ĐÀN ĐÁ Ở VIỆT NAM
K hám phá đàn đá ở Việt Nam
Trên thế giới, đàn đá hay thạch cầm (litophone) không phải là một thứ nhạc cụ mới lạ trongthế kỷ nầy. Tại những quốc gia Phi Châu như Togo, Cameroum,Ethiopie, Nam Mỹ như Péru đều có đàn đá làm bằng những loại "đákêu" như danh từ khá phổ biến. Tại Âu Châu, vào hậu bán thế kỷthứ XIX, hai nhạc sĩ người Anh (A. Toylor) và người Pháp(Lacouture) đã dùng những thanh "đá kêu" chế ra cây đàn dương cầmbằng loại đá silic, từng trình diễn trong Hoàng cung Anh, trưngbày trong những kỳ hội chợ mỹ thuật thế giới, đồng thời cũng đãtừng tham gia trong những buổi hoà nhạc long trọng nhiều nơi vàđược nhiều nhà âm nhạc học đánh giá cao.
Tại nước ta, đàn đá đầu tiên được nói đến vào ngày 2 tháng 2 năm1949. Nhà dân tộc học Georges Condominas và nhà âm nhạc học AndréSchaeffner đã phát hiện tại làng Ndut Lieng Krak. Từđó nhiều cuộc nghiên cứu âm sắc, thanh độ và cấu trúc đàn đá đuợcđặt ra. Nhiều đàn đá khác cũng được khai quật thêm, có ghè đẽo vàkhông ghè đẽo. Đó là:- Đàn đá Bù Đơ tại Bảo Lộc- Đàn đá Bu đăng Xrê- Đàn đá Khánh Sơn- Đàn đá Bác Ái- Đàn đá Bình Đa- Đàn đá Gò Me- Đàn đá Đa Cai
Hai trong những bộ đàn đá chuyển ra nước ngoại: một bộ thuộc quyềncủa bà Clair Omar Musset ở thành phố Los Angeles (Hoa Kỳ) và mộtbộ hiện ở Bảo Tàng Viện Con Người tại Paris (Pháp). Bộ đàn đá BùĐơ thì thuộc quyền sở hữu của ông K'Broih ở thôn Booc Đê (BảoLộc). Tạm gọi là "bộ", nhưng phần lớn đã không đầy đủ những thangthanh âm và nhiều phần vẫn còn nằm chìm trong lòng đất có dấu vếtcổ sử.
Giải lý về đàn đá
Georges Condominas được may mắn phát hiện được đàn đá Ndut LiengKrak. Ông ta đã đến tận nơi, mang theo những dụng cụ thử nghiệm,đồng thời cũng thuê dân địa phương tiến hành những cuộc đào tìmkhu vực chung quanh, tuy nhiên vẫn không tìm được gì hơn nhữngvết tích khác trong tầng lớp đất cổ nầy. Thành thử, trong lúccông bố đàn đá Ndut Lieng Krak, ông ta chỉ có thể phác họa nhữngnét đơn giản về nơi phát hiện những thanh đàn đá, vị trí của cácmẫu than, những mẫu đá vụn, đồng thời cũng phác họa ra một sơ đồgiả định về toàn cảnh của những thanh đàn đá tìm thấy. Qua nhữngnét phác thảo nầy, những nhà nghiên cứu vẫn chưa hài lòng, vìchưa có thể giải quyết 2 vấn đề cơ bản:1- Đàn đá Ndut Lieng Krak xuất hiện vào thời đại nào?2- Cách sử dụng đàn đá như thế nào? Sử dụng như những dụng cụtrên trên dòng suối, nhờ nước vỗ phát ra âm thanh để đuổi chim vàthú rừng? hay treo lên cao để đánh như cồng đá (Goong lú) đá kêu(Teeng leeng), đá chám (Mau Prum) vốn rất quen thuộc với các tộcngười ở vùng Tây Nguyên hiện nay.Những giải thích sơ sài của Condominas không có được những chứngcứ cụ thể khoa học; ông ta chỉ tường thuật lại theo những lờikể của cư dân tộc người Mnong Mar trong vùng và theo trí nhớ của mình màthôi.Không có được những di chỉ và di vật khác ngoài những thanh đànđá, cho nên G. Condominas và nhiều nhà khảo cổ học khác, tronggiai đoạn đó đã có những nhận định khác nhau về việc "định tuổiđá".
Niên đại của đàn đá
Chẳng hạn như những nhà tiền sử học Âu Châu khi đến tìm hiểu câyđàn đá nầy tại Bảo Tàng Viện Con Người (Paris) cho rằng: Có thểcây đàn đá nầy rất cổ vào khoảng vài nghìn năm. Có người nâng consố lên đến vài vạn năm, hay thuộc vào thời đại đồ đá cũ. Nhưngnhà âm nhạc học André Schaeffner thì lại dựa vào những âm sắc củađàn đá để nghiên cứu, trình độ phát triển của nhạc âm cho rằng:Đàn đá Ndut Lieng Krak có thể từ nhiều thế kỷ nầy, vào khoảng đầucông nguyên, tương ứng với thời đại đồ đồng (văn hoá Gò Mun hay Đông Sơn?).
Những cuộc tranh luận và giả thiết đặt ra không ít. Những lý giảicủa nhà âm nhạc học nầy gần giống như nhận định của những nhàtiền sử học Đông Dương như Louis Bezacier (trong L' ArtVietnamien). Louis Malleret (trong B.E.F.E.O) và O. Jansé(Civilisation Annamite). Bằng lập luận nầy hay lý giải khác,những nhà khoa học nầy đều cho rằng: Đàn đá Ndut Lieng Krak làphẩm vật ở vào giai đoạn sau cùng của thời đại đồ đá mới, tức làkhoảng đầu Công nguyên.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc, chờ đợi những phátkiến khác, may ra giải quyết hai vấn đề trên (niên đại và cách sửdụng đàn đá).
G. Condominas trong những bài viết và sách xuất bản của ông vềnghệ thuật cổ Việt Nam thường tỏ ta mập mờ trong vấn đề "định rõniên đại" của đàn đá; lý do chính là thiếu hẳn những chứng liệuvà dữ kiện khoa học về địa tầng trong khu vực Ndut Lieng Krak.Cũng trong chiều hướng nầy, sau cùng ông ta chỉ có thể nêu lênmột giả thuyết dung hòa các nhận định trái ngược. Ông viết: "Nhữngngười chế tác ra loại đàn đá nầy phải sống vào thời kỳ mà kỹ nghệlàm đồ đá (tại Việt Nam) đã đạt được trình độ cao nhất, tức làlúc mà kim loại trở thành đối thủ của đá".
Trong một thiên nghiêncứu khác, ông bổ túc lập luận của mình "Chúng ta đứng trước mộttập hợp của 10 thành đá Ndut Lieng Krak ghè đẽo theo "kỹ thuậtBắc Sơn", với sự gia công (ghè đẽo) đáng chú ý. Tính chất: Thật ra, trong thời kỳ tìm ra đàn đá Ndut Lieng Krak (1949), giớihạn của hiểu biết về loại "thạch cầm" nầy cũng chỉ dừng lại ở đó.Những nhận định và giả thuyết, giải thích mập mờ về niên đại bộđàn đá Ndut Lieng Krak vẫn kéo dài đến hàng chục năm.
Những thanh đàn đá nầy có hình chữ nhật, dẹt, mỏng thuộc loại đásừng, màu đen trên mặt có những điểm đốm màu xám đậm nhạt khôngđều nhau. Miếng lớn nhất được được 101, 7 cm chiều dài; 15 cmchiều ngang; nặng khoảng 11,7 kg. Miếng nhỏ nhất đo được 65 cmbề dài, 10 cm chiều ngày và nặng 4,9 kg. Tất cả những thanh đánầy đều được ghè đẽo bằng những nhát ghè rộng và mỏng. Có vàithanh không nguyên vẹn, được phục chế lại sau nầy.
Qua những khảo sát ban đầu về hiện vật nầy, nhà khảo cổ Georges Condominas thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ xác định đó là dàn đànđá. Ngay sau đó nhà nhạc học André Schaeffner cũng đã tham gia tìm hiểu và công nhận rằng: đàn đánầy đã có mặt tại miền Tây Nguyên cách đây khoảng 5,000 năm. Đâycũng là một thứ nhạc cụ cổ nhất trên thế giới (vì chưa có ai tìmthấy một thứ nhạc cụ nào cổ hơn dàn thạch cầm ở Darlac).
Vấn đề thẩm âm những đàn đá
Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết về đàn đá nầy như sau: -"Giàn đàn đá nầy cho ta nghe một hệ thống "ngũ cung lơ lớ" như âmgiai Pelog của người Nam Dương và khác hẳn ngũ cung của trungHoa". Muốn tấu đàn đá nầy, người xưa phải để những tấm đá cao lên khỏimặt đất theo chiều nằm ngang đều đặn nhau, khoảng cách chừng 2cm.Theo ước tính, có thể trong thời xa xưa, những nghệ nhân đã đặtgiàn thạch cầm nầy song song trên hai cây gỗ và hai cây gỗ ấy lạiđược đặt trên thành một cái hố đào sâu dưới đất để làm hộp cộnghưởng. Khi chơi đàn, người xưa phải dùng dùi gõ lên những tấm đáđó như gõ khánh, gõ chiêng.Khi gõ lên thì mỗi tấm đá theo chiều dày của nó phát ra một âmthanh không phụ thuộc vào chiều gõ và hướng gõ.Âm thanh của từng tấm đá đều rất trong và có âm sắc đanh đặcbiệt.
Tuy những thanh đá nầy to và nặng như thế, nhưng độ nhạy củachúng cao đến mức chỉ cần chạm nhẹ vào là lập tức âm thanh ngândài lên. Dựa vào cung bực cao thấp, âm thanh đã từ trầm đến bổng, được ghisố từ I đến XI. Nhưng về sau nầy thì thanh đàn số XI đã không sửdụng được nữa. Dù phục chế, nhưng vẫn không sử dụng tốt như cũcủa nó được.Theo những nghiên cứu của những nhà nhạc học trên thế giới chophép giả định rằng: 10 tấm đá còn lại là bộ phận của 2 cây đàn đákhác nhau; một cây còn nguyên (7 tấm đá); còn cây đàn kia chỉ còn3 tấm đá. Về âm giai, cũng như về âm hạn của cây đàn đá còn nguyên chothấy: Đàn nầy cho âm ngũ cung không có bán cung: Fa - Sol - Si (b) - Ré (b) - Mi (b).Điệu thức nầy là đặc trưng điệu thức của nhiều dân tộc, đặc biệt lànhững dân tộc trong vùng Đông Nam Á.
Tại Indonésiens cũng tìmthấy hai cây đàn đá những không còn nguyên vẹn và thuộc niên đạimuộn hơn đàn đá Việt Nam.Các nhà âm nhạc học tỏ ra ngạc nhiên trước kỹ thuật đẽo đá khéoléo và thính giác bén nhạy, tinh tường về cao độ của những ngườichế tác nầy: họ biết rõ khả năng âm học của chất đá và cách đẽoáp dụng để có được âm thanh mong muốn.Có thể dựa vào cơ sở thực tế hiện nay về tính chất của đàn T'rưng của những dân tộc Bahnar, Rhadé, Ê Đê đã kết luận được:
Nhữngtộc người Tây Nguyên đã có truyền thống làm nhạc cụ gõ phím: giữađàn đá và đàn T 'rưng có những quan hệ về kế thừa khả năng chếtác nầy. Ngoài chiếc đàn đá tìm thấy ở Darlac nói trên còn có hai chiếcđàn đá khác về nhiều khía cạnh giống chiếc đàn đá thứ nhất nầytại Tây Nguyên. Trong nghi lễ đâm trâu, những nghệ nhân đã diễn tấu đàn đá nầybằng cách gõ bằng một chiếc gậy; như vậy âm thanh sẽ mạnh hơn vàmang tính nhạc khá rõ nét.Hiện nay loại đàn đá nầy vẫn còn được dùng trong nhiều vùng tâyNguyên, hậu thân của giàn đàn đá nói trên.Họ dùng những giàn "nhạc nước" (Orchestres hydrauliques) gồmnhững mảnh đá hay những ống tre treo lơ lửng trên rẫy, trên nươnggần bờ suối, bờ sông và bị những vồ nhỏ đập vào, do những guồngnước được điều khiển một cách tài tình.
Theo những nhà nghiên cứu dân tộc học thì: Giàn nhạc nước nầy,với âm thanh trong trẻo của những miếng đá, hay ấm áp của ốngtre, suốt ngày đêm cho ta nghe những bản nhạc lạ lùng (Phạm Duy).Trước đây, qua những công trình nghiên cứu khảo cổ học, thực địa, điền dã ởnước ta từ trước đến nay thì vùng đất Tây Nguyên vẫn nổi tiếngnhất là vùng đất dồi dào về nhạc cụ, thanh nhạc, nhiều thể loạiđàn và sáo. Quanh năm, trong những dịp hội hè đình đám, tiếng cồngchiêng, tiếng hát hò rộn rịp vang khắp buôn làng. Trong quanhcảnh nầy, trong nhưng dịp lúa rẫy trổ đòng đòng đầu mùa cho đếnkhi chín rộ, từ các nương rẫy vang lên những âm thanh của nhữngcây đàn đá, tạo thành những loại giàn "nhạc nước".Những cảnh tượng đó, những âm sắc đó, đã khiến cho những nhà nhạchọc, âm học có chiều hướng suy nghĩ: Đàn đá quả là hiện tượng độcđáo của vùng Tây Nguyên. Thậm chí, họ cho rằng đàn đá vốn dĩ làsản phẩm văn hoá cổ truyền của các sắc tộc ít người Tây Nguyên.
Những đàn đá khác
Thời gian tiếp theo đó, tại Tây Nguyên, lại phát hiện thêm nhiềuthanh đàn đá và bộ đàn đá khác, tuy nhiên, trong khai quật cácvùng chung quanh lớp địa tầng, cũng không tìm thêm những dữ kiệngì mới để có thể khẳng định được giá trị lịch sử của đàn đá.Những "giàn" đàn đá khai quật được ở Dakto (Gia Lai - Kontum) củatộc người Sédang được nhà khảo cổ học G. D. Gironcourt trình bàylần đầu tiên là một giàn đá thuộc thời kỳ hiện đại, chế tác trongthời gian gần đây của những người làm rẫy.
Giàn đàn đá tại buônBù Đơ (Bảo Lộc - Lâm Đồng) được tộc người Mnong Mar đem sử dụngnhư cồng đá, đá chạm... theo dân trong vùng kể lại thì cũng chỉchế tác cách đây vài đời, tức là vài trăm năm lại đây thôi. Giànđàn đá ở Bu Đăng Xrê mà nhà âm nhạc học Albino Ferrerios nghiêncứu và công bố vào tháng 7 năm 1973 là một nhạc cụ cổ truyền lưulại đến ngày nay, tuy nhiên đã không biết được vị trí của nó, xácđịnh địa tầng.
Gần hơn hết là giàn đàn đá Khánh Sơn vào tháng 9 năm 1979, sau 6 tháng nghiên cứu theo phương pháp khoa học. Tuynhiên, vẫn chưa có được những chứng tích khoa học để có thể địnhđược tuổi của đàn đá.
Đàn đá Khánh Sơn
Hai "bộ" đàn đá Khánh Sơn phát hiện vào tháng 9 năm 1979 đãđược nhiều nhà dân tộc học và âm nhạc học phân tách và nghiên cứu kỹ. Thật ra, cũng còn nhiều khíacạnh chưa có thể giải lý một cách khoa học và thoả đáng. Theonhững tường trình sơ khởi thì khi mới phát hiện, đàn đá Khánh Sơncó cả thảy là 21 thanh dài ngắn khác nhau, được phân chia ra làm3 "bộ". Nhưng chẳng may, trong khi chuyển vận và bảo quản thì 9thanh trong 1 bộ đã bị mất (tháng 3 năm 1979). Thành thử chúng tađã không còn có điều kiện đầy đủ để có thể tìm hiểu những liên hệcủa những thanh đàn đá Khánh Sơn với 2 bộ còn lại hiện nay. Thànhthử qua sự kiện nầy, những công trình nghiên cứu về "thang thanhâm" của 2 bộ đàn đá Khánh Sơn không tránh khỏi được những thiếusót về chứng liệu khoa học.
Tại Hội Nghị Đàn Đá ngày 11 tháng 7năm 1979, những nhà nghiên cứu đã kết luận: Chỉ khi nào ta khaiquật được đàn đá trong những điều kiện được bảo đảm về mặt khoahọc, khi nào ta gặp được những "bộ" đàn đá toàn vẹn, ở vị tríkhông xáo trộn, thì bấy giờ ta mới có đủ căn cứ để ấn định chínhxác, mới dựng lại được một cách hoàn chỉnh "thang thanh âm" cơbản của đàn đá..."Về thang âm, thì chỉ có 12 thanh đàn đá Khánh Sơn do đồng bào GiaLai thu thập 50 về trước (quảng 1939 - 1940) được nghiên cứutrong 6 tháng, từ ngày 1 tháng 3 năm 1979 cho đến ngày 10 tháng 9năm 1979, rồi công bố vào ngày 12 tháng 9 năm 1979, là có nhữngnhạc âm cho phép phân tách tương đối sâu nhất, đầy đủ nhất hiệnnay.
Đàn đá Khánh Sơn cũng ở trong tình trạng chưa có đủ những yếu tốdi chứng địa tầng để minh định về niên đại đích thực của đàn đáViệt Nam. Trong thử nghiệm, các giàn đàn đá Khánh Sơn, khi đượcnhạc sĩ Tây Nguyên Kpa Y Lăng nghiên cứu thì cho rằng: Đây lànhững "vật quý", những "vật báu" của dòng họ Bo Bo (người MnongMạ), mà trước đây không lâu, từng dùng làm các giàn đá kêu, đểgiữ rẫy khỏi bị những thú rừng hay chim chóc phá mùa màng.
Khi các nhà khảo cổ học muốn tìm đến nguồn gốc phát sinh, muốntìm hiểu hiện trường nơi khai quật lên được những thanh đàn đánầy, thì cư dân địa phương ít ai nhớ rõ. Một trong những nhân vậttiếng tăm trong vùng, ông Bo Bo Ren cho biết: "Thân phụ tôi đã đàođược những thanh "đá kêu" để đem về dựng giàn. Dường như tại đỉnhDốc Gạo...". Các nhà khảo cổ đã men theo vết tích nầy. Họ tiến hành 3cuộc đào tìm. Kết quả: đã đào được trên 200 mảnh tước, 120 tướcghè, được tác ra từ những thanh "đá kêu". Ngoài ra còn tìm đượcdăm phác vật và phế vật khác của đàn đá.Qua phân tách, đây quả là một di tích "xưởng" chế tác đàn xưa,với đầy đủ những tiêu chuẩn của nó. Tuy nhiên, khi đào xới tronglớp đất văn hoá cổ của toàn vùng, giữa những phần bề bộn của mãnhtước và dăm tước đá, lá mục của cây rừng, không có thể tìm thêmđược vết tích, vật dụng để có thể chứng minh niên đại của đàn đáKhánh Sơn. Ông Bo Bo Ren khẳng định: Gia đình ông chưa hề lấy "đákêu" đem ghè đẽo để làm giàn đàn đá. Thành thử, tuổi của đàn đáKhánh Sơn vẫn còn là một ẩn số. Những cố gắng khác trong vùngcũng không mang lên chút ánh sáng nào.
Cuộc nghiên cứu tóm lược:Đàn đá Thanh Sơn thuộc thời cổ, được ghè đẽo trước khi dòng họ BoBo đem về làm giàn đàn đá. Công dụng là để giữ nương rẫy.Trong quá trình khai quật và nghiên cứu từ tháng 2 năm 1949 chođến tháng 7 năm 1979, có nhiều thanh đàn đá được khám phá và thẩmđịnh, với số lượng lên đến 23 bộ và 222 thanh đá, nhưng rốt cuộcthì vấn đề tuổi đàn đá chung hay riêng vẫn không xác định được.Những con số đưa ra hàng vạn năm, hàng nghìn năm, vài thế kỷ...cho đàn đá Việt Nam chỉ là những con số suy diễn qua những góc độkhác nhau, chưa đủ những yếu tố khoa học cần thiết để giải minhcó sức thuyết phục được.
Những thanh đàn đá Khánh Sơn đã được L. Castellango khảo sát tạiPhòng thí nghiệm âm thanh Leipp (Paris). Từng cặp thanh đàn đácủa hai bộ A và B ăn khớp cao độ với nhau, thể hiện hai bộ đàn ấyđã do con người có chủ đích ghè đẽo cho thành hệ thống chuỗi âmthanh hẳn hoi. Hơn thế nữa, điều đáng chú ý là tất cả những bộđàn đá Ndut Lieng Krak, Khánh Sơn, Bác Ái và cả Bình Đa sau nầynữa đều có ít nhất một nốt nhạc khác nhau. Đó là nốt "Fa".
Đàn đá Bình Đa
Những cuộc khai quật di tích, di chỉ vùng Đồng Nai gần đây cũngđã phát hiện những công trình tương tự mà điển hình là đàn đáBình Đa, một địa điểm giáp đồng bằng châu thổ Đồng Nai - CửuLong, chuyển hướng nghiên cứu đàn đá sang một vùng đất cổ khác.Những công trình khám phá đàn đá Bình Đa đã các nhà dân tộc họcvà khảo cổ học có những chuyển hướng mới. Khu vực "đàn đá" nầyđược khởi đầu bằng việc tìm ra vết tích làng cổ Bình Đa, với dichỉ phong phú, đa dạng, mới lạ.
Thanh đàn đá đầu tiên ở vùng đấtBình Đa khai quật được vào ngày 12 tháng 12 năm 1979, nhưng phảiđợi một thời gian tìm kiếm và thẩm âm khoa học mới tìm được toànbộ. Qua những nhận định sơ bộ của những nhà khảo cổ, ngay từ đầu,họ nhận diện được bằng cách so sánh tương đồng về cấu tạo và âmthanh với đàn đá Tây Nguyên (vùng Ndut Lieng Krak).
Để có thể nhận định sâu sắc và tổng hợp, khi khai quật, cácthanh, các đoạn đàn đá nầy đã được tiếp tục giữ nguyên vị trí lúcmới bắt đầu tìm đào thấy. Thậm chí, trong khảo sát, những vật dụngbằng đá khác, những nhóm đồ gốm vỡ chung quanh khu vực có đàn đáBình Đa cũng đã được bảo quản nguyên trạng. Tính ra, có tới 30thanh, đoạn đàn đá phô bày trên một địa diện thoai thoải, từ bắcxuống nam. Có những thanh đàn đá nằm kề cận nhau hay gối lênnhau. Nhìn chung, vị trí đào xới ra đàn đá khá lộn xộn, điều nầycho thấy: không có dấu hiệu nhỏ nào thể hiện có sự sắp xếp củabàn tay con người trước đó.Kết quả: Tất cả gồm 37 thanh và đoạn đàn đá đủ kiểu dáng. Tất cảnằm rải rác trên một diện tích, có chiều dài từ đông sang tây là3,80 mét, chiều rộng từ bắc đến nam vào khoảng 1,96 mét. Chiềusâu, cách mắt đất vùng đồi nầy là 0,55 mét cho đến 0,65 mét. Mậtđộ phân bố không đền đặn; trong số nầy, 26 thanh đàn nằm nátnhau, 5 thanh ở hố sâu hơn; phía đông có 5 đoạn đàn đá và phíanam có 2 mảnh đàn đá.
Những đặc điểm: Di tích vùng đàn đá Bình Đa có những tính chất khá đặc biệt sovới những công trình khai quật khác. Những thanh đá và đoạn đágãy không phải là loại được chôn cất khá chu đáo, hay được sắpxếp có trật tự những những di vật lễ nghi tín ngưỡng khác. Nhữngthanh hay đoạn nầy được cấu thạo từ một tập hợp nhiều vật dụngcùng loại, cùng tính chất có quan hệ chặt chẽ trên một bình diệnhẹp. Qua khảo cứu có thể đây là những thanh đá hay đoạn đá mà cưdân Bình Đa thời cổ đã loại bỏ tại chỗ ("in situ"); cũng có thể làdo biến cố thiên nhiên bất thường nào đó tạo ra. Những nơi "loạibỏ" nầy không phải ở một nơi nào khác, mà ngay trên mãnh đất cưtrú của họ. Chung quanh còn thấy những nồi đất, chum vại, bìnhbát; cũng có than tro của những bếp bên cạnh đó. Theo nhà khảo cổLê Xuân Diệm thì "Vị trí ấy của di tích đàn đá Bình Đa hẳn nhưgợi lên hình ảnh về vai trò của nó trong sinh hoạt cộng đồng bênngọn lửa của người Bình Đa..."Vấn đề thẩm định: Tập hợp và phân tách, cần có những thẩm định có trình tự khoahọc. Di tích đàn đá Bình Đa không nguyên vẹn, mà đa số là nhữngthanh đá hay đoạn đá gẫy vỡ từng mảnh. Thành thử, muốn thẩm địnhhay phục chế trở lại, cần giám định lại số lượng vốn có của nhữngthanh đá trước khi bị gãy. Các nhà khảo cổ sau khi đối chiếu cácđoạn, các mảnh với nhau lại, lắp ráp nguyên hình, từ 42 thanh chỉcòn lại 39 thanh. Trong số nầy có 5 thanh đá còn giữ được nguyênvẹn. Số còn lại gồm 15 đoạn đầu của các thanh đá và 20 đoạn củathân. Thành thử, số mảnh và số đoạn nầy đã không chắp thành thanhnguyên vẹn. Số đoạn thiếu cũng không ít. Điều nầy đưa đến kếtluận: Những thanh đàn đá Bình Đa vẫn chưa khai quật được toàn vẹnvà công cuộc sưu tập đàn đá ở đây vẫn chưa hoàn chỉnh. Trong vùnglòng đất cổ Bình Đa vẫn còn lưu giữ nhiều thanh đá, đoạn đàn đá.Muốn dựng lại cho được hoàn chỉnh di tích đàn đá Bình Đa, cầnphải tiến hành thêm những cuộc khai đào khác.Tuy vậy, dựa vào 42 thanh đá và đoạn đá nầy, một số lượng tươngđối nhiều, các nhà khảo cổ học cũng có thể khám phá ra được mộtsố điều bí ẩn của đàn đá Bình Đa, giá trị thẩm âm của loại hìnhnhạc cụ độc đáo nầy.Xác định niên đại: Trong khi những nhà khoa học nghiên cứu về đàn đá thất vọng gầnnhư bó tay trong việc thẩm định niên đại của nhạc cụ nầy và đangtrông chờ đến những nỗ lực tìm kiếm mới của những nhà khảo cổ họctrong và ngoài nước thì đàn đá Bình Đa được khai quật. Những kếtquả thu hoạch được đã khiến cho mọi người toại nguyện. Đàn đáBình Đa trong tầng văn hoá cổ đã giải đáp nhiều nghi vấn trongquá khứ.Những chứng liệu cụ thể, phong phú, đa dạng được giữ trong vịtrí nguyên vẹn của nó, mà quan trọng hơn hết là toàn bộ cỡ tầngvăn hoá dày đến từ 2m đến 3m. Họ khai quật được những lớp thantro với nhiều màu sắc, chồng chất lên nhau của những bếp lửa lớn.Những khai quật được hàng nghìn vật dụng dùng trong việc sảnxuất, những dụng cụ sinh hoạt bằng đá; có đến hàng vạn mảnh đồđựng bằng gốm, nằm chung lẫn với những thanh đàn đá nầy. Qua nhậnđịnh, tầng văn hoá cổ tại Bình Đa thật phong phú, là những chứngliệu lý tưởng để truy tìm nhiều vấn đề vốn chưa có đáp án. Vàcũng từ những chứng tích vật chất nầy, tuổi đàn đá được xác định.Ngoài ra, còn có thể sinh hoạt của những con người đã từng chếtạo ra đàn đá nầy.Từ trước đến nay, qua những đàn đá cũ đã không đem lại nhữngchứng liệu cụ thể để minh định niên đại, thì nay, với cuộc khaiquật đàn đá Bình Đa, vấn đề được giải quyết. Chỉ cần nhận địnhtổng quát những hiện vật sưu tập đồ sộ tại đây, mà hầu hết lànhững chất liệu gốm và đá, thì cũng có thể gây được một ấn tượngmạnh mẽ về tính chất cổ kính của những di tích nầy. Đàn đá BìnhĐa nằm trong toàn bộ công trình khai quật đó.Trên đại thể, thì tuổi tương đối của của đàn đá nầy cũng phải xưacả mấy nghìn năm. Và cũng từ ấn tượng nầy, thật khó chấp nhậnnhững giả thiết trước kia về một niên đai quá muộn màng, vài trămnăm được. Thậm chí, cũng dễ dàng gạt bỏ những nhận định cho rằngtuổi đàn đá xưa nhất cũng vào khoảng đầu Công nguyên tức làkhoảng 2,000 năm trước đây, khi thời đại đồ sắt phát triển như O.Jansé từng viết.Trong một số lượng trù mật những di tích nầy, chúng ta có thể tìmhiểu sâu xa hơn nữa, phân tách đầy đủ những kiểu dáng khác nhau,những vết tích kỹ thuật ghè đẽo, những dụng cụ sinh họat bằng đá,bằng gốm, rồi từ những tài liệu nầy đem đối chiếu, so sánh, phântách cả một chuỗi liên hệ với nhau, những điểm tuơng đồng của cácvật dụng nơi đây với những di tích làng cổ khác trong vùng, thìsẽ có được một khái niệm vững chắc hơn của làng cổ Bình Đa vànhững thanh đàn đá Bình Đa.Qua những khảo sát, thể nghiệm, phân chất trên cho thấy: Đàn đá ởđây có tuổi tương ứng với khoảng thời gian mà những nhà khảo cổhọc thường gọi là "chặng cuối của thời đại đồ đá mới" và "khoảngđầu của thời đại kim khí" của vùng đất Đồng Nai. Niên đại ấy đượcnhận chắc chắn trong khoảng từ 4,000 năm đến 2,500 năm cách hiệnnay. Khung thời gian nầy được xác định bằng những cư lịêu khoahọc trực tiếp và cụ thể hơn nhiều, nếu đem so sánh với những dựđoán là hàng vạn năm, vài nghìn năm... của nhiều nhà tiền sử họcvề Âu Châu và về Đông Dương đã nêu ra trước đây về đàn đá ViệtNam.Khung thời gian trên chỉ là mốc giới tạm thời để từ đó đi vàonghiên cứu, thật ra chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu muốn nhậnđịnh cho xác thực hơn và rõ ràng hơn về niên đại của đàn đá. Điềuquan trọng không kém trong cuộc khai quật nầy là trong các tầngvăn hoá cổ nầy, còn lưu giữ được nhiều vết tích than củi trongcác bếp than tro, điều cần thiết để thử nghiệm. Cũng chính nhờnhững mẫu than nầy, các nhà khảo cổ học chuyên ngành có điều kiệnvận dụng phương pháp tính niên đại C.14, để có thể định tuổi đànđá với số năm cụ thể hơn.Những nhà khoa học thuộc Hàn Lâm Viện Đức đã giúp phân tách nhữngmẫu than lấy từ lớp đất tại khu di tích nầy có chiều sâu 1,90m.Kết quả cuộc phân tích cho biết: Những mẫu than trong lớpđất nầy có có tuổi là 3,180 (xê xích trên dưới 50 năm cách ngàynay). Đàn đá lại nằm ở độ sâu 0,60m cho đến 0,90m. Như vậy tuổicủa đàn đá phải thấp hơn chỉ số của phương pháp C.14 nói trên.Tuy vậy cũng không thể muộn hơn 2,600 - 2,500 năm, lúc đồ sắtxuất hiện trong vùng nầy. Một niên đại được xem là hợp lý vềtuổi đàn đá vào khoảng 3,000 - 2,700 năm cách ngày nay.Đây là kết quả tìm niên đại của đàn đá được xác định rõ ràngnhất, có độ chính xác cao và đáng tin cậy nhất. Kết quả nầy lànhờ sự vận dụng kết hợp khảo cổ học và ngành khoa học tự nhiên.Sự xác định lại được căn cứ vào các tài liệu nằm trong lớp địatầng còn nguyên vẹn và phong phú hơn hết.Niên đại đàn đá là 3,000 năm đã được xác quyết và từ căn bản nầysoi sáng thêm được những vấn đề liên hệ khác. Như vậy, trong suốt30 năm nghiên cứu và tranh luận lâu dài (1949 - 1979) thì nay vấn đề đãđược sáng tỏ.Nhà dân tộc học G. Condaminas khi trở lậi Việt Nam xem xét đàn đáBình Đa và những kết quả nghiên cứu niên đại cụ thể, đã phátbiểu: "Các ông đã có may mắn hơn tôi nhiều. các ông đã tìm thấyđàn đá trong tầng văn hoá cổ (còn nguyên vẹn".Trong những công trình nghiên cứu về vùng Tây Nguyên, xuyên quanhững tư liệu cũ, nhà dân tộc học G. Condominas đã sưu tầm đượcnhiều tài liệu quý giá; tuy nhiên vì không có được một xác địnhđúng về niên đại cho nên, các khó khăn trong phân định trở nênkhó khăn, thậm chí có nhiều điều mâu thuẫn.Nhưng với những di chỉ, di vật tại Bình Đa, đã mang lại một kếtluận xác đáng về thời gian, từ đó suy rộng ra những vấn đề sinhhọat kinh tế, xã hội, cư dân. Vì trong những khai quât nầy, rấtnhiều cổ vật như búa, rìu, cuốc, lưỡi dao, lưỡi đục của ngườixưa để lại đủ mặc; bên cạnh đó là những bếp lửa, những nồi vò,bình, bát... dùng để đun nấu, để đựng thực phẩm đều được thu thậpphong phú và đa dạng. Qua những phân tách, nghiên cứu và minhđịnh những vật thể nầy, chúng ta có thể hiểu được cuộc sống vậtchất, xã hội, mỹ thuật của họ đến mức độ nào.Kỳ thực ra, khi so sánh những vật thể ở Bình Đa với những vật thểtrên vùng đất Đồng Nai, qua những công trình khảo cổ trước đây,rất nhiều điểm tương đồng. Khu vực phân bố rất rộng lớn. điều nầygiải thích ý nghĩa của đàn đá trong cuộc sống tinh thần, lễ hội,tín ngưỡng dân gian trong vùng. Những khu vực cổ, những ngôi làngcổ đã được lần lượt khám phá để định giá. Thành thử, trong côngcuộc nghiên cứu những di vật cổ tại Bình Đa, các nhà khoa học đãgần như gặp lại những thể dạng đồ vật đã tìm ra từ trước trongvùng Đồng Nai. Có thể tìm ra được ở đây những đường nét chung vềhình ảnh cuộc sống kinh tế - xã hội toàn vùng. như vậy, cuộc sốngcủa cư dân Bình Đa trước kia không phải biệt lập, tách rời, mà cóquan hệ hữu cơ với cư dân cổ của những vùng lân cận. Tuy nhiên,phải đợi đến lúc khai quật đàn đá Bình Đa, mới thấy rõ được giátrị của loại nhạc cụ nầy trong đời sống dân Đồng Nai. Cách nhìnnền văn hoá cổ toàn vùng cũng có những khác lạ hơn trước. Từ đó,chúng ta mới hiểu được rằng: những cư dân trong vùng nầy chẳngnhững tạo nên sắc thái đặc biệt của vùng đất Đồng Nai xưa, mà họcòn là chủ nhân của những đàn đá nữa. Những nhà địa chất học vàthổ nhưỡng học đã dựa trên những thành quả thu thập được ở BìnhĐa nhận định: Những người Đồng Nai xưa ấy chính là những nghệnhân đã chế tác ra đàn đá nầy. Họ đã lấy đá từ những mỏ quanhvùng Châu Thới, cách khu vực di tích Bình Đa khoảng 4 cây số. Nơiđây có loại đá phiếm biến chất giống như đá làm đàn. Trongkhi đó, những vùng khác hay trên cao nguyên Di Linh - Bảo Lộc,nơi tìm ra đàn đá Ndut Lieng Krak, đàn đá Bảo Lộc, chung quanhchỉ thấy các loại đá phiến biến chất rắn cứng hơn nhiều, vì nhữngnơi nầm gần trong tâm phún xuất, các dòng nham thạch của các thờikỳ tạo thành địa chất xa xưa.Như vậy, đàn đá Bình Đa không phải là chứng tích của sự tồn tạicủa một hình thức văn hoá, mà chính đây là sản phẩm được làm tạichỗ trên vùng Đồng Nai cổ kính. Nó hoàn toàn gắn vào cuộc sốngnghệ thuật của con người tại đây từ hàng nghìn năm về trước. Cộngthêm vào đó, sau khi minh định được tuổi của đàn đá nầy, nên coiviệc khai quật đàn đá Bình Đa như là thành quả lớn lao của mộtkhám phá kỹ thuật và nghệ thuật của cư dân cổ tại đây.
Họ chính là những người mở đầu cho những sáng tạo và phát triển loại nhạccụ hiếm hoi nầy. Đất Đồng Nai chính là nơi sản sinh và nuôi dưỡngnghệ thuật dùng đàn đá trong sinh hoạt nghệ thuật cộng đồng, diễnxướng hay lễ hội. Từ những khám phá nầy, những nhà nghiên cứu đãliên hệ với những vấn đề thiên nhiên, con người, xã hội nơi đây.Đà đá đã trở thành một biểu tượng văn hoá độc đáo.Qua những nghiên cứu nầy cho thấy: cư dân trong thời kỳ nầy tạiđây không còn phải sống trong những hang động để tránh thú dữ, đểphòng thiên tai. Họ đã tụ cư thành những làng cổ lớn. Họ tậptrung trên những đồi gò, những bờ sông, những thng lũng. Họ cũngđã tập trung thành một trung tâm dân cư lớn, bao quát cả vùng đấtcao Đông Nam Phần. Giao lưu văn hoá trong toàn vùng đã khá chặtchẻ.Về hình dáng: Mỗi thanh đàn đá Bình Đa hầu như được ghè đẽo, chonên hai mép có hai rìa song song nhau, khiến có thể xếp lại nhiềuthanh khít nhau, như kiểu đàn T' rưng, kiển đàn Tling - Tlăng ởTây Nguyên. Theo nhiều nhà nhạc học thì: Nếu không có chủ đíchlàm đàn đá để cho con người tự gõ, thành những nhạc điệu, nhạcphẩm, mà chỉ để có âm thanh trầm bổng nghe cho vui tai và đuổithú, thì hà tất phải ra công, bỏ súc để ghè đẽo thanh những hìnhdáng cố định như thế. Như vẫy, những thanh đá ghè đẽo, những đànđá đã được nghiên cứu, do tần số âm thanh là có tính chất nhạc cụthật sự. Trong thực tế, tại vùng Tây Nguyên, có nhiều thanh "đá kêu" chỉnhắm vào việc sử dụng cho đàn đá giữ rẫy, mà chúng ta biết chắcchắn là mới dàn dựng trong thời gian gần đây. Hình dáng của nhữngthanh đá nầy gồm có những thanh đá được ghè đẽo đã từng dùng làmđàn đá thực sự, nhưng đồng thời cũng có những thanh đá, nhữngphiến đá không gia công ghè đẽo, có sẵn trong thiên nhiên. Chonên, sự tồn tại khá phổ biến của những giàn đàn đá dùng để giữrẫy tại Tây Nguyên, không phủ nhận tính âm nhạc của những đà đáxưa ẩn tàng trong đó. Loại "đá kêu" dùng ở đây cũng tương tự nhưhệ thống của nhiều ống sáo cột vào những con diều giấy không phủđịnh sự có mặt của những ống sáo được khoét lỗ rất công phu, đểcó thể tạo thành thanh âm đúng theo nhạc luật.Về kỹ thuật: Trình độ kỹ thuật của lớp cư dân nầy không phải chỉ biết có ghèđẽo đá. Trên thực tế, qua những nghiên cứu cho thấy: họ đã làmnhững thể loại đồ đá thành thạo, với đủ loại ngành nghề khácnhau, như đẽo, đục, cưa, khoan, mài, tiện. Những khai quật trongvùng cho thấy đồ đá của họ làm ra đầy rẫy khắp nơi trong các làngcổ, để dùng trong sản xuất, săn bắn, nghề thủ công, trong trangsức, trong nghệ thuật điêu khắc và cả trong âm nhạc nữa. Nhữngloại đồ gốm chế tác trong thời kỳ nầy vừa chắc, vừa đẹp, nhiềukiểu, nhiều dáng. Quy trình gia công của mỗi loại cũng khá phứctạp trước khi có được thành phẩm. Những đồ gốm của họ làm ra đủthể loại, đa dạng, phong phú, để dùng cho mọi nhu cầu sinh hoạt,trong cuộc sống hàng ngày, trong những nghề thủ công.Ngoài ra, căn cứ theo những di tích ở Bình Đa cho thấy thêm,trong số những người thợ thủ công ở vài nơi đã làm nghề luyện chếhợp kim đồng, thiếc, chì, đúc thành nhiều sản vật nhỏ nhắn, nhưngtrình độ kỹ thuật cao, khá độc đáo.Trên nền tảng những phát triển chung về phương diện kỹ thuật và mỹ thuật, cùng với mật độ dân số ngày càng cao hơn trước, những hoạt động nông nghiệp được mở rộng trên các vùng đồi gò đất đỏ,đất xám ven suối, gần sông, theo hình thức ruộng nương và ruộngrẫy. Chính họ đã cùng nhau xây dựng nên một trung tâm kinh tếnông nghiệp khá phát triển.Từ trong những hoạt động sản xuất, lấy nông nghiệp nương rẫy làmphương thức sản xuất chính, nhưng cư dân vùng vao tiếp giáp đồngbằng châu thổ vùng nầy, họ đã cùng nhau xây dựng một nền văn hoáĐồng Nai khá độc đáo.
Vấn đề sử dụng đàn đá:
Đàn đá được sử dụng như thế nào. Có hai ý kiến khác nhau, nhưngchỉ toàn là giả thiết:1- Đàn đá được thả xuống suối nước chảy như loại giàn nhạc nước.Âm thanh tạo được là do nước đập vào những thanh đá. Mục đích làđể đuổi chim chóc thú rừng phá hoại, cũng có thể làm cho vui tainhững người sống chung quanh. (nhạc sĩ Phạm Duy)2- Đàn đá được sử dụng như cách đánh cồng đá (gồng lú) cũnggiống như đàn T'rưng của đồng bào Mnong Mạ hay Radhé. Đàn do từngcặp sử dụng và rành âm điệu. Thường dùng trong những lễ hội vàdiễn xướng. (nhà âm nhạc học Trần Văn Khê)Trước đây, những nghiên cứu thang âm của đàn đá Khánh Sơn đã mangnhiều kết quả khích lệ. Về đàn đá Bình Đa, hiện đang còn nhiềukhiá cạnh cần nghiên cứu thêm. Nguyên nhân cơ bản trong vấn đềnầy là đàn đá Bình Đa, ngay từ thời xa xưa, đã không còn đượcnguyên vẹn. Những âm thanh đàn đá một thời vang lên thì nay đãkhông còn nữa.Xét về hình dáng thì đàn đá Bình Đa có rất nhiều điểm giống nhưđàn đá Ndut Lieng Krak và đàn đá Bảo Lộc. Những thanh đá của đànnầy còn nguyên vẹn; có thể một thời, đã được sử dụng theo kiểutrình diễn của loại cồng đá. Âm thanh của chúng vẫn còn giữa đượctính chân chất như thời xa xưa. Thành thử, tuy không còn giữanguyên tiếng nhạc, nhưng đàn đán Bình Đa vẫn còn vẫn còn có thểtìm lại được nguyên tiếng âm thanh cao thấp, nếu đem so với đànđá Ndut Lieng Krak. Cũng nhờ hiểu qua tiếng nhạc của đàn đá NdutLieng Krac, chúng ta cũng có thể hình dung ra những sắc thái độcđáo của dòng nhạc đàn đá ban đầu, trong quan hệ với dòng nhạc cổtruyền còn lưu giữ đến ngày nay. Với chứng liệu nấy, nhà âm nhạchọc A. Schaeffner cho rằng: Thanh âm của đàn đá là "ngũ cung" (Fa- Sol - Si bémol - Ré bémol - Mi bémol), thuộc loại hình nhạc cổtruyền của Indonésia và Malaysia.Những nhà âm nhạc học Tây Phương sau khi nghiên cứu đàn đá NdutLieng Krac ở Bảo Tàng Viện Con Người Paris (Pháp) cho rằng: Nhữngthanh đàn đá nầy chính là "tổ tiên" của giàn nhạc "ga Mê Lăng",một giàn nhạc cổ truyền ở đảo Java, mà gần đây mới khai quật lênđược. Qua những nghiên cứu nầy, hai nhà âm nhạc học Schaeffner vàY. Cun quan niệm: Di ảnh của đàn đá ấy vẫn còn thấy ẩn hiện trongmột số loại hình nhạc cổ truyền Indonésia.Theo nhạc sĩ Phạm Duy thì: "Lúc nầy, loại đàn đá vẫn còn đượcdùng tại cao nguyên. Hậu sinh của giàn thạch cầm nói trên (tức làđàn Ndut Lieng Krak) là những giàn nhạc nước, gồm những mảnh đáhay ống tre".Nhà âm nhạc học Trần Văn Khê cho rằng: "Tiếng cồng tây Nguyên cũng vậy,nghe quen thuộc (với đàn đá)" và "Dùng cách đánh cồng mà đánh đànđá, có lẽ gần với phong cách Tây Nguyên hơn".Nhạc sĩ Tô Vũ sau khi quan sát đàn đá Ndut Lieng Krak và đàn đáBình Đa đã viết: "Dòng nhạc đàn đá có nhiều nét gần gủi với dânca của dân tộc Rắc-glai và các dân tộc khác ở Tây Nguyên và phầnnàp của đồng bằng nữa.Nhận định của các nhạc sĩ và các nhà nghiên cứu âm nhạc khôngđồng nhất. Dòng nhạc của đàn đá xưa trong nhạc cổ truyền Việt Namchưa hội đủ điều kiện để xác quyết. Tuy nhiên, điều mà nhiều nhànghiên cứu nhắc đến là: Đàn đá Bình Đa và Ndut Lieng Krak cónhiều tượng quan mật thiết với nhiều nhạc cụ Tây Nguyên.