Việt Văn Mới
Việt Văn Mới






ĐỌC "KIỀU"
NHẶT CHỮ "HOA"







PHẦN I


1-ĐỌC "KIỀU" NHẶT CHỮ "HOA"

Các cụ xưa nói : “Làm trai biết đánh tổ tôm. Uống chè Chính Thái (một loại chè nổi tiếng thời ấy) xem nôm Thúy Kều”. Đời nay lứa tuổi trẻ ít biết đánh tổ tôm, không biết đến chè Chính Thái, và cũng có người chưa nhìn thấy bản Kiều chữ nôm như thế nào- trừ các nhà “Kiều học”.

Trong “Mười lệ ngôn Đoạn trường tân thanh” cụ Kiều Mậu Oánh- hiệu Giá Sơn phó bảng khoa Canh Thìn- đã viết ở “lệ ngôn 4” : “Cụ tham tri bộ Lễ Nguyễn hầu, học vấn đã rộng, lịch duyệt lại sâu, truyện này lấy tài liệu trong nước và ngoài nước rất nhiều phải tra cứu tinh tường xuất xứ mới có thể hiểu rõ được…”

“Truyện Kiều thật là một thiên “tình sử” tuyệt đỉnh nghìn xưa” (Lời của cụ Đào Nguyên Phổ - Đình nguyên, nhị giáp tiến sĩ khoa Mậu tuất) Ngày nay đọc truyện Kiều người ta còn dễ thấy một điều là Đại Thi hào Nguyến Du thường dùng rất nhiều chữ “hoa” : Khi là hoa hồng, hoa đào, vườn hoa,cánh hoa, nét hoa. Khi là người đàn bà đài các, là “tao nhân mặc khách”: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang” “Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”…nhưng cũng có khi là kẻ hầu người hạ : “ Hoa nô truyền dạy đôi lời”,“ Rằng hoa nô đủ mọi tài”. Khi lại là kiệu hoa, thuyền hoa, tờ hoa, trướng hoa, cũng có khi lại là thềm hoa, sân hoa, có khi lại là tâm trạng, là tâm sự là suy nghĩ riêng tư… chữ hoa thiên biến vạn hóa mọi chỗ mọi nơi, muôn hình muôn vẻ thật kỳ ảo…

Mẹ tôi là người “ít chữ” cả cuộc đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” nhưng bà là người thuộc rất nhiều câu Kiều. Bà đã dùng Kiều để bói cho thân phận bà và bạn bè của bà, thì thấy linh nghiệm như thần mà xem tựa linh kinh Quỷ Cốc…

Thuở thiếu thời tôi cũng thường được nghe bà hát ru trong giấc ngủ chập chờn của mình. Tôi đọc lại truyện Kiều hôm nay là để thể hiện tình cảm của mình đối với người Mẹ và những người ham thích truyện Kiều. Tôi đã tỷ mẩn ghi chép sắp xếp bố cục theo trình tự diễn biến của cuộc đời Kiều để đến với “nội hàm” của một chữ “Hoa”, cũng là để thể hiện tình cảm của cá nhân đối với Truyện Kiều kinh điển. Càng đọc càng thấy Đại thi hào Nguyễn Du dùng chữ “Hoa” thật tài tình quá Để chữ hoa “Mềm mại, có nhạc điệu, đi vào sâu lắng” tôi đã dùng kỹ sảo trích dẫn cả câu Kiều có chữ Hoa ( để tăng nhạc điệu có thần thái lọn nghĩa cho vần thơ để người đọc cảm thụ được tính chất lãng mạn trong “ảo” và “thực” của chữ “Hoa” và cũng để nhận biết được chính xác hơn chữ Hoa xuất hiện ở trong môi trường nào, không gian nào, thời gian nào để hiểu thêm luật “Phong thủy” của chữ Hoa:

I - Từ câu 1 đến câu 38 :

+ Mở đầu : Tài mệnh ghét nhau ( câu 1 đến câu 6)

+ Gia thế và tài sắc hai chị em Kiều (câu 7 đến câu 38) có 2 chữ hoa :

- Hoa cười ngọc thốt đoan trang

-Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh .

II – Từ câu 39 đến câu 568 : Tiết Thanh minh- Kiều gặp Kim Trọng:

+ Chị em Kiều đi Thanh minh, khóc mả Đạm Tiên ( câu 39 đến câu 132 ) có 4 chữ hoa:

-Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

-Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa

- Lại càng ủ dột nét hoa

- Kiều rằng: “Những đấng tài hoa

+ Kiều gặp Kim Trọng ( câu 133 đến câu 170) có 2 chữ hoa :

-Hai kiều e lệ nép vào dưới hoa

-Gặp tuần đố lá thỏa lòng tìm hoa.

+ Kiều tương tư – Đạm Tiên báo mộng ( câu 171 đến câu 242) có 6 chữ hoa :

-Kiều từ trở gót trướng hoa

- Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi

- Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời

- Thềm hoa khách đã trở hài

- Hoa trôi bèo giạt đã đành

- Mùa hoa lê hãy dầm dề giọt mưa

+ Kim Trọng tưởng nhớ Kiều - Tìm đến vườn Thúy ( câu 243 đến câu 286) có 1 chữ hoa

-Dầy thềm hoa rụng biết người ở đâu?

+ Nhặt được kim thoa – Kim Trọng – Thúy Kiều giao ước việc trăm năm ( câu 283 đến câu 368) có 2 chữ hoa :

- Nặng lòng xót liễu vì hoa

- Vội vàng lá rụng hoa rơi

+ Kiều sang phòng Kim Trọng – Đêm thề nguyền (câu 369 đến câu 528) có 12 chữ hoa :

- Cách hoa sẽ dắng tiếng vàng

- Tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm

- Phẩm đề xin một vài lời thêm hoa

- Anh hoa phát tiết ra ngoài

- Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa

- Hai thân còn dở tiệc hoa chưa về

- Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần

- Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa

- Đừng điều nguyệt nọ hoa kia

- Vội chi liếu ép hoa nài

+ Kim Trọng đi Liêu-dương hộ tang chú (câu 529 đến câu 568) có 1 chữ hoa :

- Cửa sài vừa ngỏ then hoa

III – Từ câu 569 đến câu 776 : Cơn gia biến- Mối tình Kim- Kiều tan vỡ :

+ Họ Vương mắc nạn oan ( câu 569 đến câu 598) có 1 chữ hoa:

- Hoa trôi giạt thắm liễu xơ xác vàng

+ Kiều bán mình chuộc cha ( câu 599 đến câu 692) có 5 chữ hoa :

- Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng

- Nhìn hoa bóng thẹn trông gương mặt dày

- Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây

- Tờ hoa đã ký cân vàng mới trao

+ Đêm trao duyên (câu 693 đến câu 776) có 3 chữ hoa :

- Thề hoa chưa ráo chén vàng

- Lời thề thôi đã phụ phàng với hoa

- Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.

IV– Từ câu 777 đến câu 1526 : Kiều bán mình vào lầu xanh Tú Bà- Kiều gặp Thúc Sinh :

+ Mã Giám Sinh đến đón Kiều đến trú phường rồi đưa về Lâm Truy (câu 777 đến câu 918 ) có 7 chữ hoa :

- Kiệu hoa đâu đã đến ngoài

- Quen mồi lại kiếm ăn miền nguyệt hoa

- Cành hoa đem bán vào thuyền lái buôn

- Về đây nước trước bẻ hoa

- Chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa

- Đuốc hoa để đó mặc nàng nằm trơ

+ Kiều vào lầu xanh – Tú Bà ra oai- Kiều tự tử- Đạm Tiên báo mộng ( Từ câu 919 đến câu 1000) có 3 chữ hoa :

- Hương hoa hôm sớm phụng thờ

- Đổi hoa lót xuống chiếu nằm

- Sợ gan nát ngọc liều hoa

+ Tú Bà dỗ Kiều – Kiều ở lầu Ngưng-bích ( câu 1001 đến câu 1054) có 2 chữ hoa

- Hoa xuân đương nhụy ngày xuân còn dài

- Hoa trôi man mác biết là về đâu

+ Kiều mắc lừa Sở Khanh – Chịu tiếp khách ( câu 1055 đến câu 1198) có 4 chữ hoa :

- Hoa sao hoa khéo đọa đày bấy hoa

- Đang tay vùi liễu dập hoa tơi bời

+ Tú Bà dạy nghề cho Kiều- Tâm sự Kiều ( câu 1199 đến câu 1274) có 6 chữ hoa :

- Chơi cho liễu chán hoa chê

- Khi ngâm ngợi nguyệt khi cười cợt hoa

- Giờ sao tan tác như hoa giữa đường

- Đòi phen gió tựa hoa kề

- Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa

- Hoa kia đã chắp cánh này cho chưa ?

+ Kiều gặp Thúc Sinh ( câu 1275 đến câu 1384) có 8 chữ hoa

- Hoa khôi mộ tiếng Kiều Nhi

- Trướng tô giáp mặt hoa đào?

- Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng

- Thang lan rủ bức trướng hồng tẩm hoa

- Thiếp như hoa đã lìa cành

- Yêu hoa yêu được một màu điểm trang

- Sá chi liếu ngõ hoa tường

+ Thúc ông cáo quỳ cửa công (câu 1385 đến câu 1472) có 6 chữ hoa :

- Song song vào trước sân hoa lại quỳ

- Tuồng chi hoa thải hương thừa

- Để ai trăng tủi hoa sầu vì ai?

- Trăng hoa song cũng thị phi biết điều

- Tiên hoa trình trước án phê xem tường

- Kiệu hoa cất gió đuốc hồng điểm sao

+ Kiều khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn thư (câu 1473 đến câu 1526)

V – Tử câu 1527 đến câu 2028 : Hoạn thư ghen- Kiều trốn khỏi Quan Âm các.

+ Hoạn thư ghen lập mưu bắt Kiều- Thúc Sinh về lại Lâm Truy mời thầy đánh đồng thiếp tìm Kiều ( câu 1527 đến câu 1704) có 4 chữ hoa :

- Từ nghe vườn mới thêm hoa

- Trách người đen bạc ra lòng trăng hoa

- Dưới hoa dậy lũ ác nhân

- Tiếc hoa những ngậm ngùi xuân

+ Kiều bị bắt về hầu hạ Hoạn thư ( câu 1705 đến câu 1790) có 3 chữ hoa :

- Nước trôi hoa rụng đã yên

- Hoa nô truyền dạy đổi tên

- Cũng liều ngọc nát hoa tàn mà chi

+ Thúc Sinh về thăm quê – Hoạn thư bầy tiệc tẩy trần- bắt Kiều hầu rượu ( câu 1791 đến câu 1884) có 3 chưa hoa:

- Sen tàn cúc lại nở hoa

-Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

- Tiểu thư vội thét : “Con Hoa …

- Rằng : “Hoa nô đủ mọi tài

+ Kiều ra ở Quan Âm các rồi trốn thoat ( câu 1885 đến câu 2026) có 13 chữ hoa :

- Cúi đầu quỳ trước sân hoa

- Có cây trăm thước có hoa bốn mùa

- Hương hoa ngũ cúng sắm sanh lễ thường

- Nàng từ lánh gót vườn hoa

- Xăm xăm đến mé vườn hoa với nàn

- Chúa xuân để tội một mình cho hoa

- Hoa tì đã động tiếng người nẻo xa

- Tiểu thư đâu đã rẽ hoa bước vào

- Tìm hoa quá bước xem người viết kinh

- Rỉ tai hỏi lại hoa tì trước sau

- Hoa rằng : “Bà đến đã lâu…

- Rào cây lâu cũng có ngày bẻ hoa

- Cất mình qua ngọn tường hoa

VI – Từ câu 2029 đến câu 2648 : Kiều lại bị bán vào lầu xanh ở châu Thai- Kiều gặp Từ Hải

+ Kiều đến Chiêu ẩn am( từ câu 2029 đến câu 2060)

+ Kiều lại bị bán vào lầu xanh ở châu Thai (từ câu 2061đến câu 2164) có 4 chữ hoa - Bóng hoa đầy đất vẻ ngân ngang trời

- Kiệu hoa đặt trước thềm hoa

- Chém cha cái số hoa đào

+ Kiều gặp Từ Hải (từ câu 2165 đến câu 2288) có 3 chữ hoa :

- Rộng thương cỏ nội hoa hèn

- Hoa quan chấp chới hà y rỡ ràng

- Vinh hoa bõ lúc phong trần

+ Báo ân báo oán (từ câu 2289 đến câu 2450) có 1 chữ hoa :

- Hoa nô kia với Trạc-Tuyền cũng tôi.

+ Từ Hải đầu hàng, chết đứng, Kiều bị gán lấy thổ quan ( từ câu 2451 đến câu 2602) có 2 chữ hoa :

- Còn chi nữa cánh hoa tàn

Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân

- Kiệu hoa áp thẳng xuống thuyền

Lá màn rủ thấp ngọn đèn khêu cao

+ Kiều nhẩy xuống sông Tiền-đường tự tử ( từ câu 2603 đến câu 2648) có 1 chữ hoa :

- Dưới đèn sẵn bức tiên hoa

-Một thiên tuyệt bút gọi là để sau

VII – Từ câu 2649 đến câu 2738 : Kiều được Giác Duyên cứu vớt .

+ Kiều được Giác Duyên cứu vớt đưa về Thảo Lư bên sông Tiền-đường ( từ câu 2649 đến câu 2738)

VIII- Từ câu 2739 đến câu 3254 : Kim Trọng trở lại vườn Thúy- Đại đoàn viên.

+ Kim Trọng trở lại vườn Thúy, kết duyên với Thúy Vân ( từ câu 2730 đến câu 2856) có 3 chữ hoa :

- Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông

- Để cho đến nỗi trôi hoa giạt bèo

- Vội về sửa chốn vườn hoa

+ Chàng Kim – Chàng Vương thi đỗ cùng đi làm quan- làm lễ chiêu hồn Kiều bên sông Tiền-đường (từ câu 2857 đến câu 2972) có 4 chữ hoa :

- Hoa chào ngõ hạnh hương bay dặm phần

- Phòng xuân trướng rủ hoa đào

- Bắt về Vô-Tích toan đường bẻ hoa

- Hoa trôi nước chảy suôi dòng

+ Một nhà đoàn tụ phúc lộc trọn vẹn ( từ câu 2973 đến câu 3240) có 16 chữ hoa :

- Rõ ràng hoa rụng hương bay

- Bấy chầy dãi nguyệt dầu hoa

- Kiệu hoa giục giã tức thì

- Nàng rằng : “chút phận hoa rơi,

- Đoàn viên vội mở tiệc hoa vui vầy

- Hoa thơm phong nhị trăng vòng tròn gương

- Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa

- Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn

- Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru !

- Hoa tàn mà lại thêm tươi

- Hoa soi ngọn đuốc hồng chen bức là

- Hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình

- Vớt hương dưới đất bẻ hoa cuối mùa

- Hay gì vầy cánh hoa tàn mà chơi

- Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa ?

- Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên.

Kết thúc : Tài mệnh khó dồi dào cả hai- cần có sự “Tu tâm. Tích đức” (từ câu 3241 đến câu 3254).

*** Còn riêng tôi thì coi đây là những điều tổng kết của Đại thi hào Nguyễn Du :

“ Bắt phong trần phải phong trần
“Cho thanh cao mới được phần thanh cao
“Có đâu thiên vị người nào
“Chũ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
“ Có tài mà cậy chi tài
“Chữ tài liền với chữa tai một vần
“Đã mang lấy nghiệp vào thân
“Cũng đừng trách lẫn trời gân trời xa
“Thiện căn ở tại lòng ta
“ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài…

+Nếu không có sự nhầm lẫn trong đo đếm chữ Hoa thì tổng số chữ Hoa trong truyện Kiều là 133 chữ…

                                                                                   

PHẦN II

CHỮ HỒNG NHAN


**Truyện Kiều có 3254 câu. Cụ Nguyễn Du đã sử dụng tới 12 lần chữ “hồng nhan” để nói về cuộc đời người phụ nữ nói chung và cuộc đời Kiều nói riêng. Mỗi chữ “hồng nhan” đều găn với một duyên phận một tâm trạng một tâm sự riêng có của người đàn bà . Để hiểu rõ hơn của từng chữ “hồng nhan” ta cần lượt đến với từng chữ “hồng nhan” ở từng góc độ từng tâm trạng, từng tâm sự khác nhau :

1 – Ngày xuân “lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh…” trong cái náo nức, cái vui vẻ của mùa xuân, 3 chi em Nàng Kiều rủ nhau đi ru xuân, Kiều nhìn thấy mộ Đạm Tiên quạnh hiu cô liêu, không có ai hương khói Kiều đã chạnh lòng nghĩ đến thân phận mình, thân phận người phụ nữ chỉ như những bông hoa rực rỡ trong ánh chiều tà :

“Kiếp hồng nhan có mỏng manh
“Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương

2- Cuộc đời người phụ nữ là vậy, sinh ra lớn lên, bao điều mong muốn ước mơ đẹp đã đến với lứa tuổi thiếu nữ, nhưng họ có biết đâu cái điều “bạc mệnh” đã đến rình rập cám dỗ họ, để rồi khi mắc phải điều không hay chỉ biết tự an ủi mình bằng cách an phận :

“Rằng : Hồng nhan tự ngàn xưa
“Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?

3- Những đứa con sinh ra lớn lên cái điều cảm nhận đầu tiên là : “ Công Cha như núi Thái Sơn- Công Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Mong sao lớn khôn để đền ơn công sinh thành. Nhưng trên đường đời đã gặp bao điều bất bình không có lối thoát, nhưng cũng chỉ biết than thân trách phận, trong nỗi niềm day rứt khôn nguôi :

“Vẻ chi một mảnh hồng nhan
“Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành

4- Khi người con gái lớn lên, nhận ra số kiếp của người đàn bà là lận đận, đã dám lên tiếng “ kiếp người là gì, tại sao lại như thế ?”. Cũng muốn vùng lên để vứt đi cái hồng nhan bạc mệnh…Nhưng vứt đi đâu? Một sự bế tắc là thờ dài chấp nhận để cho nhẹ đi nỗi niềm của số kiếp, hy vọng vào số kiếp có sự đổi thay chăng?

“Tẻ vui cũng một kiếp người
“Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru ?

5- Sự phũ phàng, sự cay nghiệt, sự bất công luôn đeo bám người phụ nữ, người phụ nữ phải gánh chịu tất cả những buồn phiền, những rủi ro, những lo toan... cũng chỉ vì hai chữ “hồng nhan” :

“Đã cho lấy chữ hồng nhan
“Làm cho cho hại cho tàn mới cân

6- Người phụ nữ luôn muốn vượt qua số mệnh bạc bẽo của mình, hay chí ít ra cũng không phải chịu đựng sự dằn vặt, sự bất công quá nặng nề như vậy , nhưng nào có được :

“Phận sao bạc chẳng vừa thôi
“Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan.

7- Tâm trạng người phụ nữ là cũng muốn vùng lên, muốn đấu tranh, để phá đi, muốn vứt đi cái định kiến cái xiềng xích “hồng nhan” cay nghiệt để vươn lên làm người phụ nữ hoàn thiện hoàn mỹ, nhưng nào có được, chỉ biết tự an ủi mình bằng sự chấp nhận :

“Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay
“Nghin xưa âu cũng thế này...

8- Tưởng rằng sẽ có thời cơ để trả thù cho sự cay nghiệt để đòi lại sự công bằng minh bạch, bằng hành động cưc đoan của mình, nhưng tấm lòng người phụ nữ thời nào cũng vậy đa cảm, đa sầu, vị tha, thương người nên đã sẵn sàng bỏ qua sự thù hận mà tự bảo mình:

“Dễ dàng là thói hồng nhan
“Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều...

9- Đã mang hai chữ “hồng nhan” thì phải bạc mệnh, phải chịu nhiều cay cực, rủi ro! Là phận gái, là liếu yếu đào tơ cũng cần có sự thương hại? sự thông cảm xót xa ?...nhưng xem ra cũng chỉ là những cơn gió “nhỏ nhoi” thoảng qua không tồn tại được lâu :

“ Rằng : Nàng chút phận hồng nhan
“ Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương

10- Cái kiếp hồng nhan là bể khổ, là bị vùi dập...nhất là lại buộc thêm vào mình cái sự đa tình thì sự oan trái càng nặng nề, cơ cưc hơn :

“ Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
“ Lại mang lấy một chữ tình...

11- Xã hội xưa, nhắc dến hai chữ “hồng nhan” là “hồng nhan bạc mệnh” nên phải chịu cái cảnh “ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh”, có lẽ lối thoát duy nhất là phải chịu cảnh “buồn”, cảnh “thảm” như Đạm Tiên đã phải chịu khi xưa :

“ Nàng đã gieo ngọc trầm châu
“ Sông Tiền Đường đó, là mồ Hồng Nhan...

12- Nhưng không! Hồng nhan của Kiều là hồng nhan riêng có của một người con gái có tài, có sắc, có hiếu... đều rồi rào cả 3, nên cuối cùng đã được bù đắp, tuy vẫn trong tâm trạng thảng thốt, ngỡ ngàng...Kiều muốn được bù đắp một cách đầy đủ hơn, hưởng thụ một cách công bằng hơn chứ không phải trong sự dè dặt khiêm nhường. Cụ Nguyễn Du hình như cũng muốn cảnh báo với mọi người cần có sự công bằng thay đổi định kiến với hai chữ “hồng nhan” :

“ Còn chi là cái hồng nhan
“Đã xong thân thế còn toan nỗi nào...

Cuối cùng chỉ biết “tâm phục, khẩu phục” cái tài của cụ Nguyễn Du, đúng là “một lời mười ý”!

**Truyện Kiều có 3254 câu. Cụ Nguyễn Du đã sử dụng tới 12 lần chữ “hồng nhan” để nói về cuộc đời người phụ nữ nói chung và cuộc đời Kiều nói riêng. Mỗi chữ “hồng nhan” đều găn với một duyên phận một tâm trạng một tâm sự riêng có của người đàn bà . Để hiểu rõ hơn của từng chữ “hồng nhan” ta cầnlần lượt đến với từng chữ “hồng nhan” ở từng góc độ từng tâm trạng, từng tâm sự khác nhau :

1 – Ngày xuân “lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh…” trong cái náo nức, cái vui vẻ của mùa xuân, 3 chi em Nàng Kiều rủ nhau đi ru xuân, Kiều nhìn thấy mộ Đạm Tiên quạnh hiu cô liêu, không có ai hương khói Kiều đã chạnh lòng nghĩ đến thân phận mình, thân phận người phụ nữ chỉ như những bông hoa rực rỡ trong ánh chiều tà :

“Kiếp hồng nhan có mỏng manh
“Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương

2- Cuộc đời người phụ nữ là vậy, sinh ra lớn lên, bao điều mong muốn ước mơ đẹp đã đến với lứa tuổi thiếu nữ, nhưng họ có biết đâu cái điều “bạc mệnh” đã đến rình rập cám dỗ họ, để rồi khi mắc phải điều không hay chỉ biết tự an ủi mình bằng cách an phận :

“Rằng : Hồng nhan tự ngàn xưa
“Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?

3- Những đứa con sinh ra lớn lên cái điều cảm nhận đầu tiên là : “ Công Cha như núi Thái Sơn- Công Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Mong sao lớn khôn để đền ơn công sinh thành. Nhưng trên đường đời đã gặp bao điều bất bình không có lối thoát, nhưng cũng chỉ biết than thân trách phận, trong nỗi niềm day rứt khôn nguôi :

“Vẻ chi một mảnh hồng nhan
“Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành

4- Khi người con gái lớn lên, nhận ra số kiếp của người đàn bà là lận đận, đa đoan nhưng cũng dám lên tiếng “ kiếp người là gì, tại sao lại như thế ?”. Cũng muốn vùng lên để vứt đi cái hồng nhan bạc mệnh…Nhưng vứt đi đâu? Một sự bế tắc là thờ dài chấp nhận để cho nhẹ đi nỗi niềm của số kiếp, hy vọng vào số kiếp có sự đổi thay chăng?

“Tẻ vui cũng một kiếp người
“Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru ?

5- Sự phũ phàng, sự cay nghiệt, sự bất công luôn đeo bám người phụ nữ, người phụ nữ phải gánh chịu tất cả những buồn phiền, những rủi ro, những lo toan... cũng chỉ vì hai chữ “hồng nhan” :

“Đã cho lấy chữ hồng nhan
“Làm cho cho hại cho tàn mới cân

6- Người phụ nữ luôn muốn vượt qua số mệnh bạc bẽo của mình, hay chí ít ra cũng không phải chịu đựng sự dằn vặt, sự bất công quá nặng nề như vậy , nhưng nào có được chỉ biết than thân trách phân :

“Phận sao bạc chẳng vừa thôi
“Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan.

7- Tâm trạng người phụ nữ là cũng muốn vùng lên, muốn đấu tranh, để phá đi, muốn vứt đi cái định kiến cái xiềng xích “hồng nhan” cay nghiệt để vươn lên làm người phụ nữ hoàn thiện hoàn mỹ, nhưng nào có được, chỉ biết tự an ủi mình bằng sự chấp nhận :

“Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay
“Nghin xưa âu cũng thế này...

8- Tưởng rằng sẽ có thời cơ để trả thù cho sự cay nghiệt để đòi lại sự công bằng minh bạch, bằng hành động cưc đoan của mình, nhưng tấm lòng người phụ nữ thời nào cũng vậy đa cảm, đa sầu, vị tha, thương người nên đã sẵn sàng bỏ qua sự thù hận mà tự bảo mình:

“Dễ dàng là thói hồng nhan
“Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều...

9- Đã mang hai chữ “hồng nhan” thì phải bạc mệnh, phải chịu nhiều cay cực, rủi ro! Là phận gái, là liếu yếu đào tơ cũng cần có sự thương hại? sự thông cảm xót xa ?...nhưng xem ra cũng chỉ là những cơn gió “nhỏ nhoi” thoảng qua không tồn tại được lâu, người đời chi biết thương cảm :

“ Rằng : Nàng chút phận hồng nhan
“ Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương

10- Cái kiếp hồng nhan là bể khổ, là bị vùi dập...nhất là lại buộc thêm vào mình cái sự đa tình thì sự oan trái càng nặng nề, cơ cưc hơn :

“ Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
“ Lại mang lấy một chữ tình...

11- Xã hội xưa, nhắc dến hai chữ “hồng nhan” là “hồng nhan bạc mệnh” nên phải chịu cái cảnh “ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh”, có lẽ lối thoát duy nhất là phải chịu cảnh “buồn”, cảnh “thảm” như Đạm Tiên đã phải chịu khi xưa :

“ Nàng đã gieo ngọc trầm châu
“ Sông Tiền Đường đó, là mồ Hồng Nhan...

12- Nhưng không! Hồng nhan của Kiều là hồng nhan riêng có của một người con gái có tài, có sắc, có hiếu... đều rồi rào cả 3, nên cuối cùng đã được bù đắp, tuy vẫn trong tâm trạng thảng thốt, ngỡ ngàng...Kiều muốn được bù đắp một cách đầy đủ hơn, hưởng thụ một cách công bằng hơn chứ không phải trong sự dè dặt khiêm nhường. Cụ Nguyễn Du hình như cũng muốn cảnh báo với mọi người cần có sự công bằng thay đổi định kiến với hai chữ “hồng nhan” :

“ Còn chi là cái hồng nhan
“Đã xong thân thế còn toan nỗi nào...

Cuối cùng chỉ biết “tâm phục, khẩu phục” cái tài của cụ Nguyễn Du, đúng là “một lời mười ý”!




VVM.26.5.2023

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .