Cánh Chim Đầu Đàn Của Nền Âm Nhạc Mới Việt Nam
NGUYỄN XUÂN KHOÁT
N
guyễn Xuân Khoát sinh ngày 11 tháng 2 năm 1910 ở Hà Nội. Năm 1927 ông là một trong số mười người hiếm hoi lúc bấy giờ được tuyển vào học ở Viễn Đông âm nhạc viện (Conservatoire de Musique Française d'Extrême-Orient ),
một nhạc viện do người Pháp lập ra tại Hà Noi. Ông có thể chơi thành thạo violin, piano và nhất làcontrebass.
Sáng tác đầu tay của ông, bài Bình minh (thơ của Thế Lữ) được in trên tờ "Ngày Nay" năm 1938. Năm 1942, ông tham gia nhóm Xuân Thu Nhã Tập và đã phổ nhạc một cách độc đáo bài thơ Màu thời gian của một thành viên của nhóm – Đoàn Phú Tứ. Ông cùng Thế Lữ tổ chức Đoàn kịch Anh Vũ, tham gia biểu diễn trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng 8 thành công. Ông là thành viên chính trong ban nhạc của Quán Nghệ Sĩ ở Hà Nội. Trong thời kỳ 9 năm kháng chiến, ông có nhiều bài hát nổi tiếng như Tiếng chuông nhà thờ, Uất hận, Con voi (cùng Nguyễn Đình Thi), Hát mừng bộ đội chiến thắng... Hòa bình lập lại tại miền Bắc, ông có các sáng tác đầy hứng khởi như hợp xướng Ta đã lớn, Hò kiến thiết và Lúa thu - một ca khúc thiếu nhi khá độc đáo về đề tài thống nhất đất nước. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II (1957-1983). Thời kì chiến tranh Việt Nam, ông có Tay súng sẵn sàng, tay lúa vững vàng, Theo lời Bác gọi (phỏng thơ Lê Kỳ Văn)...
Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Xuân Khoát gắn liền với việc bảo vệ và phát huy tính dân tộc trong âm nhạc, các ca khúc của ông mang đậm chất liệu âm nhạc dân gian như Con cò đi ăn đêm, Con voi, Thằng Bờm.. Bên cạnh nhiều khảo cứu, tiểu luận nêu cao giá trị dân tộc, ông còn thực hiện tiêu chí đấy trong thanh xướng kịch Vượt sông cái, Trống Tràng Thành viết cho piano, hoà tấu Ông Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh và hoàn toàn cho bộ gõ dân tộc như Tiếng pháo giao thừa, Cúc Trúc Tùng Mai...
SỰ ĐỒNG CẢM GIỮA NGƯỜI NGHE-XEM VÀ NGƯỜI SÁNG TÁC
Nguyễn Xuân Khoát học âm nhạc phương Tây, Vào thời những năm sau 1930 mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam đang có chiều hướng Âu hóa với phong trào tân học. Ăn cơm Tây, ở nhà Tây, nói tiếng Tây, nghe nhạc Tây. Ở đâu đường góc phố nơi máy nước công cộng đều vang lên những bài hát Tây, "J'ai deux amours", "Madelon", nhưng ông “yêu nhạc bắt đầu bằng câu chuyện yêu chàng Thạch Sanh. Tiếng đàn Thạch Sanh dưới gốc đa, tiếng đàn đuổi được mãng xà, cứu được nàng công chúa. Đàn kêu tích tịch tình tang, lọt vào tai ông vua phong kiến mà khiến cho ông cũng sáng mắt ra, hiểu thấu được cái oan của Thạch Sanh. Như vậy chính là anh chàng Thạch Sanh chứ không phải ai khác đã đưa tôi đến thế giới âm thanh. Tôi muốn cũng tích tịch tình tang, cứu lấy một nàng công chúa diễm lệ nào đó của lòng mình". Những sáng tác của Nguyễn Xuân Khoát như Bình minh năm 1938 (thơ của Thế Lữ), Con cò đi ăn đêm, Con mèo mà trèo cây cau, Con voi, Hồn xuân, Màu thời gian 1942 (thơ của Đoàn Phú Tứ), Tiếng chuông nhà thờ phản ánh cuộc sống hiện thực mang tâm hồn Việt nam.
Nguyễn Xuân Khoát lao vào công việc nghiên cứu sưu tầm: nghiên cứu nhạc chèo, ca trù và các làn điệu dân ca. Ông thấy ở chèo,
những luyến láy tạo nên những ấn tượng đặc biệt về sự mềm mại, uyển chuyển của giai điệu lại được âm thanh khúc khuỷu cứng rắn của bộ gõ
đế theo âm sắc, tiết tấu của bộ gõ đan với nhau tạo nên hòa sắc rất tinh tế. Ông thấy ở nhạc cổ truyền Việt Nam rất giàu hình tượng:
loại hình tượng do chủ thể gợi lên tính cách thì lại phong phú. Về thể loại, âm nhạc Việt Nam có những vẻ đẹp của riêng nó: Chèo chất phác,
ca trù thanh cao, dân ca thì hồn nhiên, ý nhị. Tất cả vừa mộc mạc lại vừa duyên dáng. Trạng thái đó sáng lên trong lòng người cảm xúc,
trong lòng người sáng tác ra cũng như trong lòng người thưởng thức. -./.
