứ hai:
XUÂN TỨ
Lí Bạch
Yên thảo như
bích ti
Tần tang
đê lục chi
Đương quân hoài quy nhật
Thị
thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức
Hà
sự nhập la vi?
[ Ý XUÂN
Cỏ Yên tựa tơ xanh
Dâu Tần sà cành mướt
Khi chàng mong ngày về
Lúc em buồn héo ruột.
Gió xuân chẳng hề quen
Màn ta sao dám lọt?
Kiều Văn dịch ]
Lí
Bạch đã lập tứ bài thơ trên hai tuyến: tuyến
thứ nhất diễn tả mùa xuân chín, tuyến thứ
hai diễn tả nỗi khát khao yêu đương lên tới
cực điểm của cặp vợ chồng trẻ phải cách
xa nhau vì chiến tranh.
Trong
bài thơ, mùa xuân được đặc trưng bởi hai loài
cây non tơ, mơn mởn, tượng trưng cho tuổi trẻ: cỏ
và dâu. Lí Bạch đã thản nhiên vứt bỏ những hình
ảnh điển phạm của văn chương quý tộc như đào, lí,
tùng, cúc, trúc, mai… để đến thẳng với ngọn nguồn
của thiên nhiên chốn dân dã (cỏ, dâu).
Song
hành với sự tròn đầy của mùa xuân là sự dâng trào
niềm khao khát yêu đương của đôi vợ chồng trẻ xa nhau
(chồng đi lính). Tình yêu ấy xanh thắm như cỏ như dâu
mùa xuân nhưng nó đã bị chiến tranh hãm vào tình trạng
vô cùng bi đát. Nỗi đói khát tình yêu đã cộng hưởng
dữ dội từ cả hai phía chinh phụ và chinh phu trong cùng
một thời điểm đặc biệt thôi thúc: lúc xuân về! Nàng
chinh phụ trẻ đã tỏ ra là một người có tâm hồn cực
kì nhạy cảm. Nàng nghe thấy một thứ vô thanh, nhìn thấy
một thứ vô hình: đó là gió, người khách không
quen biết đã táo tợn lọt vào màn the của nàng! Bởi vì
nàng không giây phút nào rời khỏi tâm trạng chờ đợi
chồng nên bất cứ một vận động nào dù cực nhỏ ở
xung quanh nàng cũng dễ dàng hoá thành một tín hiệu nhắc
nàng rằng chồng nàng đã về tới. Nàng đã lầm tưởng
gió là chồng và sau đó nàng thất vọng, nàng trách móc
oan gió. Một khát vọng cực điểm không được thoả mãn
tất yếu sẽ chuyển hoá thành một nỗi đau. Thiên tài
Lí Bạch đã nhìn thấu hết diễn biến của tình trạng
bi kịch ấy. Mùa xuân càng tươi đẹp bao nhiêu, tình xuân
càng nồng cháy bao nhiêu thì cảnh chia li càng gây ra nỗi
nhớ mong đau khổ “đứt ruột” bấy nhiêu: sự phát hiện
nghịch lí ấy đã tạo nên cái thần của bài thơ.
Bài
thứ ba:
KHUÊ OÁN
Vương Xương Linh
Khuê
trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thướng
thuý lâu
Hốt kiến mạch
đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế
mịch phong hầu.
[ NỖI
OÁN PHÒNG KHUÊ
Thiếu phụ phòng khuê, nỗi
sầu chưa trải
Ngày xuân tươi ngừng trang điểm,
lên lầu
Chợt thấy đầu đường
xanh rờn sắc liễu
Hối để chồng đi vì
cái tước hầu.
Kiều Văn dịch]
Không
giàu “kinh nghiệm tình trường” bằng người
thiếu phụ trong bài “Xuân tứ” của Lí Bạch,
người thiếu phụ ở đây còn quá trẻ, còn
đang ở độ tuổi hồn nhiên yêu đời (còn chưa biết
buồn). Mọi cử chỉ của nàng trong ngày xuân mới dường
như còn phơi phới, vô tư (Ngày xuân tươi ngừng trang
điểm, lên lầu). Cho đến lúc ấy tâm hồn nàng
vẫn ở trong trạng thái yên bình.
Thế
nhưng tất cả đã đột nhiên biến động qua
chỉ một động ngữ hốt kiến
(chợt thấy). Một hình ảnh vô cùng khêu gợi của mùa
xuân đã bất chợt đập mạnh vào mắt khuê phụ: đó là
hình ảnh những cây liễu xanh rờn ở đầu đường. Hình
ảnh ấy nhắc nhở nàng nghĩ đến tuổi trẻ của nàng,
nhớ đến tình yêu và hạnh phúc mà nàng đã lỡ để rơi
tuột mất! Trong chớp nhoáng, một phản ứng tâm lí diễn
ra trong lòng nàng. Nàng chợt nhận rõ cái nghịch lí của
cuộc sống vợ chồng nàng, đang giữa tuổi yêu đương
mà phải sống đằng đẵng trong xa cách. Trí óc nàng bừng
sáng, và nàng nhận ra sai lầm nghiêm trọng của mình đã
để mặc chồng lao vào một canh bạc thật là vô bổ so
với hạnh phúc tình yêu: đi vì
cái tước hầu. Nàng lập tức rơi vào trạng thái hối
hận và nàng cảm thấy vô cùng đau khổ.
Chộp
bắt được cái giây phút xảy ra sự “biến động tâm
lí” của người thiếu phụ có chồng đi lính, từ chưa
“giác” đến “giác”, từ chưa hối tiếc đến hối
tiếc, chưa sầu đến sầu, nói cách khác, chưa bi kịch
đến bi kịch, với tác nhân là một cảnh sắc tuyệt mĩ
của mùa xuân: đó là cái thần của bài thơ.
Bài
thứ tư:
ĐỀ TRƯƠNG THỊ ẨN CƯ
Đỗ Phủ
Xuân sơn vô
bạn độc tương cầu
Phạt mộc tranh tranh sơn cánh
u.
Giản
đạo dư hàn lịch vĩnh tuyết
Thạch môn tà
nhật đáo lâm khâu.
Bất tham dạ
thức kim ngân khí
Viễn hại triêu khan mê
lộc du.
Thừa hứng yểu nhiên mê
xuất xứ
Đối quân nghi thị phiếm
hư chu.
[ ĐỀ NƠI Ở ẨN HỌ
TRƯƠNG
Núi xuân thiếu bạn, kiếm bơ
vơ…
Tiếng đẵn gỗ vang giữa
núi mờ.
Lạnh rớt đường khe sau
tháng tuyết
Ánh tà cửa đá dọi rừng xưa.
Chẳng tham đêm ngửi hơi vàng bạc
Tránh hoạ ngày xem hươu
nhởn nhơ.
Đang hứng nẻo ra quên hết lối
Bên người mà ngỡ dạo
thuyền mơ.
Kiều Văn dịch]
Thi
nhân “du xuân” đơn độc vào nơi sơn dã, khao
khát và quyết đi tìm gặp một người bạn hiền đang
ở ẩn, để được sống những giờ phút đích thực của
tâm hồn. Xuân ở nơi cô lánh này (chỉ có những kẻ ẩn
cư và thảng hoặc một người tiều phu) thật khác xa với
xuân ở nơi đô hội. Dư vị của mùa đông còn đậm (Lạnh
rớt đường khe sau tháng tuyết), ánh xuân còn yếu ớt,
cảnh xuân vẫn hết sức u tịch (Ánh tà cửa
đá dọi rừng xưa). Rốt cuộc thì thi nhân đã được
đền đáp: được tận hưởng những ngày xuân đắc ý
nhất trong một cảnh sống thanh tao, thoát tục và đậm
đà tình tri kỉ. Trong cảnh sống ấy, cả sự cám dỗ của
giàu sang (hơi vàng bạc) lẫn sự hiểm nguy của cái
“hoạ công danh” đều không hề bén mảng tới, chỉ có
thú tiêu dao cùng tạo vật hoang dã (ngày xem hươu nhởn
nhơ). Lại nữa, thi nhân được thù tạc vô cùng khoái
chá cùng người tri kỉ là nhà ẩn sĩ họ Trương, đến
nỗi
Đang
hứng, nẻo ra quên hết lối
Bên
người mà ngỡ dạo thuyền mơ.
Cho
hay khách phong lưu có lối sống và cách truy cầu
hạnh phúc thật là minh triết và cao diệu!
Bài
thứ năm:
TRIỆU THÔN HỒNG HẠNH
Bạch Cư Dị
Triệu thôn hồng hạnh mỗi
niên khai
Thập ngũ
niên trung khán kỉ hồi
Thất thập tam nhân nan tái
đáo
Kim niên lai thị
biệt hoa lai.
[ HOA MẬN ĐỎ
THÔN TRIỆU
Mỗi năm mận
đỏ thôn Triệu nở
Mười lăm năm ngắm
đã nhiều rồi
Tuổi bảy ba khó
phen tới nữa
Năm nay tới giã
biệt hoa thôi.]
Bài
thơ đề cập tới một vấn đề khiến ai nấy
đều xúc động: sự giã từ cuộc sống.
Bài thơ vang lên âm hưởng buồn bã. Mười lăm
năm qua, cuộc sống của thi nhân đã diễn ra êm
ả và vui thú: mỗi lúc xuân về, thi nhân thường
tới thăm hoa mận đỏ thôn Triệu nở (giống như người
Hà Nội đến thăm làng đào Nhật Tân). Những cuộc viếng
thăm một làng hoa như vậy là nếp sống văn hoá vô cùng
tao nhã của thi nhân cũng như của bao người khác. Nó là
bằng chứng cho thấy Bạch Cư Dị là một con người “nặng
tình” với loài “hoa mận đỏ” như thế nào. Nó cũng
mách bảo rằng ông là người nặng tình với tất cả tạo
vật (trong đó tất nhiên con người là đối tượng cao
nhất) mà hoa mận đỏ là một tạo vật tượng trưng. Nhưng
rồi đến một mùa xuân kia, ở tuổi 73, thi nhân bỗng linh
cảm thấy nỗi bi thương của sự
tử biệt, và ông hiểu rằng mùa xuân này là mùa xuân
cuối cùng ông còn được gặp gỡ loài hoa ấy. Vì vậy
ông đã làm một cuộc du xuân để “trối già” với chúng!
