Việt Văn Mới
Việt Văn Mới



‘Thiền sư / Monk of Zen ‘ - tranh Võ Công Liêm
      

TU THIỀN





Ứng vô sở trụ, trụ nhi kỳ tâm’* (Kinh Kim Cương)


Đ úng nghĩa tu Thiền là Thiền hành (Zen practice) là ‘luyện khí công’ (Zen training) theo lời giải thích của Thiền sư Sanzen Nuymon Nhật Bản ở tk. thứ hai mươi nói rằng: ‘cung cấp một lãnh vực vững chắc trong thể lực tự nhiên của tĩnh lự Thiền / Providing a solid grounding in the physical nature of Zen meditation’; bởi tu Thiền là trí lực hơn tất cả mọi phương tiện nào khác để làm nên việc tu tập .Và; chính sự lý đó đã cho ta nhận ra trong Thiền đã có võ thuật (martial arts) từ thời xa xưa của những hiệp khách samurai era là phương tiện đưa tới cứu cánh để đạt tới chân-không là con đường ngắn đi tới Giác ngộ –the real aim of Zen is nothingness short of Enlightenment. Một thứ nghệ thuật tĩnh lự là xa lánh trần tục (mundance), vọng niệm (wishfully) để nhập hồn vào trầm tư của Thiền. Tức chối bỏ tất cả từ trong lẫn ngoài của con người tu tập. Thiền là giữ cho tâm thân trong bóng không vướng tục, vướng đục, ngay cả ngọn gió thổi tới cũng không thấykhông đó là cách hành xử của người tu Thiền; nó đến một cách nghiêm chỉnh và một cảm tính sâu sắc trong tinh thần Thiền tập và tĩnh lự (dhyãna / meditaion) là một thử thách. Mục đích tu Thiền là giải thoát toàn bộ trong và ngoài của con người giữa sự sống và sự chết.

Tu Thiền là tu học đúng nguyên tắc (canon), bởi; Thiền là một cái gì tuyệt đỉnh giữa cuộc đời và cái chết, tất cả nằm trong thuyết nhị nguyên (all dualism) là có hai bề mặt trong và ngoài, tâm và thân sự đó gần như luật tắc, một điều gì buộc phải chấp hành mới mong đi tới tánh-không, cho nên chi tu Thiền không thể đến với Thiền bằng một tâm thân không hồn. Thực hiện được điều đó là nhập vào vũ trụ của xác thân con người một cách đúng đắng (True Human Body) là xuyên qua sự rèn luyện của con người trong một nhất thể -mind and body in oneness- Bên cạnh đó là nhận rõ những gì chân chính mà không vướng vào.

Nó đi từ không đến chân-không một cách tự nhiên, người ta gọi đó là Thiền đạo. Luyện khí công không những thực hiện một cách trung thực mà luyện ‘tâm trí’ không còn vọng động là đánh bại cái dục vọng ra khỏi tâm thân, cho tâm thân trong sáng một cách đích thực. Thiền không đi cùng với kinh nghiệm tâm sinh lý mà là không, nhưng; có luận bàn chăng cũng là trống không –Zen without the accompanying physical experience is nothing; but empty discussion. Thực ra trong mọi tác động tu Thiền ngoài việc vận dụng cho một ‘trí tuệ / mind’ vững chắc, trong bóng với một thể lực ‘võ thuật/ martial’ điêu luyện mới mong cầm chắc vận mệnh tu học Thiền. Nhưng; nhớ cho tu Thiền không phải khắc phục mọi sự khổ hạnh hay làm nên đại thể để đạt tới mục đích là đi ngoài luật tắc của Thiền. Tu thiền chỉ còn lại cái trống-không (emptiness) mà thôi. Đi ngược lại là tự hủy lấy mình. Chiếc áo cà sa chưa hẳn là nhà sư hay thiền sư, nó chỉ là bề ngoài nói lên sự nghiệp của tu hành, nhưng; chưa hẳn phải là việc làm nên. Tu Thiền là gọt sạch những vọng niệm dù là vọng niệm có thực nếu tâm thân chưa gạn lọc trong bóng thì cái bóng đó chỉ là hình thức trang điểm cho ra ‘Phật thể’ để được tôn thờ hay ngợi ca mà thôi…Nếu đứng trên phương diện lý hóa nhiên hay hữu cơ mà nói cái sự thấm thấu đó nằm trong biến dịch hóa trị (chemistry) nhập vào những tế bào trong cơ thể ngay cả tế bào ‘não thức’ cũng hóa nhập trong dạng vô hình dung nhưng lại hiển lộ ở tế bào da mặt một cách rõ nét: kẻ giết người không gươm dao, kẻ giết người có gươm dao dưới dạng nào đều hiện ra trên nét mặt một cách rõ nét; bởi vậy mới nhận ra được ‘cái mặt nói / face talk’ dẫu có đắp khăn lên mặt và cho đến khi nhắm mắt gương mặt đó không trở về với hồn nhiên, ngây ngô để thương tiếc mà tợ như có một sự gì thầm kín chưa giải thoát. Tu Thiền phải ăn uống những thứ không có hóa trị hay độc tố (trong thực vật cũng có nhiễm thể tính là thứ siêu vi hơn cả siêu vi thường thấy). Vì vậy khó mà phân định thiền giả hay thiền tông một cách đích thực, bởi; nó cô đọng trong một tâm thức ‘bị trị’ phản ảnh vào đó một điều gì thầm kín thấy rõ. TuThiền không nhắm tới bất cứ hình thức nào của không mà hòa nhập vào như không trong ‘luật điều im lặng’ để triệt hạ mọi yêu cầu từ cá nhân (bên trong) vả những gì yêu cầu, đòi hỏi từ mọi lãnh vực khác (bên ngoài). Nếu hai thứ đó còn mắc dính trong việc tu tập là thái độ của chối bỏ và phản kháng.Tu Thiền sẽ không được phép (won’t allowed) từ chối vô cớ và phản kháng không nguyên nhân (rebel without cause) mà dựng vào đó một tiến trình mở mang, không những gì thuộc triết học biện chứng mà nó nằm trong thứ triết học thực dụng, có nghĩa rằng trong phép tu Thiền là chú tâm, là ý thức, là phận sự của ngày nay (today’s mindfulness), một chuyển động mới trong tư thế tâm sinh (physical) hoặc ở đó có tính chất ‘siêu tưởng’ (meta-physical) ẩn trong thái độ và cử chỉ hoặc trong lời nói bộc trực vô cớ (công án/ konan) mà ra. Sự thật trong việc hành thiền là yêu cầu tập trung giữa thân và xác trong việc tĩnh lự, bởi; như thế này ‘ trí tuệ /mind’ là không còn thấy những gì trong suy nghĩ mà đứng ngoài của bất-khả-tư-duy (immovable) là bất di, bất dịch cho một trạng thái gần như đông cứng và không ngưng nghỉ trong mọi tình huống xẫy ra ngay cả bất động cơ thể (immovable-body), xoáy vào đó một thứ trực giác tự nhiên, không để lại những gì ở đó dù có hay không.Tu Thiền là vô tư trước hoàn cảnh, không vị nhân sinh, không ngả bên này hay động bên kia, Thiền trung hòa như tâm thân mới cân bằng sự việc tu tập ngay cả việc chú tâm là phương cách đạt tới sự cần thiết của tôn giáo mà ở đây chì một phương cách là tĩnh lự và tâm niệm. Tâm niệm của tôn giáo là có tính đặc thù hóa (characterized) bởi lý tưởng đến Thượng đế, thần linh là một hiện hữu cõi ngoài của con người mà người ta dốc tâm cầu nguyện. Khởi từ Bồ-Đề-Đạt-Ma ‘Giáo ngoại biệt truyền / Bấp lập văn tự’ là quán chiếu tự tại dưới cái nhìn tổng thể của Đấng Vô Cùng (Absolute Being) là hiện thân như một thực thể. Bụt là người đưa đường, dẫn lối không phải là Đấng-Hằng-Mong mà có từ trong bản thể tự tại (itself) là đấng để cung nghinh và noi theo giúp người ta quán triệt giữa có và không; từ chối tất cả những gì thuộc cá thể (individual) mà trong đó cho là toàn thể như đấng tối cao (Whole). Nếu trong ‘Tất Cả’ đó không giải thoát cho chính mình, cho thế gian thì vọng niệm (wishfully) đó trống không, là hoàn toàn không có tính chất của Thiền đạo tu tập.

Thiền Phật giáo là vượt qua mọi quan tâm và an nhiên để đi tới cái cuối cùng của nhận thức hiểu biết, sự đó gọi là một trong những hạn hữu tuyệt đối thường coi như một đối đầu cho vấn đề hiện hữu của cuộc đời đối với người tu tập cũng như trong con người đời thường đang sống cho việc tu tập Thiền. Thiền có từ tông phái Đại Thừa mà ra, nhưng; Thiền không sở hữu một ai hay, không một giáo lý độc nhất nào cả.

Chúng ta biết rằng những người tu Phật với giáo điều là không có ta / no-self mà phải chuẩn bị ở đó một điều gì liên quan tới thực chứng / true self gần giống như Thiền-hành là phản ảnh một cuộc đời sống thực và tự nhiên: ‘đói ta ăn, khát ta uống, mệt ta nghỉ’ là thể hiện một hành động tự nhiên không yêu cầu hay đòi hỏi phải có, phải không mà phải là trong phép nhị nguyên.Thí dụ: nhỡ đi khất thực gặp phải cung dưỡng ‘cầy’ mà cảm hóa đó là chuối tức thấy được chân như phật-tính với tâm vô-dư là đốn ngộ. Tu Thiền không kêu gọi để làm nên việc tu tập nhưng thường vận dụng vào đó một thứ ‘duy lý trí tuệ / Mind-only’ để phân định giữa hữu thể và vô thể, bởi; như thế này Thực-chứng hay Tự-tại là chủ thể rốt ráo –The True-self is the ultimate subject của việc tu tập Thiền. Đó là cơ bản cho những gì thuộc ảo giác nơi chúng sanh là hành vi tác động đến cái quan tâm khách thể nơi chúng ta. Thực ra đó là điểm khởi đầu và bản chất tự nhiên trước khi bước vào cửa thiền. Thiền nhận cái ngã để diệt cái ngã là bí truyền của Thiền tông.

Vậy thì Ngã là gì? Khi trả lời câu hỏi này là chính chúng ta tìm thấy những gì chúng ta chưa biết chi mô răng rứa cái sự thật ở chính ta / True self, là chính ta đang biểu dương cái ta trong đó mà xung quanh chúng ta không ai biết tới. Chúng ta chắp tay nguyện cầu có thực lòng chúng ta ở trong đó cho một cảm thức chung (common-sense) hay chúng ta đang thực thi cái ta thầm kín trong đó. Người tu Thiền giữ ở mình một tâm thức ‘vô-dư’ không đá bên này, không ngả bên kia, không ngợi ca hay đả phá mà đứng ngoài cái sự bất-khả-tư-duy là không có ta trong đó là một hạn hữu tuyệt đối giữa có và không. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh:Thiền sư Lục tổ Huệ Năng dạy: ‘Hãy luôn luôn thấy lỗi mình làm:không nói chuyện tốt, xấu của người khác’.Thời tất không có vấn đề và cũng không có câu hỏi đưa ra, dù cho kêu gọi hòa bình như mọi người mong muốn, nhưng; hòa bình đó không bao giờ tồn lưu nhân thế; đấy là lý do tại sao tôn giáo không làm nên được. Vì rằng giữa ta và khách thể có cái nhìn khác nhau, vin vào nhau, dựa vào nhau để làm nên đại sự chớ không xây dựng để kiện toàn mà coi đó như lý thuyết chỉ đạo mà thôi. Con đường hành Thiền còn là nẻo về của ý mà về với khuynh hướng chủ trương, tức dốc tâm thực hiện những yêu cầu mong muốn. Nhớ rằng Thiền tiêu diệt vọng niệm / wishfully để đi tới chân-không / nothingness, Thiền không yêu cầu , yêu cầu là cố vị, buộc phải. Hành vi đó là phản đề với Thiền vì Thiền cho đó là ngã mạn mỗi khi đã gọi là Ngã tức là diệt cái ‘no-self’ để có cái ‘thật ở chính ta / true-self’ Tu Thiền đòi hỏi một trí tuệ sáng suốt để phân định con đường đi tới, một tâm thân vững chắc ở tư thế trung hòa; như đã nói: không vị nhân sinh mà dùng thiền để cảm hóa giữa những gì có và không, những gì hữu thể và vô thể. Đôi khi giữa Thiền giả và hành giả có những đối kháng bất đồng như thể chứa trong đó một sự độc tôn. Thí dụ khác: Thiền tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma (Bodhidharma 470-543) đi từ Thiên Trúc (Ấn độ) đến Trung Hoa đầu tk. thứ sáu (6) rao giảng đạo lý nhà Phật, lôi kéo rất đông Phật tử khắp nơi và cũng là giáo chủ thành lập Thiền Trung Quốc (Chinese Zen); tiếng lành đồn xa lọt tai nhà vua Vũ Đế đời nhà Sung. Chuyện kể như sau: Bồ-Đề-Đạt-Ma yết kiến nhà vua với một con người thật với râu tóc bù rối, mắt trợn xanh, da đen, mũi rộng thời đó gọi Thiền sư là ‘hắc-quái’ là nhà sư man rợ (barbarian monk) áo quần thô sơ, chân đi giày cỏ , vai nải, tay gậy trúc. Thiền tổ giảng về giáo pháp vua không hiểu.Vũ Đế nói:Ta thờ Phật, tụng kinh, xây chùa, đúc chuông, thỉnh kinh khắp nơi đem về cho Trung Hoa. -Như thế ta có công đức với Phật? Tổ nói: Chẳng có chi cả, chẳng phải công đức mà đó chỉ là ngã mạn mà thôi. Vua tức giận đuổi Tổ ra khỏi thành. Bồ-Đề-Đạt-Ma diện bích (ngó vào tường) chín năm trầm tư trong tư thế luyện khí công cho tới khi gặp Huệ Khả trước sân chùa…

Tuy nhiên; trong cuộc trau dồi thân tâm suốt hành trình của cuộc đời, chúng ta rút tiả những kinh nghiệm đau khổ và thỏa mãn, vui, buồn, thăng, trầm là lúc chúng ta chùn lại từ đau đớn của cuộc sống và đưa tới tuyệt vọng là những gì bấp bênh của cuộc đời. –However; in the course of our long lives we experience grief and pleasure, joy and sorrow, up and down. At time, we may shrink back from the pain of living and despaire at the uncertainties of life. Tu Thiền phải nhận biết nỗi đau từ mình, từ người là một hiệp thông để thấy được Thiền. Thiền không chấp nạp cái sự đứng riêng để hành động mà nhập thế để hòa đồng trong một tinh thần diệt dục, không vọng động để đạt tới nhất tâm, nhất thể cùng quan điểm. Quan điểm của tu Thiền là một vận dụng giản đơn (simple plan) không cầu kỳ, rườm rà, hoa lá cành, lọng xanh, lọng đỏ, lọng vàng, không hương hoa quả phẩm, không tụng kinh cầu, đờn ca xướng hát là những thứ phù phiếm mà chú tâm đảnh lễ đấng Vô Cùng, đấng Tất Cả là chia sẻ với thế gian trong khi sống cũng như khi chết. Không tượng đài, không lễ nghi. Đạo Thiền sống, chết là trong thái độ, cử chỉ trầm lắng. Những Thiền sư ở Nhật Bản tuổi già lâm trọng bên thường ở trong ‘mộ gió’ hằng ngày gõ mõ, ngậm hạt khô, uống nước cho tới khi không còn nghe tiếng mõ là đến lúc về cõi tịnh, nơi cuối cùng của một đời tu Thiền. Thiền giữ cái tuyệt đối trống không. Tu Thiền không phải dễ như ta tưởng. Ra vào nơi cửa Thiền không phải ra vào cổng cao, cửa lớn, chạm trổ hoa văn, đèn hoa rực rỡ…Thiền phủ nhận những thứ phù phiếm ở cõi đời này.

Vậy thì đời là gì? Và; cái gì là sự thật hiện hữu của con người? –What is the truth of human existence? Hoặc ‘Tự tại là cái gì? Hay ‘Cái gì là Tự tại’? ‘What is the Self? Or ‘The Self, what is this? Tất thảy nó nằm trong một định nghĩa là cho ta một cảm nhận không chắc về những gì hiện hữu ở chúng ta. Thật ra chúng ta cảm thấy bất an về những gì gọi là tồn lưu nhân thế mà chỉ tìm thấy ở đó những gì vỗ về cho chinh bản thân ta (selves) chúng ta cố sức tống khứ bức xúc để cảm thấy rằng chúng ta đi tới những gì gọi là ‘Vô tận / Eternal’ của sát-na là hợp nhất với Đấng Vô Cùng (Absolute Being). Đó là thân thế con người, đầu đen, máu đỏ (lump of red flesh) đều như nhau nhưng lấy cái tâm thân làm trọng, nghĩa là đúng nghĩa con người là không có phẫm trật, hàm tước / true person without rank chỉ có phát tâm là thấy được chức năng. Thiền ‘kị’ những gì mỹ ngữ, những gì danh xưng; việc đó Thiền cho là dụng tâm để ra khỏi luật tắc của Thiền. Tu thiền là ‘đứng một mình / in Zen, you stand alone’ và đến trong im lặng và lặng lẽ tan biến vào hư vô. Chúng ta có thể nói rằng con người thật thích hợp cho tất cả, thể xác đó thích hợp cho cá thể đó. Đó là sự thật, sự thật của người chân tu. Nó không còn riêng biệt mà của chung, của những gì là ‘Tất Cả /Whole’ Dẫu cho những gì có giá trị để tôn thờ từ đây cho tới mai sau. Nhưng; phải trong bóng từ tâm thân, còn vướng vào thì tự mình lột chiếc áo Thiền ra khỏi cuộc đời này, xác thì mây khói, hồn thì còn loanh quanh đâu đó (vì tàn trử những gì thầm kín trong đó). Bởi; Thiền coi hồn trọng hơn xác cho nên chi tu Thiền là nhìn tâm linh trong sạch để được giải thoát (không vướng, không lụy). Nói rộng ra: ‘không một mảy may’ (lời Thiền sư Mãn Giác (1052-1096) thì mới đạt tới cõi Thiền một cách chân-như.

Trong Thiền chúng ta thường nghe câu nói: ‘chết . chết lớn lao / to die the Great Death’ nói theo tục ngữ Việtnam ‘nghĩa tử là nghĩa tận’ hẳn nhiên, nhưng; chết chưa phải hết; cái gì còn vướng với trần gian thì trả lại cho trần gian. Đó là Tự thân / True self. Thiền quan niệm những gì xẫy ra trong đời đều được tái sinh –to be reborn to the True Self. Lời lẽ đó như một nhấn mạnh cho việc tu Thiền, làm tốt gặp tốt, làm xấu gặp xấu cái đó nó thuộc vòng luân hồi. Có người nói cái chết lớn thiệt! (great death) nên loại ý tưởng đó và tin vào như chuyện đã đến phải đến, thông thường vẫn cho ‘cái ta /itself’ còn đó và phủ nhận để giữ lấy cái bản ngã / ego tự tin ở nơi mình. Tái sinh là một khẳng định, là tự thân chớ không có bản ngã trong đó.Tái sinh là một trong những phẩm kinh của Phật giáo; có lẽ gọi đó như lời xác minh của đấng Giác ngô Phật –it may be called the exalted life of the Absolute Buddha.Tuy nhiên trong Thiền coi giác ngộ là thức tĩnh là con người của Chân như (True-self) và cầm giữ lấy nó để soi đường. Hiến dâng là chân như là đầy đủ cho tất cả những gì trong đời sống hằng ngày và một thực hành tốt để làm người với những gì có thể coi là hoàn tất của tiếng nói. Người tu Phật không coi việc tu hành cho cá nhân mình mà tu là dấn thân để cứu nhân độ thế, đem lại những gì có lợi cho đời, cho người là ‘trực chỉ nhân tâm’ để xây dựng tư tưởng, cải tạo cuộc đời có lý tưởng hướng thiện hơn ác. Không nhất thiết ‘dấn thân’ là nghĩa cử dành cho giới tu hành. Đã là người tất ai cũng phải dấn thân, nhưng; dấn thân có chiều hướng, dấn thân cho cá thể hay tập đoàn thì sự đó ngoài vòng cương tỏa của Thiền. Thiền không nhìn vào cá thể mà nhìn vào chúng sinh. Xả thân khác dấn thân. Một bên cho cá nhân, một bên cho lý tưởng. Thích Quảng Đức xả thân cho đạo pháp là sư tự ‘trà tỳ’ là lửa thiêng cho đạo, cho đời là hành đúng chân-như-phật. Người lính xả thân cho đất nước, cho con người là hy sinh (sacrifice) đại nghĩa là điều đáng ngợi ca; còn nói dấn thân theo cách riêng chỉ là trách nhiệm của việc làm, có thể cho mình hay cho một lý tưởng nào đó. Sự đó hoàn toàn đứng ngoài luật tắc của tu Thiền; bởi dấn thân của Thiền là thực thi một tâm như không riêng biệt, không tranh đấu hơn thua mà quân bình trong đời sống có phải có trái chớ không vì một đòi hỏi nào khác hơn; dù trực tiếp hay gián tiếp đều mắc tội với Tổ. Phải diệt ngã để đi tới chân-như là cốt tủy của việc tu Thiền.

Trong luật tắc (canon) của Thiền đạo tu tập một cách tuyệt đối là không có của riêng, không tài khoản, không có bất động sản chỉ sống theo cây cỏ, hồn nhiên với núi non, mây nước, ngay cả việc ‘chơi hoa’ dù hoa thơm cỏ qúy do tín hữu dâng tặng; một mặt từ khước, bởi; dưỡng mục là ‘phạm tội’ với Thiền tổ. Là vì; dưỡng mục là cái nhìn dục vọng, ích kỷ, cái cho mình là không đúng đường lối tu tập Thiền. Phải gạn đục khơi trong từ tâm cho tới xác thời mới mong thấy được Thiền. Thấy tất cả đấng Vô cùng (Whole). Đời sống của người tu Thiền là không làm nên của cải mà chỉ nhận vật phẩm để sống từ các Phật tử cúng nhường hay cung dưỡng mà thôi. Càng đạm bạc càng đi tới gần Thiền. Nhớ cho ‘không một mảy may’! Tu Thiền triệt để loại vọng động trong tâm thân mới mong toàn thiện. Còn dùng Thiền mà không hành Thiền thì coi như đùa với Thiền; nó không ăn nhập với Thiền mà trở nên ta bà thế giới ma ha tát!

PHỤ TRANG

Tác động thuộc chức năng sinh lý (Physiological Effects) trong Thiền. Phải coi đây là sự thật trong đường lối tu Thiền –The same is true of the Way of Zen. Sự học ngày nay khác hơn xưa -khác nhiều lắm- xưa coi trọng luân thường đạo lý ‘nam nữ thọ thọ bất thân’ chớ đừng nói tới chuyện ăn tục, nói tục, là bởi; trước sợ đạo đức luân lý (dư luận thị phi), sau sợ mất ‘mời xưa’ tợ như đã nhúng chàm thì ‘chữ trinh liền với chữ tai một vần’(ND) do đó cấm kỵ. Đã đi tu là việc trọng cấm, cấm ngặt để tránh cái sinh lý bốc đồng, nhất là tu Thiền trở nên ‘thái giám’ không biết chi mô răng rứa, cả đời ăn chay niệm phật. Một cái mô Phật hai cái mô Phật. Nhưng ngày nay việc học không còn coi là chuyện cấm bàn, mà bàn (dạy) rộng những gì thanh niên nam nữ cho là không ăn thua gì; đó là điều chưa hiểu rõ để ngăn ngừa cho việc ‘đụng chạm’ mỗi khi xẫy đến. Đấy là việc cần học và hiểu trước khi hành.Trái lại; với tu Thiền là kỷ luật nặng hay trừng phạt với nhiều ngăn cấm khác gần như tuyệt đối. Thiền cho ‘của riêng’ là không được sờ, không được đụng, có khi không ‘được dùng’ chỉ dùng trong một hạn hữu nào đó mà thôi và giảm đi ảo tưởng (delusive) hoặc hình dung từ mà sanh ra mơ màng. Đấy là điều mà chúng ta phân tách một cách sáng suốt nhất là tôn giáo. Nhận thức để giảm thiểu cái riêng tư bộc phát đó, là làm sao quán triệt được để trở nên không có (emptiness) rồi tiêu tan vào hư không là đạt chỉ tiêu của Thiền. Rối ren những sự đó đến từ một tự thức trong sáng –myriads of things come to illuminate the Self. Việc đó ta cho là bốc đồng một cách tự nhiên nhưng tự nó (itself) phải kềm chế để đi tới cái không có, bởi; ta đụng tới nó, gây thêm rắc rối, nó cứ tiếp tục gây rối đến với ta. Người tu Thiền phải lấy chữ nhẫn làm chuẩn trong mọi tình huống.Thí dụ: chơi hoa, ngắm hoa, ngửi hoa Thiền không cho đó là thú tiêu khiển ‘một vài chung lếu láo’. Ngay cả tác phẩm Kiều của Nguyễn Du là cái phàm tục của thế gian, Thiền không thừa nhận; bởi nó ảnh hưởng đến trí năng của người tu học Thiền đạo. Thiền không cấm đọc sách/báo nhưng phải nhớ rằng cái gì ‘hoa bướm’ là tối kị với Thiền chớ đừng nói ngâm Kiều, bói Kiếu giữa lúc thanh vắng.Truyện Kiều ngó rứa mà không phải rứa, nó có gai của hoa hồng (thorn-bird) gai đâm máu phải chảy, máu chảy là nợ thế gian.

Ở tuổi mới lớn thường mê ngủ, dậy khi chưa đã cơn sanh chứng, lớn hơn ăn ngủ không thường có khi nửa đêm vùng dậy hung hăng, tới tuổi trung niên lực trong người mạnh hơn, khí huyết dồi dào luôn cảm thấy như hụt hẫng cái gì hay thiếu cái gì, mở mắt nhìn quanh chỉ thấy vắng vẻ. Người tu Thiền trung niên ‘thức tỉnh / awakening’ vùng dậy, sờ quanh và nhận ra mình nằm mơ giữa đêm trăng một hình, một bóng và cảm thấy đơn chiếc, thấm ướt môi mềm. Bỗng nhớ lời sư phụ chỉ dạy phải lấy trống vắng (empytness) mà đắp đổi vào đó; trí tuệ sáng suốt là chế ngự được ‘cạm bẫy’, chế ngự được khuyết điểm của mê man.

Người tu Thiền phải thoát tục để trở về cái có/không/khôngcó. Tuy không có chi nhưng đáng sợ, nó là bóng ma hiện về đêm mà đêm là đồng lõa, đồng lõa với trăng sao. Tu Thiền nên ăn tiêu, ớt, muối vào ngày mùng một/rằm; thời điểm đó thường hay có gió chướng. Người Cao Nguyên coi muối là thuốc chống gió độc. Luật tắc này thích hợp cho Thiền đem lại kinh nghiệm của trống (emptiness) và không (nothingness) dẫu là không có chi mà lại có chi, bởi; nó quấn quít tợ như con khóc mạ cho bú là cái đòi hỏi của sự sống, sự sống cần có âm dương mới thuận lẽ trời đất. Thiền không có công sức và hiệu năng xử lý điều này, nhưng; Thiền hiểu luật âm dương giữa vũ trụ. Hai thứ này phải cân đối, nhịp nhàng không thịnh mà không suy nếu đi ngược lại là chống luật trời. Biết vậy; Tọa-thiền để tìm thấy cái vắng lặng tuyệt đối.Thiền định trở thành pháp giới/dharmapada, bởi; pháp và định luôn gần bên nhau để hổ tương nhau trong mọi lúc, mọi thì: nấu cơm, bửa củi, đái, ỉa cũng đem pháp kinh ra định niệm chớ không nhất thiết phải tọa thiền mới định niệm. Sở dĩ hành như vậy là để về với phật-tánh. Định niệm là tìm cái không có cái vỏ bề ngoài trong đó –to seek nothing external to it; tức tự mình đánh gục cái dục ‘ngoài đó’ ra khỏi thân tâm của Thiền. Bởi; cái vỏ đó chính là ảo ảnh làm lu mờ chân tu người tu Thiền.

Trong mọi giới tu tập, tu Thiền phải nhập Pháp Chúng (Common Zen),Ngoại giới Thiền (Outside the Way Zen) Gồm ba Thiền Thừa: Thiền Tiểu Thừa (Small Vehicle Zen ),Thiền Đại Thừa (Great Vehicle Zen) hay còn gọi là Thiền Tối thượng Thừa (Supreme Vehicle Zen).Tất cả đều theo một phép ‘ngừa để đi vào như-không’đó là lời dạy của Lục tổ Huệ-Năng/Huineng (638-713AD) dành cho những người đi vào Thiền.

Đúng vậy; bởi nó không riêng biệt giữa thiên đường, điạ ngục và trần tục, thế nhưng; điều này khác biệt giữa ngọn núi với người trèo. Trèo tới ngọn thì mới thấy đau khổ từ tâm trí đến thể xác, bởi; ta phải vận dụng trong sự đòi hỏi của trèo núi. Núi đứng đó như một thách đố. Thực tế, những gì đến là đa dạng hóa để thử thách tức thoát khỏi; nhờ có sự mở mang qua cách thức tu tập là lối tu luyện công phu của Thiền. Trong lời lẽ của tính chất đó có nghĩa là nhận thấy được cái thực không thực bên ngoài của việc tu tập. Bởi đạo Thiền là một tôn giáo ‘cấm kị’ nghiêm khắt trong cách hành xử và học tập là dựa trên viễn cảnh bên ngoài của Phật giáo –based on a perspective outside of Buddhism. So ra các tôn giáo khác có phần nới hoặc co giản đôi phần. Thiền Phật giáo (Zen Buddhism) coi như đinh đóng cột. Nữ sĩ Hồ Xuân Hương phán câu này. Rứa thì: ‘cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không’? Được mô tả ‘đường hạ nhất niệm’ có tính chất công- án là cái niệm lập tức, bởi; nó lập tức, không giả tạo mà thực chứng là ý niệm nhị nguyên có thể khởi lên từ đó. Thiền đạo tu tập không điển tích, điển cố, không giáo phái ngay cả lập kinh điển; tất cả lấy tâm-như làm trọng, bởi; Thiền quan niệm tất cả là như-không mà chỉ dùng lời lẽ bâng quơ, ngu ngơ (công án) để cảnh tỉnh, phá tan những vọng niệm đang còn tồn tại trong tư duy. Thiền muốn người tu Thiền sống/chết với gương mặt Như-Phật, Như-Lai, Như-Pháp, Như-Nhiên, một gương mặt ‘thánh thiện’ hồn nhiên như trẻ thơ. Còn vọng động, còn ẩn chứa thi gương mặt đó không phải nước trong thủy tử. Để đi tới giác ngô giải thoát. Niệm câu thần chú này : ‘Om Mani Padme Hum’ thì mọi sự sẽ tiêu tan, tịnh độ ./.

(ca.ab.yyc . Cuối 1/2022)
* ‘Đừng bám vào mà để tâm vào’
BÀI ĐỌC THÊM: Trên vănchươngviêt (I) và A2A (II) hoặc trên một số báo trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi. Gồm có:
I. -Nẻo về của ý / -Thân tâm nhà Phật / -Bí truyền của Thiền / -Bồ-Đề-Đạt Ma Thiền tổ đầu tiên / -Cuộc đời và sự lớn dần của trí tuệ / Daisetz Teitaro Suzuki (Với vô thức trong Thiền Phật giáo) / -Krishnamurti Tâm thức vô sư / -Liên Hoa Kinh / -Saddhamapundarika Sùtra/ Lotus sutra (Kinh Đại Thừa/Mahayàna sutra) / -Bồ Tát (Bodhisattvata) / - Niềm tin và lòng xót thương trong tinh thần Phật giáo ngày nay / -Siddhartha (Tất-Đạt-Đa) / -Tâm thức BĐĐM và Huệ Khả / -Thể tính Thiền / -Thiền thơ hay Thơ thiền / -Thiền Nhật Bản / -Ung thư Thiền / -Vi diệu Pháp kinh / -Vô thức và Hữu thức / - Ý niệm về ngã mạn / -Đại thừa (Great Vehcle) / -Lòng xót thương và Siêu hình học / -Đánh Thiền,Sang bằng Thiền và Thiền / -Đạo Phật / - Định niệm. (Tất cả bài đọc trên ở VCV).
II. -Ánh sáng vô tận Phật / -Bồ Tát(ÌI) / -Đạo Phật / -Kim cương Tạng thể / -Lời Phật dạy / -Matsuo Basho (Nước non ngàn dậm) / -Pháp giới (Dhammapada) / -Thân tâm nhà Phật / -Ý niệm mới về ngã mạn. (Tất cả bài đọc trên ở A 2 A/)





VVM.07.2.2022

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com