Việt Văn Mới
Việt Văn Mới



NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
CỦA LỊCH SỬ VĂN HỌC ĐỨC


L ịch sử văn học Đức gắn liền với lịch sử, xã hội Đức, gắn liền với truyền thống dân tộc Đức. Văn học Đức phản ánh tâm hồn Đức, tinh thần Đức trong đời sống cá nhân và trong đời sống cộng đồng (xã hội) Đức. Cái gì người Đức đã khởi xướng họ sẽ làm đến cùng với tinh thần hoàn tất công việc một cách hoàn hảo (thà thừa còn hơn thiếu, vừa đủ là tốt nhất – hoàn hảo).

Nếu văn học là thân cây thì các trào lưu của nó là cành. Cây đẹp vì cành và cành nhiều càng đẹp. Trời cao vô cùng, đất rộng có hạn. Cây có thể cao vô cùng, nhưng cành chỉ có thể phát triển trong cái hữu hạn của đất.

Nói chung, mỗi nền văn học có 2 giai đọan phát triển, 1/ văn học truyền khẩu – văn học dân gian, 2/ văn học viết – văn học thành văn. Văn học Đức cũng vậy.

Chỉ có một nền văn học nói tiếng Đức, nền văn học ấy phản ánh hiện thực vùng nói tiếng Đức. Có lúc nó đề cao lý trí (Văn học Khai sáng). Nhưng có lúc nó nhấn mạnh tình cảm (Văn học bão táp và Xung kích), có lúc tính nhân văn được nhấn mạnh (Văn học chủ nghĩa nhân văn và cải cách tôn giáo), có lúc hài hoà cân đối mới là quan trọng (Văn học cổ điển), có lúc trí tưởng tượng phong phú được đề cao (Văn học lãng mạn). Có lúc nó nhấn mạnh phản ánh hiện thực (Văn học chủ nghĩa hiện thực). Rồi theo đà phát triển của xã hội : có lúc văn nghệ sĩ thích phản ánh hiện trạng xã hội như bản thân nó là như thế (chủ nghĩa tự nhiên), có lúc VNS lại thích đưa xung đột nội tâm để ra nói (chủ nghĩa biểu hiện), có lúc ấn tượng cùng những rung cảm tâm hồn mới là cái đáng nói (chủ nghĩa ấn tượng) v.v… Cái gì đã đi đến tận cùng của sự việc thì sẽ kết thúc – cái gì cũng có thời của nó. Theo quy luật chung : khi vai trò lịch sử hết thì thời của nó cũng hết. Hay nói cách khác : Cái gì ý nghĩa và vai trò lớn thì vòng đời dài. Cái gì ý nghĩa và vai trò nhỏ thì vòng đời ngắn.

Văn học tiến triển theo lối tự thân vận động, tự mình điều chỉnh. Sự phát triển của văn học không phải là đường thẳng như khoa học tự nhiên, mà là con đường quanh co uốn khúc. Tài năng thời nào cũng có, nhưng lao động của tài năng ấy chỉ ra hoa kết trái khi có những điều kiện như thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Sau mười thế kỷ, văn học Đức mới có hai đại văn hào là Friedrich Schiller, Johann Wolfgang Goethe ở thế kỷ XIX. Sau hai đại văn hào này, VHĐ chỉ có những nhà văn lớn. Trong suốt tiến trình văn học VN chúng ta chỉ có một đại văn hào là Nguyễn Du ở thế kỷ XIX. Câu tục ngữ “hậu sinh khả uý” không úng trong trường hợp này, vì sau ND, VHVN chỉ có những nhà văn mà tên tuổi không ra khỏi biên giới.

Bản thân văn học là tình yêu đam mê cái đẹp, cái cao thượng nhằm hướng tới CHÂN, THIỆN, MỸ. Nền văn học Đức, nền văn học Việt Nam cũng tự thân vận động, tự mình điều chỉnh theo quy luật chung đó.




VVM.02.11.2023-NVA.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .