Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      





CHUYỆN TRÒ VỚI CHÁU NỘI

“BA QUE, XỎ LÁ…”



X in đừng mất lòng. Tự ái rởm.

Bởi vì tui ưng nói thiệt, mà hễ nói thiệt thì nó giống như thợ cưa cưa gỗ vậy. “Thẳng mực Tàu, đau lòng gỗ”, ông bà còn dạy: “Lời thật, mất lòng”…

♣ ♣ ♣

-“Ông nội sợ mất lòng ai?” Cháu nội hỏi.

-“Ai ông nội cũng sợ hết, làm mất lòng người ta là điều không nên.

-“Chuyện gì vậy ông nội?”

-“Chuyện “Ba que xỏ lá”, chuyện láu cá, chuyện lưu manh. Ông nội trích đoạn sau đây cho cháu đọc:

Trong thời Pháp thuộc, có một bọn người chuyên tổ chức những “trò chơi có thưởng”. Trò chơi của bọn họ gồm một cái que và ba chiếc lá, mỗi lá có đính một chiếc vòng nhỏ ở cuống. Người chơi cầm cái que nhỏ xỏ vào ba vòng này. Mỗi người chỉ được xỏ một lần. Người nào xỏ vào được một lúc cả ba lá và nhấc được chúng lên thì được lĩnh thưởng. Ai xỏ trật, tức xỏ không vào lá nào hoặc chỉ vào một trong ba lá, sẽ mất toi số tiền đặt cược. Cũng liên quan tới trò này, có người kể lại cách thức chơi của bọn chủ trò có khác chút ít. Chúng thường dùng ba que nhỏ, trong đó chỉ có một que xỏ vào chiếc lá rồi chìa cho mọi người xem. Chúng tuyên bố rằng nếu ai rút trúng que có chiếc lá khi chúng nắm tay lại thì người đó trúng thưởng. Ngược lại, người chơi sẽ mất số tiền đặt cược trước. Dù chơi theo cách thức nào đi nữa, thì bọn chủ trò vẫn có nhiều mưu mẹo, khiến cho người chơi bao giờ cũng thua cuộc. Vì thế, người ta mới gọi bọn chủ trò là bọn “ba que xỏ lá” với hàm ý là bọn bịp bợm, lừa đảo, dối trá. Từ cách thức chơi thứ nhất, nhiều người cho rằng hình thức ban đầu của thành ngữ “ba que xỏ lá”' là “xỏ lá ba que”. Sở dĩ có sự thay đổi này là do việc đọc chệch cho thuận miệng, dễ đọc, dễ nhớ.

Thành ngữ “ba que xỏ lá” dần dần được mở rộng phạm vi sử dụng. Nó được dùng để chỉ tất cả những hạng người lừa lọc, bịp bợm, đểu cáng.

Trong quá trình sử dụng, thành ngữ “ba que xỏ lá” được tách thành hai vế “ba que”, “xỏ lá”. Các bộ phận được tách ra này đã gia nhập vào vốn từ vựng tiếng Việt. về ý nghĩa, các từ “ba que”, “xỏ lá” được dùng tương tự như thành ngữ “ba que xỏ lá”.

-“Đây là cá tính của người Việt Nam?” Cháu nội hỏi.

-“Nói người Việt Nam là nói chung. Trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, cụ có trích lại nhận xét của các nhà sử học phương Tây, như Aurousseau hay Maspero, cho rằng ngươi Việt Nam có nhiều tính tốt như siêng năng, cần cù, chịu khó… Bên cạnh đó, họ cũng có nhiều tính xấu, đặc biệt là “tinh ranh”…

-“Ông nội thấy sao?”

-“Đúng nhiều hơn sai. Nhưng xét cho kỹ, khi các nhà sử học nghiên cứu về người Việt Nam, họ tìm hiểu nơi “dân Bắc Kỳ”, chớ không phải là “người Nam Bộ”.

-“Hai thành phần đó khác nhau?”

-“Chớ sao? Nhưng đó là điều hết sức nhạy bén, dễ gây phẩn nộ cho người nghe. Nói thì phải nói thật, mà “Lời thực mất lòng”, nói ra, người ta chưởi cho, đem về nhà, để đâu cho hết.

-“Ông nội nói đi, cháu muốn biết. Ai chưởi, ông nội để cháu “gánh” hết cho.”

-“Thật ra, ông nội muốn nói điều này lắm, nhứt là với người trong nước, với “dân Saigon”, kinh nghiệm sống đó cháu à, có thể gọi là “kinh nghiệm xương máu” cũng được đấy. Ông nội sẽ kể cho cháu nghe một vài câu chuyện, không phê phán, cháu tự tìm hiểu lấy. Ai có đọc cũng tự tìm hiểu lấy.

♣   Chuyện 1:

Năm 1945, khi “nạn đói năm Ất Dậu” xảy ra, người miền Bắc chết đói như rạ, đầy đường. Người Bắc đi dần về phía Nam kiếm ăn. Năm đó, cầu xe lửa trên sông Thạch Hãn bị máy bay Mỹ đánh sập, Sở Hỏa Xa thuê nhân công sửa cầu, giá thuê người rất rẻ, người ta cũng phải tranh nhau xin làm, phần đông là người Bắc, nạn nhân của trận đói.

Một ông bác của ông nội, đang đi lính cho Tây, đóng “loon” đội. Đội là trung sĩ đấy. “Loon” ấy, thời ấy cũng đủ “hách xì-xằng” với mọi người. Một hôm, ông về làng thăm mẹ nuôi của ông, là bà nội của ông nội. Nhà Bà nội đang cho mấy “ông Bắc Kỳ tạm trú?” Ông Đội hỏi: “Thím cho ai ở trong nhà mà đông ri?” Bà nội trả lời: “Mấy người Bắc họ mới vô, xin ở tạm, họ không có nhà.” Nghe nói là người Bắc, ông Đội liền nộ khí xung thiên, cầm cái gậy, chỉ mặt mấy người Bắc la lớn: “Tụi bây đi ngay. Đi ngay. Bắc kỳ tụi bây khi được thì “chúng ông”, khi thua thì “chúng con”. Đi ngay, đi ngay…” Mấy người Bắc sợ quá, bỏ chạy cho nhanh.

-“Tại sao ông bác của ông nội “kỵ” người Bắc dữ vậy?” Cháu nội hỏi.

-“Đó là “không khí của Huế, của kinh đô”. Ông nội nghĩ vậy. Năm ấy là năm 1945, kể từ thời Gia Long, nhà Nguyễn đóng đô ở đây đã 143 năm. Kinh đô là nơi tập trung quan lại từ Nam chí Bắc. Họ kính trọng thương yêu nhau thì ít mà cạnh tranh ganh tỵ, ghét nhau, hại nhau thì nhiều. Đó là tâm lý chung, giới quan lại. Ông nội nói là “chung”. Chung thì như thế.

“Bây giờ cũng vậy. Chung dưới ngọn cờ đảng nhưng kỳ thị Nam/ Bắc thì rất khốc liệt, còn hơn thời Việt Nam Cộng Hòa. Thời ấy, nhất là trong Quân Đội, chỉ huy trưởng đơn vị là người Bắc, hay người Huế thì ông chỉ huy phó, người xứ nghịch lại, thì thấy lòng không yên, liệu ôm gói mà đi cho mau. Họ gọi mỉa người Huế là “dân trọ trẹ.”

-“Họ đối xử với nhau có độc không?” Cháu nội hỏi.

-“Độc hay không cũng tùy người. Để ông nội kể:

♣   Chuyện 2:

-Với người Bắc: Sau khi Hồ Chí Minh “đi thăm Các Mác- Lê Nin rồi. Một hôm, họp bộ Chính Trị, “thủ tướng muôn năm” Phạm Văn Đồng nói: “Chúng ta là những người Cộng Sản, không tin ma quỉ, nhưng có điều lạ. Đêm qua tôi thấy “Bác” về, “Bác”nói: “Từ ngày “giải phóng miền Nam” tới giờ. Các chú thu nhiều thắng lợi: Nào xe ô tô con, nào TV, tủ lạnh, bạc vàng… “Bác” ở dưới nầy chẳng được gì cả. Đi đâu, “Bác” cũng phải đi bộ. Sao không gởi xuống cho “Bác” một con ngựa, bác đi cho đỡ chân.” Bộ Chính Trị họp bàn, cuối cùng quyết định “Đồng chí thủ tướng hướng dẫn đồng chí Tổng Bí Thư (Lê Duẫn) ra lăng xem thử có “vấn đề” gì không. Hôm sau, lại họp Bộ Chính Trị, “thủ tướng muôn năm” Phạm Văn Đồng lại phát biểu: Đêm qua, tôi lại thấy “Bác” về, “Bác” trách: “Bác xin các đồng chi một con ngựa, các chú lạ dẫn ra một con lừa.”

-“Còn người Nam?”

-“Người Nam cũng không thiếu chuyện hài hước, nhưng chuyện của họ không độc địa như thế. Ví dụ họ có chống lãnh tụ thì họ ̣ đổi lời ca. Thay vì hát: “Toàn dân Việt Nam, nhớ ơn Ngô Tổng Thống”, thì họ lại hát: “Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Tô Hủ Tiếu.”

-“Đúng là “Dĩ thực vi tiên.”

-“Cũng đúng cháu à. Người Nam ưa nhậu.”

-“Cãi lộn, người Nam không mấy khi “ăn” người Bắc. Họ “già mồm” hơn. Dân Nam bộ hay nổi sùng, chưởi tục, xài tiếng “đức”. Đã là Bắc Kỳ, lại là Cộng Sản, không cần tư cách, không cần sĩ diện, bằng cách nào, họ cũng “ăn” người ta được cả.”

-“Ông nội có biết câu chuyện cái gạt tàn thuốc? Cháu nội nhắc.

-“Ông nội nghe kể lại thôi. Một trong những lần họp “Hội nghị Bốn Bên” tại Camp David trong phi trường Tân Sơn Nhứt, khi tướng Trà đã ra Bắc, bọn Việt Cộng cứ ra rả “Nghĩa đồng bào, tình dân tộc” khiến một ông tướng VNCH tức mình cầm cái gạt tàn thuốc vụt vào tên Võ Đông Giang.

-“Chuyện thứ 3 đi ông nội.” Cháu nội giục.

♣   Chuyện 3:

Trong “hòa đàm Ba Lê”, Kissinger với Lê Đức Thọ thường họp riêng với nhau, ăn nhậu, có gái đẹp Bắc Kỳ phục vụ, chiêu đãi. “Kis” khoái lắm. Một hôm Thọ biếu “Kis” một giò lan rừng, nói là do bộ đội Bắc Việt lấy trên rừng Trường Sơn. “Kis” khoái lắm đem về treo trước hiên nhà. Bất thần có người bạn đến thăm, “Kis” khoe giò lan rừng. Bạn của “Kis” là một giáo sư sinh-vật học, coi giò lan, cười nói với Kis: Không phải lan rừng mà cây tầm gửi. Ý Thọ là muốn chơi xỏ “Kis”, chê tư bản chỉ là đám ăn bám, như cây tầm gửi vậy.

-“Bây giờ cũng cái thói xỏ lá ấy ông nội à. Qua Mỹ thi sắc đẹp hay thi cái gì đó, lại chơi xỏ Mỹ, chơi bài “Cô gái vót chông” thì khác chi chưởi thẳng vào mặt thằng Mỹ. Người ta hay chê gười Mỹ ngây ngô, ham vui, ham chơi, chẳng sâu sắc gì cả, cũng không sai.”

-“Tự văn hóa khác nhau cháu à. Ở một xứ sở nghèo khổ, tranh ăn, phải dùng mưu mẹo mới có chén cơm, miếng rau… thì xứ ấy sản sinh ra những con người như Chí Phèo, Thị Nở, Ba Giai… Ngay khi cùng ở một đất nước, chưa từ bỏ được “tay dắt con cầy…” thì cái bản chất đó cũng chưa thay đổi được. Thay đổi văn hóa là thay đổi con người, đâu phải sớm muộn gì mà có ngay được.

-“Nhưng, theo cháu nghĩ, đó là văn hóa của người thua kém, mặc cảm của người thua kém, không có tính cao thượng.”

-“Dĩ nhiên. Người Cộng Sản, người Cộng Sản Bắc Kỳ khi nào cũng huênh hoang họ là người thắng cuộc, nhưng thật ra trong thâm tâm họ, họ thấy họ là người thua cuộc. Đó là cái mặc cảm của người Miền Bắc tự thấy mình thua trước người Miền Nam, “đánh thắng giặc Mỹ” nhưng tự thấy thua giặc Mỹ nên mới chơi trò xỏ lá, đứng ngay nước Mỹ mà hát “thằng Mỹ cọp beo”.

-“Ông nội không nghĩ có thằng Tàu đứng sau lưng “Cô gái vót chông?”

-“Hễ nịnh trên thì nạt dưới. Trước thằng Tàu Cộng thì Cộng Sản Việt Nam ngoan ngoản.

-“Tâm lý đó khá phức tạp ông nội à. Họ gọi “Cờ vàng một lá xỏ ba que…” nhưng lại rất sợ cờ vàng. Hễ thấy cờ vàng giương lên thì họ ngưng ngay chương trình TV.”

-“Với tâm lý ấy thì đừng nghe họ nói “hòa hợp, hòa giải” chi cả. Chỉ là một mất một còn.

-“Một dân tộc chia làm hai rồi “một mất một còn”. Không thể hiểu nỗi.

-“Có gì đâu. Nam Bắc Triều Tiên cũng thế thôi. Đó là bản chất của Cộng Sản cháu à. Nó không bao giờ là của người Việt Nam.”

-“Vậy khi tất cả người Việt Nam là người Việt Nam thì Cộng Sản tự nó tiêu vong?”

-“Đúng vậy./

đêm giao thừa năm Nhâm Dần.




VVM.06.2.2022

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com