Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


LA MODERNITÀ DEGLI ARTISTI
LÊ TRIỀU ĐIỂN E LÊ TRIỀU HỒNG LĨNH



                    

I l mio amore per l'arte e la letteratura francese mi ha portato spesso a visitare i musei più importanti di Parigi, tra i quali i miei preferiti sono sempre stati il Museo D'Orsay, il Centre Pompidou e il Museo de l'Orangerie. Negli ultimi anni del liceo mi ero appassionata alle opere degli impressionisti come Manet, Monet e le sue Nymphéas, Renoir e gli angoli della Parigi dell'Ottocento, ma mi piacevano anche artisti pre-espressionisti come Van Gogh, Cézanne, Gauguin e i periodi del cubismo e del surrealismo di Picasso e di Salvador Dalí. Ricordo di aver esaudito uno dei miei più grandi desideri quanto sono andata a visitare i giardini e la casa di Monet a Giverny.

Entrare in un museo mi ha sempre dato l'impressione di attraversare un caleidoscopio di immagini e colori, come stessi facendo un viaggio nel tempo, dai reperti delle civiltà greca e romana al Louvre fino alla "action painting" , la pittura in movimento o espressionismo astratto di Pollock, morto ad appena 44 anni nel 1956, esposto al Centre Pompidou di Parigi.

Quando ho visto le opere dell'artista Lê Triều Điển e e di sua moglie Lê Triều Hồng Lĩnh ho subito ricordato il famoso quadro di Pollock Number 26 A- Black and White (1947) simbolo del suo periodo " dripping".

La pittura astratta tendeva a rinnovare la creazione attraverso la rottura con gli schemi artistici precedenti, rappresentando la difficile situazione della vita moderna.

Non c'è un panorama da dipingere, non c'è la rappresentazione della realtà o addirittura dell'iper-realtà di artisti stranieri. Con Lê Triều Điển ci troviamo di fronte all'espressione della profonda identità dell'artista, nel pieno del suo processo creativo, coinvolto a livello morale e fisico. In alcune foto si vede l'artista a torso nudo, mentre dipinge elementi astratti su tele enormi, riversandovi la propria forza e fantasia. In queste opere ci sono simboli legati alla giovinezza vissuta a Ben Tre e Vinh Long, alle alluvioni del delta del Mekong, dai triangoli delle case fino a rappresentare i segni delle antiche minoranze etniche e dei Khmer.

Lo stesso Lê Triều Điển ha spesso affermato che i ricordi e la vita stessa ispirano la sua creatività e nutrono le sue emozioni giorno dopo giorno. Oltre ai triangoli simboli dei tetti delle case, alle spirali e ai cerchi, si ritrovano mescolati segmenti di linee dai colori decisi, sovrapposti a figure antropomorfe stilizzate, tutte rappresentazioni che determinano lo stile originalissimo di questo artista.

Ma la sua passione per l'arte è condivisa dalla moglie, la poetessa e scultrice Lê Triều Hồng Lĩnh, a cui Lê Triều Điển è sposato da più di 50 anni. Insieme hanno vissuti periodi di precarietà, superando sempre uniti le difficoltà fino al riconoscimento della loro arte in tutte le parti del mondo, dall'Asia all'Australia, dall'Europa agli Stati Uniti.1

L'artista Lê Triều Hồng Lĩnh caratterizza le proprie tele con spirali e tracce di colori vivaci, su cui sovrascrive frasi e poesie, espressioni della propria anima.

L'incontro con questa coppia di artisti è sempre un'occasione di gioia e di grande interesse, come è successo durante un breve viaggio a Vinh Long, lungo il Mekong, dove ho potuto assistere direttamente alla creazione di due sculture.

Tutto nasce dalla creatività ma anche dalla fatica fisica, mentre la terra imbevuta d'acqua viene manipolata, fino a crearne vasi o oggetti adornati in modo originale.

La terra e l'acqua solo gli stessi elementi ma da essi nascono opere d'arte, dove Lê Triều Hồng Lĩnh và Lê Triều Điển imprimono nella creta le impronte delle loro mani. Tutto ciò rende l'opera creata come unica ed irripetibile. È come se i due scultori rendessero tangibili le idee e le fantasie che nascono dalla loro anima più profonda.

L'oggetto rimane poi nella fornace per vari giorni, per seccarsi lentamente, facendo evaporare l'acqua piano piano, diminuendo di volume, cambiando ancora forma. L'intero processo può durare anche una settimana, mentre il fuoco viene ravvivato con le bucce del riso. Questa scelta è dovuta al fatto che questo prodotto genera meno fumo del legno e le ceneri vengono poi usate come fertilizzante. Tutto si ottiene con un processo naturale, con tutti i vantaggi di un vero riciclo ecologico.

Vinh Long è una zona famosa per le fornaci e per la lavorazione della ceramica. Dopo il periodo di crisi a seguito del Covid.19 sono stati chiusi molte fornaci e si sta cercando di riprendere questa attività grazie anche alla spinta data da imprenditori che amano la ceramica e il loro paese, come il Sig. Tư Buôi, che ha ricevuto il Premio Guiness per aver ricreato spazi di ricevimento e strutture con l'uso della ceramica.

La ripresa di questa attività non è soltanto utile a livello artistico poiché la trasformazione della terra in un materiale così adatto a creare oggetti di vario tipo, dai vasi ai complementi di arredo per gli appartamenti, porta lavoro e ricchezza, un tesoro da sviluppare per creare attività economiche per l'uomo e ad impatto zero per l'ambiente.

Se poi il semplice oggetto è espressione del talento e della creatività di artisti come Lê Triều Hồng Lĩnh và Lê Triều Điển, allora veramente si realizza l'originalità di una vera opera d'arte.

Quy Nhơn 2- 2024

Vài bức tranh của Họa sĩ Lê Triều Điển bầy bán ở Galerie Dumonteil (Paris, Shanghai):

Tính hiện đại của hai nghệ sĩ
Lê Triều Điển & Lê Triều Hồng Lĩnh

T ình yêu nghệ thuật và văn học Pháp thường mang tôi đến thăm những bảo tàng quan trọng ở Paris, trong đó có những bảo tàng mà tôi yêu thích đó là Musée D'Orsay, Trung tâm Pompidou và Musée de l'Orangerie. Trong những năm cuối ở bậc trung học, tôi còn say mê các tác phẩm của những họa sĩ theo trường phái ấn tượng như Manet, Monet và các tranh về Nymphéas, Renoir à những góc của Paris thế kỷ 19 của ông và về sau nhưng tôi cũng thích những nghệ sĩ theo trường phái tiền biểu hiện (pre-espressionisti) như Van Gogh, Cézanne, Gauguin và các thời kỳ lập thể và siêu thực của Picasso và Salvador Dalí. Tôi nhớ một trong những mong muốn lớn nhất của tôi đã được thực hiện khi tôi đến thăm khu vườn và ngôi nhà của Monet ở Giverny.

Mỗi khi bước vào khuôn viên bảo tàng tôi đều có cảm giác như đang đi qua một chiếc kính vạn hoa đầy hình ảnh và màu sắc, như thể tôi đang du hành xuyên thời gian, từ những phát hiện về nền văn minh Hy Lạp và La Mã ở Louvre cho đến “hội họa hành động”, "action painting", hội họa chuyển động hay chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng của Pollock… được trưng bày tại Trung tâm Pompidou ở Paris. (Tiếc thay ông đã qua đời khi mới 44 tuổi vào năm 1956.)

Khi nhìn các tác phẩm của họa sĩ Lê Triều Điển và vợ ông Lê Triều Hồng Lĩnh, tôi nhớ ngay đến bức tranh nổi tiếng Number 26 A - Black and White (1947) của Pollock, biểu tượng cho thời kỳ “nhỏ giọt” (dripping).

Hội họa trừu tượng có xu hướng đổi mới sáng tạo thông qua việc phá bỏ những khuôn mẫu nghệ thuật trước đây, thể hiện hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống hiện đại.

Không có bức tranh toàn cảnh nào để vẽ, không có sự thể hiện hiện thực hay thậm chí siêu hiện thực của các họa sĩ nước ngoài. Với Lê Triều Điển, chúng ta thấy mình đang đối mặt với sự thể hiện bản sắc sâu sắc của người nghệ sĩ, giữa quá trình sáng tạo của ông có liên quan đến cả hai cấp độ đạo đức và thể chất. Trong một số bức ảnh, chúng ta còn thấy họa sĩ cởi trần nằm dài trên sàn nhà khi vẽ các bức tranh trừu tượng trên khổ vải lớn, dồn hết sức lực và trí tưởng tượng của mình vào bức họa. Trong các tác phẩm này có những biểu tượng gắn liền với tuổi trẻ thời ông sống ở Bến Tre và Vĩnh Long, trong đó có những trận lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, từ hình tam giác của những ngôi nhà đến biểu tượng của các dân tộc thiểu số cổ xưa và người Khmer.

Bản thân Lê Triều Điển thường nói rằng chính ký ức và cuộc sống đã truyền cảm hứng sáng tạo và nuôi dưỡng cảm xúc của ông ngày này qua ngày khác. Ngoài các hình tam giác tượng trưng cho mái nhà, các hình xoắn ốc và hình tròn, chúng ta còn thấy các tiểu đoạn có màu đậm được trộn lẫn, chồng lên nhau trên các hình nhân cách điệu (figure antropomorfe stilizzate) tất cả các hình ảnh thể hiện đều quyết định phong cách rất độc đáo của người nghệ sĩ này.

Điều đáng nói là niềm đam mê nghệ thuật của ông được chia sẻ bởi người vợ, nhà thơ và họa sĩ Lê Triều Hồng Lĩnh, người mà Lê Triều Điển đã kết hôn hơn 50 năm trước. Họ đã từng trải qua những giai đoạn bấp bênh nhưng luôn sát cánh bên nhau để vượt qua khó khăn cho đến khi nghệ thuật của họ được công nhận ở mọi nơi trên thế giới, từ Châu Á đến Úc, từ Châu Âu đến Hoa Kỳ.

Nghệ sĩ Lê Triều Hồng Lĩnh cũng có cách biểu hiện rất độc đáo, bà vẽ các bức tranh với những hình xoắn ốc bằng những vệt màu tươi sáng rồi trên đó bà viết đè lên những bài thơ hay câu chữ để biểu hiện tâm hồn mình.

Sự gặp gỡ cặp đôi nghệ sĩ này đối với tôi luôn là một niềm vui và mỗi lần đều có thêm những phát hiện thú vị; Như mới đây, trong một chuyến đi ngắn ngày cùng họ đến Vĩnh Long, dọc sông Mê Kông, nơi tôi được trực tiếp chứng kiến ​​quá trình tạo ra hai tác phẩm điêu khắc bằng đất sét.

Mọi tác phẩm đều xuất phát từ sự sáng tạo nhưng cũng đến từ nỗ lực thể chất, đất được ngâm trong nước rồi được cẩn thận và say mê chế tác để tạo ra những chiếc bình hay đồ vật trang trí độc đáo.

Đất và nước chỉ là những yếu tố đơn giản để tạo nên thế giới vật chất nhưng với họ thì tác phẩm nghệ thuật được hình thành và trên đó Lê Triều Hồng Lĩnh và Lê Triều Điển đã để lại dấu ấn của bàn tay mình lên đất sét. Công việc tỉ mỉ này đã làm tác phẩm tạo ra trở nên độc đáo và không thể lặp lại. Như thể hai nhà điêu khắc này đã biến những ý tưởng và trí tưởng tượng, nảy sinh từ sâu thẳm tâm hồn, thành những vật thể hữu hình.

Sau đó, đồ vật được đặt trong lò gốm vài ngày để sấy khô, nước sẽ từ từ bốc hơi, thể tích bị giảm và thay đổi hình dạng. Toàn bộ quá trình này có thể kéo dài tới một tuần và lửa được đốt nung bằng trấu. Sự lựa chọn này rất thông minh vì lửa nóng mà ít khói hơn khi dùng củi, còn tro thì sẽ được sử dụng làm phân bón. Mọi thứ xảy ra theo một quá trình tự nhiên, với tất cả những lợi ích của việc tái chế sinh thái và tôn trọng môi trường.

Vĩnh Long là vùng nổi tiếng về lò nung và làm đồ gốm. Sau giai đoạn khủng hoảng hậu Covid.19, nhiều lò gốm đã phải đóng cửa và người dân vùng này đang cố gắng khởi động lại các hoạt động nhờ sự thúc đẩy của các doanh nhân mê gốm và yêu quê hương, như ông Tư Buôi, người đã từng đoạt Giải Guiness vì tạo ra các căn nhà gốm hay sử dụng gốm sứ làm các cấu trúc cho các công trình tiếp tân hay khong gian rộng và thoáng đãng.

Việc tiếp tục các hoạt động này không chỉ hữu ích ở mức độ nghệ thuật, biến đất sét thành vật liệu phù hợp cho nhiều loại đồ vật khác nhau, từ bình hoa đến phụ kiện trang trí nội thất mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa và mang lại sự giàu có. Theo tôi đó là một kho báu văn hóa cần được phát triển để kích hoạt các tiềm năng kinh tế cho địa phương mà hoàn toàn không gây tác động tiêu cực nào có hại đến môi trường.

Và nếu vật thể đơn giản chỉ là sự thể hiện tài năng thì chính nhờ sự sáng tạo của những nghệ sĩ như Lê Triều Hồng Lĩnh và Lê Triều Điển, thì vật thể ấy mới có thể mang được hồn vía và chứa được sự độc đáo của một tác phẩm nghệ thuật.

Quy Nhơn 2-2024




VVM.08.3.2024.