- Đàn đá Bảo Lộc được người dân Mnong Mạ gọi là "cồng đá" (Gônglú). Họ đã sự dụng như là một nhạc cụ liêng thiêng dùng khi cúng lễ. Đàn gồm 6 thanh đá cổ. Khi chơi đàn, mỗi người đặt một thanh đá trên đùi, cầm hình đá nhỏ gõ vào giữa mật thanh đá, theo nhịp điệu gần giống như đánh cồng. Họ cũng đặt tên cho từng thanh đá,giống như đặt tên từng chiếc cồng trong một giàn.- Đàn đá Bu Đăng Xrê được tộc người Mnong gọi là "Cologolo" gồm 3thanh đá nhạc cổ đầu hơi nhọn và nhỏ, giữa thân dày và rộng. Khihọ chơi đàn nầy, mỗi thành được cột giây ở hai đầu. Họ ngồi đốidiện từng đôi, một người cầm hai đầu dây nâng thanh đá lên khỏi mặt đất, một người cầm hòn đá nhỏ gõ vào giữa thanh đá, tạo nêntiéng nhạc có nhịp điệu. Đàn nầy nằm trong một giàn nhạc gồm cósáo, đàn mồm...- Một loại đán đá của tộc người Raglai ở Tây Nguyên có tên là "MãLa Ông bà". Mỗi bộ nhạc cụ nầy gồm có từ 6 ,7 cho đến 9 thanh đá nhạc cổ (có khi kể cả đá kêu nữa). Dân chúng thường cử người đánh lên trong những ngày lễ hội và diễn xướng, thường được tộc người nầy quan niệm là vật báu của dòng họ Giàng (tức là họ Trời nổitiếng nhất của tộc người nầy). Khi sử dụng, nhạc công ở đầu từngthanh đá, theo nhịp điệu của nhạc cụ Mã La bằng đồng.Cả 3 giàn nhạc nói trên đây, tuy cách sử dụng khác nhau đôi chút,nhưng nhìn chung, chúng đều manh không ít những yếu tố về văn hoá- âm nhạc, có những quan hệ hữu cơ với những giàn nhạc cồng thịnhhành ở các bộ tộc vùng Tây Nguyên.Năm 1981, trong bài viết "Tôi đã gặp đàn đá Khánh Sơn", nhà âmnhạc học Trần Văn Khê đã viết: "Qua bao nhiêu thế kỷ, quên mấtcách đàn thuở xưa, các anh dùng ta như đan "T' rưng, cũng là đànđân tộc Tây Nguyên, nhưng đàn "T'rưng" thuộc loại tre nứa, môt loại đàn gõ treo. Còn ta thì có dân tộc ở Tây Nguyên gọi là "cồng đá" (Gông Lú), thì có lẽ ta gần với họ Cồng hơn là đàn T' rưng...Và, nếu dùng thử cách đánh cồng mà đánh đàn đá, có lẽ sẽ gần với phong cách nhạc Tây Nguyên hơn. Mà ở mỗi vùng nầy, mỗi người đánh một cồng. Dầu cho dân tộc Mnông, Gia Rai hay Ê Đê đều đánh cồng như thế... Ở Tây Nguyên có nhiều dân tộc đánh cồng, mỗi dân tộc có một phong cách riêng, do đó, có thể tìm được nhiều cách đánh đàn đá lắm".Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng: Nếu duyệt lại các nhạc cụ Tây Nguyên thuộc bộ gõ, thì thấy chỉ có mấy thứ trống da trâu,đàn tre (tức đàn T'rưng) và loại cồng (gông lú). Trong đó trống đá thất khó liên hệ với giàn đàn đá xưa; đàn T'rưng thuộc loại tre nứa, loại đàn gỗ treo, cũng khó tìm thấy những nét gần gũivới đàn đá cổ. Thậm chí, có người còn cho rằng: đàn T'rưng là hậusinh của các giàn nhạc nước bằng tre nứa. Chỉ có cồng bằng đồnglà loại nhạc cụ duy nhất hiện biết là gần gũi với đàn đá hơn cả,về cách dùng và cả về âm thanh. Nếu quả đúng như vậy thì đàn đá Bình Đa, thuộc cùng loại hình với đàn Ndut Lieng Krak, đàn Bảo Lộc, đã nhận biết được đồng loại nối dõi mình, tuy có khác lạ về chất liệu, về hình dáng, nhưng âm thanh, tiếng nhạc cùng với cáchchơi và vị trí xã hội lại vẫn gần như xưa. (Lê Xuân Diệm).Những đàn đá thuộc loại kiểu như ở Bình Đa quả không ít. Phạm vi phân bố của loại đàn nầy trải suốt từ ven bờ hạ lưu châu thổ sông Đồng Nai lên đến thượng nguồn sông La Ngà hay lên cao hơn nữa.rồi còn xa hơn thế nữa, tới sát bờ sơng Krong Nô *Darlac( nơi đànđá Ndut Lieng Krak được nhắc đến từ năm 1949. Tiếng nhạc đàn đá kiểu như Bình Đa không chỉ đã hoà điệu với âm thanh vùng Đồng Nai xa xưa, mà còn lên đến Tây Nguyên. Sinh hoạt về đàn đá cũng đã phổ biến trong cư dân nhiều làng cổ. Đàn đá trở thành một biểu tượng chung, là bản sắc văn hoá độc đáo nhất trong vùng nầy thời cổ.Chỉ đáng tiếc là đàn đá nầy đã không còn được nguyên vẹn. Chúng ta đã không còn được nghe trực tiếp những dòng nhạc nghìn xưa của đàn nầy. Những thanh đàn lại chưa tìm đầy đủ trọn vẹn. Cho đến,cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được hình dáng hoàn chỉnh của giàn đàn. Cũng chưa có được một nhận định chính xác về cấu trúc của thang âm cuả nền nhạc đá cổ xưa.Những bí mật của giàn đàn đá cách đây 3,000 năm, của giàn nhạcđàn đá cổ vẫn còn ẩn dấu không ít trong lòng đất Đồng nai cũ,cũng như tại vùng Tây Nguyên tiền sử. Nhiều vấn đề về đàn đá cònphải nhờ những công trình nghiên cứu kế tiếp, để có thể thẩm âm đàn đá cho thật chính xác. Những tranh luận về vấn đề nầy vẫn chưa kết thúc.
Tóm lại, đàn đá là một loại hình nhạc cụ đã phát hiện tại một quốc gia gia trên thế giới và cũng được nghiên cứu khá kỹ. Tuy nhiên, cho đến nầy, chỉ có tại Việt Nam là nơi có số lượng cao nhất; và cũng chỉ có ở Việt Nam, mới có được những điều kiện nghiên cứu sâu về mọi mặt từ năm 1949 cho đến nay.