Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      
tranh của họa sĩ Trần Nguyên

TÌNH LÀNG XÓM




L àng Đình có hàng trăm biệt thự, nhà cao tầng mọc chen chúc.Nhưng vẫn còn một số nhà mái rạ tường đất. Còn nhà cấp bốn mái xỉn, tường trát bị long vữa nham nhở như người mặc áo rách vẫn còn không ít. Thì ra ở làng quê nào, thành phố nào cũng thế, bên cạnh những nhà giầu sụ vẫn còn những người nghèo rớt mồng tơi ? Ngay cả nước Mỹ mệnh danh là nước giầu nhất thế giới ngay thủ đô Wasinton vẫn còn những khu nhà ổ chuột dành cho người da đen cũng như người da trắng nghèo khó. Xem vậy, để mọi người đều được bình đẳng trong cuộc sống vật chất là hoài bão thật khó đạt được?  

 Theo con đường chính vào làng Đình, mới chớm đến xóm Thọ rẽ theo đường răng bừa một chút. Con đường gạch lánh hẹp hơn. Rìa con đường là rãnh nước đen xì hôi hám. Mặt đường, mặt cống nham nhở cứt lợn, cứt chó khiến người đi phải lựa chân mà bước.   

 Ở cái ngõ tiều tụy, bẩn thỉu này có ngôi nhà lúp xúp khốn nạn nhất làng Đình. Nó chìa cái mái rạ đường nhìn cứ ngang phè phè như một nốt ghẻ trên gương mặt vốn phốp pháp đẫy đà. Ngôi nhà ấy đúng hơn là túp lều của chị Dậu mà nhà văn Ngô Tất Tố đã miêu tả trong tác phẩm Tắt Đèn.  Nó lọt thỏm giữa những nhà ngói, nhà tầng theo thế tương phản nhìn càng thảm thương.    

Nhà của ai vây ? Xin thưa chủ ngôi nhà ấy là một lão nông dân. Bà con làng Đình vẫn gọi là ông Cạch. Có lẽ họ căn cứ vào cái nghề đục đẽo thợ mộc của ông mà gọi thành tên hay là tên cúng cơm cha mẹ đặt cho ông từ thuở lọt lòng ? Chỉ biết cái tên mộc mạc như chính cuộc đời ông. Ngôi nhà ba gian của ông đứng ủ rũ nhìn ra cái sân hẹp lát bằng xỉ than, gạch vỡ đầm không kỹ nên cỏ ấu, cỏ gà mọc nham nhở. Xung quanh sân có những đám rêu xanh lè.    

 Ông Cạch kia kìa. Ông ngồi ủ rũ trên cái chõng tre ọp ẹp. Mặt mũi ông bơ phờ nhăn nheo. Ông đang lơ láo nhìn ra mảnh sân nhạt nhòa nắng chiều hiu hắt. Khi già nua theo tuổi tác người ta hay chạnh nghĩ về thân phận của mình. Ông rùng mình nghĩ đến cuộc đời mình không còn bao lâu nữa. Thất thập cổ lai hy mà nay ông đang xấp xỉ ở cái ngưỡng đó rồi. Bỗng ông đau nhói ở ngực khó thở. Ông bèn nằm ngay xuống. Cơn sốt ở đâu ập đến làm ông choáng váng. Đầu óc ông u u, o o, mắt cay xè những hoa vàng, hoa đỏ lúng liếng. Ông với tay lấy hộp cao sao vàng. Luýnh quýnh mãi ông mới mở được lắp. Bên trong dầu đã hết. Ông có vét để bôi vào trán rồi kéo cái vỏ chăn hoa dung dúc đắp kín người. Ông rên hừ hừ. Ông bỗng khóc hu hu buồn bã kéo dài i ỉ nghe sao mà buồn thê thảm. Con gà mái hoa buộc chân ở cửa bằng một sợi dây bỗng co lại kêu quang  quác. Có một đi vào sân thì phải ? Ông nghe có tiếng bước chân chứ không nhìn ra.         

 Người ấy là anh Tí con ông Thuần hàng xóm. Vốn là con nhà chân quê ở sát nhà ông. Tí đã ngoài 30 tuổi. Nhà anh làm nghề buôn lợn giống. Lúc rỗi rãi Tí vẫn thường sang thăm ông. Thâm tâm Tí vẫn thông cảm thương ông lão hàng xóm nghèo đơn côi nhưng tốt bụng.    

Ông lão Cạch đến đây từ bao giờ, ông ấy đích thị là người làng nào ngụ cư ở đây anh không rõ. Nhưng nghe nhiều người trong làng kể lại thì quê ông ở xa lắm tận xứ Nghệ.  Vào những năm đói rách trước Cách mạng tháng Tám, mẹ ông dắt díu anh em ông đến làng này làm mướn làm thuê kiếm sống. Hôm nay làm cho nhà này, mai làm cho nhà khác, tối về mẹ con ông lại ngủ ở Đình làng. Những năm đó anh em ông đã hơn chục tuổi đầu rồi. Cuộc sống tạm bợ lay lắt qua ngày. Thấy cảnh mẹ con nheo nhóc dân làng nhiều người thương. Đất lành chim đậu, từ đấy ông là người làng Đình. Chẳng biết ông họ gì. Mọi người cứ gọi ông là Cạch. Em ruột ông là ông Cáp. Tí lớn lên đã thấy ông làm nghề thợ mộc. Nhưng ông chỉ làm đồ tre. Nhà ai làm nhà ông đi cắt tay đòn, chẻ dui mè, đục đẽo, tiện đốt tre. Ông làm đồ tre nổi tiếng cả vùng này. Thời bao cấp ông làm không hết việc. Từ ngày đổi mới trong xóm nhà mái bằng, nhà gác mọc lên thì nghề của ông xếp xó. Họa hoằn mới có người mời ông đi làm cái bếp hoặc cái nhà tranh tre. Khi sắt thép xi măng rẻ, người ta tính đến độ bền vĩnh cửu thì số người ở vùng quê này làm nhà tranh rất ít. Đó cũng là lẽ dĩ nhiên. Ông ế ẩm không phát triển được nghề phần nữa vì ông già rồi, phần vì nhiều nỗi truân chuyên. Khi con người ta già đi theo năm tháng tuổi tác, khi gia cảnh nơi lạc thú cuối cùng của mỗi gia đình tan vỡ thì sao mà vui được?          

Hôm nay Tý đi mua lợn về qua. Con ngõ đi sau mái rạ nhà ông Cạch. Tý thấy có tiếng khóc, tiếng rên từ trong nhà vang ra. Tý dừng lại lắng nghe. Tiếng khóc u uất tắc nghẹ... Đùng tiếng ông lão Cạch rồi? Tí nhíu mày đoán xem tại sao ông lão lại khóc. Tí vội vã dắt chiếc xe kích simson về nhà rồi không kịp thay quần áo. Cứ thế Tí đi sang nhà ông.  Tí bước vào cửa làm con gà co lại quang quác.  

Ông làm sao thế hả? Tí hỏi và bước đến cái chõng tre ông đang nằm. Hình hài người già rúm ró, trong ngôi nhà trống hươ trống hoắc thật thảm thương. Tí đưa tay sờ trán ông Cạch. Khốn khổ ông lão bị cảm đầu nóng hầm hập, nước mắt mũi nhạt nhòa trên vầng trán nhăn nheo nhợt nhạt. Cùng tuổi với bố mình nhưng một bên được chăm sóc một bên cô lạnh? Tuy còn ít tuổi nhưng Tí hiểu cuộc sống của người già cô đơn bất hạnh. Lòng Tí se lại trào lên một tình thương yêu sâu sắc ông lão hàng xóm. Trong lòng lão Cạch cũng rối bời xót xa lão nghĩ đến cái chết đến với lão. Ông mở mắt thao láo run rẩy nhìn anh hàng xóm tốt bụng thều thào:  

- Tí ơi anh đi mua giúp tôi mấy viên thuốc cảm- Tí đỡ ông ngồi dậy. Ông lão khó nhọc thò tay vào túi áo ngực rồi túi áo cánh. Anh đoán ông đang cố tìm tiền. Thực ra trong ông đang nghĩ tới sự nhờ vả. Giúp ông đi mua là tốt.  

