Cổ Pháp Cố Sự
(Bộ sách viết về cội nguồn nhà Lý)
Nhà văn Nguyễn Khôi quê gốc làng Cổ Pháp, sau đổi là Đình Bảng, đất phát tích Vương triều Lý;
từ năm 2002 đã dành thời gian và tâm huyết viết Bộ Sử Làng "Cổ Pháp Cố Sự" 4 tập, dày 970 trang.
Tập 1+ 2+ 3 đã xuất bản, vừa được Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật Thủ Đô 2008 (cùng đợt với tập" Thơ Trần Dần").
Tập 4 đã viết xong (Chuyện làng Đình Bảng từ 1945 đến nay) sẽ xuất bản trong dịp tới.
Việt Văn Mới Newvietart xin trích đăng lại một số chương của Cổ Pháp Cố Sự để bạn đọc Trong và Ngoài Nước cùng thưởng thức.
4: THIỀN SƯ VẠN HẠNH
T hiền Sư Vạn Hạnh là pháp danh (tên hiệu đặt khi xuất gia , còn tên tục là Lý Khánh Vạn (người đời suy tôn la Thánh Vạn ), em trai là Lý Khánh Van ..Sinh trưởng trongcự tộc Lý ở kẻ Báng (Dịch Bảng) - một gia đình thuộc diện " Danh Gia Vong Tộc " nhiều đời thờ Phật. Thuở nhỏ , Vạn Hạnh đã thể hiện là một tràng trai kẻ báng khác thường , học hành thông minh tiến tới , gồm thông ba học (giới- định - tuệ), nghiên cứu trăm luận , xem thường công danh . Năm 21 tuổi xuất gia ( vào khoảng năm quý sửu- 953 đời Hán Ân đế, thời Đinh Bộ Lĩnh mới khởi binh ở Hoa Lư , đang là triều Ngô do anh em Ngô Xương Văn , Ngô Xương Ngập trị vì ) Vạn Hạnh cùng với Sư Đinh Hụê ( họ Khúc quê ở Cảm Điền - Phong Châu ) thờ Thiền Ông ở chùa Lục Tổ trong làng hầu hạ Thầy . Trong mọi lúc hầu hạ Thầy , Sư tranh thủ học tập quên cả mệt mỏi . Sau khi Thiền Ông mất (năm 979) , Sư chuyên tập môn " tổng chì tam ma địa " lấy đó làm việc riêng của minh . Bấy giờ Sư nói ra lời nào tất đều là phù sấm ( tiên tri) đối với thiên hạ . Thiền Sư Lý Khánh Văn trụ trì chùa Cổ Pháp ( chùa Dận), còn Thiền Sư Van Hạnh ở chùa Tiêu ( con gọi là chùa Trương Liêu , chùa Thiên Tam , Tiêu Sơn tự hay chùa Ba Sơn -trên núi Tiêu, làng Tiêu ( này là xã Tương Giang ) , cũng là nơi Phạm Thị (sau khi ra Lý Công Uẩn , làm Thủ Hộ ) . Sinh thời , sư Vạn Hạnh cùng với Khuông Việt Đại Sư (Ngô Chân Lưu - 933- 1011) là những vị tăng thống được vua Lê Đại Hành kính trọng . Nhà vua coi các vị là Quốc Sư. Năm Thiên phúc thứ nhất (981) Hầu Nhân Bảo của nước Tống đem quân sang xâm lược nước ta , đóng quân ở Cương Giáp (Lạng Sơn) Vua mời Sư Vạn Hạnh đến đem chuyện thắng bại ra hỏi . Sư đáp " trong ba bảy ngày thì giặc phải lui".
Sau quả nhiên thư thế . Vua muốn đi đánh Chiêm Thành , cùng triều thần bàn bạc mà chưa quyết , Sư tâu Vua xin hãy cấp tốc xuất quân , không để lỡ cơ hội . Sau đánh quả nhiên toàn thắng .