Chúng ta bỗng gặp một tứ thơ lạ: không phải sự “trối
già” của con người với con người như vẫn thường thấy
mà là sự “trối già” thầm lặng của con người với
một... loài hoa! Cái cao diệu của tính người, tình người,
cũng là cái cao diệu của bài thơ này chính là ở điểm
đặc sắc ấy.
Cuộc
giã biệt giữa người và hoa ấy cũng chứa chất
những cảm xúc đau tiếc như một thứ “sầu vạn cổ”.
Nỗi sầu ấy như nghẹn lại, như dồn nén vào tận đáy
lòng, như một tiếng thở dài: Năm nay tới giã
biệt hoa thôi. Chính cái tình yêu thắm thiết và lạ
thường của thi nhân với hoa mận đỏ đã khiến chúng
ta xúc động và mến phục con người ông.
Bài
thơ khắc hoạ nỗi nuối tiếc của kẻ đi
với người ở, của cái hữu hạn với cái trường cửu,
của cái vô thường với cái vĩnh hằng. Đó là
bài thơ thuộc dòng thi ca mang tính chất bi ai như
bi ca, sầu ca, ai ca, élégie, hành khúc tang lễ…
của văn hoá nhân loại. Điều ấy cho thấy độ chín nhân
văn và tầm vóc thi nhân rất cao của nhà thơ lớn, tác
giả của Tì bà hành và Trường hận ca. -/.
VVM.06.01.2025.
Mạnh Hạo Nhiên
Xuân miên bất giác hiểu
Xứ xứ văn đề điểu
Dạ lai phong vũ thanh
Hoa lạc tri đa thiểu?
[ SỚM XUÂN
Đang giấc xuân, chợt sáng
Chốn chốn rộn chim ca
Trong mưa gió đêm qua
Biết bao là hoa rụng?
Kiều Văn dịch]
Lí Bạch
Yên thảo như bích ti
Tần tang đê lục chi
Đương quân hoài quy nhật
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức
Hà sự nhập la vi?
[ Ý XUÂN
Cỏ Yên tựa tơ xanh
Dâu Tần sà cành mướt
Khi chàng mong ngày về
Lúc em buồn héo ruột.
Gió xuân chẳng hề quen
Màn ta sao dám lọt?
Kiều Văn dịch ]
Vương Xương Linh
Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu
Xuân nhật ngưng trang thướng thuý lâu
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc
Hối giao phu tế mịch phong hầu.
[ NỖI OÁN PHÒNG KHUÊ
Thiếu phụ phòng khuê, nỗi sầu chưa trải
Ngày xuân tươi ngừng trang điểm, lên lầu
Chợt thấy đầu đường xanh rờn sắc liễu
Hối để chồng đi vì cái tước hầu.
Kiều Văn dịch]
Đỗ Phủ
Xuân sơn vô bạn độc tương cầu
Phạt mộc tranh tranh sơn cánh u.
Giản đạo dư hàn lịch vĩnh tuyết
Thạch môn tà nhật đáo lâm khâu.
Bất tham dạ thức kim ngân khí
Viễn hại triêu khan mê lộc du.
Thừa hứng yểu nhiên mê xuất xứ
Đối quân nghi thị phiếm hư chu.
[ ĐỀ NƠI Ở ẨN HỌ TRƯƠNG
Núi xuân thiếu bạn, kiếm bơ vơ…
Tiếng đẵn gỗ vang giữa núi mờ.
Lạnh rớt đường khe sau tháng tuyết
Ánh tà cửa đá dọi rừng xưa.
Chẳng tham đêm ngửi hơi vàng bạc
Tránh hoạ ngày xem hươu nhởn nhơ.
Đang hứng nẻo ra quên hết lối
Bên người mà ngỡ dạo thuyền mơ.
Kiều Văn dịch]
Bên người mà ngỡ dạo thuyền mơ.
Bạch Cư Dị
Triệu thôn hồng hạnh mỗi niên khai
Thập ngũ niên trung khán kỉ hồi
Thất thập tam nhân nan tái đáo
Kim niên lai thị biệt hoa lai.
[ HOA MẬN ĐỎ THÔN TRIỆU
Mỗi năm mận đỏ thôn Triệu nở
Mười lăm năm ngắm đã nhiều rồi
Tuổi bảy ba khó phen tới nữa
Năm nay tới giã biệt hoa thôi.]