VVM.12.4.2024
N guyễn Xuân Khoát sinh ngày 11 tháng 2 năm 1910 ở Hà Nội. Năm 1927 ông là một trong số mười người hiếm hoi lúc bấy giờ được tuyển vào học ở Viễn Đông âm nhạc viện (Conservatoire de Musique Française d'Extrême-Orient ), một nhạc viện do người Pháp lập ra tại Hà Noi. Ông có thể chơi thành thạo violin, piano và nhất làcontrebass.
Sáng tác đầu tay của ông, bài Bình minh (thơ của Thế Lữ) được in trên tờ "Ngày Nay" năm 1938. Năm 1942, ông tham gia nhóm Xuân Thu Nhã Tập và đã phổ nhạc một cách độc đáo bài thơ Màu thời gian của một thành viên của nhóm – Đoàn Phú Tứ. Ông cùng Thế Lữ tổ chức Đoàn kịch Anh Vũ, tham gia biểu diễn trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng 8 thành công. Ông là thành viên chính trong ban nhạc của Quán Nghệ Sĩ ở Hà Nội. Trong thời kỳ 9 năm kháng chiến, ông có nhiều bài hát nổi tiếng như Tiếng chuông nhà thờ, Uất hận, Con voi (cùng Nguyễn Đình Thi), Hát mừng bộ đội chiến thắng... Hòa bình lập lại tại miền Bắc, ông có các sáng tác đầy hứng khởi như hợp xướng Ta đã lớn, Hò kiến thiết và Lúa thu - một ca khúc thiếu nhi khá độc đáo về đề tài thống nhất đất nước. Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II (1957-1983). Thời kì chiến tranh Việt Nam, ông có Tay súng sẵn sàng, tay lúa vững vàng, Theo lời Bác gọi (phỏng thơ Lê Kỳ Văn)...
Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Xuân Khoát gắn liền với việc bảo vệ và phát huy tính dân tộc trong âm nhạc, các ca khúc của ông mang đậm chất liệu âm nhạc dân gian như Con cò đi ăn đêm, Con voi, Thằng Bờm.. Bên cạnh nhiều khảo cứu, tiểu luận nêu cao giá trị dân tộc, ông còn thực hiện tiêu chí đấy trong thanh xướng kịch Vượt sông cái, Trống Tràng Thành viết cho piano, hoà tấu Ông Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh và hoàn toàn cho bộ gõ dân tộc như Tiếng pháo giao thừa, Cúc Trúc Tùng Mai...
SỰ ĐỒNG CẢM GIỮA NGƯỜI NGHE-XEM VÀ NGƯỜI SÁNG TÁC
Nguyễn Xuân Khoát học âm nhạc phương Tây, Vào thời những năm sau 1930 mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam đang có chiều hướng Âu hóa với phong trào tân học. Ăn cơm Tây, ở nhà Tây, nói tiếng Tây, nghe nhạc Tây. Ở đâu đường góc phố nơi máy nước công cộng đều vang lên những bài hát Tây, "J'ai deux amours", "Madelon", nhưng ông “yêu nhạc bắt đầu bằng câu chuyện yêu chàng Thạch Sanh. Tiếng đàn Thạch Sanh dưới gốc đa, tiếng đàn đuổi được mãng xà, cứu được nàng công chúa. Đàn kêu tích tịch tình tang, lọt vào tai ông vua phong kiến mà khiến cho ông cũng sáng mắt ra, hiểu thấu được cái oan của Thạch Sanh. Như vậy chính là anh chàng Thạch Sanh chứ không phải ai khác đã đưa tôi đến thế giới âm thanh. Tôi muốn cũng tích tịch tình tang, cứu lấy một nàng công chúa diễm lệ nào đó của lòng mình". Những sáng tác của Nguyễn Xuân Khoát như Bình minh năm 1938 (thơ của Thế Lữ), Con cò đi ăn đêm, Con mèo mà trèo cây cau, Con voi, Hồn xuân, Màu thời gian 1942 (thơ của Đoàn Phú Tứ), Tiếng chuông nhà thờ phản ánh cuộc sống hiện thực mang tâm hồn Việt nam.
Nguyễn Xuân Khoát lao vào công việc nghiên cứu sưu tầm: nghiên cứu nhạc chèo, ca trù và các làn điệu dân ca. Ông thấy ở chèo, những luyến láy tạo nên những ấn tượng đặc biệt về sự mềm mại, uyển chuyển của giai điệu lại được âm thanh khúc khuỷu cứng rắn của bộ gõ đế theo âm sắc, tiết tấu của bộ gõ đan với nhau tạo nên hòa sắc rất tinh tế. Ông thấy ở nhạc cổ truyền Việt Nam rất giàu hình tượng: loại hình tượng do chủ thể gợi lên tính cách thì lại phong phú. Về thể loại, âm nhạc Việt Nam có những vẻ đẹp của riêng nó: Chèo chất phác, ca trù thanh cao, dân ca thì hồn nhiên, ý nhị. Tất cả vừa mộc mạc lại vừa duyên dáng. Trạng thái đó sáng lên trong lòng người cảm xúc, trong lòng người sáng tác ra cũng như trong lòng người thưởng thức. -./.