Qua những tiên đoán , tham gia ý kiến để Nhà Vua ( Lê Hoàn ) tin tưởng ra quyết tâm quyết chiến với quân giặc . Sư Vạn Hạnh đã chứng tỏ vai trò Quốc Sư tài ba nỗi lạc của Triều Đinh Tiền Lê, được Vua tin cậy và kính trọng . Về mặt chính trị xã hội , Sư Vạn Hạnh đã "cố vấn" cho Vua về hoạt động Phật giáo (Quốc giáo) như gửi thư cho nhà nhà Tống xin " Đại Tạng kinh "
nhằm tăng cường độ giao hảo giữa hai nước, đáp ứng yêu cầu học tập nghiên cứu của Phật tử ở nước ta lúc bấy giờ .
Về việc xuất gia , chọn cửa thiền ở tuổi 21 Sư thuộc dòng thứ 10 của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu chi mà Sư Pháp Thuận (925-990) đã từng giữ một vai trò quan trọng trong việc củng cố phát triển chính quyền cho Vua Lê Đại Hành ; Sư Vạn Hạnh cũng đã tiếp tay cho Pháp Thuận trong việc nay .
Đó là cái tâm cảnh hay công nghiệp của thời đại mà Vạn Hạnh đã lớn lên . Tâm cảnh của một đất nước sôi động , bức bối vì ngoại bang đô hộ áp bức , vì những biến tướng quá độ của một dân tộc (bị cát cứ chia rẽ) đang chuyển mình để thống nhất , độc lập tự chủ , vì những quyêt tâm công sức cho Đạo Pháp và thế nhân theo truyền thông tu tập của dòng Thiên Tì ni Đa lưu chi .
Dòng Thiền này do Thiền Sư Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) thành lập.
Sư tu ở Chùa Pháp Vân (chùa Dâu ở Thụận Thành), người nước Ô trượng của Bắc Thiên Trúc ( Ân Độ xưa ) dòng Bà nam môn . Từ nhỏ Sư đã mang chí xuất tục đi khắp Tây Trúc cầu tâm ấn Phật . Nhân duyên đạo chưa gặp , bèn cầm gậy sang đông nam . Năm Giáp Ngọ ( 574) Sư đến Trường An ( Trung Quốc) , đúng lúc Phật Giáo ở đây bị đàn áp nặng nề (Pháp nạn 3 năm 574- 577) Sư phải lánh nạn sang đất Nghiệp để xin thọ giáo Đệ Tam Tổ Tăng Xán . Tổ dạy " người nên qua phương nam giao hoa , không nên ở đây lâu " . Sư từ biệt về Quảng Châu ở chùa Chế Chỉ dịch kinh Phật sau 6 năm ( Kinh Tông Trì) đến năm 580 thì Sư sang nước ta ở chùa Pháp Vân .
Một hôm Sư gọi đệ tử Pháp Hiền ( ?-626) ở chùa Chúng Thiện ( xã Phât Tích , Tiên Du ) dạy rằng :
Tâm ấn chư Phật :
Tất không lứa dối
Tròn đông Thái Hư
Không thiếu không dư
Không đi không đến
Không được không mất
Chẳng một chẳng khác
Chẳng thường chẳng đoạn
Vốn không chỗ sinh
Cũng không chỗ diệt
Cũng chẳng lìa xa
Chẳng không lìa xa
Vì đối vọng duyên
Nên giả đặt tên
Bỉ thế chư Phật ba đời
Cũng dùng như thế mà được
Tổ Sư nhiều đời
Cũng dùng như thế mà được
Ta cũng dùng như thế mà được
Cho đến hữu tình, vô tinh
Cũng dùng như thế mà được
Vả , Tổ ta Xán Công
Khi ấn cho ta tâm đó
Bảo ta mau Nam hành giáo hóa
Không nên ở lại đây lâu (Trung Quốc)
Từng Trải nhiều nơi
Mói đến được đây (Viêt Nam)
Nay gặp được người ( Pháp Hiền)
Quả gặp Huyền Ký
Người khéo giữ gìn
Giờ đi ( Tịch ) của ta đã đến
Nói xong Sư chắp tay mà mất . Pháp Hiền làm lễ Trà Tỷ , thu Xá lợi , xây tháp để thờ ( năm 594) sau này Vua Lý Thái Tông có làm bài kệ truy tán :
Mở lối sang nước Nam
Nghe Sư giỏi tập Thiền
Mở bày niêm tin Phật
Xa hợp môt nguồn tim
Trăng Lăng Già vằng vặc
Sen bát nhã ngát thơm
Bao giờ được gặp mặt
Cung nhau bàn đạo huyền
Và nhà Vua đã phong tặng cho Sư .
Tư tưởng của Thiền Tông có thể nói gọn là : " Phật ở trong tâm moi người. Sùng bái giữ giới , khổ hạnh , học vấn , cầu kinh ( nếu chỉ có vậy) thì không có nghĩa ly gì cả . Phải đạt tới GIÁC NGỘ mới là mục đích tối thượng của Phật Tử -đạt được GIÁC NGỘ là PHẬT . Tâm là Phật và Phật chính là Tâm . Tâm an Tĩnh . đó là Niết bàn . Thiền là con đường duy nhất dẫn đến giác ngộ . Thiền không có nghĩa là suy tưởng ; Thiền là thấu đạt chính Phật tính nơi mình ". Sư Tổ đã từng dạy : "Tự thân mê lầm thì chúng sinh tức là Bố Tát , khi tự thân Giác Ngộ thì Bồ Tát là chúng sinh . Mà xưa nay Sư Tổ đem Y Pháp cùng Tăng Pháp phó truyền cho đệ tử thì Pháp là dùng Tâm truyền tâm , điều khiển tự ngộ , tự giải . Từ xưa chư Phật chỉ truyền bản thể , chư tông Sư mật trao bản Tâm , cho nên mới nói ;" Cái Tâm không tín chấp vào đâu cả ".
Vạn Hạnh xuất gia đã vào tuổi trưởng thành , quyết định chọn con đường Phật Giáo của thời đại ma dấn thân .Có thể nói , Vạn Hạnh là nhà trí thức tiên tiến xuất chúng của thời đại bấy giờ . Vạn Hạnh đã " khởi " đi vào đời ( xuất thế) bằng Nho , ở lại với đời bằng Lão và đã vươn lên tất cả bằng Phật Giáo. Ở Sư là sự kết tinh tổng hòa nhuần nhuyễn tam giáo để hành sử , thích ứng với đời mà Sư đã sống .
Theo truyên sử , Vạn Hạnh đến với Phật Giáo qua ngõ tam học ( 3 học) tức lối ngõ nguyên thủy mà yếu chỉ tu tập là Giới - định - tuệ . Lối ngõ tam học này có thể dẫn người học lạc vào nẻo Giáo điều tiêu cực nhăm mắt buông xuôi với thế sự để ẩn nhấn đợi chờ giác ngộ , qua trương kỳ khổ luyện . Nhưng Sư đã không làm như vậy , Sư đã từ tam học để tiên thêm một bứớc nữa trên con đường tu chứng . Bước mới đó là tam luận , là thập nhi môn , trung quán và bách luận , đó là những con đường phá chấp toàn triệt , giải phóng toàn diện kẻ tu hành khỏi những vứớng mắc , chấp trứớc vê tri cũng như về hành . Đó cũng là con đường Vạn Hạnh hội nhập với khuynh hứơng nhập thế tu chứng của dòng Ty Ni Đa Lưu Chi .
Sử sách kể là ; Sau khi Thầy " tịch" Vạn Hạnh còn chuyên hành một Pháp môn khác là Tổng trì tam ma địa ( Đà Na Ni tam muội - một lối thiền định bằng cách đọc các khẩu quyết Phạn Ngữ . Nhờ đó Vạn Hạnh đã xuất Thần thông Sấm ký để hành đạo cứu đời , xây dựng nên Vương nghiệp Nhà Lý dài tới 216 năm .
Phật giáo với Vạn Hạnh đã có tác dụng vừa như một động lực cho Sự tiến tới trên con đường hoằng hóa,lại vừa như một chất xúc tác làm cho Sư tổng hòa với đời , với đạo , cũng như chinh với bản thân Sư.....