Còn tiền  thì mình phải có?Tí thấy thương ông lão quá.Anh nói:

-Ông cứ năm ngủ đi cháu có tiền rồi  cháu sẽ đi mua thuốc cho ông_Tí an ủi ông rồi tất tưởi  đi ra. Mầy năm trươc còn bà  Cạch  ông lão đỡ vất vá.Sáng ông dậy sớm . Có ai gọi đi làm mướn,ông lại vớ cái mủ lá đội lên đầu xách cưa đục tất tươi đi ngay . Bà thu vén khéo nhà cửa lúc nào củng sạch sẻ tinh tươm . Cuộc sống vợ chông ông lão Cạch vẫn đạm bạc mhung ấm áp. Nay bà mất chỉ còn mình ông đơn côi lẻ loi quá . Nhớ lại khi bà còn sống bà thường hát : 

 Trơi ơi trời ở không cân
Trơi mưa trên núi ao cần  cạn khô.

Cũng  có lúc  bà  hát   : 

Trời ơi trời ở không cân
Kẻ  ăn không hêt   người  lần  không ra......

Những câu ca ấy vang lên trong khung cảnh xung quanh làng xóm , láng giềng nhà tầng ,nhà ngói ,xe máy , ô tô mà trông vào gia cảnh nhà mình thì thật buồn quá.Ngẫm lại mình đâu có lười  nhác nhưng làm sao mà gia đinh ông cừ nghèo mãi ?Mẹ ông xưa làm thuê làm mướn cho đến chết vẫn nghèo nhà chỉ có ba cái gianh ba cái cọc.Đến đời vợ chồng ông vẫn cứ nghòe hèn mãi sao ? Những khi nghe bà hát vậy,bao giờ ông cũng bảo với bà :

-Sông có khúc người có lúc bà ơi

 Bà nhìn ông mà rầng :

-  Tât đen đấy có đội nón  vẫn  đen.Còn tây trăng s đi bêu nắng  vẫn cứ  trắng như hòn bột. Con người ta có số cả đấy.Tôi với ông có lười đâu mà cứ nghèo mãi.Bà lại ê a than : 

Trời cho mới đươc sang giầu
Trời không cho thì phải  đội đầu nón mê  

 Rồi bà lại ca cẩm : 

 Gánh cực mà chạy lên non
Cong lưng mà chạy cực còn chạy theo    .   

Ông lại bảo:     

- Các cụ vẫn  dạy  :  Xưa nay nhân đinh thăng thiên cũng nhiều.Cứ yên trí mình khổ mãi phải có lúc sướng bà ạ .         

Hai ông bà lại tranh luận om xòm.Cảnh vợ chồng già tuy vậy vẫn như đũa có đôi.Gia cảnh nhà ông vẫn ấm cúng. Những khi sang chơi băt gặp hình ảnh  hai vợ chồng già găp thúc ăn cho nhau,nhương nhau miêng đậu phụ,xơi cơm chan canh cho nhauTí lại xuyt xoa ;       

-Hai cụ tình cảm thật ,chúng cháu cũng không bằng    

Từ khi vợ chết,ông lão như cái bóng hiu hắt ở xóm Thọ này.Ông lão nghèo nhưng cụ tử tế lắm.Ai xấu số qui tiên ông cụ tân tụy hêt mình.Ông lão chăng kiêng khem gì mà sẵn sàng rửa mặt vuốt mắt,thay quần áo cho người quá cố như ruột thịt.Ông lão chu tất tận tình nên các gia chủ đều cảm kích.Nhiều người nhận xét: Ông cụ là người làng mà sao tốt thế.         

Tí quí mến ông Cạch ở tấm lòng của một bậc bề tren như kính trọng cha mẹ ông bà....Khi mang thuôc về anh rót nươc giúp ông  uống  thuốc.Tí an ủi:         

-Ông cứ nắm ngủ đắp chăn là sẽ khỏi thôi.   

Cử chỉ ân cần của Tì  khiến ông băn khoăn:        

 - Tôi sẽ trả tiền chú.Chú tốt quá_Ông đổi giọng thân tình.Tí gạt đi:        

- Cháu biếu ông  vài viên thuốc cảm có đáng là bao .Ông không phải băn khoăn gì cả.Ông cứ năm nghỉ đi sẽ khỏi.       

Tí ra về ,túp lều lại trở lên trống vắng. Ông Cạch uống thuốc đúng bệnh  đỡ dần. Bấy giờ cái buồn lại ập đến .Ông nghỉ đến vợ con ông đả mất đẻ gia cảnh ông lẻ loi.Kiếp người ngắn ngủi quá.Mới ngày nào mẹ dắt hai anh em ông đến làng Đình này mà đã hơn năm mươi năm rồi.Mấy năm sau đó,lúc mùa màng thát bát,mẹ ông óm nặng rồi qua đời ở chính nơi đây  . Bà con chòm xóm  cưu mang .Tình cảm ấy ông thấy thật ấm áp.Lão Cạch lấy vợ muộn.Vợ lão cũng là ngươi nơi khác đến đây làm mướn.Hai người ở với nhau đến mười năm mà không có con.Lão Cạch vẫn cho là tại số của mình.Bà ấy ốm chết, ông lấy bà thứ hai đã có một mụn con gái riêng.Bà ở góa,khi biết hoàn cảnh của lão Cạch  bà thương và đi bươc nữa.Nhưng rồi hai người vẫn khong có con chung .Ông chấp nhận và quí con riêng của vợ như con của ông.Thôi thì vợ chồng nghèo chỉ lấy chữ yêu làm đầu.Sông có khúc người có lúc.Con gái riêng của bà đến tuổi gả chồng tử tế ,ông bàn vơi bà cho cxhungs ở đây cho vui cửa vui nhà.Con rể ngoan cũng là con trai.Bà bằng lòng ngôi nhà của vợ chồng ông bưng lên sưc sống mới.Nhưng rồi tuổi già trái tính trái nết,vợ chồng con Đông không hợp vơi  bà.Thành ra cứ nam ngày ba trận mẹ con xo xát.Ông can ngăn không đươc.Bà nóng nảy vưt đồ đạc của vợ chồng con Đông đuổi đi.Hôm vợ chồng con gái con rể lếch thếch về Băc giang ông cứ mủi lòng .Ngôi nhà lại trở về trống  vắng chỉ còn hai vợ chồng già hiu hắt. Một  năm kia cocon gái của bà đột ngột qua đời vì ung  thư gan để lại cho chồng nó hai mụn con gái.Nghe tin dữ bà gào khóc thảm thiết.Ông thì đau khổ phát ốm mất mấy tuần.Hai má ông tóp lại hốc hác,da nhăn nheo thảm hại.Nửa nam sau bà cũng qua đời.Chỉ còn mình ông đơn chiếc.Ngôi nhà đã tiều tụy lại càng tiều tụy già nua hơn.Ông lão phải lấy hai đoạn  tre đực già chống vào quá giang để nó khỏi gục xuống.May mà nó kề vào tòa nhà hai tầng hàng xóm phía băc che chắn chứ không thì có gió to là sập rồi            

 Ông chăng có tài sản gì ngoài con gà mái tơ.Ông cẩn thận buộc chân xích gà như xích chó ở cửa ra vào.Hôm sang chơi Tí thấy ông xích gà ở cửa  như thế bèn hỏi ,ông ngay thật giải thích răng vì sợ mất trộm.Ông già rồi  kẻ trộm vồ mất,ông làm sao mà đuổi được            

Trời đã tối ông ngồi  dậy đầu  óc vẫn còn lành lạnh. Ngoài  sân đã có ánh trăng dìu dịu.Ông bật công tắc ánh điện vụt sáng,căn nhà như phô bày cảnh hoang sơ trống trải.Ngoài  hai cái chõng tre cũ kĩ kê hai bên và cái ban thờ ghép bằng tấm ván sơ sài...Nhà ông chăng có cái gì đang tiền.Ông lão uể oải mở cái  lon sành  đong  một  bát gạo rồi lẩy bẩy  đi xuông bếp nấu cháo.Ông  muốn ăn một bát cháo  hành hoa cho vã mồ hôi.            

Một bóng ngươi đi vào .Anh Tí lại sang ;              

-Ông để đấy cho cháu   - Tí nhanh nhảu giúp ông nấu cháo.Ông lão lại đi lên nhà.  Cái bóng đen cũng  mệt mỏi run  rảy lăc lư tội  nghiệp đi theo .          

Sau khi được ăn bát cháo hành tía tô có đâp trứng  gà anh Tí mang sang  ông Cạch thấy khỏe người hẳn lên .Ông  nằm ngửa mặt  nhìn lên cái  màn cũ ngả màu vàng nước dưa.Tự nhiên  nươc mắt ông ứa ra tội nghiệp.Ânh hàng xóm tốt bụng anh ấy đã về rồi.Ông Cạch trở lại tỉnh táo.Người già  bao giờ cũng thế khi vui khi buồn thương hay nghĩ tơi những việc đã  qua .        

Mảnh đất này rộng 300m2  Lang Đình đất có giá lắm.Dạo đất sốt có người đến trả ông 5o triệu đồng.Ngươi ấy nói ông cứ cầm lấy tiền mà tiêu và cứ ở bình thường.Ông chỉ cần  viết  giấy  tờ chứng nhận đã ban đất đã nhận đủ tiền và di chúc lại.Chỉ sau khi ông mất cháu mới sử dụng đất.Nhưng ông không muốn bán đất .Ông đâu có cần tiền ? Ông săp bòn cho đất rồi.Ông giữ tiền mà làm gì.Trong làng có người bảo ông lão Cach dại quá  , con cái chẳng có đứa nào giữ đất cho ai.Còn sống ngày nào,có đồng tiền trong tay mà bồi  dưỡng có hơn không  ?   Nhưng ông lại nghĩ khác. Ông  muốn đươc thảnh thơi,giữ tiền chỉ thêm khỏ.Có đồng tiền bọn trộm cướp lại rình  rập  có phải khổ không ?       

Ông già rồi  ăn uống chẳng được bao nhiêu .Thỉnh thoảng ông vẫn được  con ông   Cáp  gọi  bắng  Bác chu  cấp  để  sinh sống.Ông bỗng nhớ đến  người em  ruột ấy .Chú Cáp  kém ông đến  năm tuổi   mà chú ấy  đã  mất  năm năm  rồi   .Năm kia thím  ấy cũng qua  đời  ..Anh vất  vả, em cũng nhọc  nhằn  lam  lũ   . Chú ấy  suốt  đời đi làm  mướn  kiếm  ăn  rồi đong than tổ  ong  bán   .Chân tay lúc nào cũng  đen nhẻm, áo quần cáu   bẩn  hôi  xì  . Đúng  năm kia nhà  ông Cạch bị đại hạn  . Đầu năm con gái mất  , giữa  năm vợ  ông tự   vẫn . Cái buổi  sáng hôm ấy   ông đi cưa  đòn tay  cho một gia đinh bên  làng   Sặt  .  Ông  đi  đén  ngang đường thì  quên cái bào  nghiến   đốt    tre  phải  quay  về  nhà  lấy .Mời  đến    đàu    sân ông đã   gọi     bô  bô :        

- Bà ơi ! bà ơi !         

Thấy im lặng ông nghĩ  hay bà ngủ quên  hay bà đi sang hàng xóm chơi  ?Người  đâu  mà vô tâm thế, cửa mở  thế này kẻ gian lẻn vào nó vơ mất .Chó vẫn cắn áo rách  mà không biết đsề phòng .Ô     ng  bươc vào  nhà cửa buồng  vẫn cánh mở  cánh khép.Ông  vào  buồng  .Ôi thôi ! ông hoảng quá ngât đi .Lão Cạch đưng như trời tròng  mồm  há hốc không nói  được  câu nào  . Vợ ông đã treo cổ tự vẫn  cái lưỡi lè ra đáng sợ  . Bấy giờ ông mối lu loa, làng xóm kéo đến.Người ta thương ông trách bà tội nghiệp .Tại sao bà lại quyên sinh để mang tiếng xấu cho chồng.Có lẽ bà quá nghĩ về đứa con gái duy nhất bị chết  ? Ây thế mà đã   bảy  năm rồi.Đêm nào ông lão cũng mơ  thấy bà .Kìa  bà  lại về.Cái đầu bạc,hàm răng đen,bà đang lởn vởn  ở đầu giường.Ông nhỏm  dậy bà nhòa ra cửa  biến mất .         

Lão Cạch  bươc đến bàn thờ thắp cho bà nén nhang rồi chăp tay vái ba vái :     

- Bà sông khôn thac thiêng phụ hộ độ trì cho chồng cho con rể cho các cháu của bà .....      

 Ông trở lại cái chõng nằm gục xuống đoi vai gày rung rung  thảm  hại . Kiếp người quá ngăn ngủi.Kiếp người ! Ông thốt lên buồn bã . Bên tai ông  lại văng vẳng  có tiếng hát  : 

 Trời ơi trời ở không cân
Trời  mưa trên nùi ao cần  cạn khô .         

Câu ca như chình giọng của bà  chua  xót   .......        

Cái tết  tất niên ập đền  rồi  . Ông thấy như  khỏe ra   .Nhưng ông lại chợt buồn. Ngoài đường, người đi mhua sắm  tết   năm mới nói cười tíu tít   .Tiếng  xe máy vè vè  ....Bàn thờ nhà ông vẫn  nguội  lạnh ,buồn bã quá .Mọi năm  ông còn khỏe mạnh tết năm nào ông cũng mua cành  đào. Hai mươi bảy tết  con rể ông  ở Băc giang  lại đem  về biếu bánh chưng,banh dày ,chè lam.....Hôm nay đã 29 rồi mà ông vẫn chưa thấy nó về.Bàn thờ  gia tiên vẫn trống  trơn .Ông gục xuống khóc thút thít .Đôi vai gày  rung rung.Chưa bao giờ ông cảm thấy cô đơn trống trải như lúc này.Bỗng có tiếng còi xe máy và cánh cổng  tre  mở tung .Chiêc đờ rim vè vè  lượn vào sân  . Con rể và hai cháu về thăm ông thật rồi .

- Ông ơi con đưa các cháu về thăm ông đây         

-Chúng cháu chào ông ạ          

Con rể ,các cháu tíu tít chào  ông.Ngôi nhà bỗng ấm hẳn lên . Ba bố con bước vào nhà   mang theo một cành đào  và một sắc du lịch  .Nào banh chưng, mứt  ,cam quít,cả một cân giò lụa . Anh nói với  bố  :        

-  Con xuống chậm  vì còn mắc nồi bánh chưng bố ạ  .  Ông cảm động  ôm các cháu vào lòng  .Ông nói về trận ông bị cảm vừa rồi mới khỏi.Ông khen các cháu  lớn  quá  .Ông hỏi thăm tình hình bố con sống ra sao .Con rể các cháu bên ông  nói chuyện với ông tíu tít.Bàn thờ  bưng sang lên  với các hoa đào  và mâm ngũ  quả  .Ông lão Cạch cảm động trước tình cảm người con rể hieu   thảo ăn ở có trước  có sau .Ông thương con  rể  bất hạnh. Vợ nó yểu mệnh qua đời  đẻ lại cho nó hai đứa con còn bè dại thơ ngây . Ông càng thương  con gái riêng của vợ mà ông đã có công nuôi dưỡng.Ai ngờ nó ngã bệnh để nhà ông chịu cảnh lá xanh rụng trươc lá  vàng . Người ta vẫn bảo  mất dâu chứ  không mất rể.Có lẽ đung chăng  ? Lòng ông ấm lại   .           

Ngoài đường  có tiếng nói vọng vào rồi một tốp người xuất hiện .Ông nhìn ra  đến  bốn ,năm cụ  ông  đang hăm hở đi vào sân .Ông lão Cạch  đưng lên  đón các cụ đang đi vào.    

Anh con rể lên tiếng chào  :

   - Con chào các cụ đến thăm ông con ạ  

  - Em chào các cụ __ Ông Cạch  cởi  mở .

  - Chúng cháu chào các cụ  ạ _ Hai cháu khoanh tay lễ phép chào .Ccác cụ khen các cháu  ngoan quá  .Mọi người ngồi xuống hai chiếc ghế  .Anh con rể sai con đi đun nước    .Môt cụ râu dài tóc bạc phơ nói  ;  

   - Chúng tôi xin cháo cụ và  các cháu .Hôm nay hội  phụ lão có cử chúng tôi đến  cụ đây  . xem cụ có khỏe  không và chuẩn bị tết đên đâu rồi  .?

  Cụ quay sang phía anh con rể   :      

   - Bố con cháu trên Băc giang mới về thăm ông ngoại  đấy chứ ?      

  - Vâng chúng con vừa mới về  đấy ạ ._  Anh con rể lễ phép đáp,tay lau bàn rồi  đưa con thứ hai  mang đĩa chén ra giếng  rửa cho sạch sẽ .

 Cụ tổ trương nói  :      

 - Chúng tôi mang quà của Hội trọng thọ  đến chúc  cụ sức khỏe   nhân dịp tết  đến xuân về  .  

   Cụ trao cho  ông lão Cạch gói chè Kim anh  và 100.000 đồng_gọi là của ít lòng nhiều, cùng cảnh già với nhau  ,biết cụ ốm và nhân dịp tết cổ truyền Hội đến thăm cụ.Hôm nào tết chúng tôi lại đến thăm cụ  nữa  .   

 Ông Cạch cảm động nói  :

   - Xin cám ơn các cụ lại chiếu cố  đến  em.     

   Nước đã sôi ,anh con rể  pha trà  mởi cac cụ xơi nước  .Anh  lại mở gói kẹo lạc  xin mời các cụ thương thức  kẹo Băc giang của quê  con xem có ngon không ?   

      Vừa lúc đó anh Tí  lại sang. Tí cầm ba chiếc bánh chưng  và cặp bánh su suê.Anh cởi mở nói :     

  - Cháu chào các cụ ạ ,Cháu có  quà biếu cụ Cạch  để ăn tết  .

 Anh đặt bánh lên bàn  . Ông lão Cạch nhìn anh Tí nói với mọi người   :    

   - Không có chú  Tí  đây thì hôm vừa rồi bị cảm tôi đã chết  rồi .

 Anh con rể hương về anh Tí  bày tỏ thưc lòng    :   

   Cảm ơn ông anh đã giúp đỡ bố em .Tình làng xóm láng giềng  cụ lại xa con cháu

    - Không có gì,giúp đỡ cụ là bổn phận  của làng xóm tối lửa tắt đèn   có nhau .  -  Tí đáp rồi người này một câu ,người kia môt câu . Ngôi nhà  bỗng  bừng lên  sức sống mùa  xuân  




VVM.23.6.2023

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .